STEM CẤP 3
STEM CẤP 3
STEM CẤP 3
1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
1.1 Địa điểm tổ chức: Lớp học
1.2 Môn học tích hợp trong chủ đề
- Môn Vật lí: Mạch điện đơn giản có bóng đèn, Tìm hiểu về cảm biến, các loại cảm biến
- Môn công nghệ: Bản vẽ kĩ thuật, thiết kế nhà
1.3 Thời gian thực hiện: 3 tuần
1.4 Tình huống học tập và nhiệm vụ thực tiễn:
Với mỗi ngôi nhà, hệ thống chiếu sáng luôn đóng vai trò rất quan trọng. Thiết kế hệ thống
chiếu sáng phải phù hợp với chức năng của ngôi nhà và hệ thống mạng điện công cộng, nâng cao
tính an toàn trong sử dụng, tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện. Một hệ thống chiếu sáng tiêu chuẩn cần
đảm bảo các yếu tố: không có bóng tối, độ rọi đồng đều trên diện tích chiếu sáng, không gây ảnh
hưởng xấu đến thị lực mà tiết kiệm điện tối đa. Đối với hệ thống chiếu sáng cho một ngôi nhà truyền
thống Việt Nam, các đèn được bố trí hợp lí sao cho số đèn sử dụng là ít nhất mà vẫn đảm bảo tiêu
chuẩn chiếu sáng cho các khu vực khác nhau trong khuôn viên nhà. Hơn nữa, với một hệ thống chiếu
sáng thông minh sử dụng bộ điều khiển, ta có thể kiểm soát tự động bật/tắt các bóng đèn làm tăng độ
sáng khi có sự hiện diện của con người và giảm độ sáng khi không cần thiết, giúp giảm việc lãng phí
năng lượng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của khu
vực.
Bên cạnh đó hiện này hiện nay tình hình an ninh trật tự diễn biến hết sức phức tạp đặc biệt
các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhiều vụ trộm cướp nguy hiểm đã xảy ra để lại
nhiều hậu quả đáng tiếc. Thời điểm trộm thường đột nhập vào lúc 3h đến 4h sáng khi ta ngủ sâu
nhất, hoặc khi đi làm, công tác xa nhà. Vì vậy việc lắp đặt các thiết bị chống trộm phần nào hạn
chế mối đe dọa trộm cắp tài sài giúp bạn phòng bị và phần lớn khiến kẻ đột nhập phải bỏ đi
Nhiệm vụ được đưa ra là thiết kế và thi công được thiết bị thông minh( hệ thống chiếu sáng,
cảnh báo trộm thông minh, báo cháy) .
2. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong chủ đề học sinh có khả năng:
2.1 Kiến thức:
- Vẽ được mạch điện đơn giản có nguồn điện, bóng đèn, còi và thiết bị cảm biến.
- Hiểu được nguyên tắc hoạt động của một số cảm biến phổ biến: cảm biến ánh sáng, cảm
biến hồng ngoài, cảm biến khoảng cách,….
- Lựa chọn được giải pháp thiết kế các thiết bị thông minh có các tính năng theo yêu cầu
mong muốn.
- Xác định được cấu tạo của một ngôi nhà, lựa chọn các vật liệu phù hợp để tạo được mô
hình ngôi nhà.
2.2 Kỹ năng:
- Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng, cảnh báo trộm thông minh, báo cháy đáp ứng các yêu
cầu thiết kế.
- Thiết lập và thử nghiệm các tham số điều chỉnh trong các thiết bị thông minh
2.3 Phát triển phẩm chất:
- Thể hiện ý tưởng sáng tạo trong thiết kế hệ thống chiếu sáng, cảnh báo trộm thông minh,
báo cháy
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Nhận ra sự vận dụng của kiến thức của các môn học để giải quyết nhu cầu trong cuộc
sống.
3. THIẾT BỊ
- Phương tiện dạy học: Bảng, máy tính, máy chiếu.
- Mô hình sản phẩm
- Các dụng cụ trong thí nghiệm: cảm biến sáng, cảm biến hồng ngoại, cảm biến nhiệt, đèn,
còi, máy bơm mạch điện, dây dẫn,…
- Video về hoạt động của sản phẩm.
4. NỘI DUNG KIẾN THỨC NỀN
Nội dung kiến thức nền của chủ đề liên quan đến nội dung của chuyên đề: Mở đầu về điện
tử học của lớp 11.
2
phòng. Gọi là bán dẫn vì chất này có thể dẫn điện ở một điều kiện nào đó, hoặc ở một điều kiện
khác sẽ không dẫn điện.
Phân loại
+ Bán dẫn tinh khiết
– Hạt tải điện là electron và lỗ trống với số lượng bằng nhau
– Ở nhiệt độ thấp, các electron liên kết tương đối yếu với các ion của nó => không có hạt tải
điện
– Khi nhiệt độ tăng , các electron có động năng đủ lớn bứt khỏi liên kết và tạo thành
electron dẫn. Chừa lại một chỗ trống tương đương với hạt tải điện mang điện tích dương gọi là lỗ
trống => mật độ hạt tải điện là electron và lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết bằng nhau.
+ Bán dẫn có tạp chất
– Bán dẫn loại n: hạt tải điện cơ bản (đa số) là electron, hạt tải điện không cơ bản (thiểu số)
là lỗ trống. Bán dẫn loại n được tạo thành do pha tạp các nguyên tố nhóm 5 vào bán dẫn tinh khiết
– Bán dẫn loại p: hạt tải điện cơ bản (đa số) là lỗ trống , hạt tải điện không cơ bản (thiểu số)
là electron. Bán dẫn loại p được tạo thành do pha tạp các nguyên tố hóa trị 3 vào bán dẫn tinh
khiết.
So sánh tính chất điện của kim loại và bán dẫn
• Dòng điện trong kim loại là dòng • Dòng điện trong bán dẫn là dòng chuyển
chuyển dời có hướng của các electron dời có hướng của các electron và lỗ trống
• Điện trở suất của kim loại tăng • Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết
khi nhiệt độ tăng giảm mạnh khi nhiệt độ tăng
Giải thích:
+ Điện trở suất của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng là do: Khi nhiệt độ tăng, các ion kim loại
ở nút mạng tinh thể dao động mạnh. Do đó độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại tăng làm tăng
sự cản trở chuyển động của các electron tự do. Vì vậy, khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của kim
loại tăng, điện trở của kim loại tăng.
3
+ Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết giảm mạnh khi nhiệt độ tăng là do:
Ở nhiệt độ thấp, các electron liên kết tương đối yếu với các ion của nó. Khi tăng nhiệt độ,
các electron có động năng đủ lớn bứt khỏi liên kết và tạo thành electron dẫn. Chừa lại một chỗ
trống tương đương với hạt tải điện mang điện tích dương gọi là lỗ trống ⇒ khi nhiệt độ tăng mật độ
hạt tải điện là electron và lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết tăng ⇒ điện trở suất giảm.
Sự hình thành lớp chuyển tiếp p – n
+ Tại lớp chuyển tiếp p – n , có sự khuếch tán electron từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p
và khuếch tán lỗ trống từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n. Khi electron gặp lỗ trống, chúng liên
kết và một cặp electron và lỗ trống biến mất. Ở lớp chuyển tiếp p – n hình thành lớp nghèo (không
có hạt tải điện).
+ Ở hai bên lớp nghèo, về phía bán dẫn n có các ion đono tích điện dương, ở về phía bán
dẫn loại p có các axepto tích điện âm. Điện trở của lớp nghèo rất lớn.
* Gọi U = Vp – Vn là hiệu điện thế áp vào tiếp xúc p – n
+ Khi U > 0: có dòng điện thuận với cường độ lớn chạy qua lớp tiếp xúc từ p sang n.
+ Khi U < 0: có dòng điện ngược với cường độ rất nhỏ chạy qua lớp tiếp xúc từ n sang p.
Vậy dòng điện chạy qua lớp chuyển tiếp p – n chỉ theo một chiều từ p sang n => lớp chuyển
tiếp p – n có tính chất chỉnh lưu.
Đường đặc trưng vôn – ampe của lớp chuyển tiếp p – n
4
Gọi U = Vp – Vn là hiệu điện thế áp vào tiếp xúc p – n
+ Khi U > 0: điện trường ngoài có tác dụng tạo ra dòng các hạt tải điện cơ bản là electron từ
bên bán dẫn n và lỗ trống từ bán dẫn p đi qua được lớp tiếp xúc p – n ⇒ có dòng điện chạy qua lớp
tiếp xúc p –n, U càng tăng thì I càng tăng
+ Khi U < 0: điện trường ngoài có tác dụng chỉ tạo dòng các hạt tải không cơ bản là electron
từ bên bán dẫn p và lỗ trống từ bán dẫn n đi qua được lớp tiếp xúc p- n ⇒ có dòng điện chạy qua
lớp tiếp xúc p – n với cường độ rất nhỏ,
4.2 Quang điện trở
Khái niệm: Quang điện trở là một tấm bán dẫn có điện trở thay đổi khi cường độ sáng chiếu
vào nó thay đổi.
Nguyên lý hoạt động: Quang điện trở được chế tạo dựa trên hiện tượng quang điện trong. Ban
đầu khi chưa được chiếu sáng, mật độ electron tự do và lỗ trống trong bán dẫn thấp nên gần như
không dẫn điện tức là điện trở rất lớn. Khi được chiếu bằng chùm sáng thích hợp (năng lượng đủ
lớn) thì một số electron liên kết sẽ bật ra trở thành electron dẫn và đồng thời tạo ra lỗ trống , tạo
thành các hạt dẫn điện làm cho khả năng dẫn điện của bán dẫn tăng lên tức là điện trở giảm. Cường
độ chùm sáng chiếu đến càng lớn, càng nhiều electron tự do và lỗ trống được tạo thành điện trở
càng giảm. Như vậy quang điện trở có điện trở thay đổi khi cường độ sáng chiếu vào nó thay đổi
Ứng dụng: Quang điện trở thường được mắc trong các mạch khuếch đại trong các thiết bị điều
khiển bằng ánh sáng, trong các máy đo cường độ sáng.
5
4.3 Tranzito
Khái niệm: Tranzito lưỡng cực là một linh kiện bán dẫn có hai lớp chuyển tiếp p-n. Transistor
được tạo thành từ một mẫu bán dẫn, trên đó bằng cách khuếch tán các tạp chất, người ta tạo thành
ba khu vực bán dẫn, theo thứ tự p-n-p hoặc n-p-n. Khu vực ở giữa có chiều dày rất nhỏ (vài
micrimet) và có nồng độ hạt mang điện nhỏ.
Tương ứng với 3 khu vực bán dẫn là 3 cực:
– Cực Phát ký hiệu là chữ E (Emitter) là nguồn phát ra các hạt tải điện trong tranzito.
– Cực Gốc ký hiệu là chữ B (Base) là cực điều khiển dòng điện.
– Cực Góp ký hiệu là chữ C (Collector) có nhiệm vụ thu nhận tất cả các hạt dẫn từ phần phát E
qua phần gốc B tới.
Nguyên lý hoạt động: Để tranzito làm việc ở chế độ khuếch đại: Lớp chuyển tiếp E-B phân
cực thuận, dòng IB nhỏ, lớp chuyển tiếp B-C phân cực ngược.
Khi khóa K mở: đèn không sáng do lớp
chuyển tiếp B-C phân cực ngược không cho
dòng điện đi qua
Khi khóa K đóng: đèn sáng
Khi đó lớp chuyển tiếp B-E được U BE phân
cực thuận, điện tử tự do dịch chuyển từ cực E
sang cực B tái hợp với lỗ trống tạo thành dòng
IB. Tuy nhiên do bản bán dẫn p tại cực B rất
mỏng và có nồng độ hạt tải thấp nên số điện tử
tự do từ lớp bán dẫn N (cực E ) vượt qua tiếp
giáp sang lớp bán dẫn P (cực
B) lớn hơn số lượng lỗ trống ở cực B rất nhiều nên phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C
dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng IC chạy qua Transistor đèn sáng Như vậy:
ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua transistor làm bóng đèn phát sáng,
và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB
Ứng dụng: Transistor ở chế độ khuếch đại được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, từ
điện thoại, TV các sản phẩm này đều sử dụng bộ khuếch đại âm thanh và hình ảnh. Đây là thiết bị
6
không thể thiếu được trong các thiết bị điện tử này
4.4 Cảm biến
Cảm biến là thiết bị điện tử thu nhận (cảm nhận) sự biến đổi của các đại lượng vật lí hay hóa
học ở môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện (điện áp hoặc dòng điện) để thu nhận
thông tin về đại lượng đó.
Nguyên lí chung
LDR là thiết bị có R LDR có thể thay đổi từ khoảng 100Ω trong ánh sáng mặt trời, đến hơn
10MΩ trong bóng tối tuyệt đối. khi LDR thay đổi giá trị điện trở của nó do cường độ ánh sáng
7
chiếu vào, điện áp có mặt tại V OUT được xác định bằng công thức chia điện áp sẽ thay đổi theo
tương ứng với 2 trạng thái high hoặc low. Khi được chiếu sáng điện trở giảm V OUT ở trạng thái
HIGH (5V). Khi ở trong bóng tối điện trở lớn VOUT ở trạng thái LOW.
Để biến thành một công tắc nhạy sáng cần kết hợp cảm biến ánh sáng với relay
Cấu tạo của relay
– Khi “Tin hieu” đưa vào là mức LOW thì Q1 không dẫn do không có dòng I BE >> Relay
không làm việc.
– Khi “Tin hieu” đưa vào là mức HIGH (Tức =5V) thì sẽ qua R1 hạn dòng, phân áp qua R3
làm cho Q1 dẫn thông lúc này ta có dòng I ce là dòng điện chạy qua cuộn dây tạo thành nam châm
điện, hút công tắc và khi đó relay đóng
– Diot D1 trong mạch có tác dụng chống lại dòng điện cảm ứng do cuộn đây sinh ra làm
hỏng tranzitor.
Mục đích của R1 là tạo dòng vào cực B của trans tới ngưỡng bão hòa để trans hoạt động
như 1 chiếc khóa có điều kiện.
Dòng vào của Tin hiệu là rất nhỏ không thể chạy
thẳng Relay được nên ta mới sử dụng tranzito để kích dòng
cho relay.
mạch công tắc cảm biến ánh sáng
Nối chân ra của cảm biến với chân tín hiệu của relay.
8
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5.1 Hoạt động 1: Phát hiện sự cần thiết của các thiết bị thông minh (hệ thống chiếu sáng,
cảnh báo trộm thông minh, báo cháy) trong căn nhà.
5.1.1: Mục đích
- Học sinh nêu được vai trò của các thiết bị thông minh trong căn nhà từ đó xác định được
nhiệm vụ.
- Học sinh nắm được tiến trình thực hiện dự án.
- Học sinh lập được kế hoạch thực hiện dự án của nhóm.
5.1.2: Nội dung
- GV đặt vấn đề làm nảy sinh nhu cầu sử dụng thiết bị gia dụng thông minh.
- GV tổ chức tìm hiểu về thiết bị gia dụng thông minh.
- GV giới thiệu về dự án chế tạo thiết bị gia dụng thông minh (nhiệm vụ, tiêu chí đánh giá, tiến
trình thực hiện).
- GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm để phân công nhiệm vụ và lập kế hoạch thực hiện
của nhóm.
