Tài liệu nói về khái niệm, hệ thống, đối tượng và vị trí của khoa học xã hội và nhân văn. Nó phân biệt khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên và giải thích vai trò của chúng đối với xã hội.
Tài liệu nói về khái niệm, hệ thống, đối tượng và vị trí của khoa học xã hội và nhân văn. Nó phân biệt khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên và giải thích vai trò của chúng đối với xã hội.
Tài liệu nói về khái niệm, hệ thống, đối tượng và vị trí của khoa học xã hội và nhân văn. Nó phân biệt khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên và giải thích vai trò của chúng đối với xã hội.
Tài liệu nói về khái niệm, hệ thống, đối tượng và vị trí của khoa học xã hội và nhân văn. Nó phân biệt khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên và giải thích vai trò của chúng đối với xã hội.
Download as DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8
ĐỀ CƯƠNG: NHẬP MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Câu 1: Khái niệm, hệ thống, đối tượng, vị trí của KHXH&NV
Trả lời a. Khái niệm KHXH NV Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi khái niệm KHXH NV là gì hay chưa? Trên thực tế, việc xác định khái niệm của đối tượng trước khi nghiên cứu là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì: - Đối với mọi đối tượng nghiên cứu, trước khi nghiên cứu cần xác định khái niệm về đối tượng đó. - Nhằm mục đích gọi tên và định nghĩa đối tượng - Xác định nội hàm, những yếu tố cấu thành nên đối tượng - Từ việc xác định nội hàm, rút ra được nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu đối tượng. Nói về KHXH NV, có rất nhiều quan điểm về đối tượng này, cụ thể như - KHXH hiểu theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với KHXH NV, KHNV là một phần của KHXH. + Khối KHXH: Viện triết học, viện nhà nước và pháp luật, viện kinh tế Việt Nam… + Khối KHNV: Viện văn học, viện sử học, viện ngôn ngữ học… - KHXH NV theo nghĩa rộng, đồng nghĩa KHXH và KHNV (KHXH và KHNV là các hợp phần của KHXH và KHNV) + Ví dụ: trường ĐH KHXH và NV có các ngành học: văn học, lịch sử, ngôn ngữ học, quốc tế học… Từ đây chúng ta có thể khẳng định rằng: KHXH NV là khoa học về con người trong các mối quan hệ nhân tạo với thế giới, với xã hội và với chính mình. Bao gồm các bộ môn KHXH và các bộ môn KHNV. b. Đối tượng của KHXH NV - Theo Hegel, triết gia người Đức thì đối tượng của KHXH NV là “ những hoạt động có chủ đích của loài người” - Theo Bakhtin, nhà nghiên cứu về KHXH NV người Nga thì đối tượng của KHXH NV là “ Xã hội, lịch sử, văn hóa, nhân cách” Đối tượng của KHXH NV là con người – con người trong hệ thống quan hệ “ con người với thế giới”, “ con người với xã hội” và “ con người với chính mình”. - Ví dụ: Quan niệm của Khổng Tử về chữ “nhân” và “nghĩa” của Mạnh Tử, chẳng hạn như: Quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Trước Khổng Tử, người ta quan tâm con người với tự nhiên. Còn ở Việt Nam, “ nhân nghĩa” gắn bó với yêu nước. c. Phân biệt KHXN NV và KHTN - KHTN là khoa học về giới tự nhiên, đối tượng của nó là các dạng vật chất và hình thức vận động của các dạng vật chất đó, được thể hiện trọng giới tự nhiên. - KHTN và KHXH NV tuy có sự khác biệt, song có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi vì: + Con người và tự nhiên không có sự tách rời tuyệt đối. Mác và Ăng ghen khẳng định: “ Có thể chia lịch sử thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên hai mặt đó không thể tách rời. Chừng nào loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên vẫn quy định lẫn nhau”. + KHTN cung cấp cơ sở cho sự khái quát tri thức KHXH NV. Ngược lại, KHXH NV mở đường, thúc đẩy cho KHTN phát triển. d. Đặc điểm của KHXH NV - KHXH NV là khoa học mang tính chính trị, tính giai cấp rõ nét. - KHXH NV mang tính trìu tượng, khái quát cao hơn. - Đối tượng nghiên cứu của KHXH NV biến đổi nhiều hơn trong không gian và thời gian. - KHXH NV có tác động trực tiếp, to lớn và lâu dài đến hoạt động của xã hội. Câu 2: Vị trí, vai trò của KHXH&NV Trả lời a. KHXH&NV đối với