TDP12X36_FCD_DÒNG FUCO_MÁY BIẾN ÁP_2025
TDP12X36_FCD_DÒNG FUCO_MÁY BIẾN ÁP_2025
TDP12X36_FCD_DÒNG FUCO_MÁY BIẾN ÁP_2025
com
1. Dòng điện Fu - cô :
Thí nghiệm:
Định nghĩa: Dòng điện Foucault (Fu – cô) hay còn gọi là dòng điện xoáy là một dòng điện cảm
ứng được sinh ra trong một vật dẫn điện khi đặt vật dẫn này vào trong một từ trường biến thiên
theo thời gian hay cho vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường.
Đặc tính chung: Của các dòng điện foucalt là có tính chất xoáy.
Nguyên nhân: gây ra dòng điện Foucault chhhh là do lực Lorentz tác dụng lên các hạt mang
điện có thể chuyển động tự do trong vật dẫn.
Tính chất: Dòng điện Foucault là dòng điện cảm ứng lên theo định luật Lenz nó sẽ chống lại sự
biến thiên của từ thông, cụ thể hơn nó sẽ chống lại sự chuyển động của vật dẫn trong từ trường.
Dòng điện chạy trong vật dẫn (có điện trở) sẽ làm cho vật dẫn nóng lên (toả nhiệt). Đây cũng
chính là sự chuyển hoá năng lượng: Động năng của vật dẫn dần dần chuyển hoá thành nhiệt năng
và vật dẫn sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Trong thực tế, có những lúc ta cần hãm chuyển động hoặc muốn dùng nhiệt lượng thì dòng
Foucault có lợi, có những lúc chuyển động trong các động cơ điện bị cản trở hoặc các thiết bị điện
bị nóng lên thì dòng diện Foucault lại có hại. Như vậy dòng Foucault vừa có lợi vừa có hại, chúng
ta phải khéo léo dựa vào tính chất của nó để phát huy tính lợi và giảm thiểu tính hại.
Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Fanpage: Học Toán Lí cùng thầy Ái và Tư duy mở 1
Tuyển tập các file chuyên dụng xịn sò của hệ thống giáo dục TƯ DUY MỞ facebook.com/nguyendang.thai.58
Ứng dụng: Như trong luyện kim, đệm từ, bếp từ, đồng hồ đo điện, phanh điện từ…
Trong bếp từ: Khi hoạt động, bếp từ tạo ra trên bề mặt của bếp một từ trường biến thiên
theo thời gian, dòng Foucault sẽ làm nóng đáy nồi (bằng kim loại) và nấu chín thức ăn.
Trong các đồng hồ điện: Đều có ứng dụng dòng điện Foucault. Các kim đồng hồ này rất
nhạy và nhẹ, nên khi cân kim sẽ dao động rất lâu mới có thể đứng yên được. Chính vì vậy,
người ta gắn vào đầu kim một đĩa kim loại nhỏ. Đĩa kim loại này đặt trong từ trường của
một nam châm vĩnh cửu. Khi kim chuyển động, dòng Foucault xuất hiện sẽ cản trở chuyển
động của kim và kim sẽ đứng yên nhanh chóng, tránh tính trạng gây sai số.
Chế tạo phanh điện từ: Trong các xe có tải trọng lớn. Có chế tạo các đĩa phanh kim loại
quay xung quanh một trục trong từ trường của nam châm. Khi cần phanh người ta sẽ đưa
từ trường mạnh vào vùng đĩa phanh quay và đĩa sẽ dừng lại nhanh chóng. Ưu điểm của
phanh điện từ so với phanh thông thường là không có tiếp xúc, hạn chế được sự mài mòn.
Cách làm giảm tác hại dòng Foucault: Trong các động cơ điện ta phải giảm dòng Foucault để
bớt bị cản trở chuyển động quay, trong các động cơ điện và máy điện ta phải giảm dòng Foucault
để giảm nhiệt lượng toả ra gây hao phí điện năng và gây nóng máy dễ hỏng máy. Để giảm dòng
Foucault người ta không dùng các bộ phận có chuyển động quay (hoặc đặt) trong từ trường liền
khối mà dùng những lá thép mỏng pha silicon có phủ lớp sơn cách điện ghép sát với nhau và đặt
song song với các đường sức từ. Làm như vậy điện trở đối với dòng Foucault sẽ tăng lên, làm
giảm cường độ dòng Foucault.
2 | Đăng kí các khóa học online Toán Lí chất lượng của Tư duy mở để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các file hỗ trợ ghi chép môn Vật Lí chất lượng cao của Tư duy mở Tuduymo.com
Cấu tạo: Đàn ghita điện có cấu tạo đặc, không có hộp cộng hưởng. Sở dĩ ta nghe được âm phát
ra từ dây đàn là nhờ 6 cuộn dây cảm ứng gắn vào đàn ở bên dưới 6 dây đàn.
