Tieu Luan DMC
Tieu Luan DMC
Tieu Luan DMC
LỚP
TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC TẠI
TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ GIẢI PHÁP
TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC TẠI
TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ GIẢI PHÁP
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
2.2. Công tác đánh giá chiến lược trong quy hoạch tại Lâm Đồng.................17
2.2.1. Triển khai lập quy hoạch kinh tế xã hội và quy ngành......................17
2.2.2. Công tác đánh giá chiến lược trong quy hoạch................................18
3.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực
thi pháp luật về bảo vệ môi trường..................................................................21
3.2. Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên................22
3.3. Nâng cao chất lượng lập và thẩm định báo cáo ĐMC.............................23
3.4. Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường..........23
1. Kết luận.......................................................................................................25
2. Kiến nghị.....................................................................................................25
Tiểu luận thực trạng ĐMC
MỞ ĐẦU
Tỉnh Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’-
12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông, là một trong 5 tỉnh khu vực Tây
Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, giáp ranh với các tỉnh: Đăk Lăk, Đăk
Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa, tạo nên
sự giao thoa không chỉ về kinh tế - xã hội mà còn cả về đa dạng các kiểu hệ sinh
thái. Ngoài ra Lâm Đồng còn được biết đến với vai trò hết sức quan trọng đó là
đầu nguồn của 2 hệ thống sông Krông Nô và sông Đồng Nai – La Ngà có diện
tích lưu vực 8.524 km2. Vị trí này, làm cho Lâm Đồng có vai trò hết sức quan
trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
Tốc độ phát triển kinh tế liên tục cao trong những năm qua (bình quân
trên 10%) cùng với chính sách ưu đãi thông thoáng nhằm thu hút đầu tư nên đến
nay toàn tỉnh đã có hơn 7.000 Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất
kinh doanh. Điều này đã chứng tỏ cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường
đầu tư của tỉnh, Lâm Đồng đã trở thành địa điểm đầu tư tin cậy của các Doanh
nghiệp và Nhà đầu tư trong và ngoài nước nhất là trong những năm gần đây.
Với việc theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tăng cường thúc đẩy
hợp tác quốc tế, hiện Lâm Đồng là một trong số địa phương có nhiều dự án thu
hút đầu tư FDI, ODA trong nông nghiệp nhất cả nước. Đi đôi với phát triển kinh
tế xã hội thì Lâm Đồng cũng đứng trước thực trạng đó là vấn đề suy giảm chất
lượng môi trường. Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,
trong thời gian qua đã những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, ô nhiễm môi
trường cục bộ và ở quy mô khu vực đã xuất hiện, điều này có thể ảnh hưởng gây
tổn hại nền kinh tế địa phương và những rủi ro lâu dài đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng ở mức tương đối lớn.
Nguyên nhân của của những vấn đề này là do: chưa triển khai đồng bộ và
có hiệu quả các quy hoạch kinh tế xã hội đã được phê duyệt đi đôi với công tác
bảo vệ môi trường; công tác đánh giá môi trường chiến lược chưa dược chú
trọng trong quá trình xây dựng công bố công khai quy hoạch phát triển ngành;
công tác kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên và chặt chẽ; hệ thống hạ
tầng về giao thông vận tải, đô thị phát triển không đồng bộ…
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà
không tổn hại tới môi trường sống của con người, đạt tới sự hài hòa, bền vững
giữa phát triển sản xuất và môi trường thiên nhiên. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết
1
Tiểu luận thực trạng ĐMC
đó, tỉnh Lâm Đồng cần triển khai các chính sách phát triển bền vững, sử dụng
tổng hợp các công cụ như hệ thống pháp luật, công cụ kinh tế (thuế, phí, ký
quỹ), chế tài (hành chính, hình sự), các quy chuẩn về môi trường, các công cụ
như đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) và trong thời gian tới sẽ là quy hoạch bảo vệ môi trường.
Đối với công tác ĐTM, các quy định pháp luật đã được hình thành, phát
triển và có điều chỉnh, bổ sung liên tục cho phù hợp với tình hình thực tế biến
đổi mạnh mẽ ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Nhưng việc lập, sử dụng và phát huy công cụ ĐMC hiện nay tại Việt nam
cũng như địa phương Lâm Đồng còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng
mức.
2
Tiểu luận thực trạng ĐMC
3
Tiểu luận thực trạng ĐMC
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường
khi triển khai dự án đó.
Ngoài ra, còn một số khái niệm liên quan đến công tác quản lý bảo vệ môi
trường:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất
khác.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục
ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn,
phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn
với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển
bền vững.
1.1.2. Triển khai áp dụng công cụ tại một số nước
Tiểu luận tham khảo bài viết của PGS.TS. Lê Trình, Viện Khoa học Môi
trường và Phát triển (VESDEC), Chủ tịch Hội Đánh giá Tác động môi trường
Việt Nam (VACNE) về thực trạng ĐTM/ĐMC tại một số nước.
