KHXHNV đề cương
KHXHNV đề cương
KHXHNV đề cương
Câu 6: Trình bày nội dung của đặc điểm tính khách quan khoa học đồng thời chú trọng
trực giác và ý thức chủ thể nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn.
* Gợi ý:
KHXHNV bảo đảm khách quan khoa học đồng thời chú trọng trực giác và ý thức chủ
thể nghiên cứu, cụ thể:
- Khách quan khoa học trong nghiên cứu KHXH&NV (giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa khách quan và chủ quan, giữa lý luận và thực tiễn)
Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng bản chất của sự thật khách quan là
yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học. Tính khách quan là đặc điểm của
nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu bắt đầu từ những yêu cầu của thực tại khách quan, những tiền đề, sự thật,
chân lý đúng đắn.
Nghiên cứu đối tượng bảo đảm tính toàn diện, bao quát hoàn cảnh, điều kiện lịch sử -
cụ thể, chú trọng và điều chỉnh theo những thay đổi của thực tiễn, kiểm chứng kết quả
bằng thực tiễn; chú trọng đặc thù trường hợp, song luôn biết chắt lọc hiện tượng cá
biệt, đơn lẻ, nhất thời để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu.
- Chủ thể nghiên cứu khoa học: Chủ thể cá nhân, chủ thể tập thể
Chủ thể nghiên cứu KHXH&NV không thể hoàn toàn khách quan với các khách thể
nghiên cứu của mình là con người - xã hội – văn hóa – tư duy, vốn bao chứa cả chính
mình vào đó.
Trong nhiều trường hợp, chủ thể nghiên cứu KHXH&NV còn cần phải thâm nhập sâu
vào đối tượng tới mức loại trừ quan hệ chủ thể - khách thể, để thông hiểu đối tượng
“từ bên trong”.
Chủ thể nghiên cứu KHXH&NV còn phải thể hiện rõ lập trường thái độ, đánh giá đối
tượng, các biểu hiện của nó và cả kết quả nghiên cứu.
- Trực giác và ý thức chủ thể trong nghiên cứu KHXH&NV
Trực giác là một hoạt động hay quá trình thuộc về cảm tính, cho phép chúng ta hiểu,
biết sự việc một cách trực tiếp mà không cần lý luận, phân tích hay bắc cầu giữa phần
ý thức và phần tiềm thức của tâm trí, hay giữa bản năng và lý trí. Trực giác có thể là
một hoạt động nội tâm, nhận thấy những sự việc không hợp lý và dự cảm mà không
cần lý do…
Ý thức là là sự phản ánh năng động thế giới khách quan vào bộ óc con người một
cách có chọn lọc, có căn cứ, chỉ phản ánh những gì cơ bản nhất mà con người quan
tâm. Ý thức đã bao hàm trong nó một thái độ đánh giá và có thể diễn đạt được bằng
ngôn ngữ sáng rõ.
KHXH&NV đòi hỏi chú trọng cả trực giác, lẫn ý thức của chủ thể nghiên cứu ở mức
độ cao hơn so với KH tự nhiên. Khoa học về tinh thần phải là ý thức thông hiểu dựa
trên cơ sở thâm nhập bằng trực giác vào mạng lưới những mối quan hệ mang tính
người trong thế giới. Do vậy những yếu tố phi lý tính và lý tính trong nhận thức của
chủ thể nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đều đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Câu 7: Phân biệt khoa học xã hội và khoa học nhân văn?
* Gợi ý: Trích từ 2 tác phẩm sau:
1. Ngô Thị Phượng (2005), Về khái niệm và đặc điểm của khoa học xã hội và nhân văn,
Kỷ yếu “Hội nghị học nữ” lần thứ 10, Hà Nội, 2005.
2. A.A.Mavlyudov (2019), Cơ sở triết học khoa học xã hội và nhân văn
KHXH KHNV
“Khoa học xã hội” (Social Sciences) là khoa - “Khoa học nhân văn (Humanities) là khoa
học nghiên cứu về những quy luật vận động học nghiên cứu về con người. Tuy nhiên,
và phát triển của xã hội - đó cũng là những chỉ nghiên cứu đời sống tinh thần của con
quy luật phản ánh mối quan hệ giữa người người, những cách xử sự, hoạt động của cá
và người, quan hệ giữa con người và xã hội, nhân và tập thể, bao gồm các bộ môn: Triết
mà đối tượng của nó là các hiện tượng xã học, văn học, Tâm lí học, Đạo đức học,
hội nảy sinh từ mối quan hệ giữa người và Ngôn ngữ học…
người.” - Khoa học nhân văn chính là khoa học
- “Tri thức khoa học xã hội là loại hình tri nghiên cứu việc phát triển nhân cách về đạo
thức khách quan về xã hội, nghiên cứu các đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm…
quy luật vận hành, phát triển của các lĩnh của con người. Khoa học nhân văn góp phần
vực xã hội riêng biệt và của toàn thể xã hội, hình thành và phản ánh thế giới quan, nhân
các quy luật khách quan của vận động xã sinh quan, năng lực tư duy của con người,
hội… Khoa học xã hội áp dụng chương của một cộng đồng giai cấp…”
trình nghiên cứu duy tự nhiên, chủ yếu tiếp
cận giải thích, tách biệt chủ thể - khách thể”
Giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn tuy có sự phân biệt nhưng vẫn có mối
quan hệ mất thiết, gần gũi giao thoa, thâm nhập lẫn nhau. Khoa học xã hội luôn bao
hàm trong nó những nội dung, mục đích nhân văn, còn khoa học nhân văn luôn mang
bản chất xã hội. Do đó, các khoa học này ở nước ta được xếp chung thành nhóm
ngành Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV)
Câu 8: Sự chi phối của lập trường hệ giá trị diễn ra như thế nào trong khoa học xã hội và
nhân văn?
* Gợi ý:
- Khái niệm giá trị:
Giá trị là tính chất của khách thể được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các
khách thể khác cùng loại trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể.
- Các thành tố của giá trị văn hóa (Theo GS Trần Ngọc Thêm):
Loại Tiểu loại Ví dụ
1. Giá trị thể chất Thể lực, sức khỏe, vẻ đẹp, v.v.
Giá trị
2. Giá trị tinh thần Tính cách, thái độ, nhu cầu, v.v.
Giá trị con cá nhân
3. Giá trị hoạt động Lao động, vận động, giải trí, v.v.
người (trực
4. Giá trị nhận thức Thế giới quan, nhân sinh quan, v.v.
tiếp thuộc
Quốc gia (thể chế, luật lệ), nông thôn, đô thị;
về nhân 5. Giá trị tổ chức
nghệ thuật, tôn giáo, v.v.
con người)
Với đồng loại, với môi trường tự nhiên, môi
Giá trị 6. Giá trị ứng xử
trường xã hội, v.v.
xã hội
Giá trị gián 7. Giá trị vật chất Kiến trúc, đồ vật, tiện nghi, v.v.
tiếp có liên
8. Giá trị tinh thần Tính sông nước, tính núi đá, tính sa mạc, tính
quan đến
có gốc tự nhiên đại dương v.v.
con người
Nghề nghiệp,
Hệ giá trị
tổ chức cơ
toàn cầu
quan
Câu 9: Trình bày đặc điểm tính phức hợp - liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn.
* Gợi ý:
Khoa học xã hội và nhân văn mang tính phức hợp liên ngành từ trong bản chất, cụ thể:
Tính liên kết tri thức thành một hệ thống - nhìn nhận tri thức hệ thống, tư duy hệ
thống ở tầm “tri thức của mọi tri thức” hết sức cần thiết trong nghiên cứu khoa học,
nhất là nghiên cứu về con người và đời sống xã hội với tính phong phú, muôn vẻ của
các quan hệ và liên hệ trong logic và lịch sử của nó.
Đối tượng của KHXH&NV do có tính chi tiết và phiếm định nên nó lệ thuộc chặt chẽ
vào các đối tượng có liên quan. Việc nghiên cứu một khía cạnh, quan hệ, hoạt động,
ứng xử này luôn phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các khía cạnh, quan hệ hoạt
động, ứng xử khác của con người. Nghiên cứu KHXHNV do vậy mang tính liên
ngành từ trong bản chất.
Nghiên cứu phức hợp KHXH&NV không thể tách rời KHXH & KHNV; trong
KHXH không thể tách rời hai lĩnh vực then chốt của đời sống xã hội là kinh tế và
chính trị; sử dụng có hiệu quả các phương pháp chuyên ngành kết hợp với liên ngành
(sử học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học,...) và đa ngành (nhân học, văn hóa học);
các phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, từ thống kê toán học, sinh lý học, y
học, sinh học,... cũng hữu ích và cần thiết cho nghiên cứu phức hợp con người.
- Yêu cầu phức hợp – liên ngành trong nghiên cứu KHXH&NV:
Phức hợp tri thức các ngành KHXH với KHNV.
Phức hợp tri thức chính trị, kinh tế và môi trường.
Tri thức và phương pháp chuyên ngành kết hợp với liên ngành (sử học, xã hội học,
đạo đức học, tâm lý học...), đa ngành (nhân học, văn hóa học...).
Kết hợp vận dụng tri thức và phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên (thống kê
toán học, sinh lý học, y học, sinh học...).
+ Nghiên cứu liên ngành là nhu cầu, là thuộc tính khách quan của KHXH&NV... do xuất phát
từ bản chất của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng quy định.
Nói đến xã hội là nói đến các mối quan hệ. Con người trong mối quan hệ với thế giới (tự
nhiên), với xã hội (con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội), với chính mình.
Liên ngành giữa KHXH&NV với KHTN, giữa các ngành trong KHXH&NV với nhau (văn
hóa – lịch sử - triết học – văn học nghệ thuật – tâm lí...).
Câu 10: Trình bày về sự chú trọng tính đặc thù và nhân cách trong khoa học xã hội và
nhân văn.
* Gợi ý:
KHXH&NV luôn chú trọng tính đặc thù của đối tượng và nhân cách, cụ thể:
- Đặc thù hiện tượng xã hội và văn hóa
Nghiên cứu KHXH&NV không thể bỏ qua đặc thù mỗi hiện tượng xã hội, văn hóa bởi:
Mỗi hiện tượng xã hội, văn hóa có đặc thù cá biệt, được quy định bởi bối cảnh không
gian – thời gian, văn hóa cụ thể, việc đánh giá, đưa ra giải pháp trước hết là cho
trường hợp cụ thể đó, sau đó mới là áp dụng sang các trường hợp khác cùng loại cũng
vẫn phải chú trọng những đặc thù của đối tượng khác đó.
Trong trường hợp KHXH&NV nghiên cứu so sánh hay khái quát quy luật, việc chú
trọng đặc thù vẫn rất cần thiết, hướng tới mục đích cuối cùng là xây dựng xã hội nhân
văn, phát triển hài hòa, bền vững không thể bỏ qua đặc thù của những trường hợp cụ
thể để cùng phát triển.
- Đặc thù nhân cách
Nghiên cứu KHXH&NV không thể bỏ qua đặc thù nhân cách như đối tượng nghiên cứu
bởi:
KHXH&NV tiếp cận đối tượng nghiên cứu là con người như những nhân cách, những
chủ thể kiến thiết văn hóa – xã hội, chú trọng đặc thù đối tượng nhân cách mới có thể
thông hiểu được đối tượng và tiến hành quá trình nghiên cứu có hiệu quả.
KHXH&NV hướng tới mục đích xây dựng và phát triển nhân cách, văn hóa, tinh thần
của con người trong xã hội, chú trọng đặc thù nhân cách đối tượng còn là đảm bảo
tính nhân văn cho kết quả nghiên cứu không xa rời mục đích nghiên cứu.
- Đặc thù nội dung nghiên cứu:
Những sự vật, hiện tượng của đời sống xã hội mà KHXH&NV nghiên cứu, không bộc
lộ một cách đầy đủ, rõ ràng trong một không gian, thời gian nhất định, mà thường chỉ
bộc lộ một khía cạnh nào đó của nó. Nghiên cứu KHXH&NV đòi hỏi phải có sự khái
quát hoá, trừu tượng hoá cao mới có thể đi đến bản chất của sự vật, hiện tượng, quá
trình.
Sản phẩm khoa học của KHXH&NV không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp và
nhanh chóng như khoa học tự nhiên hay khoa học công nghệ. Hiệu quả của nó là hiệu
quả kinh tế - xã hội có ý nghĩa rộng lớn, được thế hiện thông qua nhiều dạng hoạt
động thực tiên khác nhau và nhiều khi, phải sau một thời gian nhất định, thậm chí là
lâu dài mới cho thấy đầy đủ.
2. Nội dung thực hành (7,0 điểm): Các phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội
nhân văn.
Câu này sẽ có 3 ý chính:
- Hãy trình bày hiểu biết của mình về phương pháp … trong nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn. Có 4 loại phương pháp sau: