12 Hồ+Thị+Minh+Hương

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 53 (07/2019)

88 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BỘ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG


SẢN PHẨM CHO CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM
BUILDING THE SYSTEM OF PRODUCT QUALITY CONTROL TOOLS
FOR VIETNAMESE GARMENT ENTERPRISES
Trần Đại Nguyên, Hồ Thị Minh Hương
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, Việt Nam

Ngày toà soạn nhận bài 15/4/2019, ngày phản biện đánh giá 22/04/2019, ngày chấp nhận đăng 23/5/2019.

TÓM TẮT
Trong công nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc, theo tiêu chuẩn thuật ngữ ISO – 8402
định nghĩa: “Chất lượng là toàn bộ những đặc trưng của một sản phẩm hay dịch vụ có khả
năng thoả mãn những yêu cầu đặt ra”. Trong sản xuất công nghiệp, kiểm soát chất lượng là
một quá trình nhằm đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm không có lỗi. Khi quá trình
này diễn ra không đúng, nó có thể khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề. Qua việc
khảo sát hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp may mặc, nhóm nghiên cứu phân
tích, xác lập, xây dựng được hệ thống bộ công cụ kiểm soát chất lượng sản phẩm xuyên suốt
toàn bộ quá trình sản xuất hàng may mặc công nghiệp cho các doanh nghiệp. Kết quả được
ứng dụng thử nghiệm vào doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may Denim tại nhà máy may jean
xuất khẩu Quốc tế Phong Phú.
Từ khóa: May công nghiệp; Chất lượng sản phẩm may mặc; Kiểm soát chất lượng; Đảm bảo
chất lượng; Quy trình cắt may hoàn tất; Nguyên phụ liệu may; Tiêu chuẩn; QC; QA.
ABSTRACT
For the manufacturing industry, quality control is a critical step to ensure customers
receive products free from defects. When the process is done in the wrong way, it will put both
consumers and corporation at great risk. Therefore, we proudly introduce the following model:
“Quality Management System”, which is specifically designed for the garment industry. Our
model was applied successfully for the production of Wash Denim at Phong Phu International
(PPJ), one of the leading garment-textile manufacturers and exporters in Vietnam.
Keywords: Garment Industry; Product Quality; Quality Control; Quality Management;
Production Cycle; Unprocessed Materials; Quality Standard; QC; QA.

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ISO - 9002 định nghĩa: “Là tổng thể các
CHẤT LƯỢNG chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của
nó thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong
1.1 Chất lượng
những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp
Có nhiều định nghĩa về chất lượng và với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng
chất lượng sản phẩm. Đây là một phạm trù mong muốn” [1], [2], [3].
phức tạp, tổng hợp cả về kinh tế - kỹ thuật,
xã hội, tâm lý, thói quen, của con người. 1.2 Hệ thống Quản lý Chất lượng
Theo tiêu chuẩn thuật ngữ ISO – 8402 định Khoa học về quản lý chất lượng phát
nghĩa: “Chất lượng là toàn bộ những đặc triển theo 5 phương thức chủ yếu:
trưng của một sản phẩm hay dịch vụ có khả - Kiểm tra chất lượng sản phẩm – QC
năng thoả mãn những yêu cầu đặt ra” [1], [2], (Quality Check or Inspection): Là
[3], [4], [12] phương pháp sơ khai nhất, dùng để kiểm
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 53 (07/2019)
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
89

tra chất lượng sản phẩm (đo, xem xét, thử - Kiểm soát đầu vào: Người cung ứng,
nghiệm, định cỡ, …) ở cuối mỗi quá trình nguyên vật liệu.
sản xuất để quyết định chấp nhận hay loại
1.4 Vai trò của hoạt động kiểm soát chất
bỏ sản phẩm. Đây là một sự phân loại sản
lượng trong sản xuất may mặc công
phẩm đã được chế tạo.
nghiệp
- Kiểm soát chất lượng – QC (Quality Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá về
Control): Kiểm soát các yếu tố con người, kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường ngày
phương pháp, quá trình, các yếu tố đầu càng quyết liệt thì chất lượng sản phẩm và
vào, thiết bị, môi trường, các yếu tố đầu ra. dịch vụ, sẽ là các nhân tố quyết định đến sự
- Đảm bảo chất lượng – QA (Quality thành bại của doanh nghiệp. Có thể nói, may
Assurance): Hướng đến 2 mục đích tổ mặc luôn là ngành công nghiệp tiên phong
chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của các các
(trong nội bộ) và tạo lòng tin cho khách nước co nền kinh tế đang phát triển. Để tồn
hàng, những người có liên quan (đối với tại và phát triển, các doanh nghiệp may mặc
bên ngoài). xem hoạt động kiểm soát chất lượng trong
toàn bộ quá trình sản xuất là sự sống còn của
- Quản lý chất lượng toàn diện – TQM
(Total Quality Management): Là phương doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động này là
ngăn ngừa lỗi có tính chất hệ thống xảy ra
thức quản lý định hướng vào chất lượng,
trên sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất
dựa trên sự tham gia của mọi thành viên
cho đến cuối cùng. Đây là xu hướng tất yếu
nhằm đem lại sự thành công dài hạn
để quản lý được chất lượng sản phẩm sản
thông qua sự thỏa mãn khách hàng, lợi
xuất công nghiệp trong thế kỷ thứ 21.
ích của mọi thành viên và của xã hội.
2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP MAY MẶC
Bài báo đã tổng hợp, đánh giá thực trạng
hoạt động quản lý chất lượng tại một số
doanh nghiệp may mặc. Các vấn đề khảo sát
liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng
bao gồm: Mô hình tổ chức, quy trình hướng
dẫn, tài liệu, … tại tất cả các bộ phận [5], [6]:
- Tại kho nguyên phụ liệu: Kiểm tra, bảo
quản, v.v…
Hình 1. Các phương thức chủ yếu [1], [12]
- Tại xưởng cắt: Kiểm tra trước khi cắt,
1.3 Kiểm soát chất lượng – QC (Quality kiểm bán thành phẩm sau khi cắt.
Control)
- Tại xưởng may: Chuẩn bị sản xuất trước
Theo ISO 9000:2005: “Kiểm soát chất khi đưa vào chuyền may, kiểm tra sản
lượng là một phần của quản lý chất lượng tập phẩm thành phẩm trước khi nhập kho
trung thực hiện các yêu cầu chất lượng”. thành phẩm.
Kiểm soát chất lượng tập trung vào:
- Tại xưởng hoàn tất: Kiểm tra final trước
- Kiểm soát con người: Có đủ tài liệu, khi đóng thùng.
hướng dẫn cần thiết, có đủ phương tiện,
công cụ và các điều kiện làm việc. Tại các doanh nghiệp may mặc được
khảo sát, hiện trạng được ghi nhận như sau:
- Kiểm soát phương pháp và quá trình sản
xuất: Lập quy trình, phương pháp thao - Không có sự đồng bộ trong công tác quản
tác, vận hành,... lý về năng suất và chất lượng.
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 53 (07/2019)
90 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh

- Hoạt động quản lý chất lượng nghiêng về


kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.
- Hệ thống kiểm soát chất lượng ở mỗi
doanh nghiệp được thành lập theo một
hình thức khác nhau.
- Không có hệ thống biểu mẫu chuẩn để
thu nhận thông tin phục vụ cho công tác
kiểm soát chất lượng.
- Nguồn tài liệu về chất lượng đa dạng
nhưng doanh nghiệp lại sử dụng theo
kinh nghiệm, hình thức sản xuất của riêng
doanh nghiệp. Bộ phận kiểm tra chất
lượng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá
nhân. Đa phần quen với việc kiểm tra một
số ít mặt hàng nhất định.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên,
ngoài những giải pháp mang tính vĩ mô như
đầu tư thiết bị, công nghệ tự động, v.v… Cần
tổ chức huấn luyện xử lý công việc theo tiêu
chuẩn ISO-9000, ISO-14000, SA-8000 và
nhiều hình thức khác như đáng giá nhà máy
đáp ứng yêu cầu về audit (đánh giá năng lực
sản xuất) thì doanh nghiệp rất cần một mẫu
“Mô hình hệ thống kiểm soát chất lượng
cho quá trình sản xuất”:

Hình 2. Mô hình hệ thống kiểm soát chất


lượng quá trình sản xuất.
3 CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ CHẤT - Chất lượng của thiết bị trong dây chuyền
LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM MAY sản xuất và các thiết bị phụ trợ.
3.1 Các đặc trưng về chất lượng sản phẩm - Chất lượng của phương pháp công nghệ.
may
- Yếu tố về con người.
Để đáp ứng được các yêu cầu của thị
trường, việc sản xuất quần áo với số lượng - Phương pháp và cách tiến hành kiểm tra
lớn phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản [7],[8]: đo lường các chỉ tiêu chất lượng.

- Yêu cầu tiêu dùng: Là tương quan của


trang phục với chức năng thẩm mỹ, sử
dụng và vệ sinh.
- Yêu cầu công nghiệp: Là yêu cầu mang
tính kỹ thuật và kinh tế.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm may
Hình 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất
- Chất lượng của nguyên phụ liệu. lượng sản phẩm may [8]
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 53 (07/2019)
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
91

4 XÂY DỰNG LƯU ĐỒ KIỂM SOÁT - Lưu đồ Kiểm soát kho NPL:
CHẤT LƯỢNG
4.1 Nội dung thực hiện
Nghiên cứu đề xuất mô hình kiểm soát
với các nội dung:
- Lưu đồ thực hiện việc kiểm soát chất
lượng của toàn quá trình và kế hoạch
kiểm tra giám sát chất lượng ở từng công
đoạn. Hình 4. Minh họa lưu đồ kiểm soát chất
lượng kho nguyên liệu
- Mô hình tổ chức nhân sự nhà máy, giám
sát quá trình sản xuất và hướng dẫn các - Lưu đồ Kiểm soát quá trình cắt
bước thực hiện công việc cho từng vị trí. - Lưu đồ Kiểm soát quá trình may
- Lưu đồ kiểm soát chất lượng ở từng khâu - Lưu đồ Kiểm soát quá trình hoàn tất
NPL, cắt, may, hoàn tất [9], [10]. Ứng với
mỗi lưu đồ gồm có: - Kiểm soát độc lập hệ thống sản xuất
o Qui trình công việc phải làm của từng 5 HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO
lưu đồ. Nghiên cứu tập trung xây dựng hệ thống
o Mục đích của quy trình. biểu mẫu thu nhập số liệu, thông tin trong
hoạt động kiểm soát chất lượng. Thông tin về
o Phạm vi áp dụng của quy trình. các lỗi xảy ra trên sản phẩm được ghi nhận ở
o Quy định trách nhiệm của người thực nhiều vị trí làm việc ứng với những công
hiện bước công việc. đoạn khác nhau. Từ đó các lỗi này sẽ được
nghiên cứu, phân tích để tìm ra cách khắc
o Các biểu mẫu, tài liệu để thu thập
phục hoặc điều chỉnh sản xuất cho phù hợp
thông tin và sử dụng trong công việc.
[11], [12].
o Thứ tự thực hiện các bước công việc
Trên mỗi biểu mẫu, báo cáo cần phải ghi
trong quy trình.
đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến đơn
o Nội quy ở từng bước công việc. hàng tên khách hàng, số đơn hàng,… để dễ
4.2 Lưu đồ kiểm soát chất lượng sản xuất dàng cho việc kiểm soát các đơn hàng, tránh
tại các bộ phận nhầm lẫn giữa các đơn hàng khác nhau.

Mục đích: Bảng 1. Minh họa biểu mẫu báo cáo kiểm tra
độ co rút của vải
- Hệ thống hóa các hướng dẫn công việc của
bộ phận QA/QC cũng như cách thức kiểm
tra hệ thống sản xuất, kiểm hàng hóa.
- Tạo sự liên hệ giữa bộ phận QA/QC với
từng khu vực sản xuất.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm suốt quá
trình sản xuất.
Phạm vi áp dụng:
- Cho tất cả các mã hàng.
- Các bộ phận QA/QC trong quy trình sản
xuất.
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 53 (07/2019)
92 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh

Bảng 2. Minh họa: Phiếu theo dõi xả vải - Báo cáo kiểm tra 1-20 sản phẩm đầu
chuyền.
- Báo cáo thông số hàng thành phẩm.
- Phiếu đánh giá khả năng và tay nghề công
nhân.
- Báo cáo kiểm tra chất lượng cho QC
5.1 Hệ thống biểu mẫu, báo cáo trong quy trong chuyền.
trình kiểm soát chất lượng kho NPL - Báo cáo thông số đo các điểm chính.
- Thẻ kho vải. - Hệ thống đèn giao thông (Báo cáo chất
- Báo cáo hệ thống vải 4 điểm. lượng may).

- Báo cáo kiểm tra chất lượng vải và trọng - Báo cáo kiểm tra độ bền chắc của nút.
lượng vải. - Báo cáo kiểm tra chất lượng nút, nhãn da.
- Báo cáo độ co rút vải. - Báo cáo kiểm tra chất lượng cho QC cuối
chuyền.
- Báo cáo độ xéo canh của vải.
- Phiếu theo dõi năng suất.
- Báo cáo ánh màu vải.
5.4 Hệ thống biểu mẫu, báo cáo trong quy
- Phiếu yêu cầu xả vải. trình kiểm soát chất lượng xưởng hoàn
- Thẻ kho phụ liệu. tất

- Báo cáo kiểm tra phụ liệu. - Báo cáo QC kiểm tra gấp xếp, tem, nhãn.
- Báo cáo NPL không đạt. - Nhật ký kiểm tra máy dò kim.
5.2 Hệ thống biểu mẫu, báo cáo trong quy - Báo cáo kiểm tra dò kim loại qua máy dò
trình kiểm soát chất lượng tại xưởng kim.
Cắt - Báo cáo QC kiểm tra đóng thùng sản phẩm.
- Phiếu hoạch toán bàn cắt. 5.5 Hệ thống biểu mẫu cho QA kiểm tra
độc lập:
- Báo cáo kiểm tra bán thành phẩm cắt.
- Báo cáo kiểm tra Dupro/tỉ lệ AQL cho
- Báo cáo kiểm tra thay BTP. QA độc lập.
- Báo cáo kiểm tra thiết bị ép keo. - Báo cáo kiểm tra Pre-final.
- Báo cáo kiểm tra chất lượng in, thêu. - Báo cáo QA kiểm tra tỷ lệ đóng thùng.
5.3 Hệ thống biểu mẫu, báo cáo trong quy 6 HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHUẨN
trình kiểm soát chất lượng xưởng may ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRONG
- Quy trình công nghệ . MAY MẶC CÔNG NGHIỆP
Nghiên cứu đã tổng hợp và xây dựng một
- Phân công lao động. hệ thống gồm: Các tiêu chuẩn, cơ sở đánh giá,
- Sơ đồ bố trí chuyền. phân loại chất lượng phù hợp với mục đích
của từng quy trình kiểm soát chất lượng.
- Danh mục máy móc thiết bị may bảo trì.
6.1 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
- Phiếu cấp PL cho chuyền may.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguyên
- Phiếu hướng dẫn công việc cho công nhân liệu ( Hệ thống 4 điểm, Hệ thống M&S,
- Báo cáo kiểm tra sản phẩm đầu tiên. Tiêu chuẩn kiểm vải dệt kim...).
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 53 (07/2019)
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
93

- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phụ liệu Từ nách hạ


(phụ liệu may và phụ liệu bao gói. xuống 1 inch
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm Ngang hoặc 2cm, đo từ
may: Tiêu chuẩn chất lượng chủng loại áo ngực. đường sườn bên
(sơ mi, jacket…), Tiêu chuẩn chất lượng này đến đường
chủng loại quần, váy. sườn bên kia.

- Tiêu chuẩn đánh giá lô hàng may mặc Đo từ cạnh cuối


(AQL 2.5 và AQL 4.0). lai từ đường
Ngang
sườn bên này
6.2 Quy trình kiểm tra chất lượng sản lai.
đến đường sườn
phẩm: bên kia.
Quy trình kiểm tra chất lượng mẫu một số
chủng loại sản phẩm may được xây dựng bao Đo từ đỉnh vai
gồm: Quy trình kiềm áo sơ mi, áo Polo, áo Dài
đến cuối cửa
khoác ngoài, quần, đầm, váy, quần có wash. tay.
tay.
Dưới đây là minh họa bảng hướng dẫn
một số thao tác kiểm tra thông số áo sơ mi.
Đặt thước từ
Bảng 3. Minh họa hướng dẫn thao tác kiểm Vòng đỉnh vai, đo
tra áo sơ mi nách. cong theo vòng
Vị trí Thao tác thực Hình ảnh minh nách.
đo hiện hoạ
Ngang Đo từ đường
sườn tay trên
cửa đến đường sườn
Đo từ mí chân
Dài áo. tay. tay bên dưới.
cổ đến mép lai.

Hạ từ cao vai
xuống 6 inch, đo
Đo từ đỉnh vai
Ngang Ngang ngang thân sau
bên này sang
vai. thân từ đường sườn
đỉnh vai bên kia.
sau. bên này đến
đường sườn bên
Kéo thẳng cổ kia.
Đo
áo, đo từ tâm
rộng nút đến tâm
cổ. Bảng 4. Báo cáo kiểm tra chất lượng sau wash
khuy.

Hạ từ cao vai
xuống 5 inch,
Ngang lấy dấu, đo
thân ngang thân
trước. trước từ đường
may đến đường
may.
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 53 (07/2019)
94 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh

7 ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ SẢN khi kiểm bị đứt chỉ thì được đưa về
XUẤT HÀNG JEANS CÓ WASH chuyền may để sửa hàng, tránh trường
Quá trình wash có nhiều phương pháp hợp khi hàng đưa vào đóng gói gặp phải
khác nhau, có sản phẩm được wash khô, có vấn đề đứt chỉ, bỏ mũi, dẫn đến hàng lô
sản phẩm được wash ướt. Bản chất của wash hàng bị lỗi hoặc không đạt chất lượng.
là dùng hoá chất kết hợp với việc giặt mạnh Dựa vào mô hình tổ chức nhân sự hiện
lên sản phẩm để tạo nên những hiệu ứng trên tại và lưu đồ mẫu của hệ thống kiểm soát
sản phẩm. Điều này đã tạo nên sự đặc trưng chất lượng, nhóm nghiên cứu đề nghị một
cho sản phẩm jeans. mô hình nhân sự kiểm soát chất lượng phù
Đặc trưng của hàng jeans có wash: hợp với công nghệ sản xuất quần jeans nhằm
đảm chất lượng cho sản phẩm.
- Thông số và màu sắc: các sản phẩm bị tác
động hoá chất và lực nên dẫn đến tình Từ các đặc trưng trên, nhóm nghiên cứu
trạng xô lệch mặt vải, co giãn vải trên sản đã đề xuất lưu đồ kiểm soát chất lượng quá
phẩm dẫn đến thông số và màu sắc của sản trình hoàn tất sản phẩm may có wash:
phẩm sau khi wash bị thay đổi rất nhiều. Nhận thông tin và chuẩn bị đóng gói
Chính những đặc trưng này đã tạo nên sự
khác biệt trong quy trình kiểm soát chất lượng Kiểm tra ánh màu, thông số đầu vào sau wash
cho sản phẩm jeans. Vì vậy, quy trình hoàn tất
phải được điều chỉnh với nhiều công đoạn Đóng nút, đinh rivet
khác nhau, giúp cho hoạt động sản xuất của
nhà máy phù hợp với mặc hàng quần jeans: Kiểm tra nút, đinh rivet, hạt đá,…

- Quần jeans khác với những mặc hàng Kiểm mặt trái hàng thành phẩm
khác ở công đoạn kiểm tra hàng wash.
Đặc biệt là yêu cầu về ánh màu và đảm Ủi hàng thành phẩm, lộn hàng
bảo thông số cho khách hàng sau khi
wash rất cao nên chất lượng wash có đạt QC kiểm sau khi ủi
hay không rất quan trọng trước khi đưa
vào đóng nút và thực hiện việc tiếp theo. QC đo thông số hàng thành phẩm
- Công việc kiểm tra hàng sau khi wash
ngăn ngừa tình trạng hàng bị trả về sau Kiểm mặt phải, lỗi ngoại quan
khi đóng thùng xuất đi do không đạt chất
Gắn thẻ bài, gấp xếp, vô bao
lượng. Qua đó, tiết kiệm chi phí và tránh
việc phải tái chế hàng gây tồn kém về thời
Kiểm tra gấp xếp, tem nhãn
gian cũng như tiền bạc cho công ty.
- Sản phẩm jeans, do có wash, không thể Kiểm dò kim – kiểm kim loại gãy
đóng nút ngay trên chuyền như những
mặc hàng khác mà sau khi wash về mới Đóng thùng sản phẩm
thực hiện kiểm tra rồi mới đưa vào đóng
nút, đinh rivet hàng loạt. Kiểm tra đóng thùng
- Công đoạn kiểm tra hàng thành phẩm đối
Nhập kho thành phẩm
với các sản phẩm may là rất quan trọng,
đặc biệt với sản phẩm jeans thì công đoạn Hình 5. Lưu đồ kiểm soát chất lượng quá
kiểm mặt trái sản phẩm sau wash lại quan trình hoàn tất sản phẩm may có wash
trọng hơn hết. Vì đối với hàng wash trong
quá trình wash bằng đá có thể làm cho Mô hình tổ chức cho hoạt động kiểm
một số sản phẩm có thể bị đứt chỉ hoặc soát chất lượng của sản phẩm may có Wash
bong chỉ sau wash. Những sản phẩm nào cũng được đề nghị theo hình 5:
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 53 (07/2019)
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
95

may mặc, từ đó tìm ra các nguyên nhân, vấn


đề còn tồn đọng trong thực tế sản xuất của các
doanh nghiệp, tư vấn và đưa ra giải pháp,
hướng xử lý phù hợp. Nghiên cứu này đã đề
xuất được hệ thống mô hình kiểm soát chất
lượng phù hợp, hiệu quả trong phục vụ sản
xuất sản phẩm may mặc cho các doanh nghiệp.
Việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng
này vào thực tế sản xuất tại công ty Quốc tế
Phong Phú, đã giúp được doanh nghiệp luôn
duy trì được chất lượng sản phẩm ở một mức
độ ổn định, thúc đẩy quá trình sản xuất phát
Hình 6. Mô hình tổ chức nhân sự kiểm soát
triển và nâng cao được uy tín, vị thế của các
chất lượng Nhà máy may jeans Phong Phú
doanh nghiệp trên thị trường may mặc trong
8 KẾT LUẬN và ngoài nước, cho kết quả chi phí quản lý về
Qua nghiên cứu đã phân tích tình hình chất lượng tại doanh nghiệp giảm đi 10%,
kiểm soát chất lượng tại các doanh nghiệp tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Như Phong, Quản lý chất lượng, NXB Đại Học Quốc Gia Tp. HCM, 2013
[2] Hoàng Mạnh Dũng, Tài liệu hướng dẫn môn quản trị chất lượng, Đại Học Mở Tp. HCM, 2012
[3] Joseph M. Juran, Joseph A. De Feo (2010), Juran's Quality Handbook - Sixth Edition,
New York : McGraw Hill, ©1999..
[4] PGS.TS. Nguyễn Văn Lân, Giáo trình kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm,
NXB ĐH Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001
[5] Bùi Luyện, Xây dựng quy trình công nghệ cho các công đoạn sản xuất chính của mã hàng
CTF04 - V56 tại công ty cổ phần may Hồ Gươm, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Bách
Khoa Hà Nội, 2013
[6] Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may, Đại Học Bách
Khoa Tp. HCM, 2012.
[7] Hà Thị Thuỷ, Quy trình - công nghệ sản xuất quần tây, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học
Bách Khoa Tp. HCM, 2009.
[8] Nguyễn Đông Ái, Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm may, Đại Học Sư Phạm Kỹ
Thuật Tp. HCM, 2014.
[9] Vũ Thị Hoàng Yến, Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May
40, Đại Học Kinh Tế Hà Nội, 2012.
[10] Nguyễn Đình Chung, Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại
Công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học Kinh Tế
Quốc Dân Hà Nội, 2015.
[11] Phạm Thị Thu, Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp thuộc Tập
đoàn Dệt May Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Đại Học Mở Tp. HCM, 2012.
[12] Nguyễn Phước Sơn, Chiến lược tư duy về chất lượng, Chuyên đề học thuật, Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP. HCM, 2017.

Tác giả chịu trách nhiệm bài viết:


Trần Đại Nguyên, Hồ Thị Minh Hương
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM
Email: [email protected]; [email protected]

You might also like