Thực trạng ĐTM/ĐMC ở các nước Đông Bắc Á
ĐTM và ĐMC ra đời và phát triển sớm nhất tại Hoa Kỳ (ĐTM từ năm
1969, ĐMC từ thập kỷ 80 TK20) sau đó là Canada, Tây Âu, Australia, Đông
4
Tiểu luận thực trạng ĐMC
Âu, Đông Á, Đông Nam Á. Tại 3 nước Đông Bắc Á, ĐTM mới được quy định
bắt buộc cách đây 24 – 35 năm và ĐMC: chỉ mới được quy định bắt buộc cách
đây 10-15 năm (chỉ sớm hơn Việt Nam vài năm). Do vậy đến nay ĐTM và
ĐMC ở 3 quốc gia này còn khá nhiều hạn chế so với nhiều quốc gia nêu trên.
Tại Nhật Bản
ĐTM đã được giới thiệu vào Nhật Bản từ 1972, tuy nhiên đến năm 1984
Chính phủ mới quy định chính thức về thực hiện ĐTM cho các dự án và Luật
riêng về “Đánh giá tác động môi trường” (Environmental Impact Asessment
Law) được ban hành tháng 6 năm 1997 (Hàn Quốc vào năm 1993, Trung Quốc
vào năm 2003 đã ban hành “Luật đánh giá tác động môi trường”, trong khi ở
Việt Nam ĐTM vẫn chỉ là 1 chương trong Luật BVMT sửa đổi năm 2014).
Đặc điểm hệ thống ĐTM Nhật Bản là:
(i) Số loại hình cần bắt buộc ĐTM rất hạn chế: ít hơn nhiều so với yêu
cầu của Việt Nam: chỉ có 13 loại hình dự án cần lập ĐTM (đường bộ, chỉnh trị
sông, đường sắt, cảng hàng không, nhà máy điện, khu đổ thải, cải tạo đất, điều
chỉnh sử dụng đất, khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ
tầng thành phố mới, tổ hợp trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công
nghiệp do các tổ chức chuyên dụng). Mỗi loại hình có một số kiểu dự án và
được chia thành 2 loại (class) dự án: dự án loại 1 (class -1) và dự án loại 2
(class-2), theo quy mô hoặc diện tích. Mỗi loại có yêu cầu riêng về mức độ
ĐTM. Tuy nhiên, số loại hình dự án cần ĐTM ít như vậy có thể không phù hợp
với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
(ii) ĐTM được thực hiện rất thận trọng cả khâu nghiên cứu lập báo cáo
và cả khâu thẩm định: 1 báo cáo ĐTM cần trung bình 3 năm (không rõ thời gian
chờ thẩm định là bao lâu?) từ khi nghiên cứu đến khi được cấp phép thẩm định
(ở Việt Nam thường chỉ mất 0,6 – 2,0 năm đối với dự án quy mô lớn cấp Bộ
TN-MT thẩm định (kể cả thời gian chờ) và chỉ 3 – 9 tháng đối với dự án nhỏ do
các Sở TN-MT thẩm định, vậy mà còn bị nhiều bộ, ngành, nhà đầu tư than
phiền). Chính sự thận trọng này giúp các dự án tại Nhật Bản hạn chế đến mức
thấp nhất các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên sự kéo
dài quá trình ĐTM gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư và các cơ quan
quản lý môi trường do vậy đã có một số đề xuất “hợp lý hóa/đơn giản hóa
(streamlining) quy trình ĐTM” với một số loại hình dự án đặc thù (xem phần 2).
(iii) Mặc dầu ĐTM Nhật Bản là tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa
học, tuy nhiên chính các nhà môi trường nước này cũng cho rằng vẫn còn lạc
5
Tiểu luận thực trạng ĐMC
hậu so với một số quốc gia Phương Tây. Trong bài báo “Nhật Bản cần học gì về
đánh giá môi trường của Canada” tác giả Akane Otaka đã nêu một số ý sau:
Ở Canada
Đánh giá môi trường đã được đề xuất từ 1973 và Luật Đánh giá môi
trường (Canadian Environmental Assessment Act – CEAA) đã được ban hành từ
1992 (giáo trình đầu tiên tác giả bài viết này học về ĐTM từ năm 1987ở Delft là
giáo trình của Canada).
- Nhằm khắc phục các điểm yếu về đánh giá môi trường, tăng hiệu quả
của hệ thống đánh giá môi trường CEAA được sửa đổi vào năm 2012 với bổ
sung các quy định:
+ Có hình phạt với các chủ đầu tư không lập báo cáo đánh giá môi trường;
+ Cấp kinh phí cho công tác tham vấn cộng đồng và thực hiện chương
trình giám sát sau thẩm định (follow - up program)
+ Hợp tác và công bố thông tin tác động môi trường với dân chúng.
Theo tác giả, các quy định trên của hệ thống đánh giá môi trường của
Canada là tiên tiến hơn Nhật Bản, do vậy Nhật Bản cần học tập.
Ở Trung Quốc
ĐTM và ĐMC đã được quy định và thực hiện tại Hong Kong (Hương
Cảng) – Trung Quốc trước cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay hệ
thống ĐTM, ĐMC của Hong Kong đã hài hòa với các quốc gia tiên tiến: không
chỉ xem xét các tác động đến môi trường vật lý, môi trường sinh học mà còn đến
tác động xã hội, chú trọng sự tham gia cộng đồng và công khai thông tin minh
bạch nên được đánh giá thuộc loại tốt nhất châu Á và Hong Kong hiện nay được
đánh giá là một trong các nước/vùng lãnh thổ có năng lực cạnh tranh tốt nhất,
mức tham nhũng vào loại thấp trên thế giới (tốt hơn nhiều so với CHND Trung
Hoa).
Trong khi đó, theo Triệu Tiểu Hồng (Zhao Xiaohong), Bộ Bảo vệ môi
trường Trung Quốc, mặc dù đã ban hành Luật ĐTM từ 2003 và mỗi năm có đến
30.000 dự án lập ĐTM và ĐMC (thực chất là “ĐTM cho quy hoạch: Plan - EIA”
đã được thực hiện cho các quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, địa phương,
ngành lĩnh vực, các lưu vực sông, các vùng kinh tế ven biển, vịnh biển….nhưng
nhiều học giả Trung Quốc tự đánh giá: chất lượng ĐTM/ĐMC ở nước này vẫn
còn nhiều vấn đề:
6
Tiểu luận thực trạng ĐMC
(i) Khi so sánh với hệ thống ĐTM của Trung Quốc với Hàn Quốc Từ
Hưởng Lan (Xu Xianglan), GS Trung Quốc giảng dạy ở Đại học Nam Seoul cho
rằng các quy định và hiệu quả về ĐTM của Trung Quốc còn lạc hậu: nếu ở Hàn
Quốc ĐTM đã được đưa vào Luật từ 1981 và được bổ sung năm 1993 thì Trung
Quốc mới có quy định về ĐTM từ 1990 trong Luật BVMT sau đó trong Luật
ĐTM 2003. Hệ thống ĐTM của Hàn Quốc là tổng hợp và hiệu quả hơn, trong
khi đó ĐTM ở Trung Quốc chú trọng “phòng ngừa là chính”, nặng hình thức, ít
thực chất so với Hàn Quốc và với các nước tiên tiến trên thế giới.
(ii) Cũng tự đánh giá về chất lượng của hệ thống ĐTM/ĐMC của Trung
Quốc Từ Hòa (Xu He) và Vương Huy Chí (Wang Huizhi), Trung tâm Nghiên
cứu ĐMC – Đại học Nam Khai (Thiên Tân) cho rằng hiện nay ĐMC ở Trung
Quốc chỉ có hiệu quả ở mức tương đối tốt. ĐMC còn thiếu tính định lượng. Để
ĐMC có giá trị dự báo cao hơn cần phải giải quyết 2 vấn đề quan trọng:
- Xác định và xây dựng các chỉ thị (indicators) để đánh giá.
- Tìm các phương pháp định lượng và có thể đo lường được tác động và
diễn biến môi trường do thực hiện quy hoạch.
(Đây cũng là các vấn đề mà Việt Nam cũng đang mắc phải, cần được
nghiên cứu trong thời gian tới để báo cáo ĐMC không phải là tài liệu chung
chung, minh họa cho ý đồ của C/Q/K, kém đặc thù và ít tính dự báo).
(iii) Thách thức trong ĐMC ở Trung Quốc: ĐMC ở Trung Quốc (được
phát triển từ ĐTM cho quy hoạch) đã được đưa vào Luật ĐTM từ 2003 thể hiện
cam kết của lãnh đạo đất nước về phát triển bền vững. Tuy nhiên theo tác giả
Lam Ken-che (Viện ĐTM Hong Kong) phần lớn các nỗ lực trong trong 10 năm
qua chỉ là xây dựng quy trình và làm hoàn thiện các kỹ thuật, phương pháp đánh
giá. Tuy nhiên về bản chất các phương pháp sử dụng cho ĐMC (thực ra là ĐTM
quy hoạch) là chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của quy hoạch, sự tư
nhân hóa các công ty nhà nước và thay đổi chính sách, chưa kể tác động do biến
đổi khí hậu.
Tại Hàn Quốc
Dựa theo các thông tin từ hội nghị này và hội nghị ĐTM/ĐMC năm 2012
tại Jeju cũng như qua khảo sát của chúng tôi tại Hiệp hội ĐTM Hàn Quốc (năm
2010) hiện nay ĐTM và ĐMC của Hàn Quốc là tiên tiến: cơ sở pháp lý về
ĐTM/ĐMC rõ ràng, các phương pháp, quy trình đã được xây dựng hoàn chỉnh
và ĐTM/ĐMC đã đi vào chi tiết, có nghiên cứu khoa học. Do vậy, ĐTM/ĐMC
7
Tiểu luận thực trạng ĐMC
đang là công cụ tốt cho định hướng “Tăng trưởng Xanh” với tham vọng đến
2020 Hàn Quốc trở thành 1 trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về Kinh tế Xanh.
Các xu hướng chính trong nghiên cứu khoa học về ĐTM ở Hàn Quốc
được tóm tắt trong báo cáo của Kim Taehyoung cho thấy từ năm 2008 đến 2012
riêng Viện Môi trường Hàn Quốc (Korea Environment Institute – KEI) đã công
bố 106 bài báo trong đó có đến 57 nghiên cứu về ĐTM (chiếm 53,8%). Số lượng
công trình nghiên cứu về các vấn đề môi trường đặc thù tăng nhanh và chiếm
đến 70,4% tổng số công trình về ĐTM, trong khi số công trình về kỹ thuật ĐTM
chỉ chiếm 18,9%.
Trong các năm gần đây các công trình nghiên cứu về tác động do biến đổi
khí hậu (BĐKH) và tác động sức khỏe, về năng lượng tái tạo ngày càng nhiều,
trong đó số lượng công trình về BĐKH chiếm 4,4% trong tổng số các công trình
trong 5 năm qua của KEI.
Sự hài hòa về ĐTM/ĐMC giữa các quốc gia
Khi tổng quan về tình hình ĐTM/ĐMC của các nước châu Á Naoyuki
Sakumoto (JETRO Nhật Bản) cho rằng: phần lớn các quốc gia châu Á đã có quy
định về ĐTM/ĐMC. Tuy nhiên, trong khi các quy định về ĐMC giữa các quốc
gia trong Cộng đồng Châu Âu và Mỹ không có nhiều khác biệt thì các quy định
về ĐTM/ĐMC giữa các quốc gia châu Á là không giống nhau. Nguyên nhân
chính là do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế, xã hội và hệ thống chính trị, nền
tảng văn hóa của các nước châu Á. Để hoạt động ĐMC/ĐTM có sự liên thông
giữa các nước châu Á cần tiến tới hài hòa (harmonize) về các quy định, cách tiếp
cận, quy trình và phương pháp ĐMC/ĐTM. Tuy nhiên việc này không dễ dàng
mà phải được sự đồng thuận giữa các chính phủ các quốc gia trong châu lục này.
1.2. Đánh giá môi trường chiến lược tại Việt Nam
ĐTM và cả ĐMC là một trong những công cụ bảo vệ môi trường được sử dụng
ở Việt Nam, tuy nhiên do các ĐTM và ĐMC được thực hiện theo khuôn mẫu
của quy định về nội dung và hình thức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(TNMT) đây là yêu cầu cần làm theo quy định của tất cả các quốc gia, tổ chức
quốc tế nhưng lại hạn chế về thời gian, nguồn lực chuyên gia, nên thiếu tính
nghiên cứu sáng tạo, ít vấn đề khoa học mới được nêu trong từng tập báo cáo, kể
cả các báo cáo cho các dự án lớn Bộ TNMT thẩm định.
Trong khi đó tại nhiều quốc gia, ĐTM và ĐMC được quan niệm không chỉ là
công cụ pháp lý cần phải thực hiện cho dự án hoặc chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch mà còn là các nghiên cứu khoa học về tác động đến môi trường tự nhiên,
8
Tiểu luận thực trạng ĐMC
sức khỏe và xã hội (kể cả văn hóa, dân tộc, khảo cổ…). Theo quan điểm đó,
ngoài báo cáo ĐMC cần phải soạn thảo theo đúng quy định của các Chính phủ
về ‘environmental impact statement – EIS (báo cáo tác động môi trường), “tác
động môi trường” đã và đang là lĩnh vực nghiên cứu khoa học nghiêm túc thu
hút nhiều viện, trường đại học, nhà khoa học tham gia.
Mối quan hệ của công cụ được thể hiện qua các sơ đồ sau:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 1993
9
Tiểu luận thực trạng ĐMC
Luật bảo vệ môi trường năm 1993 chưa sử dụng ĐMC như một công cụ quản lý
môi trường, đến Luật bảo vệ môi trường 2005 thẩm quyền, trách nhiệm quản lý
nhà nước về ĐMC, ĐTM, CBM đã được quy định cụ thể trong Luật BVMT
2005 và trong Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Trong gian đoạn
này bộ máy Nhà nước về ĐMC và ĐTM được hình thành và thực hiện như hệ
thống của 2 giai đoạn trước khi vào hoạt động của dự án và ĐMC chỉ lập cho
các dự án lớn có yếu tố nước ngoài và các dự án chương trình của trung ương.
Luật BVMT 2014 được ra đời thay thế cho Luật BVMT 2005. Tiếp theo Luật
BVMT năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
để thay thế Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011. Bộ
TN&MT đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm
2015 để thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011.
Công cụ quy hoạch BVMT (QBM) được hình thành chính thức trong Luật
BVMT 2014. Đối tượng phải thực hiện ĐMC đã được rà soát, điểu chỉnh cho
phù hợp với tình hình mới. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện ĐMC, ĐTM: có
đưa ra yêu cầu về chứng chỉ tư vấn ĐMC, ĐTM. Nội dung chính của báo cáo
ĐMC: bổ sung, lồng ghép nội dung về biến đổi khí hậu trong ĐMC và đưa ra
yêu cầu ĐMC cần khuyến cáo những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu khi thực
hiện chiến lược/quy hoạch/kế hoạch (CQK). Nội dung của ĐTM: bổ sung yêu
cầu cần đánh giá sức khỏe cộng đồng trong phạm vi của ĐTM. Về thẩm quyền
thẩm định: bổ sung quy định việc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho
Ban quản lý các khu công nghiệp thẩm định báo cáo ĐTM. Cơ cấu, thành phần
hội đồng thẩm định: bổ sung sung quy định phải có 30% số thành viên trong hội
đồng thẩm định có chuyên môn về ĐMC, ĐTM.
10
Tiểu luận thực trạng ĐMC
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy
định các đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
Bảng Danh mục các đối tượng phải thực hiện ĐMC
11
Tiểu luận thực trạng ĐMC
12
Tiểu luận thực trạng ĐMC
13
Tiểu luận thực trạng ĐMC
được nhiều kết quả tốt, cụ thể như sau: Đến thời điểm hiện nay, phần lớn các
đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhận thức và hiểu biết
nhất định về việc BVMT trong hoạt động của đơn vị. Nhiều doanh nghiệp cũng
như đa số các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh đã ý thức được rằng BVMT là yếu tố
sống còn của đơn vị. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới đạt yêu cầu
về bảo vệ môi trường chiếm hơn 90%.
Nhiều chương trình liên tịch đã được ký kết giữa cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường địa phương với các tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể như Mặt
trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm triển khai các hoạt động thiết thực góp
phần nâng cao nhận thức BVMT trong cộng đồng dân cư. Hàng năm, nhân ngày
Môi trường thế giới, Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Tháng
hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”, các tổ chức, đoàn thể trong
tỉnh đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, ra quân làm sạch đẹp thành
phố, tổ chức tuyên truyền bằng phương tiện xe loa, treo băng rôn, áp phích tại
những nơi tập trung nhiều dân cư, các đường phố chính; trồng các loại cây xanh
trên đường phố, công viên, trong cơ quan, trường học và nhiều hoạt động khác
làm đẹp cảnh quan môi trường.
Cho đến nay các nội dung BVMT đều đã được đưa vào các cam kết,
hương ước và là một tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng, xem xét, công
nhận gia đình văn hóa, thôn, buôn, khu phố và cơ quan văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Việc bình xét gia đình văn hóa hàng năm để cấp chứng nhận hoặc khen thưởng
đều được xem xét dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về BVMT. Hàng
năm, tỉnh đều tiến hành lập danh sách các đơn vị thực hiện tốt trong công tác
BVMT lập hồ sơ để tham gia các giải thưởng môi trường của địa phương và cấp
quốc gia, vì vậy kịp thời động viên khuyến khích các đơn vị tổ chức cá nhân
thức hiện tốt công tác BVMT.
Trong những năm gần đây, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh chung,
nơi công cộng được tăng lên đáng kể. Các khu vực công cộng như các khu vui
chơi giải trí, công viên, khu vực đường phố... ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Một số nhà vệ sinh công cộng được xây dựng tại các vị trí trung tâm văn hóa du
lịch trên địa bàn tỉnh góp phần giữ gìn vệ sinh chung, nơi công cộng.
Nhiều năm qua ngoài việc thực hiện xã hội hóa nghề rừng, kêu gọi các
thành phần kinh tế là doanh nghiệp tư nhân, tổ chức cá nhân cùng với đơn vị chủ
rừng Nhà nước tham gia quản lý bảo vệ rừng dưới hình thức giao đất giao rừng
thì việc khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, nhất là đối tượng đồng bào dân
14
Tiểu luận thực trạng ĐMC
tộc góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
Việc quản lý, khai thác và hoạt động tại các khu nghỉ dưỡng, các di tích
lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh trên địa bàn Lâm Đồng đã được chú
trọng, công tác bảo vệ, đầu tư, tôn tạo di tích từng bước được cải thiện. Một số
đơn vị quản lý, khai thác đã quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, thu
gom xử lý rác thải, trồng và chăm sóc vườn hoa, cây xanh, tôn tạo cảnh quan
môi trường xung quanh; xây dựng nếp sống văn hóa trong giao tiếp với du
khách… từ đó tạo điều kiện thuận lợi phát triển môi trường du lịch của địa
phương.
Nhằm ngăn chặn việc lợi dụng rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng
hóa làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp trên địa
bàn đã cải tiến công nghệ và điều kiện sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và
khu vực về vệ sinh, an toàn thực phẩm, được cấp chứng nhận về HACCP, GAP,
… điều này đóng vai trò rất lớn trong việc cải thiện điều kiện môi trường và
giảm thiểu ô nhiễm.
2.1.2. Tồn tại hạn chế
Cơ chế chính sách
Công tác quản lý môi trường đã có sự tham gia của nhiều ngành khác nhau:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Khoa học Công nghệ, Văn hoá
Thể thao và Du lịch, Cảnh sát môi trường, Công thương… Tuy nhiên, việc phân
cấp, phân bổ kinh phí và phân công nhiệm vụ BVMT giữa các ngành, các cấp
chưa thống nhất và còn chồng chéo, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý
BVMT.
Việc phối hợp và triển khai công tác BVMT, giải quyết vấn đề môi trường
có tính chất liên vùng giữa các địa phương hầu như chưa được quan tâm đúng
mức.
Các nhiệm vụ quản lý bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức
trong quy hoạch phát triển kinh tế xả hội. Một số quy hoạch như quy hoạch phát
triển các ngành công-nông-lâm nghiệp, quy hoạch xử lý chất thải ngành gặp
nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện.
Chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ xử lý môi trường đối với các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường thuộc nhóm dịch vụ công ích, di dời đối với cơ sở sản xuất,
cơ sở chăn nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm cao đang tồn tại trong khu dân cư tập
trung.
15
Tiểu luận thực trạng ĐMC
16
Tiểu luận thực trạng ĐMC
Còn tồn tại các cơ sở sản xuất do quy mô sản xuất nhỏ, điều kiện hạn hẹp
về tài chính về diện tích đất sản xuất kinh doanh và do nằm xen kẽ trong khu
dân cư nên việc xây dựng hệ thống xử lý còn hạn chế và từ đó gây ra hiện tượng
ô nhiễm môi trường xung quanh dẫn đến phát sinh khiếu kiện.
Ngoài ra, du canh là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân
tộc ít người, dù xuất hiện nhỏ lẻ, nhưng cũng là một nguyên nhân làm mất rừng,
gây cháy rừng, thoái hoá đất, làm tăng thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc. Do
điều kiện kinh tế của nhiều hộ đồng bào dân tộc vẫn khó khăn nên tập quán này
vẫn chưa bị loại bỏ.
2.2. Công tác đánh giá chiến lược trong quy hoạch tại Lâm Đồng
2.2.1. Triển khai lập quy hoạch kinh tế xã hội và quy ngành
Trong những năm gần đây, với bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước, công tác
quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế đã có những đóng góp quan trọng vào
những thành tựu chung của nền kinh tế. Quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh
tế từng bước đáp ứng được vai trò là một công cụ trọng yếu phục vụ công tác chỉ
đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành trên địa
bàn tỉnh. Trong 5 năm gần đây, hàng năm trên địa bàn tỉnh các ngành và địa
phương các cấp lập mới và điều chỉnh bổ sung các quy hoạch phát triển vùng,
ngành, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến các quy hoạch phát
triển thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường,
khoa học - công nghệ, xây dựng, kết cấu hạ tầng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế - xã hội,
bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây
nguyên; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng;
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện, thành phố (12 đơn vị
hành chính).
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu khu vực: Quy
hoạch phát triển ngành lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên; Quy hoạch phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Tây Nguyên; Quy
hoạch cảng, hàng không; Quy hoạch vật liệu xây dựng Tây nguyên, Quy
hoạch phát triển thủy điện, Quy hoạch khai thác chế biến khoáng sản vật
liệu thông thường khu vực các tỉnh Miền Trung Tây nguyên.
Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh: Quy
hoạch phát triển thủy lợi, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải, Quy
hoạch chung các đô thị, Quy hoạch chăn nuôi, Quy hoạch phát triển một
17
Tiểu luận thực trạng ĐMC
số loại cây trồng, Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị cấp huyện, thành
phố.
Quy hoạch liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường: Quy hoạch sử
dụng đất, Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Quy hoạch khai thác, chế
biến khoáng sản, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch quản
lý chất thải rắn.
Các quy hoạch này không những cung cấp luận cứ, tầm nhìn, định hướng và
mục tiêu phát triển dài hạn,mà còn góp phần vào việc hoạch định chiến lược, kế
hoạch 5 năm, hàng năm, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các
vùng, ngành và cả nước.
Công tác quy hoạch phát triển vùng, ngành kinh tế đã có những đóng góp trực
tiếp vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, trong
đó có những ngành, sản phẩm chính của đất nước như lâm nghiệp, khoáng sản.
Nhiều kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ vừa
qua như xuất khẩu cà phê, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, phát triển
các vùng kinh tế đều bắt nguồn từ các quy hoạch phát triển. Rõ nhất trong thời
gian gần đây, trên cơ sở các quy hoạch phát triển, một số ngành, lĩnh vực mới
của đất nước đang bắt đầu được hình thành,như: nông nghiệp công nghệ cao,
ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình...
2.2.2. Công tác đánh giá chiến lược trong quy hoạch
Công tác quản lý nhà nước về BVMT tại địa phương chủ yếu tập trung cho công
tác kiểm soát ô nhiễm, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM), bản cam kết và kế hoạch BVMT. Tính đến nay toàn tỉnh có hơn
2.600 hồ sơ môi trường được phê duyệt, chiếm tỉ lệ 41 % tổng số doanh nghiệp;
Công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành luật, việc vận hành hệ thống xử lý tại
từng nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã được các địa phương
chú trọng, quan tâm. Số đợt thanh kiểm tra hiện nay tăng gấp 3,6 lần so với năm
2010, do vậy phần nào đã hạn chế các vụ việc gây ô nhiễm môi trường. Trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay chưa thực hiện lập Quy hoạch bảo vệ môi trường
cấp tỉnh.
Hiện nay pháp luật về bảo vệ môi trường đã có quy định cụ thể về đối tượng,
quy trình, phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, nội dung chính và
trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Bên cạnh đó, Điều 1 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP quy định cơ quan được giao
nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
18
Tiểu luận thực trạng ĐMC
ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu phải đồng thời lập báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch.
Tuy nhiên trong thời gian qua, theo thống kê của Sở Tài nguyên và môi trường
Lâm Đồng ghi nhận chỉ tiếp nhận báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của
một số các Chương trình dự án, Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm
chủ yếu khu vực và cả nước. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các đơn vị được giao
nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, CQK phát triển
ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu chưa lập báo cáo ĐMC trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định. Quan điểm và nhận thức về ĐMC của một số cơ
quan có liên quan còn hạn chế; một số cơ quan lập CQK chưa thật thực sự tuân
thủ các yêu cầu thực hiện ĐMC trong quá trình lập, thẩm định CQK; coi việc
thực hiện ĐMC như thủ tục bắt buộc; chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng,
tác dụng của ĐMC như một công cụ để xem xét các vấn đề môi trường của
CQK và hoàn thiện CQK. Từ đó, các cơ quan lập CQK còn tiếp thu một cách rất
hạn chế các đề xuất, kiến nghị của ĐMC đối với CQK. Một số cơ quan thẩm
định CQK chưa sử dụng có hiệu quả các kết quả, kiến nghị của ĐMC trong quá
trình thẩm định CQK.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, chất lượng và hiệu quả của các báo
cáo ĐMC Sở nhận được cũng khác nhau, phụ thuộc vào năng lực của cơ quan
lập CQK, cơ quan tư vấn ĐMC, kinh phí thực hiện ĐMC, tổ chức thực hiện
ĐMC, sự gắn kết giữa thực hiện quy hoạch và ĐMC. Một số ĐMC không đạt
yêu cầu, mang tính lý thuyết và có giá trị như là một điều kiện đơn thuần cho
việc phê duyệt CQK.
Ngoài ra, số lượng các chuyên gia có đủ năng lực tham gia các Hội đồng thẩm
định ĐMC còn ít. Phương thức thẩm định ĐMC chủ yếu thông qua tổ chức
phiên họp Hội đồng thẩm định; chưa có điều kiện tổ chức các hoạt động hỗ trợ
thẩm định như khảo sát thực địa, lấy ý kiến tham vấn các cơ quan liên quan,…
Số lượng các cơ quan, chuyên gia tư vấn có đủ năng lực thực hiện tốt ĐMC còn
chưa nhiều; chưa có đủ số lượng cơ quan, chuyên gia tư vấn về ĐMC cho nhiều
ngành, lĩnh vực đặc thù. Một số cơ quan tư vấn lập ĐMC không có khả năng
chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐMC theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
Tổ chức thực hiện ĐMC đôi lúc chưa tốt: Nhiều ĐMC được thực hiện sau khi
dự thảo CQK đã được soạn thảo, không đảm bảo nguyên tắc ĐMC thực hiện
đồng thời/song song với quá trình lập CQK. Do vậy, hiệu quả của ĐMC đối với
quá trình lập CQK bị hạn chế. Mặt khác, các đề xuất, kiến nghị của ĐMC ít
được cơ quan lập CQK tiếp thu đầy đủ. Trong một số trường hợp, cơ quan lập
19
Tiểu luận thực trạng ĐMC
CQK và ĐMC không tiến hành tham vấn trong quá trình thực hiện ĐMC. Vì
vậy, sự tham gia của các cơ quan liên quan và cộng đồng trong quá trình lập
ĐMC còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của ĐMC đối với
CQK.
Điều đáng quan tâm các nội dung liên quan đến công tác quản lý môi trường chỉ
được đề cập khá sơ sài trong các báo cáo CQK của tỉnh. Thậm chí một số báo
cáo CQK còn không đề cập đến nội dung đánh giá tác động môi trường của và
đưa ra biện pháp quản lý giảm thiểu phù hợp.
20
Tiểu luận thực trạng ĐMC
21
Tiểu luận thực trạng ĐMC
3.2. Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Thực hiện lồng ghép các nội dung về khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn tỉnh theo
định hướng phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh công tác điều tra tổng quát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên trên địa
bàn tỉnh từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên; xây dựng hệ
thống quan trắc, dự báo, cảnh báo, giám sát những biến động của nguồn tài
nguyên này, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý
Nhà nước.
- Xây dựng và triển khai các dự án điều tra, đánh giá hiện trạng công tác quản lý
và khai thác tài nguyên trong toàn tỉnh. Dự báo diễn biến tình hình khai thác và
sử dụng trong tương lai và đề xuất các biện pháp khai thác sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng và triển khai các dự án điều tra, đánh giá và thực hiện các biện pháp
ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, xâm phạm hoặc làm giảm chất lượng,
làm nghèo rừng nguyên sinh; thực hiện các biện pháp cải thiện khả năng chống
chịu của các khu rừng tự nhiên trước tác động của biến đổi khí hậu. Tổ chức
khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,
rừng đầu nguồn kết hợp với thực hiện biện pháp ngăn chặn tình trạng chặt phá,
khai thác rừng trái phép.
- Thực hiện nghiêm các quy định hạn chế tối đa các trường hợp được phép
chuyển đổi đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, đất trồng lúa
sang các mục đích sử dụng khác; cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát
triển các mô hình làng kinh tế sinh thái trên các vùng đất thoái hóa, bạc màu,
hoang mạc hóa nhằm cải tạo chất lượng đất, thu hẹp quy mô và mức độ thoái
hóa, bạc màu.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các dự án sân golf, thủy điện, khai
thác khoáng sản để khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước,
rừng. Thực hiện lồng ghép vấn đề BVMT với quy hoạch thăm dò, khai thác và
chế biến khoáng sản.
- Thực hiện lồng ghép nội dung sử dụng tài nguyên nước trong các quy hoạch
phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều
nước bảo đảm phù hợp với quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nước;
tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.
22
Tiểu luận thực trạng ĐMC
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các cơ sở khai thác nước
mặt, nước ngầm có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt vào mùa khô; nghiên
cứu, tổ chức áp dụng thí điểm việc cấp hạn ngạch trong khai thác nước mặt,
nước ngầm cho từng khu vực; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội; ban hành hướng dẫn và triển khai quy hoạch phát triển cây công nghiệp
phù hợp với khả năng cung ứng nguồn nước mặt, nước ngầm của từng khu vực.
- Phát triển nuôi thủy sản hồ chứa trên các vùng nước ven sông, suối gắn liền
với bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo; Xây
dựng phát triển một số khu bảo tồn nội địa nhằm bảo vệ, tái tạo, phát triển các
loài thủy sản bản địa quý hiếm, nguồn lợi thủy sản.
3.3. Nâng cao chất lượng lập và thẩm định báo cáo ĐMC
Nâng cao chất lượng lập và thẩm định báo cáo ĐMC thông qua việc hính thành
thông tin, dữ liệu cho lập ĐMC.
Điều chỉnh, bổ sung kịp thời văn bản pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế.
Hệ thống cơ quan quản lý môi trường được thiết lập từ cấp Trung ương đến địa
phương, điều này tạo điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ về ĐMC, ĐTM,
CBM, ĐBM và sau ĐTM.
Các quy trình, thủ tục thẩm định ĐMC, ĐTM và đăng ký CBM/KBM phải được
quy định ngày càng rõ ràng, minh bạch hơn theo hướng cải cách hành chính
nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu về chất lượng của công tác thẩm định; Thành phần
hội đồng thẩm định được quy định rõ ràng và tạo điều kiện để nhiều thành phần
được tham gia.
Việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐMC ĐTM cần được phân cấp mạnh, không
những cho các UBND cấp tỉnh mà còn giao trách nhiệm cho cả các Bộ, cơ quan
trực thuộc Chính phủ đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt
của mình.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không liên quan đến
chất thải nên không có căn cứ để làm chuẩn mực khi xem xét các tác động
không liên quan đến chất thải gây ra bởi CQK.
3.4. Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường
- Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan,
các cơ quan truyền thông trong tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về
BVMT nói chung và ĐMC nói riêng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
23
Tiểu luận thực trạng ĐMC
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về ĐMC cho các
cơ quan hoạch định chính sách, ra quyết định về CQK và cộng đồng; tăng cường
sự hợp tác của các cơ quan có liên quan đối với công tác ĐMC và thúc đẩy sự
tham gia của cộng đồng trong quá trình lập ĐMC.
- Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo và tổ chức các lớp tập huấn
QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT
cho cộng đồng theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên
truyền; tổng kết, nhân rộng các mô hình tự quản, tăng cường vai trò của cộng
đồng trong việc giám sát các hoạt động BVMT.
- Tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về BVMT, biến đổi
khí hậu. Đẩy mạnh tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt
công tác BVMT.
- Tuyên truyền, vận động kết hợp với áp dụng các công cụ kinh tế nhằm hình
thành thói quen bảo vệ môi trường trong gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, công sở và khu vực công cộng.
24
Tiểu luận thực trạng ĐMC
Với tính chất là một công cụ khoa học, ĐMC có mục đích chính là: để gắn kết
một cách khoa học nhất các khía cạnh về môi trường vào quá trình ra một quyết
định chiến lược; dự báo và cung cấp một cách đầy đủ và toàn diện nhất các
thông tin về xu hướng biến đổi môi trường , tác động môi trường có thể xảy ra
bởi quyết định chiến lược đó khi được triển khai thực hiện.
Một nguyên tắc quan trọng của phát triển bền vững là sự tích hợp của các vấn đề
kinh tế, xã hội và môi trường. Nguyên tắc này là trung tâm của điều ước quốc tế
và chính sách, chiến lược phát triển của các quốc gia khác nhau. ĐMC và những
công cụ đánh giá môi trường khác là những công cụ được sử dụng để đảm bảo
rằng các quyết định phát triển phải tính đến và giảm thiểu đến mức có thể các
tác động tiêu cực đến môi trường.
Tuy nhiên qua việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập và triển khai
ĐMC tại tỉnh Lâm Đồng cũng như các địa phương khác cho thấy chưa dược
quan tâm triển khai thực hiện đúng mức. Chúng ta đang từng bước tiếp cận theo
nguyên tắc này và những kinh nghiệm quốc tế, công tác ĐMC, ĐTM. Với sự nổ
lực chung của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của xã hội trong công tác bảo
vệ môi trường, hy vọng sẽ tiếp tục phát huy được những thành tựu đã đạt được,
giải quyết các vấn đề còn tồn tại, bất cập công tác ĐMC của tỉnh nói riêng và cả
nước nói chung.
2. Kiến nghị
Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹn của quá trình lập báo cáo tiểu luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, kính mong quý thầy cô và học viên đóng
góp ý kiến để báo cáo được hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn./.
25