luận văn Hải
luận văn Hải
luận văn Hải
HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Sổ địa chính:
- Sổ địa chính được in từ CSDL địa chính theo đơn vị hành chính cấp
phường để thể hiện thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất
của người đó đối với thửa đất đã cấp GCN.
- Sổ địa chính được in theo các nguyên tắc sau đây:
+ Sổ địa chính gồm 3 phần là: Phần thứ nhất bao gồm người sử dụng đất
là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc
trường hợp mua nhà ở gắn với đất ở, tổ chức và cá nhân nước ngoài; Phần thứ
hai bao gồm người sử dụng đất là các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với đất ở; Phần thứ
ba bao gồm người sử dụng đất là người mua căn hộ trong nhà chung cư.
+ Thứ tự của người sử dụng đất thể hiện trong Sổ địa chính được sắp xếp
theo thứ tự cấp GCN đối với GCN đầu tiên của người đó.
+ Mỗi trang Sổ để ghi dữ liệu địa chính của một người sử dụng đất.
+ Nội dung thông tin trên Sổ địa chính phải thống nhất với GCN đã cấp và
được thể hiện theo mẫu.
Sổ theo dõi biến động đất đai:
- Sổ theo dõi biến động đất đai được lập ở cấp phường để theo dõi tình
hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện
tích đất đai hàng năm.
- Nếu địa phương chưa xây dựng CSDL địa chính theo quy định tại Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP này thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực
hiện việc lập Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Việc ghi vào sổ thực hiện đối với tất cả các trường hợp đăng ký biến
động về sử dụng đất đã được chỉnh lý, cập nhật vào CSDL địa chính, sổ địa
chính. Thứ tự ghi vào sổ thực hiện theo thứ tự thời gian đăng ký biến động sử
dụng đất.
- Yêu cầu đối với thông tin ghi trong sổ theo dõi biến động đất đai như sau:
+ Họ, tên và địa chỉ của người đăng ký biến động về sử dụng đất.
+ Thời điểm đăng ký biến động ghi chính xác đến phút.
+ Mã thửa của thửa có biến động hoặc mã thửa của thửa mới được tạo thành.
1.3. Cơ sở pháp lý
Luật đất đai 2013;
Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu
lực ngày 01 tháng 07 năm 2014;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều khoản của luật đất đai 2013;
Quyết định số 179/2004/QĐ-TT, ngày 06/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên
và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định 221 QĐ-BTNMT ngày 14/02/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai;
Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày ngày 25 tháng 04 năm 2017 của
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quy định xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2014 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường quy định về hồ sơ địa chính;
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 05 tháng 07 năm 2014 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường quy định về bản đồ địa chính;
Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai;
Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông
tin đất đai;
1.4. Cơ sở thực tiễn
Phường 13, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh có tổng số bản đồ
địa chính là 15 tờ. Phường 13 đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, các
quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Hiện nay, khối lượng
thông tin của phường ngày càng nhiều, cần phải đảm bảo độ chính xác, nhanh
chóng. Do vậy, việc hiện đại hóa công tác quản lý đất đai là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của phường 13 hiện nay.
Mặt khác, hiệu quả từ chủ trương đưa phần mềm VILIS 2.0 vào xây dựng
HSĐC ở các địa phương, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra những
bước tiến quan trọng. Trong đó, rõ nét nhất là đáp ứng yêu cầu của công tác
quản lý đất đai trên địa bàn đảm bảo tính thống nhất, hiện đại, hiệu quả và phục
vụ người dân được tốt hơn.
Đồng thời, việc đưa phần mềm VILIS 2.0 vào quản lý đất đai được coi là
bước đột phá trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với trình độ
quản lý đất đai của chính quyền các cấp, người dân sẽ hưởng được nhiều lợi ích
là giảm chi phí hành chính, thời gian đi lại nắm bắt thông tin một cách nhanh
chóng, chính xác và kịp thời…
Trên cơ sở những lợi ích và hiệu quả mà VILIS 2.0 mang lại tác giả tiến
hành thực hiện đề tài “Ứng dụng phần mềm VILIS 2.0 xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính tại địa bàn phường 13, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh”
nhằm hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay của địa
phương.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã trình bày khái quát cơ sở lý luận cũng như cơ sở pháp lý của
công tác lập và quản lý HSĐC. Cụ thể là đã nêu được những khái niệm về hệ
thống HSĐC.
