ÔN THI CUỐI KÌ TRIẾT
(25/11/2023)
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.Nêu ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
Triết học Mác – Lênin là nền tảng và là kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam, việc nắm bắt và hiểu những quy luật này sẽ giúp cá cá nhân góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Triết học Mác – Lênin có rất nhiều vấn đề được nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đời sống con người, đến tự nhiên, xã hội như vật chất, ý thức, mối quan hệ biện chứng, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm… Và một trong số những nội dung phổ biến nhất trong môn học này là Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Để có thể phân tích được quy luật này thì trước tiên ta cần làm rõ:
*Khái niệm:
-Vật chất: Là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chụp lại,chép lại,phản ảnh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Ví dụ: đại dịch covid 19, những dịch bệnh đến đột ngột, nắng mưa thủy triều hay nguyên tử phân tử....
-Ý thức: Là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người.
Ví dụ: Bàn, ghế, viết, dụng cụ học tập,...
*Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Giữa vật chất và ý thức nó có mối quan hệ biện chứng với nhau và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ hai chiều:
-Chiều thứ nhất:
+Vật chất quyết định ý thức: Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất là cái có trước, ý thức có sau, chính vật chất sinh ra ý thức và vật chất quyết định ý thức. Ý thức chính là sản phẩm vật chất, được tổ chức nên bộ não của con người. Do đó, chỉ có con người mới có ý thức và con người chính là kết quả của quá trình phát triển thế giới vật chất, và là sản phẩm từ thế giới vật chất. Ý thức thể hiện thể giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan, nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
Ví dụ: Việt Nam ta thường có câu ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo" ý là vật chất quyết định nhận thức của con người. Khi con người không đủ no, không có sức khoẻ thì bộ não của con người sẽ khó hoạt động. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể nhất.
-Chiều thứ hai:
+Ý thức tác động vật chất: Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
Ví dụ: Từ nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội VI, đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường, để sau gần 30 năm bộ mặt nước ta đã thay đổi hẳn.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
-Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải đảm bảo:
+Tính khách quan khi xem xét sự vật-hiện tượng;
+Tôn trọng vai trò của nhân tố vật chất;
+Tôn trọng những vấn đề thực tiễn đưa ra;
+Xuất phát từ thực tiễn, và hành động theo qui luật khách quan.
-Ý thức tác động trở lại vật chất,thông qua hoạt động thực tiễn của con người.Cho nên cọnn người cần phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách:Nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng quy luật đó vào trong hoạt động thực tiễn.
-Trong hoạt động nhận thức thực tiễn con người cần chống lại căn bệnh chủ quan duy ý chí và thái độ thụ động,chờ đợi.Chúng ta luôn phải chủ động: trong học tập,trong quá trình khám chữa bệnh,...Đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay.
Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chúng ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.
Tóm lại vật chất bao giờ cũng đóng vai trò quyết định ý thức nó là cái có trước ý thức nhưng ý thức lại tác động trở lại vật chất. Mối quan hệ tác động qua lại này chỉ được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Chúng ta nâng cao vai trò của ý thức với vật chất chính là nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng cac quy luật khách quan vào trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, chúng ta phải tiếp xúc với người đó và lắng nghe những đánh giá của những người xung quanh về người đó, không thể chủ quan “trông mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ dựa vào cảm xúc cá nhân mà đánh giá người đó.
Câu 2: Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.Nêu ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
Phép biện chứng duy vật nó có nội dung rất phong phú đa dạng nhưng được khái quát lại bằng 2 nguyên lý,3 quy luật và 6 cặp phạm trù.Và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nó là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Để hiểu được nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến này trước hết chúng ta cần làm rõ những điều sau đây:
Trong thế giới vật chất vô hạn và trong không gian có giới hạn thì ta quan sát,ta nhìn nhận và ta thấy rằng trong thế giới vật chất mà ta đang sống thì nó có vô vàng svht.Và các svht này có mối liên hệ,nó có sự tác động,sự ràng buộc và nằm trong quá trình vận động biến đổi không ngừng.Như vậy,để trả lời cho câu hỏi này thì trong lịch sử triết học có hai quan điểm đối lập nhau đó là quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng:
-Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới một cách độc lập,tách biệt và không có sự phụ thuộc,ràng buộc,quy định lẫn nhau.Nếu có thì chỉ là sự liên hệ ngẫu nhiên,hời hợt,bề ngoài.
Ví dụ: Giới vô cơ và giới hữu cơ không có mối liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau.
Tổng số đơn giản những con người riêng lẻ tạo thành xã hội đứng yên không vận động.
-Còn quan điểm biện chứng lại cho rằng sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan trước tiên là cho bản thân mình, sau là tồn tại cho các sự vật hiện tượng xung quanh bên cạnh nó.Do đó svht tồn tại trong mối liên hệ với nhau; giữa các svht có sự ràng buộc, qui định lẫn nhau; các svht có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau; Sự qui định ở bên trong sự vật (mang tính tất nhiên).
Ví dụ: Sự gia tăng dân số sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,...
-Khái niệm về liên hệ,mối liên hệ,mối liên hệ phổ biến:
+“Liên hệ”: là sự tác động qua lại,ảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau giữa hai đối tượng.Và nếu một trong hai đối tượng này thay đổi,biến đổi thì làm cho đối tượng khác thay đổi và biến đổi theo.
+“Mối liên hệ”: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động,sự ảnh hưởng,sự ràng buộc,sự quy định lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
Ví dụ: Trong cơ thể con người có rất nhiều bộ phận,mỗi bộ phận đều có một chức năng riêng như tai để nghe, mắt để nhìn, mũi để ngửi,...nhưng chúng đều có sự liên hệ và tác động với nhau.
+“Mối liên hệ phổ biến”: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động, sự ảnh hưởng, sự ràng buộc, sự quy định lẫn nhau giữa mọi mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
Ví dụ: Con người sống tuân theo quy luật sinh,lão,bệnh,tử.
Loài người xuất hiện thì nhu cầu bản năng được hình thành và muốn đáp ứng được nhu cầu bản năng thì phải tiến hành hoạt động lao động sản xuất.
*Nội dung nguyên lý:
1.Tính khách quan:
-Là cái vốn có của bản thân sự vật hiện tượng.
-Tồn tại độc lập với ý thức của con người.
-Dù con người có nhận thức hay không nhận thức thì mối liên hệ này vẫn tồn tại.
Ví dụ: Quá trình tiêu hóa thức ăn của con người: thức ăn đi theo quá trình: khoang miệng => thực quản => dạ dày => ruột non => ruột già. Từ đó ta có mối liên hệ giữa hệ hô hấp- hệ bài tiết- hệ tiêu hóa.
Đại dịch COVID19 xuất hiện vào ngày 31.12.2019 ở TQ nếu chúng ta thực hiện không tốt việc phòng chống dịch dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh ngày càng phức tạp và xuất hiện ở nhiều quốc gia trên TG.
2.Tính phổ biến:
-Không gian nào cũng có sự phát triển.
-Thời gian nào cũng có sự phát triển.
-Lĩnh vực nào cũng có sự phát triển (TN;XD;TD).
+Trong tự nhiên: Mối liên hệ giữa động vật-thực vật, mối liên hệ giữa các cơ thể sống với sự biến đổi của môi trường...
+Trong xã hội: Mối liên hệ giữa con người với con người, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, quốc gia này với quốc gia khác.
+Trong tư duy: quá trình tư duy nó diễn ra qua các giai đoạn khác nhau của quá trình nhận thức: Trực quan sinh động –> Tư duy trừu tượng -> thực tiễn.
Ví dụ: Xuất hiện ở tập đoàn người này với tập đoàn người khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác, tư duy: diễn ra các giai đoạn của quá trình nhận thức, tự nhiên: đv với tv.
Các giai đoạn của nhận thức:
GĐ1: nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
GĐ2: nhận thức lý tính: giác quan, phán đoán, suy luận.
3.Tính đa dạng phong phú:
-Mỗi lĩnh vực có sự phát triển khác nhau.
-Mỗi sự vật có một cách thức phát triển riêng.
-Phụ thuộc vào không gian,thời gian và những yếu tố,điều kiện tác động sự vật hiện tượng.
-Phát triển ở mọi sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội là khác nhau.
Không gian khác nhau,thời gian khác nhau thì mối liên hệ khác nhau và vị trí,vai trò,chức năng cũng khác nhau.
Ví dụ: -Bánh mì đang nằm trên gian hàng thì nó là sản phẩm nhưng khi mua về ăn thì nó là thực phẩm.
-Đối với người sử dụng thì xe máy được xem là phương tiện đi lại còn đối với người chạy Grab thì nó được xem là công cụ lao động.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
Gồm có 2 ý nghĩa:
-Toàn diện:
+Muốn nhận thức đúng bản chất svht thì con người cần nghiên cứu tìm hiểu tất cả các mặt,các yếu tố cấu tạo nên sv ấy cũng như svht khác.Đồng thời chống lại quan điểm phiến diện (tức là mới chỉ thấy một mặt đã vội kết luận về bản chất của vấn đề). Ví dụ như chúng ta không thể “Nhìn mặt mà bắt hình dong” vì câu này chỉ nhìn một cách phiến diện, chỉ nhìn bề ngoài mà đánh giá một sự vật hiện tượng.
+Khi tác động vào svht con người không chỉ chú ý tới những MLH nội tại.Mà còn chú ý tới những MLH của svht ấy với svht khác.Đồng thời phải biết phân loại MLH xem đâu là:MLH cơ bản;MLH không cơ bản;MLH chủ yếu,thứ yếu;MLH trực tiếp,gián tiếp.
+ Sự vật tồn tại rất nhiều mối quan hệ, vì vậy chúng ta cần phải biết phân loại mối liện hệ, mối liên hệ bên trong, ngoài; mối liên hệ chủ yếu, thứ yếu; mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp mục đích là để tìm ra mối liên hệ quan trọng thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển. Ví dụ như 2,4,5,6.. năm học tập ở Đại học y dược.
+ Khi đã xác định và tìm ra được đau là mối liên hệ cơ bản; mối liên hệ quan trọng; mối liên hệ trực tiếp; thì con người cần phải vận dụng mối liên hệ đó một cách triệt để, có hiệu quả vào trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Ví dụ: Để hiểu rõ hơn về quan điểm toàn diện chúng ta đi đến ví dụ sau: Để xác dịnh một căn bệnh nào đó,người BS phäi dảm bảo nguyên tắc toàn diện: Xem xét tất cả các triệu chứng ( KQ và CQ)
- Triệu chứng Chủ Quan:
+ Bệnh nhân cung cấp quá trình phát sinh,phát triển của bệnh.
- Triệu chứng Khách Quan:
+Là những triệu chứng thông qua thao tác: nhìn, sờ, nắn, gõ , nghe...mà BS phát hiện dược trên cơ thể bệnh nhân→ Đây là triệu chứng “lâm sàng”.
→ Để tìm ra KN– KL thì BS phải xem xét dựa trên những dữ liệu “cận lâm sàng”.
-Lịch sử cụ thể:
+SVHT khác nhau thì mối liên hệ khác nhau và vị trí vai trò khác nhau.
+Khi tác động vào svht con người phải chú ý đến: điều kiện;hoàn cảnh;môi trườngCụ thể mà sự vật hiện tượng đang tồn tại.
+Nhận thức và cải tạo sự vật hiện tượng cần phải gắn với không gian,thời gian xác định.
