13 Camungdientu

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

CẢM ỨNG ĐiỆN TỪ

1. Từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ


1.1. Từ thông
Giả sử một đường cong phẳng kín (C) là chu vi giới hạn
một mặt có diện tích S (giả thiết là phẳng). Mặt đó được
đặt trong một từ trường đều . Trên đường vuông góc với
mặt S ta vẽ vecto có độ dài bằng đơn vị theo một hướng
xác định (tùy ý chọn) được gọi là vecto pháp tuyến
dương. Gọi α là góc tạo bởi và người ta định nghĩa từ
thông qua mặt S là đại lượng kí hiệu
Φ = Bscosα (1)
Từ thông là một đại lượng đại số, khi α là góc ngọn (cos
α > 0) thì Φ > 0 khi α là góc tù (cos α < 0) thì Φ < 0. Đặc
biệt khi α = 900 (cos α =0) thì Φ = 0 (đường sức vuông
góc với pháp tuyến của mặt S), khi α = 0 là góc ngọn (cos α
=1) thì Φ = BS (đường sức song song và cùng chiều với
pháp tuyến của mặt S).
Đơn vị của từ thông là Weber (Wb).
Các cách làm biến thiên từ thông
- Thay đổi B.
- Thay đổi S.
- Thay đổi góc α.
1.2. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Thí nghiệm: Một mạch kín (C) hai đầu nối vào điện kế
G. Giả sử (C) đặt trong từ trường của một nam châm SN.
Chọn chiều dương trên mạch kín (C) tương ứng với chiều
của đường sức từ của nam châm SN theo quy tắc nắm tay
phải: Đặt ngón tay cái nằm theo chiều của đường sức từ
thì chiều của các ngón tay kia khum lại chỉ chiều dương
trên mạch (C).Một nam châm và một vòng dây có mắc
một điện kế để phát hiện dòng điện.
Thí nghiệm 1: Cho nam châm SN dịch chyển lại gần (C).
Quan sát thấy kim điện kế G lệch đi, chứng tỏ rằng trong
(C) xuất hiện dòng điện i chạy theo chiều ngược với chiều
dương đã chọn. Khi nam châm ngừng chuyển động thì
dòng điện i tắt.
Thí nghiệm 2: Cho nam châm SN dịch chuyển ra xa (C).
Kim điện kế lại chỉ một dòng điện i trong (C) nhưng theo
chiều ngược với chiều ở thí nghiệm 1.
Thí nghiệm 3: Cho nam châm đứng yên và mạch (C)
chuyển động lại gần hay ra xa thanh nam châm ta cũng
thu được kết quả tương tự với thí nghiệm 1 và 2

Thí nghiệm 4: Thay nam châm SN bằng một nam châm


điện. Khi thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm
điện, trong (C) vẫn xuất hiện dòng điện i.
Kết luận: Khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì
trong mạch kín (C) xuất hiện một dòng điện gọi là dòng
điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng
trong (C) gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng
thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.
1.3. Định luật Lenz

Phát biểu định luật: Dòng điện cảm ứng xuất hiện
trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác
dụng chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch
kín.
Khi từ thông qua (C) tăng: Dòng điện cảm ứng i trong
mạch kín (C) có chiều ngược với chiều dương trên (C).

Khi từ thông qua (C) giảm: Dòng điện cảm ứng i trong
mạch kín (C) có chiều trùng với chiều dương trên (C).
Dòng điện cảm ứng xuất hiện thì cũng sinh ra từ
trường, gọi là từ trường cảm ứng. Cần phân biệt từ
trường cảm ứng với từ trường của nam châm hay nam
châm điện (gọi là từ trường ban đầu). Chiều của từ trường
cảm ứng và chiều của dòng điện cảm ứng liên quan chặt
chẽ với nhau. Nếu xét các đường sức từ đi qua mạch kín,
từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu khi
từ thông qua mạch kín tăng và cùng chiều với từ trường
ban đầu khi từ thông qua mạch kín giảm.
Trường hợp từ thông qua (C) biến thiên do chuyển
động: Khi từ thông qua (C) biến thiên do kế quả của một
chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng
chống lại sự chuyển động nói trên.
1.4. Dòng điện Foucault 

Thực nghiệm chứng tỏ rằng dòng điện cảm ứng cũng


xuất hiện trong các khối kim loại khi những khối này
chuyển động trong một từ trường hoặc được đặt trong
một từ trường biến thiên theo thời gian. Những dòng điện
cảm ứng đó được gọi là dòng điện Fu cô
Thí nghiệm 1: Một bánh xe kim loại (đồng hoặc nhôm)
có dạng một đĩa tròn quay xung quanh trục O của nó
trước một nam châm điện. Khi chưa cho dòng điện chạy
vào nam châm, bánh xe quay bình thường. Khi cho dòng
diện chạy vào nam châm bánh xe quay chậm và bị hãm
dừng lại.
Thí nghiệm 2: Một khối kim loại (đồng hoặc nhôm)
hình lập phương được đặt giữa hai cực của một nam
châm điện. Khối ấy được treo bằng một sợi dây có một
đầu cố định; trước khi đưa khối kim loại vào trong nam
châm điện, sợi dây treo được xoắn nhiều vòng. Nếu chưa
có dòng điện đi vào nam châm điện, khi thả ra, khối kim
loại quay nhanh xung quanh mình nó. Nếu có dòng điện đi
vào nam châm điện, khi thả ra, khối kim loại quay chậm và
bị hãm dừng lại.
Giải thích: Khi bánh xe và khối kim loại (đồng hoặc
nhôm) chuyển động trong từ trường thì trong thể tích của
chúng xuất hiện dòng điện cảm ứng (những dòng Fu cô).
Theo định luật Len những dòng điện cảm ứng này luôn có
tác dụng chống lại sự chuyển dời, vì vậy khi chuyển động
trong từ trường, trên bánh xe và trên khối kim loại xuất
hiện những lực từ có tác dụng cản trở chuyển động của
chúng, những lực ấy gọi là những hãm điện từ.
Tính chất và công dụng của dòng điện Foucault

- Do tác dụng của dòng Foucault mọi khối kim loại


chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của
những lực hãm điện từ. Tính chất này được ứng dụng
trong các bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng.

- Dòng Foucault cũng gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Joule –


Lenz: Khối kim loại chuyển động trong từ trường hoặc đặt
trong từ trường biến thiên sẽ nóng lên. Tính chất này
được ứng dụng trong các lò cảm ứng để nung nóng kim
loại. Trong nhiều trường hợp sự xuất hiện dòng Foucault
gây nên những tổn hao năng lượng vô ích. Để giảm tác
dụng của dòng Foucault ngườ ta có thể tăng điện trở của
khối kim loại.
Dòng Foucault là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong
các vật dẫn khi chúng chuyển động trong một từ trường
hoặc được đặt trong một từ trường biến thiên theo thời
gian.

Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng
điện cảm ứng trong mạch kín.

Định luật Faraday: Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất
hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông
qua mạch kín đó.
Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật
Lenz: Sự xuất hiện dấu “-” trong công thức của định luật
Faraday là để phù hợp với định luật Lenz.
Chọn pháp tuyến dương để tính từ thông :
Nếu  tăng thì ec < 0: Chiều của suất điện động cảm
ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của
mạch.
Nếu  giảm thì ec > 0: Chiều của suất điện động cảm
ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.
2. Hiện trượng tự cảm
Hiện tượng tự cảm: Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy
ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ
thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường
độ dòng điện trong mạch.
Biểu thức suất điện động tự cảm:
i
e tc  L (3)
t
Từ thông gửi qua mạch điện kín – Độ tự cảm: Dòng
điện chạy qua một mạch điện kín gây ra từ trường. Từ
trường này gây ra từ thông  qua mạch đó, tỉ lệ với cường
độ i:

 = Li (4)

L gọi là độ tự cảm, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích


thước của mạch kín.

Trong hệ SI: i tính bằng A;  tính bằng Wb, thì độ tự


cảm tính bằng henry (H).
2. Hiện trượng tự cảm
Hiện tượng tự cảm: Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy
ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ
thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường
độ dòng điện trong mạch.
Biểu thức suất điện động tự cảm:
(3)
Từ thông gửi qua mạch điện kín – Độ tự cảm: Dòng điện
chạy qua một mạch điện kín gây ra từ trường. Từ trường
này gây ra từ thông  qua mạch đó, tỉ lệ với cường độ i:
 = Li (4)
L gọi là độ tự cảm, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích
thước của mạch kín.
Trong hệ SI: i tính bằng A;  tính bằng Wb, thì độ tự cảm
tính bằng henry (H).
3. Năng lượng từ trường

Giả sử lúc đầu mạch đã được đóng kín, trong mạch có


một dòng điện không đổi I. Khi đó, toàn bộ năng lượng do
dòng điện sinh ra đều biến thành nhiệt. Ðiều này được
nghiệm đúng khi trong mạch có dòng điện không đổi,
nhưng không được nghiệm đúng khi đóng mạch hoặc ngắt
mạch.

Thực vậy, khi đóng mạch, dòng điện i tăng dần từ giá
trị không đến giá trị ổn định cực đại I. Do đó, trong mạch
xuất hiện dòng điện tự cảm ngược chiều với dòng điện
chính io do nguồn phát ra, làm cho dòng điện toàn phần
i=i0-itc trong mạch nhỏ hơn i0.
Kết quả là chỉ có một phần điện năng do nguồn sinh ra
được biến thành nhiệt. Trái lại, khi ngắt mạch, dòng điện
chính giảm đột ngột từ giá trị I về giá trị không. Do đó,
trong mạch xuất hiện dòng điện tự cảm cùng chiều với
dòng điện đó và làm cho dòng điện này giảm đến giá trị
không chậm hơn. Như vậy, sau khi đã ngắt mạch, trong
mạch vẫn còn dòng điện chạy trong một thời gian ngắn
nữa, và do đó vẫn còn sự toả nhiệt ở trong mạch. Thực
nghiệm và lý thuyết đã xác nhận nhiệt lượng toả ra trong
mạch sau khi đã ngắt mạch có giá trị đúng bằng phần
năng lượng đã không toả nhiệt mà ta nói ở trên.
Như vậy, rõ ràng là khi đóng mạch, một phần năng
lượng của nguồn điện sinh ra được tiềm tàng dưới một
dạng năng lượng nào đó để khi ngắt mạch, phần năng
lượng này toả ra dưới dạng nhiệt trong mạch. Ta nhận
thấy khi đóng mạch, dòng điện trong mạch tăng thì từ
trường trong ống dây cũng tăng theo. Mà từ trường như
ta đã biết là một dạng vật chất. Nó có mang năng lượng,
cho nên phần năng lượng tiềm tàng nói trên chính là năng
lượng của từ trường trong ống dây điện.

Khi có dòng điện cường độ i chạy qua ống dây tự cảm


thì ống dây tích lũy được một năng lượng cho bởi:
Li 2
W= (5)
2
Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày khái niệm từ thông, hiện tượng cảm


ứng điện từ, định luật Lenz?

2. Trình bày định luật Faraday?

3. Trình bày hiện tượng tự cảm, năng lượng từ


trường?

You might also like