Để ý rằng: Vì dây đàn bằng thép nên đoạn dây đàn nằm sát ngay bên trên nam châm (1) được từ
hoá, khi đó nó sẽ trở thành một nam châm có các cực từ được mô tả như hình vẽ.
Hoạt động: Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi ta gảy dây đàn, từ thông qua cuộn dây (2) sẽ biến thiên theo thời gian, trong cuộn dây (2) sẽ
xuất hiện dòng điện cảm ứng, biến đổi cả về chiều và cường độ phù hợp với dao động của dây
đàn, nghĩa là cùng tần số với dao động của âm. Dòng điện cảm ứng này được đưa đến máy tăng
âm rồi đến loa làm ta nghe được âm do dây đàn phát ra.
3. Máy biến áp:
Định nghĩa: Máy biến áp (MBA) là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp (xoay chiều).
Cấu tạo: Gồm
Lõi biến áp: là một khung (thường là hình chữ nhật) được làm bằng sắt non pha sillic
(gồm các lá thép mỏng có sơn cách điện ghép với nhau để tránh dòng Foucault).
Cuộn sơ cấp D1: gồm có N1 vòng được nối với nguồn điện.
Cuộn thứ cấp D2: gồm có N2 vòng được nối với nơi tiêu thụ điện năng.
Khi bỏ qua mọi hao phí, điện trở của dây nối coi như bằng 0, hiệu suất của MBA là 100%.
Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Fanpage: Học Toán Lí cùng thầy Ái và Tư duy mở 3
Tuyển tập các file chuyên dụng xịn sò của hệ thống giáo dục TƯ DUY MỞ facebook.com/nguyendang.thai.58
Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Coi như mọi đường sức từ do dòng điện xoay chiều của cuộn sơ cấp sinh ra đều đi qua cuộn thứ
cấp. Gọi từ thông gửi qua một vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là 0 cos t (Wb).
Từ thông của cuộn sơ cấp và thứ cấp là: 1 N10 cos t (Wb) và 2 N 20 cos t (Wb)
Suy ra hai suất điện động tương ứng là:
e1 '1 N10 sin t (V) và e2 '2 N 20 sin t (V)
N10 N
Bỏ qua các điện trở của các cuộn dây, ta có: U1 E1 và U 2 E2 2 0
2 2
U 2 E2 N 2 MBA LT U 2 N 2
Suy ra:
U1 E1 N1 U1 N1
Dòng điện xoay chiều thứ cấp sinh ra có cùng tần số với dòng điện xoay chiều cung cấp cho cuộn sơ cấp.
Ứng dụng: Dùng để truyền tải điện năng đi xa (tăng điện áp trước khi truyền để giảm hao phí).
Dùng để nấu chảy kim loại.
Ví dụ 01: [TDP31] Cho một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp N1 = 200 vòng, số vòng
dây cuộn thứ cấp N2 = 1000 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu
dụng U1 = 220V và tần số f1 = 50Hz.
1. Hãy tính hệ số máy biến áp, đây là máy biến áp gì? Tính điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở?
2. Khi nối mạch thứ cấp với một điện trở R 100 thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch thứ cấp
và sơ cấp bằng bao nhiêu?
Giải:
4 | Đăng kí các khóa học online Toán Lí chất lượng của Tư duy mở để có được những hỗ trợ tốt nhất.
Tuyển tập các file hỗ trợ ghi chép môn Vật Lí chất lượng cao của Tư duy mở Tuduymo.com
Ví dụ 02: [TDP31] Cho một máy biến áp lí tưởng. Khi đặt vào hai đầu sơ cấp của máy biến áp một điện
áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V thì điện áp hiệu dụng thứ cấp để hở là 240V. Khi tăng số vòng
dây bên sơ cấp thêm 20 vòng và giảm số vòng dây bên thứ cấp đi 40 vòng và vẫn đặt vào hai đầu sơ cấp
điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V thì điện áp hiệu dụng bên thứ cấp để hở là 200V. Hãy xác
định số vòng dây ban đầu trên cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp?
Giải:
Ví dụ 03: [TDP41] Cho một máy biến áp lí tưởng gồm 1 cuộn sơ cấp được nối với nguồn điện xoay chiều
có giá trị hiệu dụng không đổi U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2 = 150V. Khi
tăng số vòng dây của cuộn sơ cấp thêm n vòng thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U3.
Khi giảm số vòng dây cuộn sơ cấp đi n vòng thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 2U3. Khi
tăng số vòng dây của cuộn sơ cấp thêm 3n thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp để hở bằng bao nhiêu?
Giải:
Biên soạn: Nguyễn Đăng Ái – KSTN – BKHN Fanpage: Học Toán Lí cùng thầy Ái và Tư duy mở 5