+Phân chia quá trình phát triển thành từng giai đoạn,theo trình tự thời gian.
Ví dụ: Nhiệt độ cơ thể con người có thể tăng hoặc giảm (khi sốt 37-38 độ,chườm khăn ấm theo phương pháp dân gian hoặc theo y học cổ truyền,không hạ thì dùng thuốc paracetamol).
Như vậy từ cơ sở nội dung của quy luật mối liên hệ phổ biến ta có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với quy luật này trước tiên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi xem xét và đánh giá một sự vật hiện tượng chúng ta cần phải có quan điểm toàn diện điều đó có nghĩa là khi xem xét phải biết phân biệt mối liên hệ, thấy rõ được vai trò, vị trí của từng mối liên hệ và nhận thức được tất cả các mối liên hệ gồm cả vô hạn và hữu hạn. Bên cạnh đó trong các hoạt động thực tiễn và nhận thức khi xem xét và đánh giá bất kỳ sự vật hiện tượng nào đều phải có quan điểm lịch sử cụ thể vì mọi sự vật hiện tượng sẽ có mối liên hệ khác nhau trong không gian, thời gian khác nhau. Do đó khi tác động đến sự vật hiện tượng thì chúng ta cần phải xem xét điều kiện hoàn cảnh cụ thể, đặt sự vật hiện tượng trong một hoàn cảnh hoàn chỉnh thống nhất tránh xem xét một mặt, một bộ phận từng phần. Điều này đã đặt kết quả cho truyện ngụ ngôn Thầy Bói Xem Voi.
Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quả trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tải, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.
Câu 3: Phân tích nội dung quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (QL. Lượng- Chất). Nêu ý nghĩa PPL của quy luật này? Lấy ví dụ.
Trả lời:
Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.Quy luật này nó chỉ ra cách thức của sự vận động phát triển của các svht trong thế giới hiện thực khách quan và ngay cả con người-xã hội loài người.
Để phân tích được nội dung của quy luật này thì trước hết chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau đây:
-Chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính;tính qui định;đặc điểm cấu trúc khách quan vốn có bên trong svht.
Ví dụ: Đường có vị ngọt,màu trắng,tinh thể rắn,tan trong nước,sử dụng trong cuộc sống.
Muối có vị mặn,màu trắng,tinh thể rắn,tan trong nước,sử dụng trong cuộc sống.
-Lượng: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng,quy mô,trình độ,nhịp độ,...của các quá trình vận động và phát triển của sự vật,hiện tượng.
Ví dụ: Đối với phân tử nước H2O lượng là số phân tử tạo thành nó 2 phân tử H và 1 phân tử O.
-Độ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng.Nghĩa là, “Độ” là khoảng giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất của sự vật.
Ví dụ: Trong chế độ TBCN có sự đấu tranh giai cấp mà mầm mống là cn cộng sản, nước sôi từ 0-100°C khoảng đó được coi là độ.
-Điểm nút: là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Ví dụ: Cũng là trong chế độ TBCN sự đấu đánh lên đến đỉnh điểm gọi là nút, còn khi đun sôi nước đến 100° thì sôi tại đó được coi là điểm nút.
-Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất do sự tích lũy về lượng trước đó gây nên.Kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật.Đồng thời là bước khởi đầu cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Ví dụ: Sự chuyển hóa nước từ lỏng sang khí là một bước nhảy,...
*Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng là mối quan hệ hai chiều:
-Chiều thứ nhất: Lượng thay đổi dẫn đến chất thay đổi.
Bất kì một svht nào trong TGHKQ (ngay cả con người-xã hội loài người) muốn có sự thay đổi về “chất” thì phải không ngừng tích lũy dần về “lượng” (đủ lượng) trong một giới hạn độ nhất định.Sau đó tiến dần tới “điểm nút”, khi tới điểm nút thì thực hiện “bước nhảy”.Khi bước nhảy được thực hiện (thành công) thì sự vật cũ mất đi dẫn đến sự vật mới ra đời.Chất mới ra đời thay thế chất cũ.
Ví dụ: Bạn có hạt giống bạn trồng vào đất hằng ngày bạn đều tưới nước đều chăm sóc nó thì không bao lâu sau nó lớn lên phát triển đơm hoa kết quả. Đến lúc nào đó sự thay đổi về thời gian( lượng) nó sẽ thay đổi cho cây đơm hoa kết quả ( chất).
-Chiều thứ hai: Chất đổi dẫn đến lượng đổi.
+Khi chất mới ra đời thay thế chất cũ,điều này có nghĩa là svht cũ mất đi,svht mới ra đời.Đây chỉ là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của svht.
+Chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, chất mới lại tạo nên lượng mới, độ mới, điểm nút mới, bước nhảy mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Ví dụ: Nếu bạn giành tg chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu tiếp thu bài tốt hơn cũng có thể thuộc bài trên lớp. Bạn là học sinh c3 vì bạn đang học lớp 12 bạn đang là chất đến khi vào đại học bạn là chất mới khác chất củ lúc này được xem là chất đang thay đổi.
Như vậy:
Quá trình chất mới ra đời thay thế cho chất cũ này diễn ra liên tục,thường xuyên đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng...
Chất mới ra đời (sự vật mới xuất hiện thay thế sự vật cũ).
Ví dụ:
*Ý nghĩa phương pháp luận
-Trong nhận thức-thực tiễn con người phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất.Muốn có sự thay đổi về chất thì phải không ngừng tích lũy dần về lượng.
-Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy.Đây là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật,hiện tượng vì vậy tránh chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ,thụ động.
-Con người cần quan tâm,chú trọng cả hai mặt chất và lượng.Không được tuyệt đối hóa 1 trong 2 mặt trên.
-Trong hoạt động nhận thức-thực tiễn.Con người cần phải vận dụng linh hoạt hai hình thức này.
Như vậy, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học hiện nay. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng). Cũng như trong hoạt động của mình ông cha thường có câu: “tích tiểu thành đại”,...
Câu 4: Phân tích nội dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.Nêu ý nghĩa phương pháp luận của qui luật? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
Khi loài người xuất hiện thì nhu cầu bản năng sinh tồn được hình thành (ăn,ở,mặc).Và để đáp ứng được nhu cầu sinh tồn này thì con người phải tiến hành hoạt động lao động sản xuất.Mà muốn tiến hành hoạt động lao động sản xuất vật chất này thì con người cần phải có PTSX nhất định.Và PTSX này chính là sự thống nhất giữa 2 mặt đó là LLSX và QHSX.Chính 2 mặt này đã tạo nên qui luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
Để phân tích được nội dung quy luật thì trước hết ta cần hiểu một số khái niệm sau:
-PTSX: là cách thức mà con người chúng ta tiến hành để sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định.Là sự thống nhất giữa hai mặt QHSX và LLSX.
Ví dụ: Ở xã hội công xã nguyên thủy phương thức sản xuất của con người là săn bắt,hái lượm.
-LLSX: là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, hình thành trong quá trình sản xuất. LLSX gồm người lao động và TLSX. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người. Trong các yếu tố làm nên LLSX thì con người là yếu tố cơ bản quyết định và quan trọng nhất.
+Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
+TLSX là giới tự nhiên tuy nhiên k phải giới tự nhiên nào cũng là tư liệu sản xuất mà tlsx chỉ là 1 phần nhỏ, phần nào tham gia với người lao động thì phần đó là tlsx.
Ví dụ: Sự xuất hiện của các mạng 4G-TG, các trang mạng xã hội Facebook Instagram và YouTube. Người nông dân trồng vụ mùa thì người nông dân là người lao động và tlsx thì có đối tượng lao động là đất,là giống cây.
-QHSX: là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.Gồm có 3 mặt: Mặt Sỡ hữu; Mặt quản lí tổ chức; Mặt phân phối.Trong 3 mặt này, mặt sở hữu giữ vai trò quan trọng và quyết định.
Ví dụ:
*Nội dung quy luật
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.ung quy luật
Sự vận động, phát triển quá trình sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phản công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ,… và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
*Ý nghĩa phương pháp luận
-Cung cấp cơ sở lý luận khoa học xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử để giải thích nguồn gốc, động lực, sự vận động, phát triển sản xuất trong lịch sử.
-Cung cấp lý luận khoa học để Đảng ta hoạch định đường lối phất triển KT-XH.
-Muốn thúc đẩy SXVC của xã hội, phải ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp.LLSX là nói đến GDĐT, KHKT, Phát triển CNH-HĐH.QHSX phát triển phùi hợp với LLSX.
-Kịp thời chú ý, phát hiện giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.Lịch sử CMR: Có thời điểm mâu thuẫn này chậm dẫn đến kinh tế chậm phát triển.
Như vậy, quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX chính là một quy luật cơ bản,qui luật này đã tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử xã hội.Do vậy khi giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội, thì chúng ta phải xuất phát và giải thích từ qui luật này.
Câu 5: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
*Khái niệm:
-Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ “quan hệ sản xuất” hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 xã hội nhất định.
Ví dụ: Cơ sở hạ tầng của nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ lê chủ nghĩa xã hội hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân…) trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại.
-Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm cùng với những thiết chế tương ứng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Ví dụ: Cơ chế bao cấp thì tương ứng với nó là Nhà nước mệnh lệnh quan lieu. Cơ chế thị trường thì tương ứng với nó là Nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội.
*Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
Mỗi hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó.Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau
-Thứ nhất: CSHT quyết định KTTT.
+Mọi thể chế, mọi quan điểm tư tưởng thì không có nguồn gốc tự thân mà tất cả do CSHT sinh ra và quyết định.
+Những biến đổi trong CSHT sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi của căn bản trong KTTT.
+Khi QHSX mới ra đời thì nhà nước mới cũng ra đời theo,PL mới cũng được hình thành và phát triển các yếu tố khác.
+Những yếu tố nào của KTTT được giai cấp mới lên lãnh đạo, lên cầm quyền kế thừa thì cũng không mất đi.
-Thứ hai: KTTT tác động ngược trở lại CSHT.
+Trong xã hội có giai cấp đối kháng, KTTT bảo đảm sự thống trị chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.
+Trong mỗi hình thái KT-XH, KTTT cũng có sự biến đổi nhất định.Sự biến đổi đó ngày càng phù hợp với CSHT thì sự tác động của nó đối với CSHT càng hiệu quả.Ngược lại nó sẽ cản trở sự phát triển của CSHT.
+Vai trò tác động của KTTT đối với CSHT thể hiện chức năng CT-XH của KTTT đó là bảo vệ, duy trì, cũng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ CSHT và KTTT cũ.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định,chỉ có KTTT tiến bộ nảy sinh trong quá trình của cơ sở kinh tế mới-mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển KTXH.
Ví dụ: Các ví dụ điều hành của Đảng, nhà nước Việt Nam là ví dụ minh hoạ rõ nét cho sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. Cụ thể hơn, trong phòng chống dịch CoVid19, Nhà nước đã chỉ đạo các chuyến bay giải cứu người Việt tại nước ngoài về nước, điều trị các ca nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng ngừa. Nhà nước còn ban hành nhiều chỉ đạo về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu vật tư ngành y tế, xuất khẩu gạo...vv
*Ý nghĩa phương pháp luận:
-Mối quan hệ giữa CSHT và KTTT cho ta thấy phải đề phòng 2 khuynh hướng sai lầm sau:
+Tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố kinh tế, coi nhẹ vai trò của yếu tố tư tưởng, chính trị, pháp lí.
+Tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố chính trị, tư tưởng, pháp lí biến các yếu tố đó thành tính thứ nhất so với kinh tế.
-Là cơ sở lý luận khoa học để Đảng ta xây dựng đường lối kết hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được thể hiện xuyên suốt trong các kì đại hội.
Ví dụ: Trong thời kỳ đổi mới đất nước, ĐCS Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời đổi mới chính trị từng bước thận trọng vững chắc bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định – phát triển, giữ vững định hướng XHCN.
Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị – xã hội không tồn tại như một mục đích tư nhân mà vì phục vụ con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lợi thuộc về nhân dân lao động. Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Việc phát triển và củng cố cơ sở hạ tầng điều chỉnh và củng cố các bộ phận của kiến trúc thượng tầng là một quá trình diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ. Hiện nay Đảng ta đang tích cực vận dụng quy luật này một cách đúng đắn hơn để đẩy mạnh kinh tế phát triển.
Câu 6: Phân tích quan điểm của CNDVLS về bản chất của con người? Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
Định nghĩa về con người: Theo quan điểm của TH Mác-Lênin, con người của chúng ta nó là sự thống nhất giữa hai mặt: mặt sinh học (sinh vật) và mặt xã hội.
-Mặt sinh học:
+ Con người chúng ta cũng là động vật (bậc cao).
+Con người chũng ta là sản phẩm, là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên (vượn thành người).
+Trong quá trình tồn tại thì con người chúng ta cũng có cái nhu cầu bản năng như các loại động vật khác (ăn, ở, giải quyết tình cảm tâm sinh lý,...).
Ví dụ: Con vật ăn để sống, còn con người ăn còn làm nhiều việc khác nữa (để làm ra, để giao tiếp....), nhu cầu bản năng của con người khác con vật ở chỗ cách mà chúng ta thể hiện các hoạt động tâm sinh lí ví dụ như trước khi ăn phải rửa tay, con vật ăn đồ có sẵn trong tự nhiên còn con người biết nấu lựa chọn,....
-Mặt xã hội:
+Phân biệt được con người với con vật thông qua quá trình lao động.Chính quá trình lao động này mà con người chúng ta tách khỏi giới động vật hoàn thiện mình hơn về mặt sinh học (dáng đi, bàn tay, các giác quan,...).
+Con người chúng ta đã làm chủ được giới tự nhiên.
+Thông qua quá trình lao động mà ngôn ngữ được hình thành.Nhờ có ngôn ngữ mà chúng ta có thể: truyền đạt được thông tin, yêu, ghét, bày tỏ được kinh nghiệm,....
Ví dụ: Lúc dịch covid học online thì để đáp ứng được nhu cầu học tập đó thì con người chúng ta phải tạo ra các công cụ lao động và các phương tiện như các app học.
Và từ xưa đến nay loài người chúng ta đã nâng cấp công cụ lao động từ đá lên đồng, sắt... Công cụ lao động phát triển dẫn đến công cụ lao động phát triển.
Trong quá trình tồn tại, thông qua quá trình lao động con người chúng ta đã làm chủ giới tự nhiên ,con người và con vật đều bị qui luật của TN (qui luật sx) và qui luật của xh chi phối (sinh lão, bệnh, tử) về mặt sinh học thì con người chúng ta cũng giống với sinh vật” (1 loài ĐV) và điểm khác biệt đó là ở mặt xh. Đó là con người chúng ta thông qua quá trình lao động, muốn tồn tại phải sử dụng những sp sẵn có trong giỏi TN( tài nguyên có sẵn mà cạn kiệt thi ta phải nhân tạo).
Ví dụ: Con người chúng ta đã có những câu tục ngữ chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm hay đêm tháng năm chưa nằm đã sáng ngày tháng mười chưa cười đã tối đó là những câu ca dao tục ngữ cho thấy con người đã tìm ra quy luật của giới tự nhiên để từ đó giải mã tìm tòi hay có thể áp dụng vào sản xuất,...
Chính quá trình lao động làm cho con người chúng ta hoàn thiện mình hơn về mặt sinh học (đó là ở dáng đi, bàn tay, giác quan,....) tìm ra, phát hiện những CCLĐ mới ( tìm ra lửa, tìm ra CCLĐ = sắt, đồng...) dẫn tới lđ cao, công việc nhẹ nhàng, thời gian bỏ ra ít, con người chúng ta ko phụ thuộc vào giới TN nữa mà dần dần làm chủ được giới TN và bắt giới TN phải phục vụ nhu cầu cho con người → để đáp ứng nhu cầu này thì ngôn ngữ ra đời, nhờ có ngôn ngữ mà con người truyền đạt được thông tin, bày tỏ được tình cảm.
Bản chất của con người: Triết học Mác nói rằng con người mang bản chất xã hội.
Con người mang bản chất xã hội là ta đang đề cập đến thế giới quan. T/giới quan là toàn bộ quan điểm của con người về thế giới. Tức là con người chúng ta sống trong môi trường đk hoàn cảnh xh nào thì bản chất của con người sẽ như thế ấy.
Ví dụ: Ông bà ta thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Tức là đang muốn nói rằng là con người sống trong hoàn cảnh đkxh nào thì bản chất con người sẽ như thế ấy, hai đứa trẻ sinh đôi sinh ra, nhưng được giáo dục ở 2 gia đình có văn hóa, hoàn cảnh khác nhau thì sau này lớn lên bản chất 2 đứa trẻ này cũng sẽ khác nhau.
Câu chuyện “Bạch tử dạy con”, 3 lần chuyển nhà, lần đầu tiên ông chuyển con tới 1 nghĩa trang, lần thứ 2 ông lại chuyển nhà đến 1 cái chợ, lần thứ 3 chuyển tới 1 trường học, ông cũng mong muốn rằng khi môi trường thay đổi thì bản chất con trai ông cũng thay đổi.
→ Con người mang bản chất xh
Trong tính hiện thực của nó, ta đề cập đến quan điểm lịch sử cụ thể. Điều TH Mac-lenin khẳng định rằng trong đời sống xã hội không có con người nói chung mà chỉ có con người cụ thể hiện thực, sống trong những cái môi trường, hoàn cảnh x/định.
Ví dụ: Con người không ăn được trái cây mà chỉ ăn được trái cây cụ thể, xác định thôi: trái ổi,.. vì trái cây là khái niệm
Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội
-Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tứclà bị quy định giữa mối quan hệ giữa người với người.
- Bản chất con người phải đặt tổng quan hệ cộng đồng với cá nhân. Conngười hòa nhập vào cộng đồng củng cố thêm sự phong phú và thể hiệnbản sắc cá nhân.
-Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Luận đề khẳng định bản chất con người của Mác không phủ nhận mặt tự nhiêncủa con người mà muốn nhấn mạnh sự khác biệt của con người và loài vật
* Bản chất của con người là tổng hòa các mối qhxh. Xh ngày càng phát triển thì các mối qh ngày càng đa dạng hơn – các mqh này tác động, ảnh hưởng tới sự hình thành bản chất của con người > chính vì vậy nói rằng bản chất của con người không phải là sinh ra mà là sinh thành bởi vì do điều kiện môi trường sống hằng ngày hình thành nên
Muốn thay đổi con người không còn cách nào khác là thay đổi môi trường sống
Ví dụ: Có một người có những thoái hư tật xấu như rượu chè cờ bạc đến khi cha mẹ kêu lấy vợ anh quen được một cô nhà giàu có điều kiện, nhưng khi lấy vợ cũng như chuyên qua một môi trường khác anh này lo làm ăn chạy xe tải k còn rượu hay cờ bạc nữa điều đó chứng tỏ khi chuyển qua một môi trường khác thì con người chúng ta cũng có thể thay đổi được bản chất.