xây dựng nhân cách con người: KHXH&NV đối với xây dựng nhân cách con người: - Nhân cách: là Hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá bởi mối quan hệ qua lại của người đó với người khác, với tập thể, với xã hội, với giới tự nhiên xung quanh. - Nhân cách chính là con người xét về mặt bản chất xã hội, hoạt động xã hội và giá trị xã hội của người đó. - Nhân cách được hình thành và phát triển theo tiến trình sống của con người. - Cấu trúc của nhân cách gồm: đức và tài. - Xây dựng nhân cách con người vừa là đặc điểm, vừa là thế mạnh của khxhvnv. o Con người tồn tại với con người tự nhiên và con người xã hội, nhân cách thuộc phạm trù con người xã hội. o Nhân cách không tự nhiên sinh ra mà hình thành trong cả tiến trình sống của con người. Nhân cách được hình thành dần dần trong quá trình tham gia vào các mối quan hệ xã hội. o Nhân cách là kết quả của quá trình học vấn, kiến thức và kinh nghiệm là ptien để con người cả tiến nhân cách. Tuy nhiên, vai trò quan trọng vẫn là vai trò của đời sống, nó ảnh hưởng tới nhân cách cả về hành vi, nhận thức. ( VD: có người học thức uyên thâm, hiểu biết sâu rộng nhưng nhân cách không cao và ngược lại…). o Nhân cách là kết quả của tác động xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. KHXH&NV với những phương diện nhân cách của con người: - Nhân cách con người hướng tới: o Chân, thiện, mỹ. o Hoàn thiện nhân cách. o Dân tộc, lịch sử, văn hóa. Tác động qua lại, không tách rời nhau. - Nhân cách từ phương diện chân, thiện, mỹ: o Chân: thẳng thắn, trung thực. o Thiện: lòng tốt, tình yêu thương. o Mỹ: đẹp. o Vai trò, vị trí của các ngành/môn Triết học, Văn học, Nghệ thuật. - Nhân cách từ phương diện lịch sử: o Nhân cách là 1 phạm trù lịch sử, yếu tố lịch sử trong nhân cách, sự vận động mang tính lịch sử của nhân cách. o Ý thức về lịch sử, niềm tự hào trước lịch sử. o Vai trò, vị trí của các ngành/môn: sử học, khảo cổ học. - Nhân cách từ phương diện dân tộc: o Yếu tố dân tộc, truyền thống là yếu tố chung cho con người thuộc 1 cộng đồng dân tộc. o Ý thức dt, niềm tự hào trc truyền thống dân tộc. o Vai trò, vị trí của các ngành/môn: dân tộc học. - Nhân cách từ phương diện văn hóa: o Nhận thức và hành vi văn hóa. o Vai trò, vị trí của các ngành/môn: văn hóa học. - Nhân cách và sự tự hoàn thiện nhân cách o Trong tiến trình sống, con người cải tạo xã hội, đồng thời cải tạo chính mình. o Vai trò của giáo dục và tự giáo dục. b. KHXH&NV trong phát triển xã hội hài hòa, bền vững: Khái niệm “hài hòa” - Nghĩa thông thường: o Là sự kết hợp cân đối, đồng bộ giữa các yếu tố, các bộ phận. o Gây ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo. - Nghĩa triết học: o Khổng Tử: “Hòa nhi bất đồng” (Hòa mà không giống nhau). o G.Hegel: hài hòa là sự đồng nhất bao hàm sự khác biệt, là sự thống nhất về bản chất của những khác biệt. Hài hòa là sự thống nhất của những mặt khác biệt, là sự đồng nhất của các mặt đối lập. Nguyên nhân tạo nên sự hài hòa là những mặt đối lập, khác biệt trong tương quan với nhau, trong cùng bản thân sự vật. Quan niệm “xã hội hài hòa”: giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con người với môi trường, giữa tinh thần và vật chất, giữa văn hóa và kinh tế. Mối quan hệ giữa xã hội hài hòa và xã hội bền vững: - Xã hội hài hòa là nền tảng của xã hội bền vững và xã hội phát triển. - Tính hài hòa được thể hiện chủ yếu ở trong phát triển kinh tế - xã hội – sinh thái. Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của phát triển bền vững. Sự phát triển của loài người hài hòa với môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế hài hòa với sự phát triển xã hội. “Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội để lấy kinh tế” (lời thủ tướng NXP). KHXH&NV đóng góp vào việc xây dựng xã hội hài hòa, phát triển bền vững. - Hoạch định đường lối xây dựng xã hội hài hòa, phát triển bền vững – quan điểm, đường lối của ĐCSVN: o Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Ổn định (đặc biệt là ổn định chính trị - xã hội) là điều kiện quan trọng để phát triển, còn phát triển là cơ sở, tiền đề thúc đẩy sự ổn định xã hội. o Giải quyết tốt mqh giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái. o Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. - KHXH&NV góp phần tạo nên sự hài hòa, phát triển bền vững của xã hội: o Sự hài hõa giữa cá nhân và cộng đồng. VD: các cá nhân luôn tôn trọng lẫn nhau để xây dựng 1 cộng đồng ổn định, đoàn kết. o Phát huy những giá trị truyền thống, nhân văn tạo nên sự hài hòa giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần. VD: đạo lý “uống nước nhớ nguồn” giúp con cái hiểu được ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Từ đó không vì những vật chất như của cải, tiền bạc, công danh mà bất hiếu với cha mẹ. o Xây dựng hành vi văn hóa, ứng xử văn hóa. Với môi trường thiên nhiên(VD: xử lí rác thải trước khi đưa ra môi trường, vứt rác đúng nơi quy định); với môi trường kinh tế(VD: không tham nhũng, không buôn lậu,..) c. KHXH&NV trong bối cảnh hội nhập, trong thời đại CNTT và kĩ thuật số: Khái niệm về Cách mạng công nghiệp lần 4: - Thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ 2, diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. cuộc cách mạng lần 3, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học” Cách mạng công nghiệp lần 4 gồm: - Công nghệ sinh học: những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. - Vật lí: robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới,… - Kĩ thuật số: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (Iot), dữ liệu lớn (Big Data). Vai trò của KHXH&NV trong bối cảnh hội nhập - Phát triển, phát huy con người “công dân toàn cầu”: o Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. o Công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được khi sống và làm việc tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa khác nhau. (VD: Nick Vujick). o Gắn kết các cộng đồng dân tộc trong ngôi nhà chung thế giới, tạo nên sức mạnh, sự đa dạng, sự hòa hợp giữa các dân tộc (VD: FAO, EU, FBI,…). - Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của con người: o Con người với bản sắc dân tộc về tâm lý, hành vi… mỗi dân tộc giữ gìn, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa. VD: hòa nhập nhưng không hòa tan Những tác động tích cực và tiêu cực của thời đại hội nhập, thời đại công nghệ thông tin và kĩ thuật số: Tích cực Tiêu cực Con người Thể chất (tăng tuổi thọ, sức Thất nghiệp. Các chứng khỏe, thể lực, trí tuệ,...). Trí bệnh tâm lý do áp lực công tuệ (nâng cao năng lực trí việc cũng như việc tiếp xúc tuệ, cải thiện khả năng giao quá nhiều với các thiết bị tiếp,...) điện tử. Xã hội Đời sống con người trở nên Ranh giới giữa chiến tranh hiện đại hơn về cả đời sống và hòa bình, giữa bạo lực và vật chất và tinh thần. Cơ sở phi bạo lực (chiến tranh hạ tầng phát triển. Năng suất mạng) trở nên mong manh. lao động được nâng cao. Kéo khoảng cách giàu nghèo rộng hơn nữa. Tự nhiên Đẩy mạnh phát triển công Gia tăng ô nhiễm không khí nghệ sinh học trong khôi và nước. phục, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Văn hóa Đa dạng văn hóa. Xã hội văn Nguy cơ hòa tan. Phai nhạt minh hơn. văn hóa truyền thống. Mặt trái của thời đại 4.0 - Sự bất bình đẳng. (VD: khi làm việc bằng các thiết bị điện tử có thể xảy ra các trường hợp hack, ăn cắp dữ liệu kết quả không chính xác). - Có thể phá vỡ thị trường lao động. (VD: sử dụng máy móc công nghệ, công nhân lao động trực tiếp ngày càng giảm). - Những bất ổn về kinh tế (có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị). - Cách thức giao tiếp trên internet có thể dẫn đến những hệ lụy về tài chính, sức khỏe, thông tin cá nhân,... - Phát triển không đồng đều, không bền vững. Vai trò, vị trí của KHXH&NV trong thời đại CNTT và kĩ thuật số: - Xây dựng nhân cách con người. - Làm phong phú đời KHXHVNV sống tinh thần của mỗi cá nhân và củaKHTN toàn xã hội. - K Mục h - Nhận ả thức, môntả, giảiă thíchnvà - gNhân thức, nmô tả hvà tiênậ đoán n t bị - đích tiên đoán về các hiện tượng, quy về các htg, ql tự nhiên dựa trên đối luật XH những dấu hiệu được chắc chắn, + nhận thức thế giới xung quanh bảo vệ con người, nâng cao chất và bản thân một cách khách lượng cuộc sống. quan. + định hướng hành động. + trau dồi kiến thức để xây dựng kt, ct, xh Đối - Con người – con người trong - Các htg, ql tự nhiên xảy ra ở tượng hệ thống quan hệ “con người và trái đất, vũ trụ thế giới”, “con người và xã hội”, “con người và chính mình” Phạm - KHXH: kinh tế học, chính trị - Vật chất: Toán tin, hóa lí, thiên vi học, xã hội học, văn hóa học, văn, khoa học trái đất nghiên nhà nước và pl,… - Sự sống: sinh học cứu - KHNV: văn học, ngôn ngữ học, lịch sử, nhân loại học,… Phươn - Trừu tượng hóa - Cụ thể hóa (xác minh bằng thực g pháp nghiệm). Sản - Hệ giá trị tinh thần, mang tính - Mạng tính cụ thể, chính xác. phẩm trừu tượng - Được nghiên cứu trước khi sử - Được thực tế kiểm nghiệm sau dụng 1 thời gian áp dụng vào cuộc - Ít gắn với hệ tư tưởng sống. - Mang hiệu quả kinh tế trực tiếp - Gắn chặt với hệ tư tưởng - Kết quả của các nước khác chỉ có ý nghĩa tham khảo phó, định hướng tương lai). - Đối với khoa học công nghệ: o Nguồn cảm hứng và động lực cho sự phát triển khoa học công nghệ. o Điều chỉnh và định hướng đúng đắn khuynh hướng phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0. Hóa giải nguy cơ số hóa trái tim, mã hóa tâm hồn, hóa giải sự cự đoan của hệ hiện trạng “cong người ngón tay”. Giúp con người giàu có về tâm hồn, về nhân cách. Câu 3: Đặc điểm của KHXH&NV Trả lời Theo A.A. Mavlyudov: - Dựa trên luận chứng khoa học. - Mục đích: tìm hiểu nguyên nhân và quy luật của các hiện tượng nghiên cứu. - Đưa ra những giả thuyết khẳng định lí thuyết hoặc bác bỏ. - Sử dụng các cấu trúc logic phổ biến. - Hoạt động theo nguyên tắc giải thích nhân quả. VD về mục đích: Kinh Thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc. Kinh Thi không chỉ có giá trị về văn học, mà còn là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời. Ngoài ra, tác phẩm này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng. Khổng Tử từng nói: “Thi có thể làm cho ta phấn khởi, có thể giúp ta mở rộng tầm nhìn, có thể làm cho mọi người đoàn kết với nhau, có thể làm cho ta biết oán giận. Gần thì có thể vận dụng để thờ cha, xa thì thờ vua. Lại biết được nhiều tên chim muông cây cỏ”. Những đặc tính của khoa học xã hội và nhân văn: - Tính lịch sử (gắn với hoàn cảnh lịch sử, sự vận động mang tính lịch sử) - Tính dân tộc, tính vùng miền - Tính liên ngành - Tính tư tưởng (quan điểm chính trị, quan điểm gia cấp...) - Tính khách thể (vai trò khách quan của đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu) và tính chủ thể (vai trò của chủ thể nghiên cứu: quan điểm, thái độ, tình cảm... của người nghiên cứu) Câu 4: Phương pháp nghiên cứu KHXH&NV Trả lời a. Phương pháp phỏng vấn Khái niệm phương pháp phỏng vấn - Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình dc định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học. Các loại phỏng vấn (cá nhân – nhóm) - Phỏng vấn cá nhân: + Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: Vai trò của điều tra viên chỉ là giải thích sáng tỏ cho người được nghiên cứu về cuộc điều tra đang tiến hành, và đặt câu hỏi dưới dạng nguyên xi như nó đã trình bày từ trước. * Ưu điểm: Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau. Dễ tổng hợp với việc kiểm định giả thuyết. * Nhược điểm: Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về tâm lý. Mặt khác: Đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũng như cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ. + Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự do): Chỉ các câu hỏi khung là cố định, còn các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với người được hỏi và ngữ cảnh thực hiện. * Ưu điểm: Tạo tâm lý thoải mái cho người điều tra và người được điều tra. * Nhược điểm: Đòi hỏi người điều tra phải có trình độ học vấn cao, biết nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng. + Phỏng vấn bán tiêu chuẩn: một số câu hỏi có tính chất quyết định được tiêu chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình hình cụ thể. * Ưu điểm: người phỏng vấn có thể giải thích cho người được phỏng vấn về mục đích cuộc phỏng vấn, nội dung các câu hỏi..qua đó nâng cao được tinh thần sẵn sàng trả lời được chính xác của người được phỏng vấn. + chức năng của các câu hỏi kiểm tra có tác dụng tốt hơn + Người phỏng vấn có khả năng tạo thêm hàng loạt những thông tin bổ sung quan trọng để đánh giá đối tượng khảo sát. * Nhược điểm: + Trong một thời gian nhất định, người phỏng vấn chỉ có thể phỏng vấn một số lượng hạn chế những người điều tra. Khi số lượng người được phỏng vấn tăng lên, chi phí sẽ tăng lên và thời gian sẽ bị kéo dài ra. + Để tiến hành phỏng vấn: Những cán bộ phỏng vấn phải được đào tạo và làm chủ được kỹ thuật phỏng vấn. Do đó, chi phí để đào tạo họ cũng khá tốn kém. + Trong những trường hợp, phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâu thuẫn, không đồng tình của người được phỏng vấn. Từ đó làm cho họ từ chối trả lời hoặc trả lời sai không chính xác. + Ngược lại, cán bộ phỏng vấn có thể có những tác động gợi ý mạnh mẽ làm cho người trả lời bị chi phối không nói đúng được ý kiến của bản thân. + Xử lý thông tin phức tạp, tốn kém. + Phỏng vấn sâu: là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó. - Phỏng vấn nhóm: là phỏng vấn một nhóm người trong cùng một thời gian và địa điểm nhằm làm sáng rõ một chủ đề nào đó. Cần nắm chắc và sử dụng thành thạo 3 nguyên tắc: nghệ thuật đặt câu hỏi - nghệ thuật lắng nghe - nghệ thuật biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc điều tra sáng tạo. Một số quy tắc cho việc thực hiện phỏng vấn. - Lựa chọn cán bộ cho việc thực hiện phỏng vấn: giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn... - Chọn các ngữ cảnh phỏng vấn phải tiêu chuẩn hóa: Cố gắng sao cho môi trường đảm bảo tương đối đồng đều, có một bầu không khí tin cậy, trung thực, nghiêm túc, vui vẻ... - Cần nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp, cách ứng xử khi gặp tình huống ntn? - Cần nghiên cứu nội dung phỏng vấn bao gồm: Lập các câu hỏi riêng biệt hoặc viết các câu hỏi trả lời...cho đến sắp xếp và trình bày nội dung đó một cách khoa học sao cho đạt hiệu quả thông tin cao nhất. b. Phương pháp nghiên cứu định tính - Khái niệm: phương pháp định tính là một phương pháp tiếp cận, tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa, hành vi của con người, nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu . Phương pháp định tính không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào mà còn điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định. - Vị trí của phương pháp định tính trong KHXH và NV + Vị trí quan trọng + Các ngành khoa học xã hội và nhân văn đều thường xuyên sử dụng - Biện pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm - Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định tính + Ưu điểm: ~ Tập trung vào số mẫu nhỏ nhưng đa dạng ~ Nghiên cứu linh hoạt, đào sâu dữ liệu ngay trong phỏng vấn ~ Chi phí và thời gian thực hiện: thấp và nhanh hơn so với nghiên cứu định lượng + Hạn chế ~ Nhiều khi mang tính chủ quan ~ Khả năng khái quát bị hạn chế, nói lên được tính chất của đối tượng nghiên cứu nhưng không nói lên được tính chất đó có quan trọng, có phổ biến hay không. - Mối quan hệ giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính: o + Phương pháp định lượng có thể đưa ra khái niệm chính xác và có thể kiểm chứng với những ý tưởng đạt được thông qua phương pháp định tính. o + Phương pháp định tính có thể được sử dụng để hiểu được ý nghĩa của các kết luận được đưa ra thông qua phương pháp định lượng. o + Một ý tưởng mới cần nghiên cứu định tính trước nghiên cứu định lượng. Sau đó xác định tiềm năng của ý tưởng bằng nghiên cứu định lượng. Ý tưởng đã được nghiên cứu, có lượng thông tin nhất định thì nghiên cứu định lượng trước nghiên cứu định tính. o + Sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu định lượng và định tính thường được gọi là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp.