Tieu Luan

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 85

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA: 41 (2015 - 2019)

NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC ÁP DỤNG


THỦ TỤC RÚT GỌN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


ThS. NGUYỄN VĂN KHUÊ LÊ HOÀNG PHI
MSCB: 002284 MSSV: B1502996
Bộ môn: Luật Tư pháp Lớp: LK1565A2

Cần Thơ, tháng 12 năm 2018


LỜI CẢM ƠN


Qua quá trình học tập và nghiên cứu theo chương trình bậc Đại học, người viết đã
tích lũy được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng quan trọng và cần thiết để làm nền tảng
cho việc học tập, rèn luyện sau này. Người viết xin chân thành biết ơn những Thầy Cô
khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm của mình cho người viết trong thời gian học tập tại trường. Nhờ vậy, người viết
có thể tiếp cận và nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Để luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân đúc kết từ
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế ngoài ra còn có sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình
của TS.Nguyễn Văn Khuê trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Người viết chân thành
cảm ơn đến TS.Nguyễn Văn Khuê đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho người viết trong suốt
quá trình thực hiện đề tài này, nhờ đó người viết có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình.
Người viết cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều
kiện để người viết hoàn thành tốt luận văn.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài vì kiến thức chuyên môn còn hạn
chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, người viết rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ quý Thầy, Cô để
luận văn được hoàn thiện hơn.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2018


Sinh viên thực hiện

Lê Hoàng Phi
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2018


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2018


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011

BLTTDS 2015 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bô ̣ chính trị


NQ49/TW
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

TCDS Tranh chấp dân sự

TTDS Tố tụng dân sự

TTRG Thủ tục rút gọn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài....................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài............................................4

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...........................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5

6. Kết cấu luận văn......................................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG


DÂN SỰ............................................................................................................................ 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự......6

1.1.1. Khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn......................................................6


1.1.2. Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự........................................8
1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự........................................10

1.2. So sánh thủ tục tố tụng dân sự rút gọn và thủ tục tố tụng dân sự thông
thường......................................................................................................................... 11

1.2.1. Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn............................................................12


1.2.2. Về thành phần tham gia giải quyết vụ án.....................................................14
1.2.3. Về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án.............................................................16
1.2.4. Về thời hạn giải quyết...................................................................................17
1.2.5. Về hiệu lực của bản án, quyết định..............................................................18
1.2.6. Về tạm ứng án phí và án phí.........................................................................19

1.3. Một số nội dung cơ bản về thủ tục rút gọn theo Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 ............................................................................................................................ 19

1.4. Lịch sử hình thành các quy định về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt
Nam ............................................................................................................................ 22

1.4.1. Thời kỳ trước năm 1945................................................................................22


1.4.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1959..............................................................23
1.4.3. Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1989..............................................................24
1.4.4. Thời kỳ từ năm 1989 đến năm 2015..............................................................26
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ
THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN.................................................................29
2.1. Điều kiện xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn...............29

2.2. Thành phần tham gia giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn...........................36

2.2.1. Về sự tham gia của Viện kiểm sát................................................................36


2.2.2. Thành phần xét xử khi giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn......................37

2.3. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn................................................38

2.3.1. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm......38
2.3.2. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm. 39

2.4. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn...................................43

2.4.1. Trình tự thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm..........................................43
2.4.1.1. Thụ lí vụ án theo thủ tục rút gọn và thời điểm áp dụng thủ tục rút gọn....43
2.4.1.2. Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn...........................................46
2.4.2. Trình tự, thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm.....................................47
2.4.2.1. Kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn...47
2.4.2.2. Lập hồ sơ vụ án phúc thẩm.......................................................................48
2.4.2.3. Phiên tòa xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn......................................49

2.5. Trường hợp chuyển từ thủ tục rút gọn sang thủ tục thông thường................50

CHƯƠNG 3: NHỮNG BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI


PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT
NAM................................................................................................................................ 52
3.1. Những bất cập về việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự và giải
pháp hoàn thiện thủ tục rút gọn trong một số điều luật cụ thể..............................52

3.1.1. Bất cập về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn...............................................52
3.1.2. Bất cập về thành phần tham gia giả quyết theo thủ tục rút gọn..................54
3.1.2.1. Về sự tham gia của Viện kiểm sát.............................................................54
3.1.2.2. Thành phần xét xử khi giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn....................56
3.1.3. Bất cập về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn...............56
3.1.3.1. Triệu tập đương sự để lấy lời khai............................................................56
3.1.3.2. Về việc hòa giải........................................................................................57
3.1.3.3. Thời điểm áp dụng thủ tục rút gọn............................................................58
3.1.3.4. Về việc chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường..............59

3.2. Kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện Thủ tục tố tụng dân sự rút
gọn ở Việt Nam...........................................................................................................60

3.2.1. Kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện về điều kiện để áp dụng
thủ tục rút gọn..........................................................................................................60
3.2.1.1. Vụ án mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ......................................62
3.2.1.2. Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và có giá ngạch thấp..........................62
3.2.1.3. Vụ án giá ngạch lớn nhưng đơn giản, chứng cứ rõ ràng và các đương sự
đồng ý áp dụng TTRG............................................................................................63
3.2.2. Kiến nghị phướng hướng và giải pháp hoàn thiện về thành phần tham gia
giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.......................................................................64
3.2.3. Kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện về trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án theo thủ tục rút gọn..............................................................................65
3.2.3.1. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.....................................65
3.2.3.2. Về hướng dẫn yêu cầu có bản khai và lấy lời khai của đương sự trong vụ
án được giải quyết theo thủ tục rút gọn..................................................................65
3.2.3.3. Thời điểm xác định vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn.........................66
3.2.3.4. Việc chuyển vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn sang thủ tục thông
thường.................................................................................................................... 67
3.2.4. Một số kiến nghị khác nhằm hoàn thiện thủ tục rút gọn theo quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015............................................................................68
3.2.4.1.Xây dựng quy định có tính bắt buộc đi kèm chế tài xử lý trách nhiệm đối với
thẩm phán khi có đủ điều kiện nhưng không áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ
án........................................................................................................................... 68
3.2.4.2. Những vụ án do các đương sự thoả thuận lựa chọn giải quyết theo thủ tục
tố tụng dân sự rút gọn............................................................................................68
3.2.4.3. Về vấn đề thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân.......69
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, đất nước không ngừng đổi mới và phát triển, theo đó
đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, các quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng
và phức tạp hơn kéo theo hệ lụy là các tranh chấp cũng xảy ra rất nhiều. Thực tiễn nhiều
năm qua cho thấy số lượng vụ việc dân sự do hệ thống tòa án thụ lý cũng tăng nhanh qua
từng năm dẫn tới sự quá tải trong công tác giải quyết và thi hành án dân sự. Trong số các
vụ án, tranh chấp được Tòa án thụ lý giải quyết có không ít các vụ án rất đơn giản như có
nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, bị đơn không phản đối yếu cầu của nguyên đơn
hoặc các vụ án về tài sản có giá ngạch thấp nhưng do tính không linh hoạt trong hoạt
động tư pháp đã khiến trình tự giải quyết kéo dài, gây tốn kém cả thời gian và tiền bạc
của các đương sự. Có thể thấy nhận thấy được tính đơn giản của tranh chấp và sự thừa
nhận nghĩa vụ của bị đơn trong các bản án được sưu tầm sau đây.
Vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa Nguyên đơn là Qũy tính dụng Nhân
dân Cần Đ và đồng Bị đơn là ông Trần Văn T, bà Hồ Kim M, thụ lý ngày 18-5-2018 và
được Tòa án nhân dân huyện Châu Thành tỉnh An Giang xét xử ngày 30-8-2018. Theo đó
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thanh toán khoản vay gốc là 70.000.000 đồng và
khoản lãi là 9.607.000 đồng. Bị đơn thừa nhận toàn bộ khoản vay gốc và khoản lãi chưa
thanh toán nêu trên nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên ông xin được trả nợ nhiều lần cho
đến khi hết nợ1. Qua vụ án có thể thấy rằng tuy bị đơn đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ
nhưng Tòa án vẫn phải thực hiện một số hoạt động không cần thiết như hòa giải, thu thập
chứng cứ theo quy định, phải hoãn phiên Tòa lần đầu khi một trong các đương sự hoặc
người đại diện của họ được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt dù không có lí do chính đáng,
bên cạnh khi xét xử thì Hội đồng xét xử sẽ là một tập thể… để giải quyết vụ án dẫn đến
thời gian kéo dài mà kết quả giải quyết không có gì khác ngoài việc tuyên một phán
quyết chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Đặc biệt trong vụ án Phạm Văn Quang kiện Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương Việt Nam (VCB), thụ lý ngày 03-4-2013 và được Tòa án nhân dân quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh xét xử ngày 23-01-2014. Theo đó, Nguyên đơn đến trụ ATM của VCB
đặt ở Quang Trung (Gò Vấp) để rút 15 triệu đồng. Những lần trước nguyên đơn chỉ cần
giao dịch ba lần (mỗi lần rút được 05 triệu đồng) và chỉ mất phí rút tiền là 3.300 đồng.
Tuy nhiên, thời điểm này trụ ATM chỉ còn tiền mệnh giá 50.000 đồng nên nguyên đơn
phải rút đến tám lần, mỗi lần rút 1.750.000 đồng và phải chịu phí rút tiền là 8.800 đồng.
1
Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số 144/2018/DS-ST, ngày 30-8-2018 của
Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta160646t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 15-9-2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 1 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Như vậy, so với mọi lần, nguyên đơn phải mất thêm 5.500 đồng. Vì cho rằng đây là hành
vi lừa dối khách hàng để thu lợi thêm nên nguyên đơn làm đơn khởi kiện yêu cầu trả lợi
5.500 phí ATM2. Chính vì TTRG chưa được áp dụng nên những vụ án đơn giản, giá trị
tranh chấp chỉ 5.500 đồng mà gần một năm sau vụ việc mới được giải quyết, gây ảnh
hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn cũng như uy tín của ngân hàng.
Qua đó cho thấy được, với thực tiễn xét xử như hiện nay khi các tranh chấp dân
sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại được đưa ra Tòa án để giải
quyết ngày càng tăng về số lượng. Trong khi đó việc áp dụng thủ tục tố tụng thông
thường giải quyết còn nặng nề về vấn đề thủ tục, thời gian giải quyết còn kéo dài và có
một số thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án không thực sự cần thiết để áp dụng. Điều
này dẫn đến ngày càng có nhiều vụ án chưa được giải quyết kịp thời, vô hình trung làm
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, gây tốn kém tiền bạc của Nhà
nước và của nhân dân.
Chính vì thực trạng trên, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm, cụ thể trong Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bô ̣ chính
trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Hoàn thiê ̣n các thủ tục
tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo
vê ̣ quyền con người” và “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ
án có đủ một số điều kiện nhất định”.
Ngoài ra để thể chế hóa đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tại khoản 4
Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết
định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Quy định này của Hiến pháp
năm năm 2013 cũng được đề cập thông qua nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể được quy
định tại Điều 14 BLTTDS 2015. Đồng thời để cụ thể hóa nguyên tắt này BLTTDS 2015
đã dành hai chương để quy định về TTRG trong việc áp dụng để giải quyết các vụ án khi
đủ điều kiện nhất định. Quy định này nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho Tòa án trong giải
quyết tranh chấp dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo tính công bằng, nghiêm
minh của pháp luật. Tuy nhiên, những quy định về điều kiện để áp dụng TTRG còn mơ
hồ, chưa đi kèm với hướng dẫn cụ thể vì thế nó sẽ gây khó khăn trong việc hiểu và áp
dụng các quy định pháp luật. Ngoài ra còn tùy vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa
của mỗi quốc gia sẽ áp dụng thủ tục rút gọn khác nhau. Vì vậy để có được một TTRG
hoàn thiện, thống nhất, mang lại hiệu quả trong việc áp dụng và Thẩm phán có quyền
điều chỉnh linh hoạt các bước trong trình tự để đẩy nhanh quá trình giải quyết thì các chế
2
Hoàng Yến: “Bác yêu cầu đòi Vietcombank trả lại 5.500 đồng phí ATM”, Báo điện tử Dân Trí,
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bac-yeu-cau-doi-vietcombank-tra-lai-5500-dong-phi-atm-1391120251.htm [Ngày
truy cập 15-8-2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 2 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

định này cần được làm rõ và được hướng dẫn cụ thể và hợp lí là rất quan trọng và cần
thiết. Chính vì lẽ đó mà người viết quyết định chọn đề tài: “Những bất cập trong việc
áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố tụng dân sự Việt Nam” để
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, TTRG trong tố tụng dân sự tuy là một chế định còn khá mới nhưng đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau. Trong
các công trình nghiên cứu, các bài viết về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thường đề cập
đến nhiều vấn đề nhưng nó đều thể hiện trong nhóm các vấn đề chính sau đây:
- Thứ nhất, yêu cầu về tính hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp Tiêu biểu cho
vấn đề này phải kể đến một số tài liệu như là: “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh
chấp kinh kế ở nước ta hiện nay” của tác giả Đào Văn Hội3, “Thực tiễn tranh chấp kinh
tế với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh” của tác giả Mai Hồng Qùy làm chủ nhiệm
đề tài4, các bài viết chủ yếu đặt ra vấn đề là phải giải quyết tranh chấp một cách nhanh
chóng, gọn gàng nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả.
- Thứ hai, nhu cầu và quan điểm xây dựng thủ tục rút gọn ở Việt Nam. Về nhóm
vấn đề này có thể kể đến các bài viết như: “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử
và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân” của tác giả Trương Hòa
Bình5, “Cần có quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả Đỗ
Văn Chinh và Phạm Thị Hằng6. Những bài viết về nhóm vấn đề này chủ yếu đặt ra yêu
cầu về việc xây dựng TTRG, khả năng áp dụng TTRG trong tố tụng dân sự Việt Nam
cũng như phạm vi áp dụng của TTRG.
- Thứ ba, việc xác định cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng TTRG trong tố tụng dân
sự ở Việt Nam. Tiêu biểu có vấn đề này có công trình nghiên cứu khá đồ sộ đó là “Vấn
đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp” do Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề
tài thực hiện năm 20147.

3
Đào Văn Hội: Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế nước ta hiện nay, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2004.
4
Mai Hồng Qùy: “Thực tiễn tranh chấp kinh tế với hoàn thiện pháp luật kinh doanh”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
5
Trương Hòa Bình: “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án
nhân dân”, Tòa án nhân dân tối cao http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/12575921?
pers_id=1751931&item_id=55132560&p_details=1 [Ngày truy cập 20-8-2018].
6
Đỗ Văn Chinh, Phạm Thị Hằng: “Cần có quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án
nhân dân, số 03 (2013): 14-21.
7
Trần Anh Tuấn: “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2010.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 3 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

- Thứ tư, giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài về TTRG bao gồm tiêu chí xác định vụ
án được giải quyết theo TTRG, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG.
Các bài viết nói trên tuy đã phân tích rất nhiều khía cạnh rất khác nhau liên quan
đến TTRG nhưng do tính chất của mỗi bài chỉ xoáy xâu vào một vấn đề cụ thể mà chưa
phân tích toàn diện đến các vấn đề vì vậy người viết cần hoàn thiện hơn hay nâng cao
tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng TTRG vào thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ về TTRG trong tố tụng dân sự là nhằm đạt
được những mục đích sau đây:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lí luận về TTRG trong tố tụng dân sự;
Hai là, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Việt Nam khi áp dụng TTRG;
Ba là, Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lí luận, phân tích nội dung của TTRG
trong Bộ luật tố tụng 2015, từ đó tìm ra những điểm hợp lí và còn hạn chế để đề xuất các
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự quy định về
TTRG.
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn đã tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về TTRG trong tố tụng dân sự và
thực tiễn áp dụng của một số quốc gia trên thế giới;
Hai là, phân tích nội dung của TTRG nhìn từ Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
Ba là, phân tích thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam, đồng
thời đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở việt
nam, đồng thời còn nghiên cứu xoay quanh các quy định liên quan đến việc giải quyết
các tranh chấp dân sự tại Tòa án theo thủ tục thông thường. Ngoài ra việc nghiên cứu còn
được mở rộng sang một số quốc gia khác đế từ đó đối chiếu, so sánh và rút ra kinh
nghiệm trong việc hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở nước ta.
Với phạm vi nghiên cứu như trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ bao gồm
các vấn đề chính sau:
-
Những vấn đề lý luâ ̣n cơ bản về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn và thực tiễn của
việc áp thực tiễn của việc áp dụng TTRG;

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 4 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

-
Các quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong Bộ luâ ̣t tố tụng dân sự Viê ̣t
Nam 2015;
-
Những quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm cả thủ tục tố tụng
thông thường và TTRG qua các thời kỳ;
-
TTRG trong tố tụng dân sự của một số quốc gia trên thế giới;
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp các phương pháp như: phương pháp
luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Ngoài ra việc nghiên cứu đề tài còn có sự kết hợp của nhiều phương
pháp như: Phương pháp phân tích luật học, phương pháp phân tích – so sánh, phương
pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp trích dẫn, phương pháp hệ thống…
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về Thủ tục tố tụng
dân sự rút gọn
Chương 3: Những bất cập trong thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện thủ tục
rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 5 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
Trong khoa học tố tụng nói chung và khoa học tố tụng dân sự nói riêng, để giải
quyết các tranh chấp dân sự thường có hai loại thủ tục tố tụng cơ bản được áp dụng đó là
thủ tục tố tụng thông thường và thủ tục tố tụng đặc biệt. Vì vậy ta có thể thấy rằng,
TTRG cũng là một dạng của thủ tục tố tụng đặc biệt. Thủ tục này chỉ được áp dụng giải
quyết các tranh chấp dân sự khi có đủ điều kiện theo quy định về trình tự đơn giản, rõ
ràng và rút ngắn thời gian so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Theo pháp luật tố
tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới bên cạnh thủ tục thông thường thì họ cũng xây
dựng thêm một thủ tục đơn giản, thủ tục giản lược hay thủ tục ra lệnh áp dụng đối với
những tranh chấp đơn giản, rõ ràng hoặc giá ngach thấp.
Thuật ngữ “thủ tục rút gọn”, “thủ tục đơn giản” hay “thủ tục giản lược” tuy có
nhiều cách gọi khác nhau nhưng nó đều được sử dụng khi nói về thủ tục được áp dụng để
giải quyết các tranh chấp dân sự đơn giản. Ở mỗi quốc gia khác nhau tuy có nhiều tên gọi
khác nhau nhưng nhìn chung quy định về thủ tục này hướng đến mục đích là thủ tục đơn
giản hơn so với thủ tục thông thường. Cụ thể, theo pháp luật của Pháp là “thủ tục tố tụng
theo đó các thủ tục được đơn giản hóa hơn so với thủ tục tố tụng thông thường, được áp
dụng trước các Tòa án theo thông luật hoặc trước các Tòa án có thẩm quyền chung
trong những trường hợp đặc biệt”8. Trong Bộ luật tố tụng dân sự Pháp thì TTRG được
gọi với thuật ngữ khác đó là thủ tục giản lược hay thủ tục đơn giản, được áp dụng để giải
quyết các tranh chấp đủ điều kiện theo quy định của luật như là trình tự thủ tục đơn giản,
rõ ràng và có thể giải quyết một cách nhanh hơn so với thủ tục thông thường.
Ngoài ra việc nghiên cứu về pháp luật của các nước còn cho ta thấy được Bộ luật
tố tụng dân sự của Pháp, Nga, Trung Quốc và Đài Loan có những quy định về thủ tục ra
lệnh thanh toán nợ trong trường hợp những khoản nợ đó có chứng cứ rõ ràng. Hơn nữa
việc quy định về thủ tục rút gọn ở một số quốc gia có nét tương đồng giống Việt Nam
như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo,…đều có quy định về TTRG đối với
các vụ việc dân sự có giá ngạch thấp, do một Thẩm phán giải quyết và phán quyết được
đem ra thi hành ngay, đương sự không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc
hạn chế quyền kháng cáo phá án của đương sự 9. Tóm lại, tuy pháp luật của mỗi quốc gia
đều có những đặc thù riêng biệt nhưng nhìn chung TTRG trong tố tụng dân sự được hiểu
là một thủ tục độc lập, riêng biệt đơn giản hơn so với thủ tục thông thường về thành phần
xét xử, thời gian và trình tự xét xử.

8
Nguyễn Văn Bình: Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2009.
9
Hoàng Thị Thu Vân: Xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2017.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 6 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Trước đây một số nội dung của TTRG đã từng được đề cập trong pháp luật tố tụng
dân sự của Việt Nam từ trước năm 1945 khi quy định về giải quyết một số loại vụ án có
giá ngạch thấp bởi Tòa án cấp sơ thẩm và không được phép kháng cáo. Hiên tại thì
TTRG đang là một chế định khá mới, chưa được đề cập trong Từ điển Tiếng Việt và nó
được du nhập từ thủ tục tố tụng của các nước. Vì vậy, có thể hiểu đơn giản “thủ tuc rút
gọn” là cụm từ ghép từ “thủ tục” và “rút gọn”, việc phân tích hai từ này ta sẽ có được
định nghĩa khái quát nhất của TTRG. Trong từ điển Tiếng Việt, từ “thủ tục” được định
nghĩa là “những công việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một
công việc có tính chất chính thức”. Theo định nghĩa ta có thể hiểu, thủ tục là thể thức
trong việc thực hiện các công việc theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định và
việc thực hiện mang tính thống nhất với nhau. Từ “rút gọn” được định nghĩa là “làm cho
có hình thức đơn giản, ngắn gọn hơn” với định nghĩ như vậy ta có thể hiểu là các thủ tục
trong hoạt động của cơ quan nhà nước cần được thực hiện một cách nhanh, gọn và hiệu
quả nhất có thể10.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học pháp lí ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả đã
đưa ra các khái niệm thủ tục tố tụng dân sự rút gọn khác nhau nhưng tiêu biểu là khái
niệm về việc dẫn chiếu đến thủ tục giản lược của nước Pháp: “thủ tục giản lược
(procedure sommaire) là một thủ tục ít nệ thức, đỡ tốn kém, và mau chóng hơn, được nhà
lập pháp dự liệu như biệt lệ đối với thủ tục thông thường” 11. Tuy nhiên khái niệm vẫn
chưa thể hiện hết nội dung của TTRG trong tố tụng dân sự. Để phân tích và làm rõ hơn
một công trình nghiên cứu cấp bộ do Nguyễn Công Bình làm chủ nhiệm đề tài năm 2014
đã đưa ra khái niệm rõ hơn về TTRG: “Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là thủ tục tố
tụng để giải quyết đối với những tranh chấp nhỏ, đơn giản và có chứng cứ rõ ràng…”12.
Một công trình nghiên cứu khác đã dựa trên các đặc trưng cơ bản của thủ tục gọn
để đưa ra một định nghĩa khá hoàn thiện: “Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là loại hình thủ
tục tố tụng được giản lược, do một Thẩm phán tiến hành giải quyết đối với các vụ kiện
dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có nội dung đơn giản, rõ
ràng hoặc có giá trị nhỏ theo một trình tự tố tụng đơn giản, nhanh chóng, phán quyết
của Tòa án có hiệu lực pháp luật ngay hoặc có thể bị phản kháng để giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm thông thường hoặc thủ tục phúc thẩm được giản lược”13.

10
Hoàng Phê: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2004.
11
Nguyễn Huy Đẩu: Luật dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn, 1962.
12
Nguyễn Công Bình: “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2014.
13
Trần Anh Tuấn: “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cấp cơ sở, Hà Nội, 2010.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 7 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Sau những công trình nghiên cứu đồ sộ, cuối cùng thì TTRG cũng chính thức
được đề cập trong Hiến pháp năm 2013 tại khoản 4 Điều 103 quy định: “Tòa án nhân
dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” .
Tuy nhiên quy định chỉ mới đề cập đến thuật ngữ “thủ tục rút gọn” mà chưa có định
nghĩa cụ thể. Để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp năm 2013 thì khái niệm TTRG
lần đầu tiên được quy định tại khoản 1 Điều 316 của BLTTDS 2015: “Thủ tục rút gọn là
thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định
của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông
thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật”.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là một thủ tục tố tụng đặc biệt được hình thành dựa
trên cơ sở đơn giản hóa thủ tục tố tụng thông thường, với bản chất đơn giản, rút gọn về
thủ tục và rút ngắn về thời gian cũng như thành phần giải quyết và tham gia tố tụng so
với thủ tục tố tụng thông thường thì thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có những đặc điểm sau
đây:
Thứ nhất, thủ tục tố thủ tục tố tụng dân sự rút gọn chỉ áp dụng giải quyết những
tranh chấp có chứng cứ rõ ràng, nội dung tranh chấp đơn giản, tài sản tranh chấp có giá
trị không lớn. Với bản chất đơn giản, rút gọn thì TTRG không thể áp dụng để giải quyết
cho tất cả vụ án tranh chấp dân sự, vì vậy đối với những vụ án có tranh chấp phức tạp,
chứng cứ không rõ ràng, tài sản tranh chấp có gì trị lớn thì không thể nào tiến hành giải
quyết một cách nhanh gọn mà cần phải tiến hành nhiều hoạt động tố tụng như cần phải
thu thập thêm chứng cứ, tổ chức hoạt động đối chất, ngoài ra cần thiết phải tiến hành hoạt
động hòa giải và phải xét xử tập thể để chắc chắn rằng việc đưa ra phán quyết là đúng
đắn. Ngược lại, đối với những tranh chấp có chứng cứ rõ ràng, nội dung tranh chấp đơn
giản hay tài sản tranh chấp có giá trị thấp thì Tòa án không cần thiết phải tiến hành nhiều
hoạt động tố tụng, làm mất nhiều thời gian hay là phải cần phải xét xử vụ án bởi một tập
thể… mà vẫn có thể giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, vẫn chính xác nhưng đảm
bảo quyền lợi của người tham gia tố tụng và đúng pháp luật. Tóm lại, TTRG là một thủ
tục đặc biệt chỉ được áp dụng để giải quyết đối với những vụ án đặc thù đủ điều kiện theo
quy định của luật. Để nghiên cứu sâu hơn ta có thể điểm qua điều kiện để dụng áp TTRG
của các nước trên thế giới. Theo quy định ở một số quốc gia như Pháp, Đức, Anh, Hoa
Kỳ, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapo,… thì vụ án chỉ cần thỏa mãn một yếu tố là vụ án đó
có “giá ngạch thấp” là có thể áp dụng TTRG 14. Ví dụ cụ thể: ở Pháp, những tranh chấp có

14
Trần Anh Tuấn: “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2014.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 8 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

giá trị nhỏ không vượt quá 4.000 Euro (EUR) thì được giải quyết theo TTRG bởi một
Thẩm phán tại Tòa sơ thẩm có thẩm quyền hẹp hoặc Tòa án cơ sở 15. Thông qua việc
nghiên cứu về điều kiện áp dụng TTRG của nhiều nước trên thế giới có thể thấy gần mặc
dù giá ngach của vụ án thấp nhưng bản chất vụ án phức tạp hay nội dung chưa rõ ràng thì
không thể nào tiến hành giải quyết một cách nhanh chóng được mà cần phải thông qua
nhiều thủ tục tố tụng, vì lẽ đó việc quy định là chưa khả thi có khả năng làm ảnh hưởng
đến công tác xét xử và áp dụng pháp luật, không đảm bảo được quyền lợi của người tham
gia tố tụng.
Thứ hai, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn được giản lược một số thủ tục tố tụng so
với thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Cũng như đã đề cập ở đặc điểm thứ nhất muốn
giải quyết một tranh chấp dân sự theo thủ tục thông thường thì Tòa án bắt buộc phải tiến
hành đầy đủ các hoạt động tố tụng như: thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, hoạt động
đối chất, hòa giải và các trình tự tố tụng tại phiên tòa…Vì vậy việc áp dụng TTRG đơn
giản hơn rất nhiều về trình tự, thủ tục cũng như một số hoạt động không cần thiết như: do
tranh chấp có chứng cữ rõ ràng nên không cần phải tiến hành hoạt động thu thập chứng
cứ, do nội dung tranh chấp đơn giản, rõ ràng nên không cần phải tranh luận tại phiên tòa,
hoạt động hòa giải chỉ được tiến hành khi có yêu cầu và khi có phán quyết thì đương sự
không được quyền kháng cáo trong một số trường hợp theo quy định của luật…Có thể
thấy được việc giải quyết theo TTRG đơn giản đi hơn rất nhiều so với thủ tục thông
thường bỏ qua một số hoạt động không cần thiết tránh làm mất thời gian giải quyết tranh
chấp đồng thời còn làm giảm chi phí xét xử trong việc thực hiện một số hoạt động tố tụng
không cần thiết.
Thứ ba, thời gian giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự sẽ được rút ngắn
hơn so với thời gian giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Đặc điểm đặc trưng của
TTRG là thời gian tố tụng, do được lược bớt đi một số trình tự, thủ tục hay hoạt động tố
tụng thì đương nhiên thời gian giải quyết vụ án theo TTRG sẽ được rút ngắn hơn. Ngoài
ra việc rút ngăn thời gian giải quyết vụ án phụ còn thuộc bởi để bản chất của tranh chấp
đơn giản, nội dung rõ ràng, khối lượng công việc của Thẩm phán, đội ngũ giúp việc của
Thẩm phán… Vì vậy không cần thiết phải áp dụng thời hạn chung để giải quyết tránh
việc lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng.
Nhìn chung, không chỉ Việt Nam, khi xây dựng TTRG các quốc gia trên thế giới đều quy
định thời hạn giải quyết vụ án sẽ ngắn hơn so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Ví
dụ như đối với Trung Quốc, thời hạn giải quyết tranh chấp theo TTRG là không quá ba

15
Điều R 221-3, Điều 221-4 và Điều 231-3 Luật tổ chức tư pháp năm 2012 của Pháp.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 9 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

tháng, Hàn Quốc là hai tháng rưỡi (thủ tục thông thường là sáu tháng); ở Anh, thời gian
trung bình giải quyết xong một vụ kiện có giá trị nhỏ ba mươi mốt tuần16.
Thứ tư, Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn chỉ do một Thẩm phán tiến hành giải quyết.
Về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp và tham gia tố tụng trong việc giải quyết
tranh chấp theo TTRG, theo quy định của pháp luật là chỉ do một Thẩm phán tiến hành
giải quyết, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân như thủ tục tố tụng thông
thường. Việc nâng cao trách nhiệm cá nhân của Thẩm phán nhằm đẩy nhanh tiến trình
giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn bởi lẻ bản chất tranh chấp đơn giản, rõ ràng
không cần thiết phải có sự tham gia của những thành phần tố tụng khác vì lẽ đó sẽ giảm
bớt được tiền bạc, công sức cũng như tiết kiệm được ngân sách nhà nước. Tại nhiều nước
trên thế giới thừa nhận rằng, việc giải quyết tranh chấp và xét xử theo TTRG cũng chỉ do
một Thẩm phán tiến hành giải quyết từ khi thụ lý cho đến khi xét xử sơ thẩm và không
cần phải có sự tham gia của những người tham gia tố tụng khác. Ví dụ, ở Anh, việc xét
xử các vụ án theo TTRG không sự tham gia của Bồi thẩm đoàn; ở Nga, lệnh của Tòa án
hoặc quyết định của Tòa án sẽ do một Thẩm phán ban hành17.
Thứ năm, giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ giảm thiểu chi
phí cho Nhà nước và đương sự. Việc phân tích các đặc điểm trên cho thấy rằng khi giải
quyết quyết tranh chấp theo TTRG sẽ tiết kiện đi rất nhiều chi phí như: Khi tranh chấp đã
có chứng cứ rõ ràng thì không cần phải thực hiện các hoạt động thu thập chứng cứ, không
cần phải tổ chưc hoạt động hòa giải và đồng thời giảm được thành phần tham gia xét
xử… việc lược bớt đi nhiều trình tự thủ tục thì đương nhiên chi phí xét xử sẽ giảm đi rất
nhiều so với thủ tục thông thường, ngoài việc tiết kiệm được thời gian mà nó còn tiết
kiệm được tiền bạc, chi phí tố tụng cũng như ngân sách của nhà nước và đương sự.
1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Việc xây dựng TTRG mang lại nhiều ý nghĩa to lớn và sâu sắc không chỉ đối với
đương sự, Tòa án mà còn đối với một xã hội hiện đại như hiện nay. Từ việc phân tích
những đặc điểm của TTRG ta sẽ thấy được những ý nghĩa mà nó mang lại.
Trước hết, việc xây dựng thủ tục tố dụng dân sự rút gọn góp phần đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế và là sự hiện thực hóa chiến lược cải cách tư
pháp của Đảng và Nhà nước ta. Hoạt động của hệ thống tư pháp, cũng giống như hoạt
động của bất kỳ tổ chức nào trong xã hội đều cần có tính hiệu quả và cho người dân dễ
tiếp cận cho nên việc cải cách thủ tục tố tụng dân sự sẽ góp phần tạo nên một nền tư pháp
có hiệu quả, vừa đáp ứng được xu thế hội nhập nền kinh tế hiện nay, vừa linh hoạt, nhanh

16
Đặng Thanh Hoa: Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự, Nxb. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2016.
17
Khoản 1 Điều 123, Điều 23 và Điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2003 của Nga.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 10 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

chóng để giải quyết các tranh chấp đồng thời góp phần giao lưu kinh tế - thương mại -
dân sự với các quốc gia trên thế giới.
Việc xét xử theo TTRG sẽ giảm bớt các chi phí tố tụng cho đương sự và Tòa án
trong quá trình giải quyết vụ án bởi vì trong quá trình xét xử Tòa án không phải tiến hành
tất cả các trình tự, thủ tục như xét xử theo thủ tục thông thường, mà đã bỏ đi các thủ tục
không cần thiết, các chi phí về thẩm định giá, thu thập tài liệu chứng cứ… nhưng vẫn có
phán quyết chính xác từ quá trình cung cấp tài liệu từ các bên đương sự. Ngoài ra, trong
thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thời gian tiến hành tố tụng cũng được rút gọn đi rất nhiều
lần so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường, do không phải tiến hành nhiều thủ tục
không cần thiết cùng với việc nội dung tranh chấp đơn giản, rõ ràng thì quá trình giải
quyết không nhất thiết phải kéo dài gây lãng phí về thời gian. Tóm lại, việc xét xử theo
TTRG sẽ giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí tố tụng cho đương sự, Tòa án và xã hội.
TTRG cũng đáp ứng yêu cầu về đảm bảo quyền tiếp cận công lí của công dân
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Tòa án có thể giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Việc
áp dụng TTRG sẽ rút ngắn thời gian giải quyết nhưng vẫn đảm bảo việc giải quyết vụ án
khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự nên làm cho mọi
người có lòng tin hơn, tạo cơ sở để khuyến khích mọi người giải quyết tranh chấp bằng
cơ chế Tòa án. Ngoài ra việc áp dụng TTRG còn làm giảm số lượng cũng như áp lực
công việc đối với ngành Toà án, đặc biệt là Thẩm phán khi mà số lượng án ngày càng
tăng trong giai đoạn hiện nay. Với việc giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, khiếu kiện
thì TTRG sẽ góp phần làm giảm bớt gánh nặng về số lượng án cần giải quyết và sẽ hạn
chế tình trạng án tồn đọng để quá hạn luật định.
1.2. So sánh thủ tục tố tụng dân sự rút gọn và thủ tục tố tụng dân sự thông
thường
Trong mối quan hệ giữa xét xử theo thủ tục tố tụng thông thường và thủ tục xét xử
theo TTRG thì ta có thể thấy thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là quá trình đơn giản hóa một
số bước không cần thiết của thủ tục tố tụng dân sự thương thông và thủ tục tố tụng dân sự
thông thường lại là cơ sở, tiền đề cho việc áp dụng giải quyết vụ án theo TTRG. Tuy
nhiên, trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự thì thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
không phải là thủ tục phụ thuộc vào thủ tục tố tụng thông thường mà TTRG là một thủ
tục tố tụng độc lập tương đối so với thủ tục tố tụng thông thường. Tính độc lập của thủ
tục tố tụng rút gọn thể hiện trong trường hợp nếu các điều kiện xét xử theo thủ tục tố tụng
rút gọn không còn đáp ứng thì vụ việc vẫn có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng
thông thường. Vì vậy để phân biệt giữa thủ tục tố tụng dân sự rút gọn và thủ tục tố tụng
dân sự thông thường ta cần làm rõ các tiêu chí sau:

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 11 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

1.2.1. Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn


TTRG là thủ tục tố tụng đặc biệt được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ
điều kiện theo quy định theo quy định của Bộ luật với trình tự đơn giản so với thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường, nhằm giải quyết vụ án
nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật. Tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015
quy định: “Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ
trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa
án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về
quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.”
Khác với thủ tục tố tụng dân sự thông thường, các vụ án dân sự nếu có đủ điều
kiện như trên này thì Tòa án có quyền áp dụng TTRG để giải quyết. Trong trường hợp
không đủ điều kiện hoặc luật không quy định thì áp dụng những quy định khác của Bộ
luật để giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường 18. Và một điều đặc biệt
nữa là TTRG không áp dụng để giải quyết việc dân sự mà chỉ áp dụng để giải quyết các
vụ án dân sự19.
Ví dụ: Doanh nghiệp A kí kết hợp đồng hợp đồng vay với Ngân hàng B, hai bên
thực hiện hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật và có biên nhận cụ thể về khoản
tiền vay và lãi, tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn nên Doanh nghiệp A đã không
thực hiện nghĩa vụ, vì vậy Ngân hàng B đã khởi kiện ra Tòa án. Đối với vụ án này, Tòa
án không nhất thiết phải tiến hành các thủ tục tố tụng thông thường để giải quyết như hòa
giải, triệu tập đương sự để lấy lời khai, hoạt động thu thập chứng cứ… mà trong trường
hợp này có thể áp dụng TTRG để giải quyết bởi lẽ về bản chất vụ án thì đã rõ ràng, có giá
trị tranh chấp cụ thể, Tòa án không phải tiến hành các hoạt động động thu thập chứng cứ
và với hợp đồng có biên nhận cụ thể như vậy thì bị đơn khó có thể từ chối được nghĩa vụ.
Trong thực tế có rất nhiều vụ án như vậy, chính vì TTRG không được áp dụng nên việc
xét xử chỉ được thực hiện theo thủ tục thông thông thường, cho nên việc giải quyết vụ án
gây kéo dài thời gian, chưa đáp ứng được kịp thời quyền lợi lợi của đương sự, chẳng hạn
trong vụ án tranh chấp đòi tài sản giữa Nguyên đơn là ông Q và Bị đơn là ông M, thụ lý
18
Khoản 2 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
19
Khoản 1 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 12 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

ngày 29-11-2017 và được Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xét xử ngày
11-4-2018. Theo đó, do chỗ quen biết nên ngày 14-9-2013 ông Q có cho ông M mượn số
tiền là 50.000.000 đồng nhưng đến nay không trả. Anh N là đại diện hợp pháp của ông Q
kiện ra tòa yêu cầu ông M phải trả số tiền đã mượn của ông Q là 50.000.000 đồng. Ông
M thừa nhận có mượn của ông Q số tiền trên nhưng do làm ăn thất bại không có tiền trả
nên ông xin được trả dần mỗi tháng cho đến khi hết nợ. Qua vụ án nêu trên có thể thấy
rằng, bản chất của vụ án quá đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đương sự đã thừa nhận toàn bộ
nghĩa vụ cho nên việc áp dụng TTRG để giải quyết sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với thủ
tục thông thường20.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án theo TTRG nếu xuất hiện tình tiết mới
theo khoản 3 điều 317 BLTTDS 2015 như: có các tình tiết sự kiện phát sinh mà các
đương sự không thống nhất mà cần xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần
thiết tiền hành giám định; cần xác định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về
giá; cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan; phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập; phát sinh đương sự cư trú ở nước
ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời thì Tòa án có quyển ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục
thông thường.
Ví dụ: Trung tâm Anh ngữ A kí kết hợp đồng thuê nhà với ông B, do làm ăn kinh
tế khó khăn nên chưa thanh toán kịp tiền thuê nhà cho ông B. Vì vậy Nguyên đơn B có
đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn A phải trả tiền thuê nhà còn nợ của năm trước là
20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng). Được Tòa án thụ lý và áp dụng thủ tục tố tụng rút
gọn dân sự để giải quyết. Tuy nhiên, trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo TTRG
thì Bị đơn A có yêu cầu đòi nguyên đơn B phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị
hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là 5.000.000
đồng (năm triệu đồng). Đối với vụ án này, trong quá trình giải quyết vụ án theo TTRG thì
đã phát sinh yêu cầu phản tố, do đó không còn đủ điều kiện để Tòa án áp dụng TTRG để
giải quyết nên phải chuyển sang thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Để làm rõ hơn về
trường hợp chuyển từ TTRG sang thủ tục thông thường thông qua vụ án thực tế sau: Vụ
án tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa Nguyên đơn là chị Nguyễn Thị B và Bị đơn là chị
Nguyễn Thị Mỹ Ph, thu lý ngày 18-10-2017 và được Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Cà
Mau xét xử ngày 16-5-2018. Theo đó, ngày 02-7-2017 chị B ký hợp đồng cho chị Ph
20
Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số 43/2018/DS-ST, ngày 24-4-2018 của
Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An về “Tranh chấp đòi tài sản”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta193792t1cvn/chi-tiet-ban-an?fbclid=IwAR3fty6xfbN1WI-Dzd_UOv-
2RE04rhAdAnNspkwTRNc7Yf2IFZwl-RX1ps4 [truy cập ngày 25-11-2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 13 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

thuê quán để bán nước giải khát, hợp đồng được viết tay và không có xác nhận của chính
quyền địa phương. Nếu chị Ph sử dụng vào mục đích khác thì phải có sự đồng ý của chị
B. Hợp đồng có thời hạn 3 năm, mỗi năm giá 12.000.000 đồng, chị Ph đã trả trước
24.000.000 đồng. Chị Ph thuê được 03 tháng thì vi phạm hợp đồng nên chị B yêu cầu chị
Ph hủy hợp đồng và đồng ý đối trừ trả cho chị Ph tiền cọc. Phía chị Ph cũng có yêu cầu
chị B phải thanh toán ngoài tiền đặt cọc thì còn các chi phí mà chị đã sửa chữa quán là
8.033.000 đồng. Thông qua vụ án có thể thấy rằng, bản chất của vụ án đơn giản, nội dung
tranh chấp rõ ràng, có giá tranh chấp cụ thể, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ, đối với
những điều kiện như trên thì có thể áp dụng TTRG để giải quyết vụ án, tuy nhiên về phía
bị đơn đã có yêu cầu phản tố do đó nếu xét theo Khoản 3 Điều 317 BLTTDS 2015 thì vụ
án không còn đủ điều kiện để áp dụng TTRG để giải quyết mà phải chuyển sang thủ tục
thông thường21.
1.2.2. Về thành phần tham gia giải quyết vụ án
Theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường, khi giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử
sơ thẩm là một tập thể, có thể là ba thành viên (một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân
dân) hoặc trong trường hợp đặc biệt thì có năm thành viên (hai Thẩm phán và ba Hội
thẩm nhân dân) và Hội đồng xét xử phúc thẩm là ba thành viên (ba Thẩm phán) 22. Khác
với thủ tục tố tụng dân sự thông thường, khi giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn thì Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm chỉ do một Thẩm phán tiến
hành, việc xét xử vụ án dân sự theo TTRG không có Hội thẩm nhân dân tham gia 23. Cơ
chế một Thẩm phán xét xử mà không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân nhằm đẩy
nhanh tiến trình giải quyết một số vụ án dân sự, đồng thời nâng cao được trách nhiệm của
Thẩm phán. Ngoài ra, bản chất của những vụ án được giải quyết theo TTRG là đơn giản,
rõ ràng, đương sự đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ nên việc tham gia của Hội thẩm nhân
dân là không cần thiết. Thực tiễn xét xử, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo
thủ tuc tố tụng thông thường, sau khi kết thức phần tranh luận thì Hội đồng xét xử vào
phòng nghị án để nghị án, khi đó ba thành viên trong Hội đồng đưa ra biểu quyết của
mình để quyết định vấn đề theo số đông, trong khi đó nếu vụ án được xét xử theo TTRG
thì vấn đề sẽ chỉ do một Thẩm phán quyết định. Tương tự tại phiên Tòa xét xử phúc thẩm
vụ án dân sự thì việc đánh giá, xem xét vấn đề là do ba Thẩm phán quyết định nhưng khi
vụ án được xét xử theo TTRG thì chỉ vẫn có một Thẩm phán quyết định. Việc áp dụng
TTRG để giải quyết vụ án sẽ rút gọn được thành phần tham gia xét xử, điều này giúp tiết
21
Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số 144/2018/DS-ST, ngày 26-6-2018 của
Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Cà Mau về “Tranh chấp hợp đồng thuê nhà”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta172372t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 25-11-2018].
22
Điều 63 và Điều 64 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
23
Điều 65 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 14 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

kiệm được thời gian cũng như tiền bạc, công sức nhưng vẫn đảm bảo được tính khách
quan, công bằng trong quá trình giải quyết vụ án theo TTRG.
Ngoài ra, về sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án
theo TTRG thì vẫn chưa có sự khác biệt nào so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường,
cụ thể tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn hay thủ tục tố
tụng thông thường đều không bắt buộc phải có sự có mặt của Kiểm sát viên ngoại trừ các
trường hợp được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 BLTTDS 2015, theo đó tại
khoản 1 Điều 232 và khoản 1 Điều 320 BLTTDS 2015 quy đinh: “Kiểm sát viên được
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa; nếu
Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa”
và “Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử
theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến
hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt”. Tương tự tại phiên tòa
phúc thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 296 và khoản 2 Điều 324 BLTTDS 2015:
“Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét
xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng
nghị phúc thẩm” và “Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến
hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm”.
Trong thực tiễn xét xử khá nhiều các vụ án dân sự nói chung đã có sự thừa nhận
hoàn toàn nghĩa vụ từ phía bị đơn nhưng Tòa án vẫn phải gửi hồ sơ cho Viện Kiểm Sát
nghiên cứu và chỉ có thể tiến hành phiên tòa khi có mặt của Viện Kiểm Sát. Nhưng trên
thực tế với tính chất của các vụ án như vậy thì đóng góp của Viện Kiểm Sát dường như
rất hạn chế. Khi tham gia vụ án này tại phiên tòa sơ thẩm, ý kiến của Kiểm Sát Viên cũng
chỉ giới hạn như sau: “Qua kiểm sát việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án thấy rằng
Thẩm phán đã thực hiện đúng nội dung quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự trong
quá trình giải quyết vụ án về thẩm quyền thụ lý vụ án, xác định tư cách pháp lý và mối
quan hệ của những người tham gia tố tụng cũng như thời hạn gửi các văn bản tố tụng,
hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu”. Chẳng hạn trong vụ án tranh chấp hợp đồng góp
hụi giữa Nguyễn Đơn là bà M và Bị đơn là bà Y, thụ lý ngày 18-01-2018 và được Tòa án
nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang xét xử ngày 12-9-2018. Ý kiến của Đại diện
Viện Kiểm Sát như sau:
“Về việc tuân theo pháp luật tố tụng: Thẩm phán, Thư ký và Hội đồng xét xử
trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án đã thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục tố tụng được
pháp luật quy định tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 15 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Ý kiến về việc giải quyết vụ án: Đề nghị chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn.” 24
Qua vụ án có thể thấy rằng sự tham gia của Viện Kiểm Sát chỉ với việc kiểm tra
trình tự thủ tục giải quyết vụ án cũng như tính hợp pháp của đơn khởi kiện chứ không có
ý kiến gì về nội dung hay cách giải quyết vụ án.
1.2.3. Về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn chỉ áp dụng đối với những vụ án mang bản chất
đơn giản, nội dung rõ ràng, vì vậy khi áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ được giản
lược đi một số thủ tục tố tụng so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường, trong khi đó
quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng thông thường thì đòi hỏi phải tiến hành đầy
đủ các hoạt động tố tụng. Cụ thể, khi vụ án có nội dung phức tạp, chứng cứ chưa đầy đủ,
ý kiến của các bên đương sự không thống nhất, mẫu thuẫn… thì đòi hỏi Tòa án phải tiến
hành các hoạt động để thu thập thêm chứng cứ như triệu tập đương sự để lấy lời khai, tiến
hành hoạt động đối chất, trưng cầu giám định hoặc thẩm định giá tài sản… Bởi vì bản
chất đơn giản, nội dung rõ ràng thì thủ tục tố tụng dân sự rút gọn không cần thiết phải
tiến hành các thủ tục tố tụng như trên.
Về việc hòa giải, theo quy định tại khoản 1 Điều 205 và khoản 3 Điều 320
BLTTDS 2015 quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến
hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những
vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và
Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn” và “Sau khi
khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải
theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều
207 của Bộ luật này”. Theo đó, việc hòa giải đối với vụ án khi áp dụng TTRG và thủ tục
thông thường tại Tòa án cấp sơ thẩm là một thủ tục bắt buộc nhưng có sự khác biệt rằng,
khi áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong giải quyết vụ án thì việc hòa giải sẽ được
thực hiện ngay tại phiên tòa sơ thẩm chứ không phải thực hiện trong quá trình chuẩn bị
xét xử sơ thẩm như thủ tục tống tụng dân sự thông thường.
Ngoài ra, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu như theo thủ tục thông
thường thì đương sự không có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát không có quyền kiến nghị
đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án. Tại khoản 1 Điều 319 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 theo TTRG trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát
24
Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số 149/2018/DS-ST, ngày 12-9-2018 của
Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang về “Tranh chấp hợp đồng góp hụi”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta161831t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 15-9-2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 16 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định.Và trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét
xử theo TTRG, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định: Giữ nguyên quyết
định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG; hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG và
chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Theo quy định tại Điều 320 BLTTDS 2015, phiên tòa xét xử theo TTRG sẽ có sự
khác biệt so với thủ tục thông thường. Nếu như thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ
tục thông thường việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải được xem mà một thủ tục riêng không tiến hành tại phiên tòa thì
theo TTRG, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải và công khai chứng cứ ngay sau khi phiên
tòa được khai mạc, trừ các trường hợp không được hòa giải hoặc không thể tiến hành
hành hòa giải25. Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các vấn đề
phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán kết thúc phiên tòa, sau 7 ngày kể từ ngày phiên
tòa kết thúc ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trường hợp đương
sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán
tiến hành xét xử theo thủ tục chung 26. Giống như giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên tòa
xét xử theo TTRG nếu phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015 làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG thì
Thẩm phán phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
1.2.4. Về thời hạn giải quyết
Việc rút gọn về trình tự thủ khi giải quyết vụ án theo TTRG cho thấy được, một
mặt sẽ làm đơn giản hóa trình tự thủ tục khi giải quyết theo TTRG mặt khác sẽ làm cho
thời hạn tố tụng được rút ngắn đi so với thủ tục thông thường. Tại khoản 1 Điều 318
BLTTDS 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án theo
TTRG. Và tương tự tại khoản 1 Điều 323 BLTTDS 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử
phúc thẩm cũng chỉ 01 tháng. Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử ở cả giai đoạn sơ thẩm
và phúc thẩm chỉ là 02 tháng, giảm 04 tháng so với thủ tục thông thường. Ngoài ra, so
với việc giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường TTRG không có quy định về gia hạn
thời hạn chuẩn bị xét xử. Bên cạnh, ngay cả việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm cũng
không làm mất đi hiệu lực của TTRG, và khi lí do tạm đình chỉ không còn thì vụ án vẫn
được tiếp tục xét xử theo thủ tục này27. Chỉ khi xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản
3 Điều 317 BLTTDS 2015 thì vụ án mới chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông
thường. Ngoài ra, thời hạn mở phiên tòa theo TTRG cũng được rút ngắn so với thủ tục
25
Điều 206 và Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
26
Khoản 3 Điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
27
Khoản 3 Điều 323 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 17 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

thông thường. Nếu như theo thủ tục thông thường thời hạn mở phiên tòa ở cả giai đoạn
sơ thẩm và phúc thẩm đều là 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử,
trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng thì đối với TTRG thời hạn
mở phiên tòa sơ thẩm là 10 ngày, với phiên tòa phúc thẩm là 15 ngày kể từ ngày ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
Ví dụ: Ông A chết để lại tài sản là một căn nhà, căn nhà ấy được cả 7 người con
đồng sở hữu. Do mâu thuẫn không thể tiếp tục sống cùng nhau nên quyết định bán căn
nhà ấy nhưng có 2 người không đồng ý kí tên để bán. 5 người còn lại đã nộp đơn ra toà
án nhân dân quận nhờ can thiệp, toà đã thụ lí hồ sơ. Đối với vụ án này, nếu được giải
quyết theo thủ tục tố tụng thông thường thì thời hạn sẽ được tính như sau: Thời hạn
chuẩn bị xét xử đối với vụ án dân sự là 4 tháng và nếu vụ án có tính chất phức tạp thì có
thể gia hạn nhưng thêm 2 tháng, tính từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi có
quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm là không quá 6 tháng. Tuy nhiên nếu vu án được
giải quyết theo TTRG thì tính từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi có quyết định
đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm chỉ là một tháng. Qua đó cho thấy được nếu vụ án được áp
dụng TTRG để giải quyết thì thời hạn sẽ rút ngắn hơn rất nhiều so với thủ tục tố tụng
thông thường.
Thời hạn kháng cáo bản án, quyết định theo TTRG của đương sự cũng giảm còn
bảy ngày tính từ ngày tuyên án nếu đương sự có mặt tại phiên tòa sơ thẩm hoặc tính từ
ngày bản án, quyết định được giao cho đương sự hoặc niêm yết nếu họ vắng mặt tại phiên
tòa. Ngoài ra thời hạn kháng nghị bản án, quyết định theo TTRG của Viện kiểm sát cùng
cấp cũng giảm xuống còn bảy ngày và của Viện kiểm sát cấp trên giảm xuống còn mười
ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định28.
1.2.5. Về hiệu lực của bản án, quyết định
Hiệu lực của bản án, quyết định theo TTRG không có quy định gì khác so với thủ
tục thông thường, cụ thể theo Điều 321 BLTTDS 2015 quy định: “Bản án quyết định sơ
thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.
Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn cũng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm”. Và tại khoản 6 Điều 313, khoản 6 Điều 314 và khoản 7 Điều 324 Bộ
luật tố tụng dân sự thì bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực từ ngày ra bản án, quyết
định.

28
Khoản 2 Điều 322 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 18 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

1.2.6. Về tạm ứng án phí và án phí


Về tạm ứng án phí, theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
mức thu, miễn, giảm thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án thì mức tạm ứng
án phí trong vụ án dân sự giải quyết theo TTRG bằng 50% mức tạm ứng án phí theo thủ
tục thông thường quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị
quyết 326, trừ các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Về án phí dân sự, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số
326/2016/UBTTQH14, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
khóa 14 quy định: “Đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút
gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định tại mục A Danh mục án phí, lệ phí
Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này”. Do bản chất của vụ án đơn giản, nội dung rõ
ràng Tòa án không cần phải tiến hành nhiều thủ tục tố tụng mà chỉ dựa vào những tài
liệu, chứng cứ đương sự cung cấp không phát sinh các chi phí khác như giám định, định
giá tài sản, thu thập chứng cứ…nên mức tạm ứng án phí cũng như án phí sẽ thấp hơn so
với thủ tục thông thường.
Ví dụ: A nợ B 100.000.000 đồng. B kiện A ra Tòa yêu cầu Tòa án buộc A trả lại
toàn bộ số tiền. Theo quy định Điều 12 Nghị quyết 326 thì trong trường hợp này mức án
phí mà B phải tạm ứng trước là 2.500.000 đồng và sau đó Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu
cầu của B. Vì vậy A sẽ có nghĩa vụ trả toàn bộ án phí. Và cũng theo quy định Điều 12
Nghị quyết 326 thì trong trường hợp này mức án phí mà A phải trả là 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên nếu vụ án được áp dụng TTRG để giải quyết thì trong trường hợp này B chỉ
cần tạm ứng trước 1.250.000 và A chỉ phải trả 2.500.000.
1.3. Một số nội dung cơ bản về thủ tục rút gọn theo Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015
Theo tinh thần quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 103 của HP 2013, thì bên
cạnh thủ tục tố tụng chung, Tòa án có thể xét xử, giải quyết theo TTRG đối với các vụ
việc có những tiêu chí nhất định. Ngày 25-11-2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa
XIII đã thông qua BLTTDS 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2016. BLTTDS
2015 được bố cục thành 10 phần, 42 chương, 517 điều. BLTTDS 2015 đã bổ sung nhiều
chương mới, trong đó TTRG được quy định tại Phần thứ tư, gồm 2 chương 9 điều, từ
Điều 316 đến Điều 324. Qua việc tìm hiểu các quy định của BLTTDS 2015 cho thấy, các
quy định về giải quyết vụ án dân sự theo TTRG bao gồm những nội dung cơ bản sau:

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 19 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Thứ nhất, về phạm vi áp dụng TTRG: Theo quy định tại Điều 316 BLTTDS 2015,
thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ được áp dụng đối với mọi tranh chấp dân sự, Kinh
doanh - Thương mại, Lao động, Hôn nhân và gia đình sẽ được giải quyết theo TTRG.
Trong trường hợp chương này không quy định thì áp dụng các quy định khác của bộ luật
này để áp dụng giải quyết tranh chấp theo TTRG.
Thứ hai, về điều kiện áp dụng TTRG: Theo quy định tại Điều 317 BLTTDS 2015,
vụ án dân sự được giải quyết theo TTRG khi có đủ các điều kiện sau: Vụ án có tình tiết
đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ
đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu,
chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư
trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài. Tuy có đương sự cư trú ở nước ngoài,
tài sản tranh chấp ở nước ngoài, nhưng các đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt
Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo TTRG hoặc các đương sự đã xuất trình
được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử
lý tài sản thì Tòa án vẫn áp dụng TTRG để giải quyết vụ án.
Thứ ba, về thời điểm xác định áp dụng TTRG: Theo quy định tại khoản 1 Điều 318
BLTTDS 2015, trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lí vụ án, Thẩm phán
được phân công giải quyết vụ án phải xác định vụ án có thuộc đối tượng giải quyết theo
TTRG.
Thứ tư, về thành phần xét xử vụ án theo TTRG: Theo quy định tại Điều 65
BLTTDS 2015, thành phần Hội đồng xét xử sở thẩm và phúc thẩm theo TTRG chỉ do
một thẩm phán tiến hành. Ngoài ra tại Điều 11 BLTTDS 2015 có quy định, tại cấp sơ
thẩm, việc xét xử vụ án dân sự theo TTRG không có Hội thẩm nhân dân tham gia.
Thứ năm, về việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa xét xử phúc thẩm theo
TTRG: Theo Điều 320 và Điều 324 BLTTDS 2015, khi giải quyết vụ án theo TTRG thì
vẫn phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa xét xử phúc thẩm.
Thứ sáu, về thủ tục hòa giải khi vụ án được giải quyết theo TTRG: Theo quy định
tại khoản 1 Điều 205 và khoản 3 Điều 320 BLTTDS 2015, hòa giải là một thủ tục bắt
buộc trong xét xử sơ thẩm và việc hòa giải sẽ được tiến hành tại phiên tòa sơ thẩm.
Thứ bảy, về chuyển từ TTRG sang thủ tục thông thường: Theo quy định tại khoản
3 Điều 317 và khoản 4 Điều 323 BLTTDS 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
hoặc chuẩn bị xét xử phúc thẩm và theo quy định tại khoản 4 Điều 320 BLTTDS 2015,
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, nếu phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317
BLTTDS 2015 làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG thì
chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường, bao gồm những tình tiết sau:

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 20 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

- Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác
minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
- Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống
nhất về giá;
- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu
xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ
trường hợp cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thứ tám, về những người tham gia phiên tòa và hậu quả pháp lí nếu họ vắng mặt:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 320 BLTTDS 2015, tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự,
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo TTRG.
Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự
có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm
phán vẫn tiến hành phiên tòa, chưa thấy quy định về sự vắng mặt của nguyên đơn. Theo
quy định tại khoản 2 Điều 324 BLTTDS 2015, tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự,
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp
Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện
kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
Trường hợp đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có
lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
Thứ chín, về thời hạn giải quyết theo thủ tục rút gọn: Theo quy định tại các Điều
318, 322, 323 và 324 BLTTDS 2015, một số thời hạn tố tụng được giải quyết theo TTRG
được rút ngắn xuống so với thủ tục thông thường, cụ thể: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm là không qua một tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tương tự thì thời hạn chuẩn bị xét
xử phúc thẩm cũng được rút ngắn xuống còn một tháng kể từ ngày thụ lí vụ án. Thời hạn
mở phiên tòa sơ thẩm theo TTRG cũng chỉ còn mười ngày kể từ ngày ra quyết định đưa
vụ án ra xét xử sơ thẩm và thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm cũng giảm còn mười lăm
ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Thời hạn kháng cáo bản
án, quyết định theo TTRG của đường sự cũng giảm còn bảy ngày tính từ ngày tuyên án
nếu đương sự có mặt tại phiên tòa sơ thẩm hoặc tính từ ngày bản án, quyết định được
giao cho đương sự hoặc niêm yết nếu họ vắng mặt tại phiên tòa. Ngoài ra thời hạn kháng

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 21 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

nghị bản án, quyết định theo TTRG của Viện kiểm sát cùng cấp cũng giảm xuống còn
bảy ngày và của Viện kiểm sát cấp trên giảm xuống còn mười ngày kể từ ngày nhận được
bản án, quyết định.
Thứ mười, về hiệu lực của bản án, quyết định theo TTRG: Theo quy định tại Điều
321 BLTTDS 2015, bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo TTRG có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại
theo thủ tục phúc thẩm rút gọn. Bản án, quyết định theo TTRG có thể bị kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này. Và theo khoản 7 Điều 324
BLTTDS 2015, bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án,
quyết định.
Từ những quy định về TTRG từ BLLTDS 2015, luận văn sẽ tập trung phân tích
các quy định trên đồng thời kết hợp với việc trình bày thực trạng của việc áp dụng các
quy định này trong thực tiễn và sau đó nêu ra một số bất cập trong quá trình áp dụng
TTRG.
1.4. Lịch sử hình thành các quy định về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân
sự Việt Nam
1.4.1. Thời kỳ trước năm 1945
Trước năm 1945 thì một số nội của TTRG đã được đề cập tới trong pháp Luật của
Việt Nam, cụ thể TTRG được quy định để giải quyết những vụ án có giá ngạch thấp bởi
Tòa án cấp sơ thẩm và không được phép kháng cáo 29. Ví dụ theo Bắc kỳ Pháp viện biên
chế quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án thông qua giá ngạch theo đó Tòa án cấp sơ
thẩm có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch không quá 30 đồng
bạc và Tòa án tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch quá
30 đồng bạc và không tới 100 đồng bạc30. Còn tại miền Trung, các Tòa đệ nhị cấp xử
chung thẩm và các việc tương tranh động sản hoặc đối với người, việc thương sự, việc
đòi tiền bồi hoàn hay bồi thường với giá ngạch trên 500$ nhưng dưới 1.500$, về bất động
sản không quá 150$31. Ngoài ra tại miền Nam, Tòa xử sơ thẩm và chung thẩm các tố
quyền đối nhân và động sản đến mức 7.500 quan tức 750$ hay 750 giạ lúa (mỗi giạ lúa
trọng lượng khoảng 20 kg), các tố quyền bất động sản lợi tức đồng 40 giạ lúa hay 300
quan hay 30$32.

29
Tòa án nhân dân tối cao: Báo cáo về khả năng áp dụng thủ tục đơn giản trong giải quyết một số loại vụ việc dân
sự cụ thể và đề xuất mô hình khả thi cho Tòa án Việt Nam, Tài liệu hội thảo do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức
tháng 11 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
30
Điều 13 Nghị định ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố.
31
Điều 19 Nghị định ngày 20-10-1947 của Hội đồng chấp tránh lâm thời Trung kỳ về sửa đổi giá ngạch cũ.
32
Sắc lệnh ngày 27-12-1943.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 22 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

1.4.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1959


TTRG đã được quy định từ năm 1946, tuy nhiên hình thức tố tụng rút gọn này còn
hạn chế ở chỗ chỉ có một hình thức duy nhất là xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm
và chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp dân sự có giá ngạch thấp. TTRG được nằm
rải rác trong nhiều văn bản. Cụ thể, trong Sắc lệnh 131/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946 về
tổ chức Tòa án và quy định các ngạch Thẩm phán có quy định về rút gọn thành phần xét
xử khi giải quyết một số tranh chấp dân sự có giá trị nhỏ và đơn giản, tại Điều thứ 10 Sắc
lệnh 131/SL quy định: “Mỗi tuần lễ, ít ra phải có hai phiên tòa công khai: một phiên hộ
và một phiên hình. Tại phiên tòa, Thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên
bản án”. Còn đối với Tòa đệ nhị cấp khi xét xử về dân sự, thương sự và đối với các vụ án
tiểu hình, Điều thứ 17 Sắc lệnh 131/SL quy đinh: “Về dân sự và thương sự, Chánh án xử
một mình”.
Tại sắc lệnh số 51/SL ngày 17 tháng 4 năm 1946 về “Ấn định thẩm quyền các Tòa
án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án”, thẩm quyền Tòa án các cấp được
căn cứ theo giá ngạch được quy định một cách chi tiết, cụ thể về thẩm quyền xét xử của
Tòa án sơ cấp khi xét xử về dân sự và thương sự, Điều 6 Sắc lệnh này đã quy định: Đối
với xét xử chung thẩm thì “Những sự kiện dân sự, thương sự về động sản mà giá ngạch
do nguyên đơn định mà không quá 150 đồng” hoặc “Những việc kiện về các khoản lệ phí
đã phát sinh ra trước Tòa án ấy không có giá ngạch nào” còn đối với xét xử sơ thẩm thì
“Những việc dân sự hay thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định trên
150 đồng nhưng dưới 450 đồng”. Đối với Tòa án đệ nhị cấp có thẩm quyền xét xử về dân
sự và thương sự được quy định tại Điều 11 Sắc lệnh số 51/SL. Cụ thể đối với xét xử
chung thẩm “Những án của tòa án sơ cấp bị kháng cáo”, “Những việc kiện về bất động
sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi tố” hoặc “Những việc kiện về động sản mà giá
ngạch trên 450 đồng những dưới 750 đồng”, còn đối với xét xử sơ thẩm “Những việc
kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi tố hay theo văn tự trên 150
đồng”, “Những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 750 đồng”, “Những việc kiện
không thể định trước được giá ngạch”, “Những việc kiện không cứ giá ngạch là bao
nhiêu mà phải có án nghị về thẩm quyền” hoặc “Những việc kiện có quan hệ đến thân
phận hay căn cước của người hoặc vấn đề tế tự”. Sau đó, Sắc lệnh 185/SL ngày 26 tháng
5 năm 1948 đã có quy định rụt gọn theo hướng không cho phép kháng cáo các phán
quyết dân sự có giá trị nhỏ. Theo đó, Tòa án sơ cấp có thẩm quyền xét xử chung thẩm về
những việc kiện dân sự và thương sự giống như những quy định của Sắc lệnh 51/SL
nhưng giá ngạch được tăng lên, cụ thể “Những sự kiện dân sự, thương sự về động sản
mà giá ngạch do nguyên đơn định mà không quá 150 đồng” (Sắc lệnh 185/SL tăng lên

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 23 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

300 đồng) hoặc “Những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát sinh ra trước Tòa án ấy
không có giá ngạch nào”. Tương tự, Tòa án đệ nhị cấp cũng có thẩm quyền xét xử
“Những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi tố hay theo văn
tự trên 150 đồng” (Sắc lệnh 185/SL tăng lên 300 đồng) và “Những việc dân sự hay
thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định trên 450 đồng nhưng dưới 750
đồng” (Sắc lệnh 185/SL bỏ loại việc này). Như vậy Sắc lệnh 51/SL ngày 17 tháng 4 năm
1946 đã có quy định về TTRG trong việc áp dụng cơ chế xét xử một lần (xét xử chung
thẩm) đối với cả Tòa án sơ cấp và Tòa án đệ nhị cấp và được áp dụng cho các vụ án mà
đối tượng tranh chấp là những tài sản có giá trị nhỏ (định theo giá ngạch).
Việc áp dụng cơ chế xét xử một lần tiếp tục được quy định tại Nghị định số 32/NĐ
ngày 06 tháng 4 năm 1952 của Bộ Tư Pháp, cụ thể: “Các Toà án cấp huyện có thẩm
quyền chung thẩm các việc kiện dân sự về động sản có giá ngạch không quá 60 kg gạo
và các Toà án nhân dân cấp tỉnh xử chung thẩm các việc kiện về bất động sản mà giá
ngạch không quá 60 kg gạo”. Tại Thông tư số 4013/TTC ngày 09 tháng 5 năm 1959 của
Bộ Tư Pháp và Thông tư liên Bộ Tư pháp - Toà án nhân dân tối cao số 93/TC ngày 11
tháng 11 tháng 1959 cũng quy định các Toà án cấp huyện có “quyền xét xử chung thẩm
các việc kiện dân sự mà giá ngạch không quá 60 đồng không phân biệt động sản hay bất
động sản”. Tóm lại trong giai đoạn này chúng ta đã bước đầu đề cập cụ thể về TTRG
nhưng cơ chế này chủ yếu được áp dụng đối với những vụ án có giá ngạch thấp và đơn
giản.
1.4.3. Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1989
Trong giai đoạn này, TTRG được đề cập một cách chi tiết và cụ thể hơn trước, cụ
thể sau khi Hiến pháp năm 1959 được ban hành thì kèm theo đó Luật tổ chức tòa án nhân
dân năm 1960 cũng được thông qua, sự ra đời của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm
1960 đã góp phần to lớn trong việc cải cách ngành tư pháp nói chung và pháp luật tố tụng
dân sự nói riêng. Không giống như những thời kỳ trước, khi Hiến pháp năm 1959 và Luật
tòa chức tòa án năm 1960 được ban hành đã có những quy định mới, cụ thể thủ tục xét xử
chung thẩm trong tố tụng dân sự đã được bãi bỏ và việc xét xử được tòa án nhân dân
được tiến hành theo chế độ hai cấp xét xử. Tuy cơ chế xét xử chung thẩm (cơ chế xét xử
một lần) được bãi bỏ nhưng tại Điều 12 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960 quy định
rằng “Trường hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng thì Toà án nhân
dân có thể xét xử không có Hội thẩm nhân dân”.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này còn quy định Toà án xét xử bút lục ở trình tự
phúc thẩm bên cạnh đó trong giai đoạn này còn quy định Toà án xét xử theo bút lục ở
trình tự phúc thẩm “Xét xử bút lục là Hội đồng xét xử căn cứ những tài liệu có trong hồ

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 24 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

sơ vụ án, mà những tài liệu này đã được Toà án cấp sơ thẩm đánh giá đầy đủ nên phiên
toà sơ thẩm không cần triệu tập các đương sự, chỉ cần có sự tham gia của đại diện Viện
kiểm sát cùng cấp”. Việc xét xử bút lục ở giai đoạn phúc thẩm đối với vụ án dân sự được
hướng dẫn tại Thông tư 132/NCPL ngày 28 tháng 8 năm 1972 khi đáp ứng các điều kiện
nội dung vụ án rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, khả năng hoà giải không còn, bản án sơ thẩm
đã xét xử đúng pháp luật, hướng xét xử của Toà phúc thẩm cũng là y án sơ thẩm. Như
vậy xét xử theo bút lục ở giai đoạn phúc thẩm thời kỳ này đã chứa đựng những yếu tố,
nhân tố của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.
Ngoài ra tại Điều 1 Bộ Dân sự và Thương sự Tố tụng Việt Nam Cộng hòa năm
1972 cũng quy định Tòa án hòa giải và Tòa sơ thẩm có quyền giải quyết sơ thẩm đồng
thời chung thẩm các vụ án có giá ngạch thấp, cụ thể Điều 1 Bộ Dân sự và Thương sự Tố
tụng Việt Nam Cộng hòa năm 1972 quy định về dân sự và thương sự, Thẩm phán hòa
giải có quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ kiện thuộc về động sản có giá
ngach dưới 10.000 đồng và chỉ do một Thẩm phán Tòa án hòa giải giải quyết tranh chấp
có giá ngach dưới 10.000 đồng. Tại Điều 16 Bộ Dân sự và Thương sự Tố tụng Việt Nam
Cộng hòa năm 1972 cũng quy định Tòa sơ thẩm giải quyết sơ thẩm đồng thời chung thẩm
có vụ án về động sản có giá ngạch từ 30.001 đồng đến 60.000 đồng với điều kiện không
có yêu cầu phản tố có giá trị hơn 60.000 đồng hoặc khi có thỏa thuận của các đương sự.
Cũng giống như giai đoạn được, trong giai đoạn này sau khi Hiến pháp năm 1980
được ban hành thì tiếp tục Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981
và sau đó Luật sửa đổi và bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1988 được ban
hành. Trong giai đoạn này thì việc xét xử vẫn được tiến hành theo chế độ hai cấp xét xử
là sơ thẩm và phúc thẩm, tương tự cơ chế xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm vẫn được
quy định, nội dung không có gì thay đổi, chỉ có sự quy đinh mới về thẩm quyền cụ thể tại
Điều 21 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 và Điều 27 Luật sửa đổi, bổ sung Luật
tổ chức Toà án nhân dân năm 1988, thẩm quyền sơ thẩm đồng thời chung thẩm thuộc về
Toà án nhân dân Tối cao.
1.4.4. Thời kỳ từ năm 1989 đến năm 2015
Trong giai đoạn này, cải cách tư pháp đang là một trong những nhiệm vụ hang đầu
được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, bước đầu đổi mơi đất nước một cách toàn
diện theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa nền kinh tế. Vì vậy việc áp dụng TTRG
ngày càng được quan tâm hơn bởi quá trình giải quyết sẽ giúp việc giải quyết vụ án một
cách nhanh gọn và có hiệu quả hơn. Ngày 29-11-1989 Hội đồng nhà nước đã thông qua
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có hiệu lực thi hành ngày 01-01-1990. Việc
ban hành Pháp lệnh đã dấu một bước ngoặc to lớn trong quá trình xây dựng và pháp triển