5.1.3: Dự kiến sản phẩm mong đợi.
- Nhật kí học tập ghi lại nhiệm vụ, kế hoạch triển khai và phân công công việc
9
5.1.4: Cách tổ chức các hoạt động.
Đặt vấn đề
- GV nêu vấn đề nhờ video về nhu cầu sử dụng các thiết bị gia dụng thông minh để
tiết kiệm năng lượng và làm cuộc sống tiện lợi hơn.
https://www.youtube.com/watch?v=8s9JTbzh8Ic
Tìm hiểu về thiết bị gia dụng thông minh
- Chia nhóm để học sinh hoạt động theo nhóm.
- Với từ khóa “thiết bị gia dụng thông minh” trong 2 phút các nhóm hãy đặt ra
những câu hỏi về chủ đề này (VD: thiết bị gia dụng thông minh là gì, ví dụ, chức năng,
nguyên lí hoạt động, phân loại, giá cả, bộ phận quan trọng, lịch sử phát minh và phát
triển, ưu nhược điểm,…). GV tổng hợp câu hỏi và đưa ra những câu hỏi trọng tâm cần
tìm hiểu chung (khái niệm, ví dụ, chức năng và nguyên lí hoạt động)
- GV cho các nhóm 10 phút sử dụng internet để tìm hiểu và sau đó thảo luận chung
cả lớp để có những khái niệm cơ bản về thiết bị gia dụng thông minh.
Đặt hàng dự án
- GV giới thiệu về dự án: Nhiệm vụ, tiêu chí đánh giá sản phẩm, tiến trình thực
hiện dự án và các thông tin hỗ trợ cho dự án.
- Hồ sơ dự án:
1. Nhà đầu tư: Công ty xây dựng ABC
2.Yêu cầu của dự án: Chế tạo những thiết bị thông minh trong căn nhà có sử dụng
cảm biến để nâng cao chất lượng của căn nhà .
3. Thông tin hỗ trợ dự án:
3.1. Mô hình căn nhà:
10
3.2 Phiếu hướng dẫn làm mô hình nhà
Xem trong Phụ lục II
4.Tiêu chí đánh giá sản phẩm
Điểm
Tiêu chí đánh giá Yêu cầu
tối đa
Chức năng của sản Tự động làm căn nhà tiện lợi hơn 15
phẩm Tích hợp nhiều chức năng trong một sản phẩm 15
Hoạt động đơn giản dễ sử dụng, dễ lắp đặt 10
Tính kinh tế Chi phí sản xuất thấp 10
Chi phí sửa chữa thấp 5
Năng lượng tiêu thụ thấp 10
Tính bền vững Thiết bị sử dụng được lâu dài 10
Thiết bị thân thiện với môi trường 10
Tính thẩm mĩ Thiết bị gọn gàng, đơn giản, đẹp mắt 5
Tính sáng tạo Thiết kế độc đáo, ấn tượng, có ý nghĩa,… 10
11
Thời
STT Nội dung hoạt động Ghi chú
gian
1 Tiếp nhận dự án 1 tiết Nhận nhiệm vụ, chia nhóm lên kế
hoạch thực hiên, phân công công
việc
2 Tìm hiểu kiến thức liên quan 1 tuần Làm việc theo nhóm đề hoàn thành
- Tìm hiểu về cảm biến. phiếu học tập về kiến thức nền
- Tìm hiểu mạch điện và một số
thiết bị trong mạch điện chứa cảm
biến
3 Báo cáo kiến thức và chuẩn hóa 1 tiết Thảo luận chung cả lớp để thống
kiến thức nhất kiến thức
Giải đáp thắc mắc của học sinh
4 Thiết kế sản phẩm 1 tuần Làm việc theo nhóm để thiết kế sản
phẩm, chuẩn bị poster với các nội
dung chính theo mẫu để báo cáo
5 Báo cáo phương án thiết kế sản 1 tiết Các nhóm báo cáo phương án, giải
phẩm đáp và đóng góp hoàn thiện thiết kế
6 Chế tạo sản phẩm 1 tuần Làm việc theo nhóm chế tạo, chạy
thử và chuẩn bị giới thiệu sản phẩm
7 Báo cáo sản phẩm 1 tiết Báo cáo theo nhóm giải đáp và đóng
góp hoàn thiện snaar phẩm
5.2 Hoạt động 2 : Bạn cần những gì để chế tạo hệ thống chiếu sáng và cảnh báo thông minh ?
5.2.1 Mục đích:
Sau hoạt động này học sinh có khả năng:
- Biết được nguyên tắc hoạt động của các loại cảm biến khác nhau.
12
- Lựa chọn được các dụng cụ để cho việc chế tạo sản phẩm phù hợp.
5.2.2 Nội dung:
Tìm hiểu về các dụng cụ:
Để thiết kế, chế tạo hệ thống chiếu sáng, cảnh báo trộm thông minh bạn sẽ cần chuẩn bị
những thiết bị sau:
1. Các dụng cụ, thiết bị để chế tạo mô hình ngôi nhà cần chiếu sáng và cảnh báo thông minh
- 03 bóng đèn để chiếu sáng
- 01 còi để cảnh báo trộm
- 01 còi để cánh báo cháy và máy bơm
- Dây điện
- Các tấm fomex để chế tạo mô hình ngôi nhà cần chiếu sáng và cảnh báo thông minh
( Hoặc cắt dán theo mô hình sẵn có)
- Thước, keo dán, dao, kéo...
2. Các thiết bị điều khiển
- 01 cảm ánh sáng để xác định cường độ ánh sáng của môi trường
-01 cảm biến hồng ngoại để phát hiện nhiệt
- 01 cảm biến chuyển động để phát hiện người.
- 01 Môđun đóng vai trò công tắc đóng ngắt chấp hành của hai cảm biến
- 02 Adaptor chuyển đổi nguồn điện 220V thành nguồn 5V đảm bảo an toàn điện khi thực
hiện
13
Cảm biến ánh sáng Cảm biến chuyển động
Dây nối
Yêu cầu:
- Tìm hiểu về thông số kĩ thuật, công dụng của một số thiết bị, dụng cụ chính gồm cảm ánh
sáng, cảm biến chuyển động, môđun đóng vai trò công tắc đóng ngắt, đèn, loa.
- Trình bày, chia sẻ kết quả trong nhóm.
14
Báo cáo
Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.
GV nhận xét.
Tổng kết và dặn dò
GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, phân tích tác dụng và lưu ý
khi sử dụng từng dụng cụ
GV thông báo nhiệm vụ kế tiếp: thiết kế các thiết bị chiếu sáng thông minh có bản vẽ
mô hình.
5.3. Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế các thiết bị thông minh (hệ thống chiếu
sáng, cảnh báo trộm thông minh, báo cháy) trong căn nhà.
5.3.1. Mục đích
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Mô tả được bản thiết kế các thiết bị thông minh: hệ thống chiếu sáng, cảnh báo trộm
thông minh, báo cháy ở trong căn nhà với vật liệu tự chọn.
- Vận dụng kiến thức về cảm biến, mạch điện và một số thiết bị trong mạch điện chứa cảm
biến để lý giải và bảo vệ cơ sở khoa học và nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong phương án
thiết kế các thiết bị thông minh.
- Lựa chọn phương án tối ưu để thi công.
5.3.2. Nội dung
- Trong một tuần HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế.
- Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng những kiến thức, kĩ
năng liên quan đến sản phẩm của nhóm mình để bảo vệ phương án thiết kế.
- GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án
tối ưu để tiến hành sản phẩm.
5.3.3 Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh.
- Bản thiết kế.
- Bản ghi nhận ý kiến đóng góp, các câu hỏi của giáo viên và nhóm bạn.
5.3.4 Các tổ chức hoạt động
Mở đầu- Tổ chức báo cáo
15
GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo.
Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút.
Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút.
Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tương
ứng.
GV thông báo về các tiêu chí đánh giá cho bản thiết kế.
*GV có thể hướng dẫn HS sử dụng bảng tiêu chí đánh giá để nhận xét và trao đổi với
nhóm bạn
Báo cáo
Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.
GV nhận xét.
GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.
Tổng kết và dặn dò
GV đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí:
Nội dung;
Hình thức bài báo cáo;
Kĩ năng thuyết trình( trình bày và trả lời câu hỏi).
GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của GV và các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và
lựa chọn phương án tối ưu.
GV thông báo nhiệm vụ kế tiếp: thi công và báo cáo sản phẩm.
5.4 Hoạt động 4. Chế tạo thiết bị thông minh trong nhà ở theo phương án thiết kế.
5.4.1. Mục đích.
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Thi công được ngôi nhà theo mẫu.
- Thi công được sản phẩm thiết bị thông minh trong nhà ở dựa trên phương án thiêt kế tối
ưu đã lựa chọn.
- Lắp thiết bị vào ngôi nhà, thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.
5.4.2 Nội dung.
- HS thi công thiết bị thông minh ngoài giờ học.
16
- GV theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS.
5.4.3 Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS.
- Ngôi nhà mẫu và thiết bị thông minh trong căn nhà.
- Bản thiết kế sau điều chỉnh( nếu có). (trình bày ở phụ lục II)
- Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm thi công.
5.4.4 Cách thức tổ chức hoạt động.
GV có thể hỗ trợ trong phòng thực hành của nhà trường và yêu cầu HS cập nhật quá trình
thi công sản phẩm. Từ đó, GV có thể đôn đốc, tư vấn, hỗ trợ HS.
5.5. Trình bày về sản phẩm và thảo luận.
5.5.1 Mục đích
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Trình bày hoạt động của các thiết bị thông minh.
- Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm trong quá trình thi công.
- Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm.
5.5.2. Nội dung
- HS báo cáo và test sự hoạt động của các thiết bị thông minh.
- GV và HS nhận xét nêu câu hỏi.
- HS giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm và đề xuất các phương án
cải tiến.
5.5.3 Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản đề xuất cải tiến.
- Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án.
5.5.4 Cách thức tổ chức hoạt động.
GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:
1. Báo cáo.
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm:
Tiến trình thi công sản phẩm.
Kết quả các lần thử nghiệm.
Phương án thiết kế cuối cùng.
17
Cách sử dụng thiết bị thông minh.
2. Thử nghiệm sản phẩm.
3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp.
HS và GV nhận xét về sản phẩm thiết bị thông minh trong nhà.
GV tổng kết và đánh giá chung về dự án:
Kiến thức, kĩ năng liên quan đến cảm biến, mạch điện, và một số thiết bị trong mạch
điện có cảm biến.
Quá trình thiết kế và thi công sản phẩm.
Kĩ năng làm việc nhóm.
Kĩ năng trình bày, thuyết phục.
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: hoàn thiện hồ sơ dự án.
Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết:
Mô tả chức năng cách hoạt động của một số loại cảm biến: cảm biến ánh sáng, cảm
biến hồng ngoại, cảm biến nhiệt…
Trình bày những kĩ năng mà em đã học được thông qua dự án.
Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao?
18
Bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế
STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa
1 Bản vẽ thể hiện được rõ cách lắp mạch, các thông số kĩ thuật, 40
nguyên liệu..
2 Bản thiết kế được vẽ rõ ràng, đẹp, khả thi 15
3 Giải thích rõ nguyên tắc hoạt động của thiết bị 30
4 Trình bày rõ ràng, logic, sinh động 15
19
Nhật kí học tập
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…..
TRƯỜNG…………………
Tên nhóm:…………………………………
Lớp:…………………………………………
GV hướng dẫn:…………………………….
Tên thiết bị thông minh:……………………………
20
A. TỔ CHỨC NHÓM
Tên nhóm………………………………………….
Danh sách phân công và vai trò:
STT Họ và tên Vai trò
1 Nhóm trưởng
2 Thư kí
3 Thành viên
4 Thành viên
5 Thành viên
6 Thành viên
21
Điểm tối Điểm đạt
STT Tiêu chí đánh giá
đa được
1 Bản vẽ thể hiện được rõ cách lắp mạch, các thông số kĩ 40
thuật, nguyên liệu..
2 Bản thiết kế được vẽ rõ rang, đẹp, khả thi 15
3 Giải thích rõ nguyên tắc hoạt động của thiết bị 30
4 Trình bày rõ ràng, logic, sinh động 15
Phiếu đánh giá số 2. Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm
Tiêu chí Điểm đạt
Yêu cầu Điểm tối đa
đánh giá được
Chức năng của Tự động làm căn nhà tiện lợi hơn 15
sản phẩm Tích hợp nhiều chức năng trong một sản phẩm 15
Hoạt động đơn giản dễ sử dụng, dễ lắp đặt 10
Tính kinh tế Chi phí sản xuất thấp 10
Chi phí sửa chữa thấp 5
Năng lượng tiêu thụ thấp 10
Tính bền vững Thiết bị sử dụng được lâu dài 10
Thiết bị thân thiện với môi trường 10
Tính thẩm mĩ Thiết bị gọn gàng, đơn giản, đẹp mắt 5
Tính sáng tạo Thiết kế độc đáo, ấn tượng, có ý nghĩa,… 10
22
D. VẤN ĐỀ CẦN TÌM HIỂU.
TT Chủ đề Nội dung
23
E. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN
(thực hiện ở nhà)
* Hướng dẫn thực hiện
- Phân chia mỗi thành viên trong nhóm tìm hiểu nội dung trong nhiệm vụ:
- Chia sẻ với các thành viên trong nhóm về kiến thức tìm hiểu được.
* Nội dung cần tìm hiểu:
Chủ đề 1: Mạch điện có bóng đèn đơn giản.
Câu hỏi bài học: Một mạch điện có bóng đèn đơn giản có thiết kế như thế nào ?
Câu hỏi nội dung:
- Mạch điện có bóng đèn có các dụng cụ, thiết bị nào?
- Các thiết bị được bố trí như thế nào ?
Chủ đề 2: Các loại cảm biến.
Câu hỏi bài học: Cảm biến có nguyên tắc hoạt động như thế nào ?
Câu hỏi nội dung:
- Có những loại cảm biến nào?
- Làm thế nào để lắp cảm biến vào mạch điện.
24
F.THIẾT KẾ SẢN PHẨM
Hướng dẫn thực hiện:
Trao đổi rõ ràng để cùng nhau hiểu rõ kiến thức nền.
Thảo luận đề xuất giải pháp thiết kế thiết bị thông minh.
Vẽ thiết kế sản phẩm, giải thích nguyên lý hoạt động của thiết bị thông minh.
Poster bản thiết kế sản phẩm bao gồm những nội dung sau:
Nguyên liệu dự kiến.
Cấu trúc mạch điện của thiết bị.
Cấu trúc thiết bị thông minh.
Cách sử dụng thiết bị thông minh.
Bảng nguyên vật liệu dự kiến.
Nguyên vật liệu Tính chất Vai trò trong thiết bị thông minh
25
Bảng vẽ phác thảo thiết bị thông minh và mạch điện.
26
GÓP Ý VÀ CHỈNH SỬA BẢN THIẾT KẾ
( Thực hiện trong buổi trình bày bản thiết kế sản phẩm)
Ghi lại góp ý và nhận xét của các nhóm và GV khi nhóm báo cáo.
Đưa ra các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện sản phẩm.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
G.SẢN PHẨM VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM
Dán các hình ảnh về sản phẩm thiết bị thông minh của nhóm, hình ảnh minh họa hoạt động của
nhóm, có thể bao gồm đường link youtobe mô tả quá trình làm
27
28