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 25 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

pháp luật tố tụng dân sự, bởi lẽ đây có thể được coi là văn bản pháp lực có hiệu lực pháp
lí cao nhất từ trước đến nay, làm tiền đề để điều chỉnh các quan hệ tố tụng dân sự. Tại
Điều 66 của Pháp lệnh quy định: “Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên toà
trong các trường hợp sau:
1. Xét kháng cáo quá hạn.
2. Xét kháng cáo, kháng nghị về án phí.
3. Xét kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Toà án”
Tại Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18 tháng 6 năm 1997 Hội nghị lần thứ 3
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Đảng ta đã chỉ rõ “nghiên cứu áp dụng thủ
tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng”. Thực hiện mục tiêu đó, tại
Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 các nhà nghiên cứu lập pháp đã xây dựng
TTRG tại chương XV gồm 07 Điều (từ Điều 234 đến 243). Cho tới dự thảo VIII thì phạm
vi áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn bị thu hẹp còn 03 Điều (từ Điều 267 đến 269) tại
chương XV với tên gọi thủ tục thanh toán nợ. Tuy nhiên cho tới dự thảo X và XI thì
TTRG không còn tồn tại nữa.
Các chủ trương về cải cách tư pháp trong pháp luật tố tụng dân sự không những
đặt ra yêu cầu về sự hoàn thiện pháp luật mà còn đòi hỏi sự rút gọn trong quá trình giải
quyết tranh chấp tạo điều kiện để người dân cũng như cơ quan nhà nước tiết kiệm được
nhiều chi phí cũng như công sức. Ngày 15-6-2004 Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004, đây được xem là tiền đề để giải quyết các tranh chấp dân sự, cụ thể Bộ
luật đã xây dựng được thủ tục giải quyết việc dân sự, theo đó việc dân sự sẽ sẽ do một
Thẩm phán hoặc hội đồng gồm 03 Thẩm phán với một thời hạn giải quyết ngắn và phán
quyết của Tòa án vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên
TTRG vẫn chưa được đề cập. Sau đó, Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005
của Bô ̣ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Hoàn
thiê ̣n các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch,
tôn trọng và bảo vê ̣ quyền con người...” và “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút
gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”.
Một lần nữa vấn đề về TTRG vẫn không được xây dựng trong luật chung (luật tố
tụng) mà lại được quy định ở luật chuyên ngành, cụ thể trong Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật về tố
tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 26 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

- Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
- Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
- Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.”
Và sau Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì
thủ tục rút vẫn chưa được Tòa án thực hiện việc xét xử theo cơ chế này. Tóm lại trong
những thời kì trước, tuy việc quy định về TTRG chưa được hướng dẫn một cách cụ thể
nhưng ta có thể thấy rằng việc xét xử theo cơ chế một Thẩm phán hay cơ chế xét xử một
lần đã mang bản chất của TTRG.
Gần đây TTRG chính được đề cập trong Hiến pháp năm 2013 trong đó khoản 4
Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định
theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Và sau đó được quy định tương
tự tại Điều 8 và Điều 10 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014: “Việc xét xử sơ thẩm
của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử
theo thủ tục rút gọn” và “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ
trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Như vậy, bên cạnh theo thủ tục thông thường
việc xét xử còn có thể tiến hành theo TTRG. Và sau đó để cụ thể hóa cơ chế này Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015 được ban hành đã hướng dẫn một cách chi tiết về việc áp dụng
thủ tục này cụ thể, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung thêm phần 4, là một phần mới
quy định về phạm vi, điều kiện và trình tự, thủ tục áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
trong việc giải quyết tranh chấp dân sự. Nhìn chung, để có được quy định về TTRG một
cách hoàn thiện thì chúng ta đã trải qua rất nhiều giai đoạn với những quy định khác nhau
nhưng chung quy mục đích cuối cùng nhằm tạo ra một cơ chế đặc biệt cho Tòa án trong
giải quyết tranh chấp dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo tính công bằng,
nghiêm minh của pháp luật.

Tóm lại, qua việc phân tích cơ sở lý luận về TTRG trong tố tụng dân sự có thể
thấy rằng, TTRG là một thủ tục gọn đơn giản, gọn nhẹ hơn so với thủ tục tố tụng dân sự
thông thường về thành phần giải quyết, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tranh
chấp, được áp dụng đối với một số loại tranh chấp nhỏ, đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc
đương sự thừa nhận nghĩa vụ, việc giải quyết theo TTRG sẽ giúp tiết kiệm được thời gian
và chi phí tố tụng cho đương sự và nhà nước mà vẫn đảm bảo được công lý, quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự. Hiện nay, TTRG đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 27 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

và mang lại nhiều hiệu quả nhất định trong công tác xét xử. Vì vậy, việc ban hành TTRG
trong BLTTDS 2015 là hoàn toàn phù hợp với tình hình nước ta hiện nay, bởi lẽ số lượng
vụ án dân sự nước ta ngày càng tăng do giải quyết không kịp thời nên số lượng án tồn
của ngành Tòa án mỗi năm cao, việc TTRG ra đời sẽ làm khắc phục được hiện trạng trên.
Tuy nhiên để TTRG được ưu tiên áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án và mang lại
hiệu quả cao thì việc ban hành cần nắm bắt được được tình hình thực tế của nước ta đồng
thời cần phải học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế.

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ
THỦ TỤC TỐ TỤNG DÂN SỰ RÚT GỌN

2.1. Điều kiện xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn
Pháp luật tố tụng dân sự luôn đặt ra những yêu cầu về trình tự, thủ tục để đảm bảo
cho việc xét xử khách quan, công bằng, bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
đương sự, vì vậy một vụ án muốn được giải quyết theo TTRG thì nó phải đáp ứng đầy đủ
những điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện để xác định loại vụ án được giải
quyết theo TTRG có thể hiểu là những căn cứ mà Bộ luật tố tụng dân sự quy định cần và

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 28 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

đủ để có thể áp dụng thủ tục này. Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015,
một vụ án dân sự muốn được giải quyết theo TTRG thì nó phải đủ các điều kiện sau:
“- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ
trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa
án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về
quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.”
Như vậy, khi và chỉ khi vụ án thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trên thì Tòa án mới
giải quyết theo TTRG. Tuy nhiên, do là một quy định khá mới lại chưa có nhiều kinh
nghiệm từ thực tiễn áp dụng nên sẽ có một số vướng mắc trong quá trình áp dụng vào
thực tiễn nền cần làm rõ một số quy định sau đây:
- Trong điểm a khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015 cần làm rõ các tiêu chí nào để xác
định đó là “vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng”, hoặc “đương sự đã
thừa nhận nghĩa vụ” và “tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ
án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ”. Tuy thực tế có nhiều định nghĩa và
cách giải thích khác nhau nhưng tổng quát và đầy đủ nhất có thể hiểu vụ án dân sự được
coi là có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng là vụ án đã xác định rõ về quan hệ
tranh chấp, về giá trị tranh chấp và về tư cách tham gia tố tụng của các bên tranh chấp và
Tòa án dễ dàng xác định được sự thật khách quan và cũng rất thuận lợi việc kiểm tra tính
hợp pháp của yêu cầu khởi kiện của đương sự.
Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay giữa bên Nguyên đơn là chị Nguyễn
Huỳnh V và Bị đơn là chị Nguyễn Thị Kiều O, Nguyên đơn khởi kiện ngày 01-9-2017 và
được Tòa án nhân dân Thành phố Bến Tre, tỉnh bến Tre xét xử vào ngày 03-5-2018. Theo
đó do quan hệ bạn bè quen biết với nhau, vào ngày 17-8-2016 chị Nguyễn Huỳnh V có
cho chị Nguyễn Thị Kiều O mượn số tiền 50.000.000 đồng, chị O hỏi mượn chị số tiền
trên để nuôi tôm, khi hỏi mượn số tiền trên chị O hứa sẽ trả lại cho chị V trong khoản
thời gian một tháng, không tính lãi và có viết biên nhận số tiền trên cho chị tại quán cà
phê đối diện nơi chị làm việc ở Tiền Giang. Nhưng sau một tháng chị O không hoàn lại
số tiền cho chị V như đã hứa, chị V đã nhiều lần yêu cầu chị O hoàn lại số tiền và cho chị
O thời gian trả nợ nhưng chị O cố tình tránh mặt và không tiếp điện thoại của chị V. Chị
V khởi kiện yêu cầu chị Nguyễn Thị Kiều O phải trả cho chị số tiền đã mượn là
50.000.000 đồng và yêu cầu tòa xem xét buộc chị O trả cho chị phần lãi suất tính theo lãi

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 29 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

suất ngân hàng là 1%/01 tháng với thời hạn là 19 tháng, chị O tạm tính là khoảng
9.500.000 đồng33. Qua vụ án trên có thể cho rằng đó là vụ án dân sự có tình tiết đơn giản,
quan hệ pháp luật rõ ràng, bởi lẽ giữa nguyên đơn và bị đơn có hợp đồng vay cụ thể, rõ
ràng và giá trị tranh chấp cụ thể, do vậy bị đơn khó có thể chối cãi trách nhiệm đối với
các khoản nợ của mình đối với nguyên đơn. Quan hệ pháp luật không phức tạp, nghĩa là
tính chất vụ án đơn giản về mặt pháp lý, chứng cứ rõ ràng.
Còn đối với việc mà “đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ”, nói một cách đơn
giản là bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu của nguyên đơn, nguyên đơn thừa
nhận toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc cả nguyên đơn và bị đơn
thừa nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nghĩa là
một trong các bên hoặc nhiều bên trong quan hệ tranh chấp đều thừa nhận nghĩa vụ của
mình đối với bên có quyền mà giữa họ không đưa ra bất kỳ yêu cầu phản đối nào so với
yêu cầu khởi kiện và sự thừa nhận thực hiện nghĩa vụ đó không trái với đạo đức xã hội
cũng như không vi phạm điều cấm của pháp luật.
Ví dụ: Nguyên đơn khởi kiện bị đơn phải thanh toán khoản nợ quá hạn thì phải có
sự thừa nhận của bị đơn đối với khoản nợ đó, và trong trường hợp khoản nợ đó có người
thứ ba bảo lãnh thì người bảo lãnh với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan phải đồng ý
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Để xác định có sự thừa nhận nghĩa vụ của đương sự thì vai
trò của Thẩm phán được công giải quyết vụ án rất quan trọng, bởi vì ngoài việc xem xét
từng yêu cầu cụ thể của đương sự thì còn phải biết được đương sự nào đang bị yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ để yêu cầu họ nêu lên quan điểm có đồng ý với những yêu cầu đó hay
không. Ngoài ra, việc đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ không loại trừ trường hợp
bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền vì một số lý
do khó khăn về tài chính như chưa bán được nhà, đang chờ kết quả của Tòa án về việc
chia thừa kế,…Cụ thể trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, giữa Nguyên đơn là
bà Nguyễn Thị Kim T và đồng Bị đơn là ông Nguyễn Văn N và bà Trịnh Thị Kim C,
Nguyên đơn khởi kiện 26-6-2017 và được Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang xét xử vào ngày 23-4-2018, theo đó Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn trả
600.000.000 đồng tiền vay và tiền lãi suất ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Bị
đơn thừa nhận các khoản nợ nêu trên nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên xin trả số
tiền trên khi nào bán được tài sản 34. Thông qua vụ án, có thể thấy được đương sự thừa
33
Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số 35/2018/DS-ST, ngày 03-5-2018 của
Tòa án nhân dân thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre về “Tranh chấp hợp đồng vay”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta140978t1cvn/chi-tiet-ban-an?fbclid=IwAR32-
yyAGXCtoUu4_6G0_U9G_LK4fywVWOOcxiJkL9y_V68kzWlpRsootSY [truy cập ngày 20-9-2018].
34
Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số 20/2018/HNGĐ-ST, ngày 23-4-2018
của Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta124046t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 15-9-2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 30 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

nhận nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ đã thừa nhận toàn bộ nghĩa đối với bên có quyền trong
vụ án tranh chấp đó, nhưng không loại trừ việc cho phép họ đề xuất hướng xử lý, thực
hiện nghĩa vụ của mình như xin giảm, miễn hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ đối với bên
đương sự có quyền.
Một điều nữa cần làm rõ ở quy định này là “tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ
căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ”, đối với quy
định này có thể giải thích là việc các bên đương sự đã cung cấp cho Tòa án đầy đủ chứng
cứ để chứng minh quyền của mình và chứng minh nghĩa vụ của bên kia có thể được thể
hiện trong chính hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện của nguyên đơn, tại ý kiến của bị đơn về
việc thụ lý vụ án, hoặc trong quá trình giải quyết vụ án mà Tòa án không cần thiết phải
thực hiện bất cứ hoạt động nào thêm để thu thập tài liệu chứng cứ trong vụ án.
-
Tại điểm b khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015, quy định cần phải đáp ứng tiêu chí
“các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng”. Trong quy định này nơi cư trú,
trụ sở của đương sự có ý nghĩa trong việc xem xét đương sự có đủ điều kiện để áp dụng
TTRG trong quá trình giải quyết vụ án. Để giải thích quy định này cần chia ra hai đối
tượng để xác định đó là trường hợp nếu đương sự là cá nhân hoặc trường hợp đương sự là
tổ chức. Theo Điều 12 Luật cư trú năm 2006, Điều 4 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 56/2010/NĐ-CP quy định: “Nơi cư trú của
công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công
dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại
một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được
nơi cư trú của công dân theo quy định nêu trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người
đó đang sinh sống và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn”. Theo đó, nếu đối
với đương sự là cá nhân thì phải xác định được rõ ràng, chính xác địa chỉ nơi cá nhân đó
thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống. Tuy không có quy định nào hướng dẫn về
nơi cư trú hay trụ sở trong trường hợp đương sự là tổ chức nhưng ta có thể hiểu rằng với
điều kiện này thì tổ chức đó cần phải xác định được rõ ràng, chính địa chỉ nơi tổ chức có
trụ sở, trụ sở ở đây được xác định là trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều Tòa án trước khi thụ lý vụ án yêu cầu người khởi
kiện cung cấp bằng chứng để chứng minh việc người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan (nếu có) đang cư trú hoặc đang hoạt động tại địa chỉ mà người khởi kiện nêu
trong đơn khởi kiện nhưng trên thực tế có thể họ đang không cư trú hoạt động tại địa chỉ
đó. Đối với trường hợp trên thì Tòa án xử lí theo điểm e khoản 1 Điều 192 và khoản 2
Điều 193 BLTTDS 2015: Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 31 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không
thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn
tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác
định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến
hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi
kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm
phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện. Ngoài ra tại Điều 6 Nghị quyết số
04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao cũng có hướng dẫn cách xử lý vụ án dân sự trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án,
Tòa án không tống đạt được thông báo về việc thụ lý vụ án do bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan không còn nơi cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở tại địa chỉ mà
nguyên đơn cung cấp.
-
Tại điểm b khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015, một trong những điều kiện cần phải
đáp ứng nữa đó là “không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước
ngoài”. Đối với quy định này cần làm rõ hai vấn đề là tiêu chí nào để xác định “đương
sự đó không có cư trú ở nước ngoài” hoặc “không có tài sản tranh chấp ở nước ngoài”.
Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về khái niệm “đương sự không cư trú ở nước ngoài” hay “tài
sản tranh chấp không ở nước ngoài”, thì cần thông qua việc tìm hiểu về khái niệm
“đương sự ở nước ngoài” và “tài sản tranh chấp ở nước ngoài”. Theo quy định tại Điều
7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao đã quy định rõ về đương sự ở nước ngoài và tài sản ở nước
ngoài rất rõ ràng:
“Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
- Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt
Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự;
- Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có
mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự;
- Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam
nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự;
- Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng
không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự;

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 32 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

- Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ
chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời
điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự.
Tài sản ở nước ngoài
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại
thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự”35.
Trong phần hướng dẫn thi một số quy định của BLTTDS 2005 đã có quy định rõ
về khái niệm đương sự ở nước ngoài và tài sản tranh chấp ở nước ngoài. Tuy việc
BLTTDS 2015 đã có một chương XXXVIII quy định chung về thủ tục giải quyết vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng vẫn chưa có khái niệm cụ thể về đương sự ở nước
ngoài hay tài sản tranh chấp ở nước ngoài. Do đó, từ việc định nghĩa về đương sự ở
nước ngoài ta theo Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP có thể suy ra rằng đương sự không
cứ trú ở nước ngoài là vào thời điểm tòa án thụ lý vụ án đương sự là cá nhân, không phân
biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài, phải đang sinh sống hoặc thường xuyên
sinh sống trên lãnh thổ nước ta, còn đương sự là cơ quan, tổ chức, không phân biệt là cơ
quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam phải có trụ sở, chi nhánh, văn
phòng đại diện tại Việt Nam. Tương tự, cũng từ khái niệm tài sản tranh chấp ở nước
ngoài theo Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP có thể suy ra không có tài sản tranh chấp ở
nước ngoài được hiểu là tài sản tranh chấp đó không ở ngoài biên giới lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm tòa án thụ lý vụ án dân sự đó.
Ví dụ trong vụ án ly hôn giữa Nguyên đơn là anh Trương Hoàng S và Bị đơn là
chị Lê Thị S, thụ lý ngày 02-3-2017 và được Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử vào
ngày 27-3-2017. Theo đó, anh S và chị Lê Thị S chung sống với nhau từ năm 1999, anh
chị đăng ký kết hôn và được Uỷ ban nhân dân phường L cấp giấy chứng nhận kết hôn
ngày 19-8-999, vào sổ đăng ký kết hôn số 105, quyển số 01 ngày 19-8-1999. Vợ chồng
chung sống hạnh phúc, nhưng từ năm 2008 đến nay chị Lê Thị S thường xuyên sinh sống
ở nước ngoài nên vợ chồng ít liên lạc, không còn quan tâm, chăm sóc nhau. Anh nhận
thấy cuộc hôn nhân này không hạnh phúc và không thể kéo dài. Thời gian gần đây, anh
đã chủ động liên lạc với chị Lê Thị S trao đổi về việc anh xin ly hôn và chị Lê Thị S đồng
ý36. Qua vụ án cho thấy được, chị S tuy có hộ khẩu thường trụ tại Việt Nam nhưng chị
35
Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005.
36
Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số 18/2017/HNGĐ-ST, ngày 27-3-2017
của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang về “Ly hôn có yếu tố nước ngoài”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta6331t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 22-9-2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 33 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

thường xuyên sinh sống ở nước ngoài và tại thời điểm Tòa án thụ lí vụ án thì xác định chị
không đang sinh sống tại Việt Nam nên trong trường hợp này cho rằng chị S là đương sự
cư trú ở nước ngoài và không đủ điều kiện để áp dụng TTRG để giải quyết vụ án này.
Với điều kiện như trên có lẽ khi áp dụng vào thực tiễn sẽ không phù hợp bởi lẽ với vụ án
như trên, cho dù chị S có là đương sự cư trú ở nước ngoài hay không thì vẫn không ảnh
hưởng đến quá trình giải quyết vụ án do giữa anh S và chị S đã có sự đồng thuận ly hôn
nên có thể xét xử một cách rút gọn không nhất thiết phải giải quyết theo thủ tục thông
thường.
-
Để đảm bảo quyền lợi của các đương sự tại điểm b khoản 1 Điều 317 BLTTDS
2015 có quy định về những trường hợp ngoại lệ là tuy có đương sự cư trú ở nước ngoài,
tài sản tranh chấp ở nước ngoài, nhưng các đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt
Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo TTRG hoặc các đương sự đã xuất trình
được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử
lý tài sản thì Tòa án vẫn áp dụng TTRG để giải quyết vụ án. Sở dĩ việc quy định như vậy
là xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện, tự định đoạt cam kết thoả thuận trong giao
kết dân sự thì đương nhiên cũng được tự do thoả thuận giải quyết các tranh chấp. Họ có
quyền lựa chọn trình tự giải quyết tranh chấp của mình theo TTRG. Do vậy trong trường
hợp này dù đương sự là người nước ngoài, cư trú ở nước ngoài hoặc có tài sản tranh chấp
ở ở nước ngoài nhưng giữa họ có sự thỏa thuận về việc áp dụng TTRG để giải quyết vụ
án thì Tòa án vẫn chấp nhận.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 317 BLTTDS 2015 quy định: “Đối với vụ án lao động
đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người sử dụng lao động có quốc tịch
nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi
có trụ sở mà không thông báo cho đương sự khác, Tòa án thì bị coi là trường hợp cố tình
giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ tục rút gọn”. Theo quy định này có
thể thấy rằng trong một vụ án lao động đã được Tóa án thụ lý giải quyết và đã đủ điều
kiện để giải quyết theo TTRG nhưng sau đó người sử dụng lao động có quốc tịch nước
ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở
(hay nói cách khác là rời khỏi nơi họ đang sinh sống hoặc thường xuyên sinh sống) thì
trong trường hợp này Tòa án vẫn áp dụng TTRG để tránh mất thời gian trong việc phải
chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Điều lưu ý ở quy định này là chỉ
áp dụng đối với người sử dụng lao động là người ngước ngoài.
Ví dụ: Trong vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa Nguyễn đơn là
bà Chung Thị Thanh Phụng kiện Bị đơn là Công ty TNHH sản xuất hàng Da Smonter
Việt Nam (Người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Huang Cheng Tinh, chức vụ

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 34 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

giám đốc), thụ lý ngày 25-03-2016 và được Tòa án nhân dân quận TĐ, Thành phố Hồ
Chí Minh xét xử ngày 26-04-2017. Theo đó bà Phụng làm việc cho Công ty TNHH sản
xuất hàng Da Smonter Việt Nam từ ngày 19-05-2005, công việc được giao là làm giày
mẫu, (thử việc 3 tháng) sau đó ngày 01-7-2005 được ký hợp lao động có xác định thời
hạn. Đến năm 2008 bà ký hợp đồng không xác định thời hạn với Công ty trong quá trình
làm việc tại Công ty, bà bị Công ty nhắc nhở một vài lần do đi trễ. Ngày 13-11-2015
Công ty ra quyết định số 233/2015 cho bà nghỉ việc, lý do mà Công ty cho bà nghỉ việc là
do nhu cầu của Công ty phải thu hẹp sản xuất và không báo trước cho bà theo quy định.
Vì vậy bà khởi kiện đề nghị tòa án xem xét giải quyết 37. Thông qua vụ án ta có thể thấy
rằng, người đại diện theo pháp luật của Công ty và cũng là người sử dụng là người nước
ngoài, vụ án liên quan đến hợp đồng lao động vì vậy trong trường hợp này nếu đủ điều
kiện để áp dụng TTRG để giải quyết vụ án thì tòa án hoàn toàn có thể áp dụng mặc dù
sau đó người đại diện pháp luật này không còn cư trụ tại địa chỉ mà Tòa án thụ lí. Mục
đích của việc quy định là nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong việc tránh kéo
dài thời gian khi phải xét xử theo thủ tục thông thường.
Trước đây, trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng đã quy
định về điều kiện để áp dụng TTRG trong giải quyết vụ án, cụ thể tại khoản 2 Điều 41
Luật bảo về quyền lời người tiêu dùng năm 2010 có nêu: “Vụ án dân sự về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật về tố
tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
- Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
- Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 316 BLTTDS 2015: “Trường hợp luật khác có
quy định tranh chấp dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì việc giải quyết tranh
chấp đó được thực hiện theo thủ tục quy định tại Phần này”, đối với quy định này có thể
hiểu rằng, đối với các vụ án mà pháp luật có quy định về các điều kiện khác thì các vụ án
được giải quyết theo TTRG cần phải đáp ứng cả các điều kiện này. Vì vậy, trong trường
hợp các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được giải quyết theo TTRG
thì ngoài việc phải đủ điều kiện theo khoản 2 Điều 41 Luật bảo về quyền lợi người tiêu

37
Case Law Việt Nam: Bản án số 111/2017/LĐ-ST, ngày 26-4-2017 của Tòa án nhân dân quận TĐ, thành phố Hồ
Chí Minh về “Đơn phương chấm dứt hơp đồng lao động”, https://caselaw.vn/ban-an/GhOIVRXk7l?
fbclid=IwAR2Jgh3tISG7BdWVqMuoJc2_zh95ikwKyq5G1td7bkQHuQC3xPs1vcUi4bQ [truy cập ngày 25-9-
2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 35 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

dùng năm 2010 thì còn phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 1 Điều 317 BLTTDS
2015.
2.2. Thành phần tham gia giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
2.2.1. Về sự tham gia của Viện kiểm sát
Theo BLTTDS 2015 vai trò của Viện kiểm sát trong quá trình Tòa án giải quyết
vụ án theo TTRG chưa có sự khác biệt so với vụ án được giải quyết theo thủ tục thông
thường. Về việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự được quy định tại
Điều 21 của BLTTDS 2015, theo đó Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị,
kháng nghị theo quy định của pháp luật; tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án
do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích
công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của
BLTTDS 2015; tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Như
vậy, đối với các vụ án xét xử sơ thẩm theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 thì bắt buộc
phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát bởi lẻ nếu đại diện Viện kiểm sát vắng
mặt thì Tòa án phải hoãn phiên Tòa. Do đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 318 của
BLTTDS 2015, vụ án dân sự giải quyết theo TTRG thuộc trường hợp Viện kiểm sát tham
gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS thì Tòa án phải gửi hồ sơ
vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ
sơ cho Tòa án.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 319 BLTTDS 2015 Viện kiểm sát có
quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
TTRG nhằm bảo đảm sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát đối với những vụ án giải
quyết theo thủ tục này. Đối với vụ án được giải quyết theo TTRG thì sự tham gia của đại
diện Viện kiểm sát chỉ ở mức hạn chế (chỉ thông qua cơ chế kháng nghị của Viện kiểm
sát). Theo đó, khoản 1 Điều 320 BLTTDS 2015 quy định tại phiên Tòa sơ thẩm giải
quyết vụ án theo TTRG thì “Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành
xét xử” và khoản 2 Điều 324 BLTTDS 2015 quy định tại phiên Tòa phúc thẩm giải quyết
vụ án theo TTRG mà “Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử,
trường trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm”. Như vậy, đối với các vụ án
dân sự áp dụng TTRG, thì vai trò của Viện kiểm sát chỉ giới hạn trong việc thực hiện

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 36 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

quyền kiểm sát của mình thông qua kiểm tra hồ sơ vụ án để thực hiện quyền kháng nghị,
kiến nghị hoặc yêu cầu38. Bởi lẽ, các vụ án được giải quyết theo TTRG thì về cơ bản các
tình tiết của vụ án đã rõ, cũng không phức tạp kể cả về mặt xác định sự thật khách quan
của vụ án và áp dụng pháp luật nên Viện kiểm sát không cần thiết phải tham gia phiên tòa
để giám sát trực tiếp hoạt động xét xử của Tòa án.
2.2.2. Thành phần xét xử khi giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
Theo thủ tục tố tụng hiện hành và tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Hội đồng
xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là một tập thể bao gồm ba thành viên là một Thẩm phán và
hai Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể
gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân 39, còn Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án
dân sự là ba Thẩm phán40. Bên cạnh, tại khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ
tục rút gọn”. Riêng đối với việc giải quyết vụ án theo TTRG cũng được thực hiện ở cấp
sơ thẩm và phúc thẩm, nhưng thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử
phúc thẩm chỉ do một thẩm phán tiến hành 41, nguyên tắt xét xử tập thể không được áp
dụng khi xét xử theo TTRG ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: “Việc xét xử
sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục
rút gọn” và khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015 “Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội
thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ
tục rút gọn”. Theo đó, việc giải quyết vụ án theo TTRG không có sự tham gia của Hội
thẩm nhân dân giống như sự tham gia của Viện kiểm sát thì Hội thẩm nhân dân trong các
vụ án được giải quyết theo TTRG không cần thiết bởi lẽ do bản chất của vụ án đơn giản
thì một Thẩm phán hoàn toàn có khả năng giải quyết. Vì vậy, để xác định được sự thật
khách quan của vụ án và việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết những
tranh chấp mà nội dung không phức tạp, chứng cứ rõ ràng và không gặp khó khăn trong
quá trình áp dụng pháp luật hoặc đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ hoàn toàn trong khả
năng giải quyết bởi một Thẩm phán.
2.3. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
2.3.1. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm
Về thời hạn nhận đơn khởi kiện và thụ lí vụ án

38
Khoản 1 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
39
Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
40
Điều 64 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
41
Điều 65 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 37 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Đối với vụ án được giải quyết theo TTRG thì thời hạn nhận đơn khởi kiện và thụ lí
vụ án được thực hiện như thủ tục thông thường. Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện thì Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán
để xem xét đơn khởi kiện42, nếu có đủ căn cứ để thụ lý thì trong 5 ngày làm việc, kể từ
ngày được phân công, Thẩm phán phải tiến hành thụ lý vụ án theo TTRG nếu vụ án có đủ
điều kiện để giải quyết theo TTRG quy định tại khoản 1 Điều 317 của BLTTDS 2015 43.
Và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo
bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý
vụ án44.
Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Vì Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án theo TTRG không phải tiến hành đầy đủ
các trình tự, thủ tục tố tụng như thủ tục tố tụng thông thường trong quá trình chuẩn bị xét
xử, ngoài việc thông báo cho bị đơn về đơn khởi kiện, thông báo cho các bên về việc áp
dụng TTRG để giải quyết vụ án, nên thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo TTRG sẽ
được rút ngắn đi một cách cơ bản. Theo đó, tại khoản 1 Điều 318 BLTTDS 2015 quy
định: “Trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại
khoản 3 và khoản 4 Điều 195 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ
án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử
trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định”. Theo quy định thì thời điểm để tính
thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo TTRG là từ ngày thụ lý vụ án. Điều đặc biệt ở quy
định này là thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định chung cho các loại vụ án và không có
sự phân biệt vụ án phức tạp hay đơn giản, giá trị tranh chấp lớn hay nhỏ, có sự thừa nhận
của đương sự hay chưa…và thời hạn chuẩn bị xét xử theo TTRG không được gia hạn như
thủ tục tố tụng thông thường. Bởi lẽ do bản chất của vụ án đơn giản, rõ ràng nên thời gian
chuẩn bị để xét xử không cần quá nhiều để tránh được tình trạng Tòa án kéo dài thời gian
chuẩn bị xét xử dẫn đến thời hạn tố tụng bị kéo dài, thiệt hại về thời gian, chi phí không
chỉ cho đương sự mà cho cả Tòa án và xã hội. Và cũng theo quy định tại khoản 1 Điều
318 BLTTDS 2015 thì thời hạn mở phiên tòa xét xử là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định,
giống như thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thời hạn để mở phiên tòa xét xử cũng được
rút ngắn hơn rất nhiều.
Về thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm

42
Khoản 2 Điều 191 Bô luật tố tụng dân sự năm 2015.
43
Điểm b khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
44
Khoản 1 Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 38 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Khác với thủ tục tố tụng thông thường, theo quy định tại khoản 1 Điều 320
BLTTDS 2015 thì tại phiên tòa giải quyết vụ án dân sự theo TTRG sẽ vẫn tiến hành xét
xử nếu bị đơn, người có quyền lợi, nghĩ vụ liên quan được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất
mà vắng mặt không có lí do chính đáng trong khi đó nếu nguyên đơn đã được Tòa án
triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vẫn vắng mặt cho dù không có lí do chính đáng (trừ
trường hợp có đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt) thì phiên tòa sơ thẩm sẽ bị hoãn. Do vụ
án được giải quyết theo TTRG nên trong bất kỳ trường hợp nào thì nó cũng sẽ được rút
gọn đi một hoặc một số trình tự, thủ tục tố tụng nhất định nên đương nhiên thời hạn hoãn
phiên tòa sơ thẩm cũng không ngoại lệ sẽ được rút ngắn hơn so với thời hạn hoãn phiên
tòa sơ thẩm được giải quyết theo thủ tục thông thương vì vậy theo khoản 1 Điều 233
BLTTDS 2015 quy định thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01t tháng nhưng đối với
phiên tòa xét xử vụ án được giải quyết theo TTRG thì sẽ không quá 15 ngày kể từ ngày ra
quyết định hoãn phiên tòa.
2.3.2. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc
thẩm
Theo các quy định của BLLTDS 2015 về thủ tục xét xử vụ án dân sự tại Tòa án
cấp phúc thẩm thì việc giải quyết vụ án về cơ bản Tòa án cấp phúc thẩm không phải thực
hiện các trình tự, thủ tục tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như Tòa án
cấp sơ thẩm như việc triệu tập đương sự lấy lời khai, hoạt động hòa giải, các hoạt động tố
tụng khác…Vì vậy thời hạn ở thủ tục phúc thẩm khi áp dụng TTRG sẽ được rút gọn như
sau:
- Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Giống như thủ tục thông thường, thời hạn kháng cáo có ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền kháng cáo của đương sự nên theo quy định của khoản 1 Điều 322 BLTTDS 2015,
thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 07 ngày. Tuy nhiên, thời điểm để tính thời
hạn 07 ngày đối với các trường hợp khác nhau được xác định khác nhau. Trường hợp thứ
nhất, nếu các đương sự có mặt tại phiên tòa khi tòa tuyên án thì thời hạn kháng cáo đối
với bản án sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp thứ hai, nếu các đương
sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 07 ngày, kể từ
ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Khác với thủ tục tố tụng thông
thường, TTRG không có sự phân biệt trong trường hợp nếu các đương sự, người đại diện
của đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng không có mặt khi Tòa án tuyên án thì phải xác
định như thê nào. Theo đó tại khoản 1 Điều 272 BLTTDS 2015 quy định trong trường
hợp nếu các đương sự, người đại diện của đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng không có
mặt khi Tòa án tuyên án thì khi tính thời hạn kháng cáo phải xét đến lý do vắng mặt của

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 39 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

họ, nếu họ vắng mặt có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ
nhận được bản án, quyết định hoặc bản án được niêm yết, nếu họ vắng mặt không có lý
do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 271 BLTTDS 2015 còn đề cập đến vấn đề xác định
ngày kháng cáo trong trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam: “Trường hợp
người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám
thị trại giam xác nhận”. Đây là một quy định nhằm bảo đảm quyền kháng cáo của các
chủ thể có tính chất đặc thù, hướng tới sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đề cao vị
trí của quyền con người trong tố tụng dân sự. Qua đó cho thấy được TTRG còn quy định
chung chưa phân loại được trường hợp cụ thể để tính thời hạn kháng cáo, do là một chế
định còn khá mới nên việc đòi hỏi cần hoàn thiện về cách quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 322 BLTTDS 2015 thì thời hạn kháng nghị đối với
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo TTRG của Viện kiểm sát cùng cấp là 07
ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết
định. Bởi sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án theo TTRG chỉ
ở mức hạn chế nên việc quy định thời điểm để tính thời hạn kháng nghị theo TTRG chỉ
được tính từ khi nào mà Viện kiểm sát nhận được bản án, quyết định cho dù họ có tham
gia hay không tham gia phiên tòa xét xử theo như quy định riêng biệt của thủ tục tố tụng
thông thường. Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 280 BLTTDS 2015 có quy định hoàn toàn mới
về việc Viện kiểm sát phải giải thích với Tòa án khi kháng nghị quá hạn: “Khi Tòa án
nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá
thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện
kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do”. Vì hiện nay, BLTTDS 2015 chưa có
văn bản hướng dẫn nên quy định tại khoản 3 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
còn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.
Tuy việc quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định
theo TTRG được tính từ ngày tuyên án hay từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được
niêm yết nhưng chưa có sự hướng dẫn về thời điểm để để bắt đầu tính hạn thời hạn kháng
nghị kháng cáo và thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị, kháng cáo. Do BLTTDS 2015
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số
06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn cụ thể như sau:
“ - Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của
ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án đối với đương sự có

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 40 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

mặt tại phiên toà sơ thẩm hoặc là ngày bản án sơ thẩm được giao hoặc được niêm yết
đối với đương sự không có mặt tại phiên toà sơ thẩm.
-
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của
ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án, trong trường hợp
Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà sơ thẩm hoặc là ngày Viện kiểm sát cùng cấp
nhận được bản án sơ thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia
phiên toà sơ thẩm.
-
Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối
cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ
nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị kết thúc vào lúc hai mươi tư
giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó”45
Để làm rõ thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án,
quyết định theo TTRG ta thông qua ví dụ sau: Ngày 01-10-2018, Toà án xét xử sơ thẩm
vụ án dân sự và cùng ngày 01-10-2018 Toà án tuyên án, thì ngày được xác định và thời
điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo TTRG như sau:
-
Đối với đương sự có mặt tại phiên toà sơ thẩm, thì ngày được xác định là ngày 01-
10-2018 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 02-10-
2018.
-
Đối với đương sự không có mặt tại phiên toà sơ thẩm và giả sử ngày 15-10-2018
Toà án cấp sơ thẩm mới giao bản án sơ thẩm cho đương sự, thì ngày được xác định là
ngày 15-10-2018 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày
16-10-2018; nếu Toà án cấp sơ thẩm không thể giao trực tiếp bản án sơ thẩm cho đương
sự mà phải niêm yết công khai và giả sử ngày niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú của đương sự là ngày 15-10-2018, thì ngày được xác định là ngày
15-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày là ngày 16-10-
2018.
-
Trường hợp đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có tham gia phiên toà sơ thẩm hay
không tham gia phiên tòa sơ thẩm thì được tính chung như sau: Giả sử ngày 15-10-2018
Viện kiểm sát cùng cấp mới nhận được bản án của Toà án cấp sơ thẩm, thì ngày được xác
định là ngày 15-10-2013 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị 7 ngày (đối với
Viện kiểm sát cùng cấp), 10 ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày 16-
10-2018.
45
Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ
luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm
2005.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 41 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Tương tự thời hạn kết thúc sẽ được tính như sau: Ví dụ thời hạn kháng cáo là 7 ngày
được tính bắt đầu từ ngày 02-10-2018. Theo quy định tại khoản 1 Điều 322 của BLTTDS
2015, thì thời hạn kháng cáo 7 ngày (đối với đương sự có mặt tại phiên toà) kết thúc vào
lúc hai mươi tư giờ ngày 8-10-2018 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ
lễ). Giả sử, ngày 8-10-2013 là ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kháng cáo 7 ngày kết thúc vào
lúc hai mươi tư giờ ngày 9-10-2013 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần); giả sử
sau ngày nghỉ lễ (9-10-2013), ngày 10-10-2013 đúng vào ngày thứ bảy, thì thời hạn
kháng cáo 7 ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày 11-10-2013.
-
Về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 323 BLTTDS 2015 thời hạn chuẩn bị xét xử phúc
thẩm từ khi thụ lý vụ án cho đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG là 01
tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải gửi ngay cho người
có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp. Như vậy, thời hạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo TTRG ngắn hơn thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo
thủ tục thông thường. Ngoài ra, vì bản chất của vụ án được giải quyết theo TTRG là đơn
giản và đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ nên Tòa án cấp phúc thẩm có thể ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển
lên46. Một điểm đặc biệt hơn là ngay cả việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm cũng không
làm mất đi hiệu lực của TTRG, và khi lí do tạm đình chỉ không còn thì vụ án vẫn được
tiếp tục xét xử theo thủ tục này 47. Chỉ khi xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3
Điều 317 của BLTTDS 2015 thì vụ án mới được chuyển sang giải quyết theo thủ tục
thông thường. Sau thời hạn 15 ngày tính từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Thẩm
phán được phân công giải quyết theo thủ tục phúc thẩm phải mở phiên tòa phúc thẩm48.
2.4. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
2.4.1. Trình tự thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm
2.4.1.1. Thụ lí vụ án theo thủ tục rút gọn và thời điểm áp dụng thủ tục rút gọn
Thụ lí vụ án theo TTRG
Theo như các quy định về TTRG trong BLTTDS 2015 thì không có quy định
riêng về vấn đề thụ lý đơn yêu cầu giải quyết vụ án dân sự theo TTRG. Tuy nhiên tại
khoản 2 Điều 316 BLTTDS 2015 quy định, trong trường hợp những quy định được áp
dụng để giải quyết vụ án theo TTRG mà không có quy định thì sẽ được áp dụng các quy
định khác của BLTTDS 2015 để giải quyết vụ án. Theo đó, thủ tục thụ lý vụ án theo

46
Đặng Thanh Hoa: Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự, Nxb. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, 2016.
47
Khoản 3 Điều 323 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
48
Khoản 2 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 42 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

TTRG được thực hiện như thủ tục thông thường theo quy định tại Điều 195 của BLTTDS
năm 2015. Cụ thể như sau:
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người
khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ
phải nộp tiền tạm ứng án phí. Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 02/2016/NQ-
HĐTP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH2013 ngày 25 tháng
11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 49 và Nghị quyết số
104/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về thi hành Luật tố tụng hành
chính50 thì “Khi giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động, hành chính theo thủ tục rút gọn, Tòa án áp dụng mức tạm ứng án phí, án phí
bằng 50% mức tạm ứng án phí, án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục
thông thường cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mức
tạm ứng án phí, án phí áp dụng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, hành chính giải quyết theo thủ tục rút gọn”. Thông qua quy định
cho thấy việc Tòa án quyết định giải quyết vụ án dân sự theo TTRG từ khi ra thông báo
cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí nếu đương sự thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm
ứng án phí.
Sau đó Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho
người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận
được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền
tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán thụ lý
vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trong trường
hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán
phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Phần này
được hướng dẫn tại Điều 11, 12 Nghị quyết 326 51, theo đó người đề nghị được miễn tạm
ứng án phí Tòa án phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài
liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn. Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn tạm ứng án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh
thuộc trường hợp được miễn, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra thông báo

49
Nghị quyết số 103/2015/QH2013 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân
sự.
50
Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành
chính.
51
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội quy định về
mức thu miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 43 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

bằng văn bản về việc miễn hoặc không miễn tạm ứng án phí. Trường hợp không miễn thì
phải nêu rõ lý do.
Thời điểm áp dụng thủ tục rút gọn
Thời điểm áp dụng TTRG là một nội dung quan trọng có ý nghĩa để đánh giá tính
hiệu quả và tính khả thi của việc triển khai áp dụng TTRG trên thực tiễn. Theo đó, việc
xác định thời điểm áp dụng TTRG được các quy định của BLTTDS 2015 đề cập thời
điểm mà Tòa án có thể xem xét và quyết định việc áp dụng TRRG như sau:
Theo điểm b khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015 quy định: “Tiến hành thủ tục thụ lý
vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để
giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này” . Theo
như quy định này, trước khi thụ lí vụ án và đang trong khoản thời gian xem xét đơn khởi
kiện thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hoàn toàn có quyền quyết định việc
áp dụng TTRG để giải quyết vụ án khi vụ án đủ điều kiện để giải quyết theo TRRG. Tuy
nhiên, có trường hợp mặc dù khi thụ lý, vụ án đó chưa đủ điều kiện để giải quyết theo
TTRG, ví dụ: Lúc đầu đương sự chưa thừa nhận nghĩa vụ nhưng sau đó đương sự thừa
nhận nghĩa vụ thông qua văn bản trả lời đơn khởi kiện hoặc tại các lời khai, tại phiên hòa
giải thì trong trường hợp này vẫn được áp dụng TTRG để giải quyết vụ án. Trong khi đó
tại khoản 1 Điều 318 BLTTDS 2015 cũng có quy định: “Trong thời hạn không quá 01
tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 195 của Bộ luật
này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết
định”. Tương tự đối với quy định này thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (không quá một
tháng kể từ ngày thụ lý vụ án) thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cũng có
thể xem xét và quyết định việc áp dụng TTRG để giải quyết vụ án. Quyết định đưa vụ án
ra xét xử theo TTRG phải được gửi ngay cho đương sự để đương sự thực hiện các quyền
tố tụng của mình như quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên;
quyền khiếu nại đối với Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG và quyền tham gia
phiên tòa. Quyết định này cũng được gửi ngay cho Viện kiểm sát để thực hiện chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chuẩn bị tham gia phiên tòa. Để bảo đảm chắc chắn
rằng quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG là chính xác, đáp ứng đầy đủ các điều
kiện quy định về giải quyết vụ án theo TTRG, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ
án ra xét xử theo TTRG, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền
kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định52.

52
Điều 319 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 44 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Tuy nhiên, việc áp dụng TTRG theo điểm b khoản 3 Điều 191 và khoản 3 Điều
318 BLTTDS 2015 thì chưa có quy định hướng dẫn về việc phải thông báo cho đương
sự, Viện kiểm sát về việc áp dụng TTRG để giải quyết vụ án. Để thống nhất về nhận thức
và áp dụng trong thực tiễn, cần có sự hướng dẫn cụ thể theo hướng nếu ngay sau khi thụ
lý mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xác định giải quyết theo TTRG, thì
phải thông báo cho đương sự biết để đương sự thực hiện quyền khiếu nại (nếu có). Việc
thông báo có thể kết hợp trong nội dung giấy báo thụ lý hoặc bằng một thông báo riêng…
miễn bảo đảm sự thuận lợi và đơn giản nhất có thể. Ngoài ra, BLTTDS năm 2015 cũng
chỉ mới quy định việc khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết
định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG tại Điều 319 BLTTDS 2015, mà chưa có quy định
cụ thể về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại của đương sự đối với quyết
định thụ lý vụ án theo TTRG. Do đó, thiết nghĩ cũng cần hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Một vấn đề nữa được đặt ra là cần quy định rõ và cụ thể Thẩm phán phải có trách
nhiệm ban hành quyết định áp dụng TTRG ngay khi có căn cứ áp dụng TTRG. Vì sẽ
không loại trừ khả năng trong thực tế, có thể vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà
Thẩm phán không thể áp dụng TTRG để giải quyết vụ án. Chẳng hạn trong trường hợp
sau thời hạn một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm)
thì mới đủ điều kiện để áp dụng TTRG nhưng vì đã quá một tháng kể từ thời điểm thu lý
vụ án nên Tòa án cũng không thể áp dụng TTRG vì không có cơ sở pháp lý theo quy định
của BLLTDS 2015. Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần X có đơn đề nghị Tòa án giải
quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu
ngôi nhà trên đất nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B và được Tòa án
nhân dân thành phố HP thụ lý vụ án. Ngân hàng thương mại cổ phần X cung cấp được tài
liệu, chứng cứ chứng minh tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm giữa Ngân hàng
thương mại cổ phần X và ông A, bà B đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1
Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH1453 và hướng dẫn của Nghị quyết về việc áp dụng
TTRG trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án. Tuy nhiên về
phía ông A, bà B đề nghị gia hạn thời hạn trả lời thông báo thụ lý vụ án, dẫn đến thực tế
vụ án sau đó có đáp ứng tiêu chí áp dụng TTRG cũng không thể áp dụng TTRG vì khi đó
đã quá thời hạn một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Qua đó cho thấy, việc quy định về thời
điểm áp dụng TTRG trong giải quyết vụ án còn chưa được thống nhất, cần có sự hướng
dẫn cụ thể từ cơ quan nhà nước về vấn đề này.

53
Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức
tín dụng.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 45 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

2.4.1.2. Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn
Về nguyên tắc chung, ngoài những trường hợp không phải mở phiên tòa sơ thẩm
do các đương sự đã hòa giải được với nhau hoặc có căn cứ để Tòa án đình chỉ giải quyết
vụ án, để các đương sự có thể bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình
cũng như việc Tòa án được ra phán quyết bảo đảm tính đúng đắn và chính xác của bản án
thì tất cả các vụ án, mặc dù tranh chấp có đơn giản, giá trị tranh chấp thấp, đương sự thừa
nhận toàn bộ nghĩa vụ hoặc có chứng cứ rõ ràng, đều phải được tiến hành xét xử trực tiếp
tại phiên tòa sơ thẩm. Đối với những vụ án được giải quyết theo TTRG do bản chất của
vụ án đơn giản, rõ ràng, nên Thẩm phán chỉ thẩm tra lại sự việc, chứng cứ, tài liệu và áp
dụng pháp luật để giải quyết nên việc bảo đảm quyền bảo vệ, quyền tranh tụng của các
đương sự được thực hiện ở mức độ hạn chế hơn so với thủ tục tố tụng thông thường. Vì
vậy sự có mặt của các đương sự cũng như đại diện Viện kiểm sát cũng chỉ ở mức hạn
chế, theo đó tại khoản 1 Điều 320 BLTTDS 2015 quy định các đương sự, đại diện Viện
kiểm sát phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo TTRG, trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt
thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử và đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử
vắng mặt. Điểm khác biệt giữa phiên tòa xét xử vụ án theo TTRG so với phiên tòa xét xử
vụ án theo thủ tục thông thường là nếu bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã
được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến
hành phiên tòa mà không phải hoãn phiên tòa để mở lại phiên tòa lần thứ hai.
Sau khi xem xét sự có mặt, vắng mặt của đại diện Viện Kiểm sát cùng cấp, của
đương sự trong vụ án thì Thẩm phán chủ trì phiên tòa sẽ căn cứ vào sự vắng mặt, có mặt
của họ để xem xét có đủ điều kiện để hoãn phiên tòa hay không. Trong trường hợp không
đủ điều kiện để hoãn phiên tòa thì phiên tòa xét xử vẫn được tiếp tục và Thẩm phán tiến
hành khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này54.
Khác với thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục thông thường, sau khi khai
mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo
quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 của
BLTTDS 2015. Thẩm phán không phải kiểm tra việc giao nộp công khai chứng cứ và
công bố tài liệu, chứng cứ như giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường. Trường hợp
các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm
phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp các bên
đương sự không thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung vụ án thì Thẩm phán sẽ
tiến hành xét xử vụ án, Thẩm phán để các đương sự trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất
quan điểm về việc giải quyết vụ án và thủ tục này được thực hiện theo quy định tại Mục 3
54
Khoản 2 Điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 46 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Chương XIV của BLTTDS 201555. Phần tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc
giải quyết vụ án theo TTRG sẽ có thủ tục như thủ tục về phần tranh luận, đối đáp, đề xuất
quan điểm về việc giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường.
Ngoài ra, nếu tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều
317 của BLTTDS 2015 làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG
thì Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông
thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra
quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường.
2.4.2. Trình tự, thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm
2.4.2.1. Kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn
Theo quy định tại Điều 271 và Điều 278 BLTTDS 2015, về quyền kháng cáo của
đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và
quyền kháng nghị của Viện kiểm sát có thể thấy rằng quyền kháng cáo phúc thẩm của
đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát không bị hạn chế về phạm vi kháng cáo
và phạm vi khang nghị, theo đó đương sự, Viện kiện sát có quyền kháng cáo, kháng nghị
đối với một phần hay toàn bộ nội dung bản án, quyết định. Tương tự khi áp dụng TTRG
để giải quyết tranh chấp thì bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm cũng bị kháng cáo,
kháng nghị như đối với thủ tục tố tụng thông thường. Xuất phát từ bản chất cơ bản của
những vụ án được giải quyết theo TTRG là đơn giản và có chứng cứ rõ ràng, hoặc đương
sự đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ vì vậy Tòa án cấp phúc thẩm không nhất thiết phải
đánh giá các chứng cứ để cân nhắc các tình tiết và sự thật khách quan của vụ việc đã
được xác định tại thủ tục sơ thẩm mà chỉ cần xem xét lại việc áp dụng pháp luật của Tòa
án cấp sơ thẩm đã chính xác hoặc hợp pháp hay chưa.
Để đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, linh hoạt của việc giải quyết vụ án theo thủ tục
TTRG thì thời hạn để đương sự kháng cáo và Viện kiểm sát kháng nghị đối với bản án,
quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo TTRG được rút ngắn hơn so với thủ tục tố tụng
thông thường. Cụ thể, thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm theo TTRG là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại
phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc
bản án, quyết định được niêm yết; thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa
án cấp sơ thẩm theo TTRG của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định56.

55
Khoản 3 Điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
56
Điều 322 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 47 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

2.4.2.2. Lập hồ sơ vụ án phúc thẩm


Tương tự như thủ tục sơ thẩm, thủ tục thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm theo
TTRG không có quy định nên theo quy định tại khoản 2 Điều 316 BLTTDS 2015, việc
thụ lý xét xử phúc thẩm theo TTRG sẽ được thực hiện như đối với thủ tục thông thường.
Theo đó, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng
cứ kèm theo, tòa án cấp phúc thẩm sẽ vào sổ thụ lý vụ án. Để bảo đảm cho đương sự
chuẩn bị phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và tham gia phiên tòa
cũng như để bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải thông báo bằng
văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và thông báo trên cổng
thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Sau đó, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm phân công
Thẩm phán giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm rút gọn57.
Để chuẩn bị các điều kiện để tiến hành, tham gia xét xử theo TTRG trong khoảng
thời hạn nhất định thì sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ
án, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm phải tiến hành
nghiên cứu hồ sơ vụ án. Trong khoản thời gian này, Thẩm phán tiến hành nghiên cứu hồ
sơ vụ án bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đơn kháng cáo, quyết định kháng
nghị và các chứng cứ, tài liệu kèm theo. Thẩm phán phải kiểm tra lại những vấn đề như
nội dung của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thủ tục tố tụng mà Tòa án
cấp sơ thẩm tiến hành có đúng không? Vụ án có đủ các điều kiện để giải quyết theo
TTRG hay không? Có xuất hiện các tình tiết mới để chuyển vụ án sang giải quyết theo
thủ tục tố tụng thông thường không? Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có hợp pháp và
có căn cứ không? Trường hợp thiếu chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án theo thủ tục
TTRG thì yêu cầu đương sự bổ sung. Tuy nhiên, việc bổ sung, chứng cứ mới ở phúc
thẩm phải đáp ứng các điều kiện theo quy định Điều 287 BLTTDS năm 2015.
Sau thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm phải ra một trong các quyết định: Tạm đình chỉ xét xử
phúc thẩm vụ án, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hay đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm 58.
Việc tạm đình chỉ và đình chỉ xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định Điều 288,
Điều 289 BLTTDS 2015. Nếu đủ điều kiện để áp dụng TTRG để giải quyết thì Thẩm
phán được phân công giải quyết vụ theo theo thủ tục phúc thẩm phải ra quyết định đưa vụ
ra xét xử phúc thẩm đồng thời quyết định đưa vụ án ra xét xử phải gửi ngay cho người có
liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp. Ngoài ra, trường hợp

57
Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
58
Khoản 1 Điều 323 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 48 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của BTTDS 2015 thì Tòa án ra
quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Ngay sau khi Thẩm
phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm, thì Tòa án chuyển ngay
quyết định này và hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ
của Viện kiểm sát cùng cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết
thời hạn đó, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho tòa án59.
2.4.2.3. Phiên tòa xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 324 BLTTDS 2105 thì trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc
thẩm. Tương tự như ở phiên tòa sơ thẩm theo TTRG, phiên tòa phúc thẩm theo TTRG
cũng được tiến hành theo một trình tự đơn giản, nhanh chóng hơn so với thủ tục tố tụng
thông thường. Trước tiên, Hội đồng xét xử sẽ kiểm tra sự có mặt thành phần tham gia
phiên tòa xét xử phúc thẩm. Theo đó, thành phần tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm
cũng giống như thành phần tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm phải gồm có đương sự,
Viện kiểm sát cùng cấp. Các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có
mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định trường hợp đại diện Viện
kiểm sát vắng mặt tại phiên tòa thì phiên tòa vẫn được xét xử bình thường, trừ trường hợp
vụ án được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm do Viện kiểm sát có kháng nghị. Trong
trường hợp đương sự không kháng cáo được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt hay các đương
sự có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử bình thường.
BLLTDS 2015 không quy định hoạt động hòa giải trong thủ tục phúc thẩm. Vì
vậy tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải giữa các bên như phiên
tòa sơ thẩm theo TTRG mà theo đó Thẩm phán giải quyết vụ án sẽ tóm tắt nội dung bản
án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và
tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). Sau đó, Thẩm phán giải quyết vụ án nghe người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp các bên đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến kháng
cáo của mình và Viện kiểm sát trình bày ý kiến về việc kháng nghị về nội dung vụ án.
Sau khi để đương sự trình bày ý kiến, Thẩm phán sẽ để các bên đương sự tranh luận, đối
đáp và đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Sau khi hoàn tất các thủ tục
trên Thẩm phán sẽ nghiên cứu cách tài liệu, chứng cứ có trong vụ án, ý kiến của các
đương sự, ý kiến của Viện kiểm sát, trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị và ra
một trong các quyết định sau đây: Giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm; sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; hủy bản án, quyết định của Tòa án
cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo
59
Khoản 2 Điều 323 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 49 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các điều kiện để giải
quyết theo thủ tục rút gọn; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đình chỉ
xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Bản án quyết định phúc thẩm sẽ có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày ra bản án, quyết định60.
2.5. Trường hợp chuyển từ thủ tục rút gọn sang thủ tục thông thường
Việc áp dụng TTRG chỉ được áp dụng khi và chỉ khi thỏa mãn các điều kiện pháp
luật quy định cho nên trong những trường hợp không còn đủ điều kiện áp dụng thì việc
giải quyết vụ án dân sự phải được chuyển sang thủ tục thông thường. Việc chuyển vụ án
giải quyết theo TTRG sang thủ tục thông thường được thực hiện không chỉ trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử mà còn tại phiên tòa cả ở cấp sơ thẩm lẫn phúc thẩm.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 317, khoản 4 Điều 320 và khoản 4 Điều 323
BLTTDS năm 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo TTRG và tại phiên tòa
xét xử sở thẩm theo TTRG nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều
kiện để giải quyết theo TTRG thì Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết
theo thủ tục thông thường, cụ thể: Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống
nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành
giám định; cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không
thống nhất về giá; cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; phát sinh người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập; phát sinh
đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu
thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp đương
sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo
TTRG hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản
và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Tuy nhiên, việc quy định về trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục
thông thường ở Tòa án cấp phúc thẩm vẫn chưa rõ bởi lẽ theo quy định khoản 4 Điều 324
BLTTDS 2015: “Trường hợp xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của
Bộ luật này thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông
thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định
tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này”. Mà không quy định cụ thể là trong thời hạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm nếu xuất hiện tình tiết tại khoản 3 Điều 317 BLTTDS 2015 thì
mới chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nên quy định này được hiểu
là Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải mở phiên tòa để xem xét và quyết định hủy bản án,
quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải
60
Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 50 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

quyết lại từ đầu theo thủ tục thông thường, theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 324
BLTTDS năm 2015.
Theo quy định hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự chỉ mới quy định về việc chuyển
vụ án từ TTRG sang thủ tục thông thường mà không có cơ chế ngược lại. Nói cách khác
quy định về việc chuyển đổi chỉ có tính chất một chiều từ TTRG sang thủ tục thông
thường. Vì vậy trong trường hợp sau thời hạn 01 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm) thì mới đủ điều kiện để áp dụng TTRG nhưng vì đã quá 01
tháng kể từ thời điểm thu lý vụ án nên Tòa án cũng không thể áp dụng TTRG vì không có
cơ sở pháp lý theo quy định của BLLTDS 2015.
Tóm lại, từ việc phân tích những quy định về TTRG trong BLTTDS 2015 cho
thấy được bản chất của TTRG là đơn giản, việc giải quyết vụ án theo TTRG sẽ không cần
thiết phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như thủ tục thông thường. Để áp dụng TTRG để
giải quyết theo TTRG thì cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, thực tế
áp dụng TTRG trong hoạt động xét xử của Tòa án vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế
bởi lẽ do quá trình nhận thức và hiểu về các quy định còn chưa được thống nhất, một
phần còn do một số quy định còn chưa phản ánh được bản chất của TTRG, chính vì điều
đó cần thiết có sự hướng dẫn và điều chỉnh từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
việc áp dụng một cách thuận lợi hơn.
CHƯƠNG 3
NHỮNG BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

3.1. Những bất cập về việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự và
giải pháp hoàn thiện thủ tục rút gọn trong một số điều luật cụ thể
Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 6 tháng đầu năm
2018, cụ thể từ ngày 26-12-2017 đến ngày 27-6-2018 tỷ lệ giải quyết án tăng 26,3%, giải
quyết đơn tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017, án kháng nghị tăng 04 vụ 61. Từ các số liệu
thống kê cũng cho thấy được số lượng các vụ án dân sự tăng lên rất nhiều dẫn đến việc
quá tải trong hoạt động xét xử. Mặc dù BLTTDS 2015 đã có quy định về việc giải quyết
vụ án theo TTRG và thực tiễn có nhiều vụ án điều kiện giải quyết theo TTRG nhưng
phần lớn các Thẩm phán chọn giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường và rất ít vụ án
giải quyết theo TTRG. Điều đó có thể lý giải rằng, tuy TTRG là một chế định hoàn toàn
mới trong pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta, nhưng đâu đó vẫn còn một số quy định của
61
Hồng Quyên: “Vụ 9 VKSND tối cao sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-6887 [Ngày truy cập 02-10-2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 51 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

TTRG vẫn còn hạn chế và khó khăn trong quá trình áp dụng để giải quyết vụ án dân sự,
vì vậy bài viết sẽ đi đến phân tích một số bất cập mà việc quy định của TTRG còn gặp
phải như sau:
3.1.1. Bất cập về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015, Tòa án giải quyết vụ án theo
TTRG khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ
trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án
giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền
sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
TTRG là một trong những quy định mới, lại chưa có nhiều thực tiễn để kiểm
nghiệm, do vậy vướng mắc sẽ phát sinh từ quy định trên khi áp dụng vào thực tiễn chắc
chắn là không tránh khỏi và tất nhiên sẽ rất khó khăn, nếu không được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hướng dẫn kịp thời để thống nhất về nhận thức và áp dụng.
Theo quy đinh trên thì vụ án được giải quyết theo TTRG khi đáp ứng điều kiện:
“có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng”. Hiện này chưa có hướng dẫn cụ thể
nào về cách hiểu thế nào là “vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng”, điều
này có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và khi xét điều kiện để áp dụng TTRG
trong quá trình giải quyết sẽ gặp khó khăn. Chẳng hạn trong vụ án tranh chấp hợp đồng
vay tài sản giữa Nguyên đơn là là bà Nguyễn Thị Bội H và Bị đơn là bà Trần Thị N, được
Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam thụ lý vụ án vào ngày 03-5-2017.
Theo đó Bị đơn thừa nhận toàn bộ khoản vay gốc nhưng không đồng ý trả khoản tiền lãi
bởi vì cho rằng nó quá cao, cho nên đối với khoản tiền lãi thì Bị đơn đề nghị Tòa án giải
quyết theo quy định của pháp luật62. Sự xuất hiện của tình tiết này sẽ làm cho vụ án có hai
cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau:
- Cách hiểu thứ nhất: Trong vụ án trên, bị đơn chỉ đồng ý trả khoản tiền là nợ gốc,
tuy nhiên phản đối yêu cầu thanh toán khoản lãi vì cho rằng nguyên đơn đã tính lãi quá
cao. Vì bị đơn đã phản đối một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nên không thỏa

62
Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số 53/2018/DS-ST, ngày 8-10-2018 của
Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta177956t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 10-11-2018].

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 52 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

mãn điều kiện “đương sự thừa nhận nghĩa vụ”, do đó trường hợp này không áp dụng
TTRG để giải quyết vụ án mà giải quyết bằng thủ tục thông thường.
- Cách hiểu thứ hai: Trường hợp này vẫn áp dụng được TTRG, vì bị đơn đã thừa
nhận nghĩa vụ trả phần nợ gốc và khoản tiền lãi cho nguyên đơn. Bị đơn chỉ không đồng
ý đối với phần lãi cao vượt quá mà nguyên đơn đưa ra, chứ không phải là bị đơn phủ
nhận nghĩa vụ trả nợ của mình đối với nguyên đơn.
Để áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn giải quyết vụ án dân sự thì điều kiện tiếp theo
là “đương sự trong vụ án đó phải thừa nhận nghĩa vụ của mình” và “tài liệu, chứng cứ
đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án thì không cần việc Tòa án không phải thu
thập tài liệu, chứng cứ”. Việc quy định phải đáp ứng đủ hai điều kiện này là chưa hợp lý
bởi lẽ nếu như “đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ” thì không cần thiết phải quy định thêm
“tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải
thu thập tài liệu, chứng cứ”. Bởi vì theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 92 BLTTDS
2015: “Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài
liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên
đương sự đó không phải chứng minh” và “Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng
thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không
vượt quá phạm vi đại diện”. Theo đó, sự thừa nhận nghĩa vụ của đương sự được xem như
là chứng cứ và cơ sở để giải quyết vụ án mà không cần thiết phía bên kia đương sự phải
có nghĩa vụ chứng minh. Chính vì vậy, việc quy định nếu cần đáp ứng cả hai điều kiện là
đương sự trong vụ án đó phải thừa nhận nghĩa vụ của mình và tài liệu, chứng cứ đầy đủ,
bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án thì không cần việc Tòa án không phải thu thập tài
liệu, chứng cứ thì vô hình trung đã loại bỏ một trường hợp không thể áp dụng TTRG mặc
dù khi có một trong hai điều kiện thì Toà án vẫn có đủ cơ sở để giải quyết vụ án. Do đó,
chỉ cần quy định nếu vụ án đáp ứng được một trong hai tiêu chí là có thể áp dụng TTRG
để giải quyết quyết.
Bên cạnh đó, việc quy định cần phải đáp ứng điều kiện “Các đương sự đều có địa
chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng” và “không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh
chấp ở nước ngoài” là không cần thiết. Tuy hiện nay đã có hướng dẫn cụ thể về viêc xác
định nơi cư trú, trụ sở của đương sự một cách rõ ràng, tuy nhiên theo quan điểm, việc xây
dựng TTRG xuất phát từ việc muốn giải quyết nhanh chóng vụ án dân sự nhưng việc rút
gọn này có thể là một hoặc một sô nội dung chứ không nhất thiết phải rút gọn toàn bộ nội
dung của TTRG (rút gọn về thời gian, trình tự tố tụng, thành phần tham gia xét xử,…). Vì
vậy nếu có một hay hai điều kiện này thì ta vẫn áp dụng được TTRG để giải quyết, mặc
dù thời gian giải quyết tranh chấp hay một số hoạt động tố tụng khác không được rút gọn

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 53 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

nhưng ta có thể giải quyết bởi một Thẩm phán, bên cạnh nếu vụ án “đương sự đã thừa
nhận nghĩa vụ” hay “tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án
thì không cần việc Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ” thì có thể lượt bớt một
số hoạt động như hòa giải, triệu tập lấy lời khai…Việc rút gọn thành phần giải quyết
cũng như một số hoạt động không cần thiết trong trường hợp này sẽ góp phần tiết kiệm
được thời gian và công sức của các bên đương sự, thành phần tham gia xét xử. Khi đó,
việc áp dụng TTRG sẽ phần nào làm bớt đi gánh nặng trong hoạt động xét xử mà nhiều
thủ tục rờm rà, phức tạp như hiện nay.
3.1.2. Bất cập về thành phần tham gia giả quyết theo thủ tục rút gọn
3.1.2.1. Về sự tham gia của Viện kiểm sát
Tương tự việc phân tích ở Chương 2, vai trò của Viện kiểm sát trong quá trình Tòa
án giải vụ án quyết theo TTRG không có sự phân biệt so với thủ tục tố tụng thông
thường. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015: “Viện kiểm sát tham gia các
phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do
Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích
công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp Tòa án không được từ chối giải
quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Theo đó, phiên tòa sơ thẩm
có thể bị hoãn nếu vắng mặt đại diện Viện kiểm sát trong các trường hợp Viện kiểm sát
phải có mặt63. Trong thực tiễn xét xử hiện nay, các vụ án dân sự mà Tòa án tiến hành thu
thập chứng cứ là khá phổ biến, vì vậy đối với các phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
theo thủ tục thông thường hay TTRG nói chung, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 có thể
nhận thấy, hầu như rất nhiều các phiên tòa này đều phải có sự tham gia của đại diện Viện
kiểm sát. Vì vậy trong những vụ án trên nếu đại diện Viện kiểm sát vắng mặt thì đương
nhiên Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Trong khi đó, sự tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm được thể hiện
qua hoạt động hỏi hay tranh luận tại phiên tòa. Viện kiểm sát chỉ phát biểu ý kiến về việc
chấp hành pháp luật của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dân sự,
kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án mà không phát
biểu về quan điểm giải quyết vụ án hay đề xuất phương án để giải quyết vụ án 64. Do đó,
việc quy định Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại khoản 2
Điều 21 BLTTDS 2015 như hiện nay là không cần thiết.

63
Điều 232, Điều 233, khoản 1 Điều 310 và khoản 2 Điều 324 Điều Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
64
Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 54 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Bên cạnh, bản chất của tố tụng dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên
đương sự, vì vậy nên xem xét việc tham gia của Viện kiểm sát chỉ giới hạn ở một mức độ
nào đó. Trong các phiên tòa sơ thẩm, đặc biệt là những vụ án áp dụng TTRG không nên
quy định bắt buộc phải có đại diện Viện kiểm sát mà chỉ nên giới hạn sự tham gia này
nhằm tránh được sự can thiệp không cần thiết đồng thời tránh được việc kéo dài thời gian
giải quyết tranh chấp.
Thông thường đối với các vụ án được giải quyết theo TTRG, với bản chất đơn
giản, rõ ràng hay đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ nhưng Tòa án vẫn phải gửi hồ sơ cho
Viện kiểm sát nghiên cứu và chỉ có thể tiến hành phiên tòa khi có mặt của Viện kiểm sát.
Giống như thủ tục tố tụng dân sự thông thường, việc gởi hồ sơ chỉ để Viện kiểm sát kiểm
tra lại các trình tự, thủ tục tố tụng có được đầy đủ không hay việc tuân thủ pháp luật của
cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án mà không có ý kiến gì nội dung
cũng như đưa ra ý kiến về việc giải quyết vú án. Vì vậy, đối với các vụ án được giải
quyết theo TTRG mà việc quy định Tòa án vẫn phải tiến hành các thủ tục tố tụng theo
quy định của pháp luật, trong đó phải đảm bảo sự tham gia của Viện kiểm sát là không
cần thiết.
Như vậy, đối với những vụ án được áp dụng TTRG để giải quyết mà đáp ứng một
trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 thì vẫn phải có sự
tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm để giải quyết đối với vụ án đó là không
phù hợp. Bởi lẽ sự tham gia của VKS tại các phiên tòa dân sự nói chung hay những vụ án
dân sự áp dụng TTRG thì không thực sự có ý nghĩa.
3.1.2.2. Thành phần xét xử khi giải quyết vụ án theo thủ tục rút
gọn
Đối với vụ án được giải quyết theo TTRG thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
và Hội đồng xét xử phúc thẩm đều do một cá nhân Thẩm phán tiến hành 65. Với bản chất
của vụ án đơn giản, chứng cữ rõ ràng và Tòa án không cần thiết phải tiến hành các hoạt
động để thu thập chứng cứ, tài liệu… nên việc quy định do một Thẩm phán giải quyết mà
không cần thiết phải có sự thảo luận, trao đổi giữa nhiều cá nhân để đưa ra những kết
luận đúng đắn cho một phán quyết sơ thẩm hay phúc thẩm. Việc giao toàn bộ trách nhiệm
cho một cá nhân Thẩm phán như vậy có đảm bảo được mặt khách quan trong quá trình
giải quyết vụ án hay không. Hiện nay tuy với năng lực cũng như trình độ của các Thẩm
phán ngày được nâng cao, nhưng thiết nghĩ với một Thẩm phán có thể đảm nhiệm tốt
được việc xét xử các vụ án theo TTRG mà không cần có sự tham gia của Hội thẩm nhân
dân và đại diện Viện kiểm sát.

65
Điều 65 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 55 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Trong thực tiễn xét xử, cũng có nhiều trường hợp lạm quyền hay tiêu cực trong
khi giải quyết tranh chấp, tuy đối với những vụ án được giải quyết theo TTRG mặc dù
nội dung tranh chấp rõ ràng dễ xác định được sự thật của vụ án và việc áp dụng đúng
pháp luật cũng không loại trừ trường hợp các Thẩm phán lạm quyền hoặc tiêu cực vì vậy
để có được một phán quyết công bằng, có tính khách quan, bảo đảm quyền và lợi ích của
đương sự thì cần thiết nên có giới hạn việc giao toàn quyền cho một cá nhân Thẩm phán.
3.1.3. Bất cập về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
3.1.3.1. Triệu tập đương sự để lấy lời khai
Một trong những hoạt động của Tòa án để thu thập chứng cứ là việc triệu tập
đương sự để lấy lời khai. Theo khoản 1 Điều 98 BLTTDS 2015 quy định: “Thẩm phán
chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung
bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng”. Theo quy định có thể thấy rằng cần phải có bản khai của
đương sự trong mọi trường hợp. Ngoài ra, vấn đề triệu tập đương sự để lấy lời khai chỉ
đặt ra khi vụ án có nội dung phức tạp, chứng cứ chưa đầy đủ, ý kiến của các bên đương
sự không thống nhất còn mâu thuẫn với nhau… thông qua đơn khởi kiện và bản trả lời
đơn khởi kiện của các đương sự trong vụ án, Tòa án sẽ xem xét vấn đề để giải quyết vụ
án một cách chính xác, khách quan và đúng theo quy định của pháp luật. Qua đó có thể
thấy rằng, đối với các vụ án được giải quyết theo TTRG thì việc triệu tập đương sự đến
Tòa để lấy lời khai là không cần thiết bởi vì:
Thứ nhất, về bản chất hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án thông qua việc
triệu tập đương sự để lấy lời khai chỉ đặt ra khi vụ án đó có nội dung phức tạp, không đủ
tài liệu, chứng cứ để Tòa án có thể kết luận vấn đề một cách khách quan nên cần thiết
phải tiến hành việc triệu tập đương sự trong khi đó điều kiện để giải quyết vụ án theo
TTRG là vụ án có tình tiết đơn giản, nội dung rõ ràng, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm
đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ. Vì vậy
Tòa án không cần phải triệu tập đương sự để lấy lời khai, không cần phải xác minh chứng
cứ trong trường hợp này.
Thứ hai, trong trường hợp đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ, được thể hiện thông
qua văn bản trả lời đơn khởi kiện của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối
với đơn khởi kiện của nguyên đơn. Theo đó, trong nội dung của văn bản trả lời các
đương sự đã không phản đối các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Điều này thể hiện
việc các bên đương sự đã thống nhất với nhau, không có sự mâu thuẫn trong việc cho ý
kiến. Ngoài ra, việc thừa nhận nghĩa vụ của đương sự theo Điều 92 BLTTDS 2015 còn
được coi là chứng cứ và miễn trừ nghĩa vụ chứng minh của phía bên đương sự kia và đây

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 56 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

cũng là cơ sở để Tòa án giải quyết. Vì vậy trong trường hợp này Tòa án cũng không cần
thiết phải triệu tập đương sự để lấy lời khai.
3.1.3.2. Về việc hòa giải
Theo quy định tại khoản 3 Điều 320 BLTTDS 2015: “Sau khi khai mạc phiên tòa,
Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định tại
Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 của Bộ luật
này. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong
vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy
định tại Điều 212 của Bộ luật này. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với
nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử”. Theo quy
định, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm trước khi tiến hành xét xử vụ án dân sự theo TTRG thì
Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải, trừ trường hợp không được hòa giải theo quy
định hoặc không tiến hành hòa giải. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với
nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán mới tiến hành xét xử. Vậy với
những trường hợp sau khi đã khai mạc phiên tòa mà vụ án không hòa giải được hoặc
không được hòa giải thì vụ án sẽ được giải quyết như thế nào? Có thể trong trường hợp
này chúng ta có thể ngầm hiểu là sẽ bỏ qua thủ tục tiến hành hòa giải và tiến hành xét xử,
tuy nhiên để việc áp dụng quy định được đồng bộ thì chúng ta cần có những hướng dẫn
cụ thể về vấn đề này.
3.1.3.3. Thời điểm áp dụng thủ tục rút gọn
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 191 và khoản 1 Điều 318 BLTTDS 2015
trước khi thụ lý vụ án (trong thời gian xem xét đơn kiện) hoặc trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm (không quá một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án) thì Tòa án có thể xem xét
việc áp dụng TTRG để giải quyết. Tuy nhiên việc quy định này chỉ mới đề cập khoảng
thời gian mà Tòa án có thể áp dụng TTRG nhưng chưa quy định rõ và cụ thể khi nào
Thẩm phán mới ban hành quyết định áp dụng TTRG để giải quyết. Vì vậy, trong thực
tiễn xét xử, mặc dù có đủ căn cứ để áp dụng TTRG để giải quyết nhưng vì một lí do nào
đó mà đợi cho hết 01 tháng thì Thẩm phán mới ra quyết định áp dụng TTRG để giải
quyết vụ án. Do đó, để nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết
theo TTRG thì cần phải có hướng dẫn cụ thể về việc Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án phải ra quyết định giải quyết theo TTRG vào bất kỳ thời điểm nào khi đủ
điều kiện áp dụng TTRG.
Ngoài ra, việc quy định giới hạn vời thời hạn áp dụng TTRG không quá một tháng
kể từ ngày thụ lý vụ án như quy định tại khoản 1 Điều 318 BLTTDS 2015 là không hợp
lý. Bởi lẽ, trong trường hợp sau khi Thẩm phán quyết định thụ lý vụ án theo TTRG

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 57 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

nhưng sau đó lại không nhận được sự phản hồi (trả lời bằng văn bản) về nghĩa vụ của các
đương sự khác theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nhưng vì đã quá 01 tháng kể từ
ngày thụ lý vụ án không có sự phản hồi của đương sự, mặc dù vì một lý do nào đó đương
sự không thể trả lời trong thời hạn ấn định, chính vì điều này sẽ làm cho vụ án không còn
đủ điều kiện về đương sự thừa nhận nghĩa vụ để áp dụng TTRG nền phải chuyển sang
giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường. Sở dĩ, trong một số trường hợp việc
trả lời chậm trễ trên có thể xuất phát từ lỗi của của các cán bộ có liên quan như không
nhận được giấy báo hoặc tuy nhận được nhưng quá thời hạn quy định (do ghi sai địa chỉ,
không đúng tên người nhận, do phát hành văn bản chậm,…). Do đó trong những trường
hợp này nếu việc chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì sẽ ảnh
hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự cũng như việc kéo dài thời gian giải quyết
trong khi vụ án vẫn có đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG.
Ngược lại, trong thực tế xét xử vẫn có trường hợp ngay sau thời hạn 01 tháng kể
từ ngày thụ lý vụ án thì mới có đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG chẳng hạn như sau
khi triệu tập đương sự (sau một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án) để lấy lời khai đương sự
mới thừa nhận nghĩa vụ, thì Tòa án cũng không thể áp dụng TTRG để giải quyết vụ án
bởi vì đã hết hạn thời theo quy định của BLTTDS 2015. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi
của đương sự một cách sơm nhất thì việc áp dụng TTRG cần phải được áp dụng một cách
hợp lí nhất qua đó để việc vận dụng được thống nhất, thì cần sự hướng dẫn từ cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về thời điểm để áp dụng TTRG trong quá trình giải quyết vụ án.
3.1.3.4. Về việc chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông
thường
Theo quy định tại khoản 3 Điều 317 và khoản 4 Điều 323 BLTTDS 2015 quy định
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo TTRG, nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ
án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG thì Tòa án phải ra quyết định chuyển
vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Cụ thể:
- Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác
minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
- Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống
nhất về giá;
- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu
xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 58 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Quy định trên còn mang tính chất chung chung chưa cụ thể và cần có hướng dẫn
thế nào là “tình tiết mới” làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp dụng TTRG.
Chẳng hạn trong trường hợp việc phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng
các đương sự hiện hữu vẫn thừa nhận nghĩa vụ đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan này thừa nhận nghĩa vụ đối với các
đương sự hiện hữu và đáp ứng các tiêu chí khác theo quy định tại khoản 1 Điều 317 thì sẽ
không đương nhiên làm cho vụ án phải chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Tương tự, trong vụ án phát sinh yêu cầu phản tố của bị đơn, tuy nhiên yêu cầu phản tố đó
vẫn thỏa mãn các tiêu chí để áp dụng TTRG theo khoản 1 Điều 317 thì có thể chuyển
sang giải quyết theo thủ tục thông thường không? Vì vậy, để chuyển vụ án sang giải
quyết theo thủ tục thông thường ngay sau khi xuất hiện một trong các tình tiết quy định
tại khoản 3 Điều 317 BLTTDS 2015 thì cần phải có hướng dẫn cụ thể về việc xem xét
các tình tiết mới này có làm cho vụ án không còn đủ điều kiện giải quyết theo TTRG hay
không để Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cân nhắc thận trọng trong việc áp
dụng một cách hợp lí.
Ngoài ra, việc quy định về trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục
thông thường ở Tòa án cấp phúc thẩm vẫn chưa rõ bởi lẽ theo quy định khoản 4 Điều 324
BLTTDS 2015: “Trường hợp xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của
Bộ luật này thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông
thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định
tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này”. Việc chưa quy định rõ trong trường hợp nếu xuất
hiện tình tiết tại khoản 3 Điều 317 BLTTDS 2015 trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc
thẩm thì Thẩm phán phải chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường vì vậy có thể
hiểu là Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải mở phiên tòa để xem xét và quyết định hủy bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để
giải quyết lại từ đầu theo thủ tục thông thường66. Do đó để thông nhất trong việc xét xử
cần có hướng dẫn cụ thể về điều này.
3.2. Kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện Thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn ở Việt Nam
3.2.1. Kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện về điều kiện để áp
dụng thủ tục rút gọn
Từ việc phân tích nội dung các điều kiện tại điểm khoản 1 Điều 317 BLTTDS
2015 để vụ án dân sự được áp dụng TTRG để giải quyết thì trước hết cần có sự hướng
dẫn cụ thể, để việc áp dụng được thống nhất và thuận tiện.
66
Điểm c khoản 6 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 59 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Về điều kiện “Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự
đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án
và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ”, cần có sự hướng dẫn cụ thể thế nào là
vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng hoặc thế nào là việc đương sự thừa
nhận nghĩa vụ. Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, vụ án có tình tiết đơn giản là vụ án có
các tình tiết đơn giản, dễ dàng để Tòa án xác định được sự thật khách quan và vụ án có
quan hệ pháp luật rõ ràng là vụ án mà việc kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện
của đương sự cũng như việc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết rất thuận lợi, dễ
dàng.
Tiếp theo, việc “đương sự thừa nhận nghĩa vụ” có thể hiểu là một trong các bên
hoặc nhiều bên trong quan hệ tranh chấp đều thừa nhận nghĩa vụ của mình đối với bên có
quyền mà giữa họ không đưa ra bất kỳ yêu cầu phản đối nào so với yêu cầu khởi kiện và
sự thừa nhận thực hiện nghĩa vụ đó không trái với đạo đức xã hội cũng như không vi
phạm điều cấm của pháp luật. Để xác định việc đương sự có thừa nhận nghĩa vụ hay
không thì cần phải có sự hướng dẫn cụ thể trong việc xác định những yêu cầu từ phía
đương sự nào đối với những đương sự khác trong việc thực hiện nghĩa vụ tương ứng cho
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án một cách cụ thể trong quá trình giải quyết
vụ án. Ngoài ra, việc đương sự thừa nhận nghĩa vụ cũng cần được hướng dẫn cụ thể trong
trường hợp tuy đương sự không phản đối nghĩa vụ đối với đương sự khác nhưng không
loại trừ việc cho phép họ đề xuất cách thực hiện nghĩa vụ như xin giảm, miễn hoặc chậm
tiến độ thanh toán đối với bên đương sự có quyền để tránh việc trong quá trình giải quyết
vụ án các Thẩm phán được phân công có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến vụ án không
được giải quyết theo TTRG.
Về điều kiện “Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng” cũng cần
phải có sự hướng dẫn cụ thể theo hướng chỉ yêu cầu nguyên đơn nêu rõ ràng địa chỉ nơi
cư trú, trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong đơn khởi
kiện là đủ bởi lẽ trong thực tiễn xét xử, khi nguyên đơn gửi đơn khởi kiện đến Tòa án thì
bị đơn vẫn có nơi cư trú rõ ràng và sau khi Tòa án thụ lý và chọn áp dụng TTRG để giải
quyết vụ án. Nhưng trong quá trình giải quyết bị đơn lại trốn tránh nên lại không xác định
được nơi cư trú rõ ràng của bị đơn thì trường hợp này nếu nguyên đơn đã cũng cấp đầy
đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh đầy đủ, rõ ràng nghĩa vụ của bị đơn thì Tòa án vẫn
áp dụng TTRG để giải quyết vụ án này.
Tuy việc quy định để giải quyết vụ án theo TTRG thì cần phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện theo khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015, nhưng từ việc phân tích về sự bất cập về
các điều kiện để vụ án dân sự được áp dụng TTRG cho thấy được, không nên quy định

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 60 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

một vụ án phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015
thì mới được áp dụng TTRG để giải quyết thay vào đó, chỉ cần quy định một số điều kiện
nhất định để lựa chọn, nếu vụ án có một trong các điều kiện đó thì ta hoàn toàn có thể áp
dụng TTRG để giải quyết, việc quy định như vậy sẽ trở nên khả thi hơn đồng thời sẽ mở
rộng phạm vi áp dụng đối với các vụ án được giải quyết theo TTRG.
Bên cạnh đó, cần quy định đối với các những tranh chấp có giá ngạch thấp có thể
giải quyết theo TTRG bởi lẻ trong thực tiễn xét xử của ngành Tòa án cho thấy những vụ
án có giá ngạch thấp thường là những vụ án có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, sau
khi được tòa án thụ lí các đương sự thường ít kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Vì vậy
những vụ án này cần được giải quyết theo TTRG để giải quyết nhanh chóng, dứt điểm
các tranh chấp.
Dựa trên cơ sỡ thực tiễn của việc xét xử theo TTRG hiện nay cho thấy được việc
áp dụng TTRG trong giải quyết vụ án còn gặp một số hạn chế và khó khăn nhất định bởi
lẽ trong một số quy định về điều kiện để áp dụng thực sự chưa phù hợp, vì vậy để xây
dựng một TTRG có tính hiệu quả và khả thi trong việc áp dụng, theo quan điểm của
người viết đề xuất một vụ án khi có một trong các tiêu chí sau đây thì có thể áp dụng
TTRG để giải quyết:
3.2.1.1. Vụ án mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ
Đối với các vụ mà đương sự đã thừa nhân toàn bộ nghĩa vụ, ta hoàn toàn có thể áp
dụng TTRG để giải quyết bởi lẽ, việc đương sự thừa toàn bộ nghĩa vụ là một trong các
bên hoặc nhiều bên trong quan hệ tranh chấp đều thừa nhận nghĩa vụ của mình đối với
bên có quyền mà giữa họ không đưa ra bất kỳ yêu cầu phản đối nào so với yêu cầu khởi
kiện và việc thực hiện các nghĩa vụ đó đều không vi phạm điều cấm của luật hoặc trái
đạo đức xã hội, Tòa án sẽ đương nhiên chấp nhận các yêu cầu của đương sự. Ngoài ra,
theo quy định tại Điều 92 BLTTDS 2015, việc thừa nhận nghĩa vụ của đương sự được coi
là chứng cứ và miễn trừ nghĩa vụ chứng minh của phía bên kia đương sự do đó Tòa án
không cần phải tiến hành các hoạt động để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn có cơ sở để
áp dụng pháp luật để giải quyết. Vì vậy, đối với các vụ án mà đương sự đã thừa nhận tòa
bộ nghĩa vụ thì Tòa án không cần thiết phải tiến hành các trình tự, thủ tục không cần thiết
theo thủ tục thông thường như: Hoạt động triệu tập đương sự để lấy lời khai, các hoạt
động khác để thu thập tài liệu, chứng cứ,… mà có thể giải quyết vụ án một cách nhanh
chóng, khách quan, đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên đương sự.
Đối với những vụ án này, trách nhiệm của Tòa án chỉ cần thể hiện thông qua các
hoạt động kiểm tra tính hợp pháp trong các yêu cầu của đương sự như các yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 61 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và việc thực hiện các nghĩa vụ đó có vi phạm điều cấm của
pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội không. Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc tự do, tự
nguyện, tự định đoạt cam kết thoả thuận trong giao kết dân sự thì Tòa cần kiểm tra sự tự
nguyên của các đương sự trong việc thừa nhận nghĩa vụ của mình có đảo bảo rằng việc
thừa nhận không bị lừa dối, đe dọa hoặc nhằm che đạy một hành vi, giao dịch bất hợp
pháp khác.
3.2.1.2. Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và có giá ngạch thấp
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 BLTTDS 2015 về những tình tiết, sự
kiện không phải chứng minh: “Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và
được Tòa án thừa nhận”. Thông thường đối với một vụ án có nội dung đơn giản, chứng
cứ rõ ràng thì Tòa án không cần phải tốn nhiều thời gian để xác định được sự thật khách
quan của vụ án và cũng rất thuận lợi việc kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện
của đương sự. Đối với những vụ án mà đã xác định là đơn giản, chứng cứ rõ ràng thì việc
không thừa nhận nghĩa vụ của đương sự là không cần thiết bởi lẽ, với những tình tiết,
chứng cứ rõ ràng thì không cần thiết phải chứng minh và đương sự khó có thể chối cãi
trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ, đôi khi việc không thừa nhận nghĩa
vụ là chỉ để nhằm kéo dài, trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.
BLTTDS 2015 không quy định “giá ngạch thấp” là một trong những điều kiện để
áp dụng TTRG, tuy nhiên từ việc phân tích các căn cứ để được áp dụng TTRG thì cho
thấy được với tiêu chí “giá ngạch thấp” thì ta hoàn toàn có thể áp dụng TTRG để giải
quyết. Trong thực tiễn xét xử của ngành Tòa án cho thấy những vụ án có giá ngạch thấp
thường là những vụ án có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, không cần nhiều thời
gian để xác định sự thật của vụ án và không khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.
Ngoài ra, đối với các vụ án mà có giá ngạch thấp nhưng nội dung đơn giản, chứng cứ rõ
ràng nếu được xét xử theo thủ tục thông thường sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc bởi vì
chi phí mà đương sự và cán bộ Tòa án bỏ ra là rất lớn, trong khi đó các tranh chấp có giá
ngạch thấp thì lợi ích bảo vệ có khi còn nhỏ hơn các chi phí mà đương sự và nhà nước
phải bỏ ra. Hơn nữa, đối với những vụ án này những sai sót trong việc đánh giá chứng
cứ, xác định sự thật khách quan thông thường xảy ra ở mức độ rất thấp nhưng nếu có xảy
ra thì cần phải xem xét lại năng lực của những cá nhân được phân công giải quyết đối với
một vụ án mà sự thật gần như đã quá rõ ràng.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cũng cho rằng, việc mà vụ án có giá ngạch thấp
cũng được xem là một trong những điều kiện để tòa án xem xét áp dụng TTRG trong quá
trình giải quyết vụ án. Do đó, để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng quyền lợi của các đương
sự, thiết nghĩ chúng ta vẫn nên có quy định về điều kiện áp dụng TTRG đối với các tranh

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 62 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

chấp có giá ngạch thấp. Tuy nhiên, trên thực tế xét xử nếu không cân nhắc kĩ thì việc áp
dụng TTRG có thể xảy ra rủi ro, vì vậy để hài hòa giữa lợi ích của các đương sự thì Tòa
án nên xem xét tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng TTRG đặc biệt trong
trường hợp nếu có sự phản đối từ đương sự.
3.2.1.3. Vụ án giá ngạch lớn nhưng đơn giản, chứng cứ rõ ràng và các
đương sự đồng ý áp dụng TTRG
Thông thường đối với những tranh chấp có giá trị lớn thường là những vụ án có
tính chất phức tạp, trong quá trình giải quyết Tòa án phải thực hiện nhiều thủ tục tố tụng
để xác định sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, đối với những vụ án này để được giải
quyết theo TTRG thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Nội dung tranh chấp đơn giản, Tòa án dễ dàng xác định được sự thật khách quan
và pháp luật áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án;
- Chứng cứ đẩy đủ, rõ ràng, Tòa án không cần thiết phải tiến hành các hoạt động
khác nhầm thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Có sự đồng ý hoặc yêu cầu về việc áp dụng TTRG để giải quyết vụ án của Tòa án
giữa các bên đương sự.
Việc đề xuất trên nhằm đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong việc áp dụng
TTRG, ngoài ra còn đáp ứng kịp thời quyền lợi của các đương sự cũng như giảm thời
gian và công sức của các cơ quan nhà nước. Bởi lẽ, đối với những vụ án mà có giá trị lớn
khi có rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các bên đương sự, nhưng
trong thực tế vẫn có nhiều vụ án tuy giá trị lớn nhưng nội dung lại đơn giản, chứng cứ rõ
ràng, Tòa án không phải mất nhiều thời gian để xác định sự thật của vụ án vì lẽ đó trong
những trường hợp này nếu được sự đồng ý hoặc yêu cầu giữa các bên đương sự thì ta
hoàn toàn có thể áp dụng TTRG để giải quyết.
3.2.2. Kiến nghị phướng hướng và giải pháp hoàn thiện về thành phần tham
gia giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
Căn cứ vào nội dung như đã phân tích ở phần bất cập cho thấy được sự tham gia
của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án theo TTRG thiết nghĩ, cần được hướng
dẫn ở mức hạn chế (chỉ cần thông qua cơ chế kháng nghị của Viện kiểm sát). Bởi lẽ, bản
chất vụ việc dân sự cốt là ở hai bên đương sự tự định đoạt nên hạn chế sự can thiệp của
cơ quan nhà nước đặc biệt là Viện kiểm sát, ngoài ra còn tránh được một số trường hợp
không cần thiết hoãn phiên tòa do sự vắng mặt của Đại diện Viện kiểm sát. Vì vậy để
đảm bảo được nguyên tắc hiến định là Viện kiểm sát thực hiện chức năng giám xác hoạt
động xét xử và hiệu quả công tác xét xử thì nên quy định việc tham gia của Viện kiểm sát

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 63 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn cấp sơ thẩm chỉ ở mức
đủ để bảm đảm việc thực hiện chức năng giám sát của Viện kiểm sát.
Ngoài ra, đối với những vụ án được giải quyết theo TTRG, về bản chất nội dung
đơn giản, chứng cứ rõ ràng, không khó để xác định sự thật khách quan của vụ án. Do đó,
vấn đề mà Viện kiểm sát cần quan tâm lúc này chỉ là việc kiểm tra lại Tòa án có áp dụng
đúng pháp luật không, tính hợp pháp trong các yêu cầu của các đương sự có vi phạm
pháp luật hay trái đạo đức xã hội không mà không cần thiết tham gia trực tiếp phiên tòa
để giám sát trực tiếp hoạt động xét xử của Tòa án. Vì vậy, để vụ án được giải quyết một
cách nhanh chóng theo TTRG cần thiết phải giới hạn sự tham gia của Viện kiểm sát trong
các phiên tòa sơ thẩm, đặc biệt đối với những vụ án áp dụng TTRG nhằm tránh sự can
thiệp quá sâu và không cần thiết của Viện kiểm sát và tránh việc kéo dài thời hạn giải
quyết tranh chấp.
Hơn nữa, theo hướng quy định hạn chế sự tham gia của Viện kiểm sát ở thủ tục sơ
thẩm thì cần thiết ở phiên tòa phúc thẩm cũng cần phải có quy định hạn chế sự tham gia
của Viện kiểm sát. Có ý kiến cũng không nên quy định đại diện Viện kiểm sát tham gia
phiên tòa phúc thẩm trừ trường hợp việc xét xử phúc thẩm được thực hiện do có kháng
nghị của Viện kiểm sát.
Trong phần bất cập về thành phần tham gia giải quyết vụ án theo TTRG cũng đã
đề cập về trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi một cá nhân Thẩm phán được toàn quyền
quyết định kết quả của vụ án được giải quyết theo TTRG, trong thực tế xét xử khả năng
mà Thẩm phán sẽ lạm quyền hay tiêu cực trong quá trình xét xử là có thể xảy ra bởi lẽ
việc đưa ra phán quyết xuất phát từ một có nhân chứ không phải là sự đánh giá, biểu
quyết của một tập thể. Do đó, kiến nghị cần phải có cơ chế xem xét xử lại án sau khi
Thẩm phán ra phán quyết đối với những vụ án được giải quyết theo TTRG.
3.2.3. Kiến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện về trình tự, thủ tục
giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn
3.2.3.1. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Hiện nay, việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử đã được thực
hiện khá phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới. Để tăng cường hiệu quả trong công
tác tiếp nhận đơn khởi kiện từ cá nhận, cơ quan, tổ chức thì tại khoản 2 Điều 173 và Điều
176 BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm một thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo bằng
phương tiện điện tử nếu có yêu cầu của đương sự và theo quy định của pháp luật giao
dịch điện tử. Đây là phương thức mới và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết
vụ án nói chung và nhất là đối với các vụ án được giải quyết theo TTRG. Bởi lẽ, đối với
các biện pháp tống đạt thông thường sẽ tốn nhiều chi phí để tống đạt các quyết định,

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 64 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

thông báo, văn bản của Tòa án cho các đương sự và ngược lại của đương sự cho Tòa án
trong các vụ án nói chung đặc biệt trong các vụ án được giải quyết theo thủ TTRG nói
riêng một cách nhanh nhất có thể.
Vì vậy, đối với việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện
điện tử sẽ tiết kiện được thời gian từ việc rút ngắn các thời gian tống đạt như phương
thức truyền thống điều đó đồng nghĩa với việc sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí của xã hội,
của Tòa án và của đương sự. Do đó, để việc áp dụng quy định này trên thực tế được
thuận lợi, có hiệu quả cần thiết phải có sự hướng dẫn từ phía cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về thủ tục gửi đơn qua cổng thông tin điện tử.
3.2.3.2. Về hướng dẫn yêu cầu có bản khai và lấy lời khai của đương sự
trong vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Thông thường trong đơn khởi kiện và bản trả lời đơn khởi kiện của các đương sự
trong vụ án được gởi cho Tòa án có nêu tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp
pháp của người khởi kiện bị xâm phạm và ý kiến từ người bị khởi kiện nó có nội dung
như một bản khai. Theo tại khoản 1 Điều 98 BLTTDS 2015 quy định: “Thẩm phán chỉ
tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản
khai chưa đầy đủ, rõ ràng”. Việc quy định như vậy có thể hiểu là trong mọi trường hợp
cần phải có bản khai của đương sự. Vấn đề đặt ra là về bản chất thì đơn khởi kiện và bản
trả lời đơn khởi kiện có được xem là bản khai của đương sự không. Trong trường hợp
trên nếu các văn bản đó không được xem là bản khai thì đòi hỏi phải có bản khai từ phía
đương sự hoặc Tòa án phải tiến hành triệu tập đương sự để lấy lời khai. Vì vậy đối với
các vụ án được giải quyết theo TTRG thì cần thiết phải có nội dung đơn giản, chứng cứ
rõ ràng, đầy đủ nếu phải tiến thêm nhiều thủ tục như trên thì vô hình kéo theo thời gian
giải quyết sẽ dài hơn và khó có thể áp dụng TTRG để giải quyết trong thời hạn cho phép.
Do đó, cần có sự hướng dẫn về Điều 98 BLTTDS 2015 theo hướng đơn khởi kiện và văn
bản trả lời đơn khởi kiện của đương sự cũng được coi là bản khai của đương sự.
3.2.3.3. Thời điểm xác định vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 318 BLTTDS 2015 trong thời hạn 01
tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG và đương sự có quyền khiếu nại quyết định đó. Để
đảm bảo được quyền lợi của các bên đương sự thực hiện quyền khiếu nại của mình thì
khi Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử TTRG thì phải thông báo cho đương sự biết để
đương sự thực hiện quyền khiếu nại (nếu có). Tuy nhiên, việc quy định còn chung chung
chưa ấn định cụ thể thời điểm mà Toà án phải thông báo cho đương sự, vì vậy cần thiết
phải có sự hướng dẫn theo hướng ngay sau khi Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 65 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

TTRG thì phải thông báo cho đương sự biết để đương sự có thể kịp thời thực hiện quyền
khiếu nại của mình (nếu có). Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 319 BLTTDS 2015 quy định:
“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến
nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định”, đối với quy định này cần thiết phải có sự
hướng dẫn từ phía cơ quan có thẩm quyền về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết
khiếu nại của đương sự đối với quyết định thụ lý vụ án theo TTRG.
Căn cứ vào nội dung phân tích ở phần bất cập, về thời điểm khi có đủ căn cứ áp
dụng TTRG nhưng vì lý do nào đó mà Thẩm phán được phân công giải quyết không ra
quyết định ngay mà đợi hết thời hạn mới ra quyết định áp dụng TTRG. Trong thực tiễn
xét, việc quy định về thời hạn một tháng chỉ là khoảng thời gian cho phép để giải quyết
nhưng không nhất thiết phải giải quyết hết trong khoảng thời gian ấy, bản chất của TTRG
là cần giải quyết vụ án một cách nhanh nhất có thể. Do đó, theo quy định tại khoản 1
Điều 318 BLLTDS 2015, cần có sự hướng dẫn yêu cầu Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ ra xét xử theo TTRG ngay khi vụ án xuất hiện đầy
đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015 mà không cần phải đợi đủ
một tháng mới quyết định áp dụng TTRG để giải quyết.
Ngoài ra, trong trường hơp mặc dù khi thụ lý vụ án đó chưa đủ điều kiện để giải
quyết TTRG nhưng sau khoảng thời một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án thì mới xuất hiện
điều kiện để áp dụng TTRG, ví dụ: sau khi thụ lý vụ thì đương sự chưa thừa nhận nghĩa
vụ, nhưng sau khi triệu tập đương sự để lấy lời khai thì đương sự thừa nhận nghĩa vụ.
Trong trường hợp này hoàn toàn có thể áp dụng TTRG để giải quyết. Vì vậy theo quy
định tại khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015 cần được hướng dẫn theo hướng sau khi vụ án
được thụ lý giao quyết theo thủ tục thông thương nhưng sau đó xuất hiện đẩy đủ điều
kiện áp dụng TTRG theo khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015 thì vẫn có thể áp dụng TTRG
để giải quyết.
3.2.3.4. Việc chuyển vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn sang thủ tục
thông thường
Với nội dung quy định tại khoản 3 Điều 317 BLTTDS 2015, quy định về những
tình tiết mới làm cơ sở để chuyển vụ án đang được giải quyết theo TTRG sang giải quyết
theo thủ tục thông thường. Trong một số trường hợp, tuy phát sinh các tình tiết mới trên
nhưng không làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG, ví dụ như:
Việc xuất hiện người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng các bên trong quan hệ tranh
chấp vẫn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ đối với nhau hoặc trường hợp phát sinh yêu cầu
phản tố hoặc yêu cầu độc lập nhưng các yêu cầu này vẫn đáp ứng đầy đủ điều kiện theo

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 66 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

quy đinh tại khoản 1 Điều 317 BLLTDS2015. Vì vậy, đối với khoản 3 Điều 317
BLTTDS 2015 cần được hướng dẫn theo hướng Thẩm phán không đương nhiên chuyển
vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường ngay sau khi xuất hiện một trong các tình
tiết quy định tại khoản 3 điều 317 BLTTDS 2015 mà cần thiết phải xem xét các tình tiết
mới này có làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG hay không
trước khi ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Ngoài ra, cần phải có sự hướng dẫn thống nhất trong quy định tại khoản 4 Điều
323 BLTTDS 2015, bởi lẽ việc quy định chưa rõ nên có thể có nhiều cách hiểu nếu xuất
hiện tình tiết được việc quy định tại khoản 3 Điều 317 BLTTDS 2015 trong thời hạn
chuẩn bị xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán phải chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục
thông thường hay Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải mở phiên tòa để xem xét và quyết định
hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ
thẩm để giải quyết lại từ đầu theo thủ tục thông thường.
3.2.4. Một số kiến nghị khác nhằm hoàn thiện thủ tục rút gọn theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
3.2.4.1. Xây dựng quy định có tính bắt buộc đi kèm chế tài xử lý trách nhiệm
đối với thẩm phán khi có đủ điều kiện nhưng không áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ
án.
Mặc dù BLTTDS 2015 đã có quy định về việc giải quyết vụ án theo TTRG và
thực tiễn có nhiều vụ án điều kiện giải quyết theo TTRG nhưng phần lớn các Thẩm phán
chọn giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường và rất ít vụ án giải quyết theo TTRG. Sở
dĩ Thẩm phán lựa chọn giải quyết vụ án nêu trên theo thủ tục thông thường mà không
chọn giải quyết vụ án theo TTRG là vì thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG nhanh hơn,
có ít thời gian chuẩn bị phiên tòa hơn so với thời hạn giải quyết theo thủ tục thông
thường. Do đó, để TTRG có thể được ưu tiên áp dụng ngay khi có đầy đủ điều kiện theo
như quy định trong thực tiễn xét thì cần thiết phải có sự một sự quy định từ phía cơ quan
nhà nước nhằm ràng buộc đối với các Thẩm phán, đồng thời quy định còn được xem là
sự thi đua giữa các cá nhân với nhau trong việc xét xử.
Ngoài ra, ở mỗi Tòa án cũng cần xây dựng một cơ chế nhằm kiểm tra, giám sát
việc áp dụng TTRG và trình tự tổ chức thực hiện việc áp dụng TTRG có sự phân công rõ
ràng ở mỗi giai đoạn của vụ án án. Cụ thể Thẩm phán phải chịu trách nhiệm xử lý các
đơn khởi kiện có thể thuộc trường hợp áp dụng TTRG, trách nhiệm của bộ phận tiếp nhận
đơn khởi kiện, việc chuyển vụ án sang theo TTRG sang giải quyết theo thủ tục thông
thường.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 67 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

Bên cạnh đó, cần ban hành quy định tạo cơ chế kiểm soát việc áp dụng TTRG của
thẩm phán ngay từ thời điểm nhận đơn khởi kiện và thụ lý thông qua kết quả xử lý đơn
khởi kiện của Thẩm phán được phản ánh trong sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi
kiện biết việc áp dụng hoặc không áp dụng theo TTRG. Có như vậy mới đảm bảo được
một hệ thống xét xử nhanh chóng, hiệu quả đặc biệt là trong tình trạng xét xử tồn động
rất nhiều vụ án như hiện nay.
3.2.4.2. Những vụ án do các đương sự thoả thuận lựa chọn giải quyết theo
thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.
Như việc đã phân tích nội dung kiến nghị ở phần điều kiện áp dụng TTRG, đối với
những vụ án mà đương sự thỏa thuận lựa chọn giải quyết theo TTRG, thiết nghĩ xuất phát
từ nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết thoả thuận là nguyên tắc cơ bản, quan trọng của
pháp luật dân sự vì vậy các bên đương sự có quyền thỏa thuận với nhau trong việc giải
quyết tranh chấp, họ có thể quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp của mình theo TTRG.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015 để vụ án được áp dụng TRRG để giải
quyết thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, ngoài ra để tránh việc lạm dụng thoả
thuận giải quyết theo TTRG nhằm để né tranh việc thực hiện nghĩa vụ, làm ảnh hưởng
đến quyền lợi hợp pháp của người thứ ba đồng thời để đảm bảo cho Toà án giải quyết
chính xác, đúng pháp luật vụ việc có ý kiến nên cho các đượng sự có thể thỏa thuận với
nhau về việc áp dụng TTRG để giải quyết nhưng kèm theo đó là sự đồng ý từ phía Tòa
án, bởi lẽ để áp dụng TTRG thì Tòa án phải cân nhắc các điều kiện nhất định có phù hợp
hay ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự khác hay không. Vì vậy, đối với yêu cầu
này cần có sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan có thẩm quyền để việc thực hiện có hiệu
quả và khả thi hơn.
3.2.4.3. Về vấn đề thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân
Trong điều kiện thực tế hiện nay, khi các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,
lao động, kinh doanh, thương mại được đưa ra Tòa án để giải quyết ngày càng tăng về số
lượng. Nếu các vụ án dân sự này đều được Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố
tụng dân sự chung, thì sẽ không đảm bảo được thời hạn giải quyết các vụ án đúng quy
định của pháp luật. Điều này dẫn đến sẽ làm tăng số lượng án tồn hàng năm của ngành
Tòa án, sẽ không bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, gây tốn kém tiền
bạc của Nhà nước và của nhân dân. Trước khối lượng lớn về công việc như trên, đòi hỏi
phải có một Tòa chuyên trách để giải quyết thì mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm
chất lượng, hiệu quả, thời hạn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, Việc
thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân và áp dụng TTRG để giải quyết

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 68 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

một số loại vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả công tác của
Tòa án là hết sức cần thiết.
Về vấn đề thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân hiện nay đang
được triển khai thực hiện, trong cải cách tư pháp thì việc cải các hoạt động xét xử đang là
trọng tâm, vì lẽ đó theo yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao là phải nghiên cứu việc
thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, xây dựng cơ chế xét xử theo TTRG đối với
những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định. Việc thành lập các phân Tòa giản lược
trực thuộc Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở một số đơn vị hành chính cấp huyện để
xét xử các vụ án tiểu hình và các tranh chấp nhỏ, có giá ngạch thấp về dân sự, hôn nhân
gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính. Việc thành lập Tòa án giản lược
theo hướng này sẽ tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết hiệu quả hơn các vụ việc thuộc
thẩm quyền từ việc áp dụng TTRG, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận
với hoạt động của Tòa án theo đúng tinh thần chỉ đạo đã được xác định trong Nghị quyết
số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tóm lại, TTRG được xây dựng trên tinh thần các Nghị quyết của Đảng và Hiến
pháp năm 2013, để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đặt mà trong quá trình
cải cách tư pháp, nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động xét xử, tạo điều kiện để người
dân có thể tiếp cận một cách nhanh chóng, đồng thời bắt kịp xu thế tiến bộ của các nước
trên thế giới thì đòi hỏi việc xây dựng TTRG hoàn thiện, phù hợp với thực tế nước ta là
cần thiết. Do TTRG còn là một chế định mới nên trong cách hiểu của những người tiến
hành tố tụng trong quá trình áp dụng TTRG để giải quyết vụ án cũng như những người
tham gia tố tụng về các quy định này sẽ chưa được thống nhất và đồng bộ. Vì vậy, cần
thiết phải tiếp tục sửa đổi hoàn thiện các nguyên tắc hiến định để làm cơ sở xây dựng
TTRG đúng với bản chất đơn giản, gọn nhẹ, giảm thiểu được tối đa các chi phí mà vẫn
đảm bảo công lý. Để làm được điều này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên
cứu, xem xét, phân tích từ nhiều khía cạnh khác nhau để tạo ra một khuôn khổ pháp lý
linh hoạt phù hợp với thực tiễn, ngoài ra việc áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao và thống
nhất giữa các cơ quan nhà nước.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 69 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

KẾT LUẬN
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là một quy định mới được đưa vào Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015. Có thể nói đây là quy định tiến bộ, phù hợp yêu cầu đòi hỏi của xã hội
và thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Thủ tục
này là cơ sở bảo đảm để người dân có quyền tiếp cận công lý một cách nhanh chóng và
cũng là cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhiều vụ án,
góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án kéo dài, tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố
tụng trong việc tập trung vào việc giải quyết các vụ án lớn, phức tạp hơn. Đồng thời, tiết
kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức cho các đương sự và Nhà nước mà vẫn đảm bảo
tính pháp chế trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, trong một số quy định về
TTRG trong BLTTDS 2015 còn bộc lộ những hạn chế nhất định, lý do cơ bản là xuất
phát từ việc cách hiểu và áp dụng quy định về thủ tục này vẫn chưa có những hướng dẫn
cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ như về điều kiện áp dụng, để được áp
dụng TTRG để giải quyết vụ án thì phải đáp ứng hàng loạt các tiêu chí nhất định nhưng
chưa mô tả một cách chi tiết các tiêu chí dẫn đến có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác
nhau về mỗi tiêu chí, do đó việc quy định như vậy sẽ rất khó để áp dụng bởi lẽ trong thực
tế có rất ít vụ án có thể áp được áp dụng TTRG và không phát huy được ý nghĩa cơ bản
của nó. Vì vậy, để việc áp dụng TTRG một cách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả vào thực
tiễn thì đòi hỏi các quy định này cần có những quy định hướng dẫn chi tiết, cụ thể về
cách hiểu, áp dụng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Ngoài ra, việc xây dựng TTRG ở
nước ta cũng cần dựa trên xu hướng của các nước tiến bộ trên thế giới để có sự tham

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 70 SVTH: Lê Hoàng Phi


Những bất cập trong việc áp dụng thủ tục rút gọn và giải pháp hoàn thiện trong tố
tụng dân sự Việt Nam

khảo các kinh nghiệm tốt được đúc từ các nền pháp lý đã có trải nghiệp áp dung TTRG
một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của nước ta. Có như vậy TTRG được ứng
dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử đồng thời còn nâng cao hiệu quả trong việc giải
quyết các tranh chấp dân sự qua đó góp phần giảm thiểu được khối lượng tồn động của
các vụ án trong ngành Tòa án.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Khuê 71 SVTH: Lê Hoàng Phi


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Văn kiện của Đảng Cộng Sản Việt Nam
1. Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18 tháng 6 năm 1997 trong Hội nghị lần thứ 3
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
 Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
3. Hiến pháp năm 2013.
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
5. Luật cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013.
6. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
7. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.
8. Nghị quyết số 103/2015/QH2013 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về
việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự.
9. Nghị quyết số 103/2015/QH2013 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về
việc thi hành Luật tố tụng hành chính.
10. Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc Hội về thí
điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
11. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban
thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án
phí và lệ phí tòa án.
12. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
192 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn
khởi kiện lại vụ án.
 Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
13. Hiến pháp năm 1959.
14. Hiến pháp năm 1980.
15. Bộ dân sự và thương sự tố tụng Việt Nam Cộng Hòa năm 1972.
16. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
17. Luật Pháp viện biên chế về tổ chức Tòa án bản xứ ở Bắc Kỳ năm 1917.
18. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960.
19. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981.
20. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1988.
21. Sắc lệnh ngày 27 tháng 12 năm 1943.
22. Sắc lệnh số 131/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946 về cách tổ chức các Tòa án và các
ngạch Thẩm phán.
23. Sắc lệnh 51/SL ngày 17 tháng 4 năm 1946 về thẩm quyền của Tòa án và sự phân
công các nhân viên Nghị quyết số 428/NQ-UBTVQH13 ngày 29 tháng 12 năm 2011 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.
24. Sắc lệnh 185/SL ngày 26 tháng 5 năm 1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa về ấn định thẩm quyền Tòa án sơ cấp, đệ nhị cấp.
25. Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 ngày 07 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng nhà
nước về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
26. Nghị định ngày 02 tháng 12 năm 1921 do Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố.
27. Nghị định ngày 20-10-1947 của Hội đồng chấp tránh lâm thời Trung kỳ về sửa đổi
giá ngạch cũ.
28. Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính Phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật cư trú.
29. Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật cư trú.
30. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung
theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005.
31. Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2005.
32. Nghị định số 32/NĐ ngày 06 tháng 4 năm 1952 của Bộ Tư pháp về thẩm quyền
các Tòa án nhân dân.
33. Thông tư số 93/TC ngày 11 tháng 11 năm 1959 liên Bộ Tư pháp – Tòa án nhân
dân tối cao.
34. Thông tư số 4013/TTC ngày 09 tháng 5 năm 1959 của Bộ Tư pháp.
35. Thông tư 132/NCPL ngày 28 tháng 8 năm1972.
 Sách, luận án, luận văn, bài viết
36. Đào Văn Hội: Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế nước ta hiện
nay, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2004.
37. Đặng Thanh Hoa: Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự, Nxb. Hồng Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2016.
38. Đỗ Văn Chinh, Phạm Thị Hằng: “Cần có quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố
tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 03 (2013): 14-21.
39. Hoàng Phê: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2004.
40. Hoàng Thị Thu Vân: Xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự, Nxb. Đại học
quốc gia Hà Nội, 2017.
41. Nguyễn Huy Đẩu: Luật dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ
Tư pháp, Sài Gòn, 1962.
42. Nguyễn Văn Bình: Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, Nxb. Từ điển bách
khoa, Hà Nội, 2009.
 Văn bản pháp luật nước ngoài
43. Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp năm 1998.
44. Bộ luật tố tụng dân sự Nga năm 2003.
45. Luật tổ chức tư pháp năm 2012 của Pháp.
 Các trang thông tin điện tử
46. Dương Tấn Thanh: “Quy định về thủ tục rút gọn và thực tiễn tại áp dụng tại Tòa
án cấp huyện”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-
luat/quy-dinh-ve-thu-tuc-rut-gon-va-thuc-tien-tai-ap-dung-tai-toa-an-cap-huyen [Ngày
truy cập 20-8-2018].
47. Đặng Thanh Hoa: “Sự tham gia của Viện kiểm sát trong các phiên tòa xét xử sơ
thẩm và phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn”, Tạp chí dân chủ và pháp luật,
http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?
ItemID=173&fbclid=IwAR0XIBmBWzQ9gyJgvZQQwFahHFiBsWN0FazN50mraUedr
UN0xFnF8DCr0OE [Ngày truy cập 20-8-2018].
48. Hoàng Yến: “Bác yêu cầu đòi Vietcombank trả lại 5.500 đồng phí ATM”, Báo
điện tử Dân Trí, https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bac-yeu-cau-doi-vietcombank-tra-lai-
5500-dong-phi-atm-1391120251.htm [Ngày truy cập 15-8-2018].
49. Hồng Quyên: “Vụ 9 VKSND tối cao sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018”, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-6887 [Ngày truy cập
02-10-2018].
50. Phạm Thị Hồng Đào: “Bàn về quy định giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút
gọn”, Trang thông tin điện tử của Bộ tư pháp,
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=2179&fbclid=IwAR2QIirFuOcX9wdvHa7OQnPxn2oilDhzPveweoytHtCR3JHU
B3jWEwdfcMY [Ngày truy cập 20-9-2018].
51. Phạm Thị Hồng Đào: “Thủ tục rút gọn theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015”, Trang thông tin điện tử của Bộ tư pháp,
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1986 [Ngày
truy cập 25-9-2018].
52. Trương Hòa Bình: “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa
giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tòa án nhân dân tối cao
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/12575921?
pers_id=1751931&item_id=55132560&p_details=1 [Ngày truy cập 20-8-2018].
 Các tài liệu khác
53. Nguyễn Công Bình: “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu
cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2014.
54. Mai Hồng Qùy: “Thực tiễn tranh chấp kinh tế với hoàn thiện pháp luật kinh
doanh”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
55. Trần Anh Tuấn: “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải
cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cấp cơ sở, Hà Nội, 2010.
56. Trần Anh Tuấn: “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải
cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2010.
57. Tòa án nhân dân tối cao: Báo cáo về khả năng áp dụng thủ tục đơn giản trong giải
quyết một số loại vụ việc dân sự cụ thể và đề xuất mô hình khả thi cho Tòa án Việt Nam,
Tài liệu hội thảo do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tháng 11 năm 2014 tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
 Các bản án
58. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số
18/2017/HNGĐ-ST, ngày 27-3-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang về “Ly hôn có
yếu tố nước ngoài”, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta6331t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy
cập ngày 22-9-2018].
59. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số
20/2018/HNGĐ-ST, ngày 23-4-2018 của Tòa án nhân dân huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta124046t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 15-9-
2018].
60. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số
43/2018/DS-ST, ngày 24-4-2018 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An về
“Tranh chấp đòi tài sản”, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta193792t1cvn/chi-tiet-ban-
an?fbclid=IwAR3fty6xfbN1WI-Dzd_UOv-2RE04rhAdAnNspkwTRNc7Yf2IFZwl-
RX1ps4 [truy cập ngày 25-11-2018].
61. Case Law Việt Nam: Bản án số 111/2017/LĐ-ST, ngày 26-4-2017 của Tòa án
nhân dân quận TĐ, thành phố Hồ Chí Minh về “Đơn phương chấm dứt hơp đồng lao
động”, https://caselaw.vn/ban-an/GhOIVRXk7l?
fbclid=IwAR2Jgh3tISG7BdWVqMuoJc2_zh95ikwKyq5G1td7bkQHuQC3xPs1vcUi4bQ
[truy cập ngày 25-9-2018].
62. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số
35/2018/DS-ST, ngày 03-5-2018 của Tòa án nhân dân thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
về “Tranh chấp hợp đồng vay”, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta140978t1cvn/chi-
tiet-ban-an?fbclid=IwAR32-
yyAGXCtoUu4_6G0_U9G_LK4fywVWOOcxiJkL9y_V68kzWlpRsootSY [truy cập
ngày 20-9-2018].
63. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số
144/2018/DS-ST, ngày 26-6-2018 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Cà Mau về “Tranh
chấp hợp đồng thuê nhà”, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta172372t1cvn/chi-tiet-
ban-an [truy cập ngày 25-11-2018].
64. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số
144/2018/DS-ST, ngày 30-8-2018 của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta160646t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 15-9-
2018].
65. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số
149/2018/DS-ST, ngày 12-9-2018 của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang về “Tranh chấp hợp đồng góp hụi”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta161831t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 15-9-
2018].
66. Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án: Bản án số
53/2018/DS-ST, ngày 8-10-2018 của Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”,
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta177956t1cvn/chi-tiet-ban-an [truy cập ngày 10-11-
2018].

You might also like