Để xây dựng HSĐC một cách hoàn thiện thì phải thực hiện dựa vào trong
quy trình xây dựng HSĐC theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT xây dựng HSĐC
đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp GCN, đăng ký biến động đất đai.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ
ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Phường 13 quận Bình Thạnh là phường nội thành thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Bắc giáp Phường: An Phú Đông
- Phía Nam giáp Phường: 26
- Phía Đông giáp Phường: Hiệp Bình Chánh
- Phía Tây giáp Phường: 11
T
Cài đặt Mục đích
hứ tự
B
Cài đặt SQL2005 Lưu trữ CSDL
ước 1
B
Cài đặt ArcSDE 9.3 Quản lý CSDL đồ hoạ
ước 2
B
Cài đặt ArcEngine 9.3 Quản lý và chuyển đổi dữ liệu đồ hoạ
ước 3
B Cài đặt Gistran VILIS và Chuyển đổi dữ liệu bản đồ địa chính dạng
ước 5 Gis2VILIS số *.dgn vào VILIS 2.0
Phân
Lớp Dữ liệu Quan hệ giữa
nhóm Đối tượng
(level) thuộc tính các đối tượng
chính
Tường nhà 14
Vật liệu, số
tầng, tọa độ Nằm trong đường
Điểm nhãn nhà 15
Nhà, khối nhãn, kiểu bao nhà
nhà N nhà
Ký hiệu tường
chung, riêng, 16
nhờ tường
Có thể lấy từ DG
Địa giới tỉnh 42
Quốc gia
Có thể lấy từ
Địa giới Địa giới huyện 44
ĐGQG, tỉnh
Hình 3.1: Giao diện chọn tự động tìm, sửa lỗi (CLEAN)
- Xuất hiện hộp thoại MRF Clean v8.0.1
Hình 3.2: Hộp thoại chức năng tự động tìm và sửa lỗi (MRF Clean)
- Đặt thông số làm việc chọn tham số xử lý cho các level cần sửa lỗi.
Mục đích: giúp ta phát hiện và sửa các lỗi thường gặp như: bắt quá, bắt
chưa tới, trùng nhau, cắt nhau.
- Khởi động hộp thoại MRFFlag Editor v8.0.1.
Sơ đồ 3.1. Quy trình chuyển đổi CSDL bản đồ vào phần mềm VILIS 2.0
- Khởi động Famis với mã đơn vị hành chính là 26905 của phường 13.
- Tiến hành liên kết với CSDL.
- Khởi động hộp thoại Chuyển đổi sang VILIS.
Hình 3.5: Giao diện Chuyển đổi dữ liệu từ Famis sang VILIS 2.0
Mục đích: Nhằm xuất các file TD26905.dbf, TD26905.shp,
TD26905.shx, TD26905.prj.
- Tiến hành Khai báo kết nối đăng nhập hệ thống trong GIS2VILIS rồi
kết nối CSDL trên máy chủ.
Hình 3.6: Giao diện khai báo kết nối hệ thống trên máy chủ
- Xác định đơn vị làm việc tại hộp thoại Đăng ký đơn vị làm việc.
Hình 3.9: Giao diện chuyển đổi dữ liệu từ FAMIS sang VILIS 2.0
Kết quả: Sau khi thực hiện chuyển đổi thành công thu được CSDL không
gian địa chính theo màu hiện trạng các loại đất trên VILIS 2.0, trong đó mỗi
thửa đã có thông tin cơ bản.
Hình 3. 12: Giao diện tạo thông tin chủ sử dụng trong CSDL
Kết quả: Việc kê khai đăng ký thông tin chủ sử dụng giúp tạo thêm các
thông tin về chủ sử dụng với độ chính xác cao, đúng theo thông tin trên GCN và
quy định trong CSDL thuộc tính.
2. Kê khai đăng ký thông tin thửa
Kê khai đăng ký thông tin thửa nhằm pháp lý hóa thông tin thửa đất cần
đăng ký thực hiện và quản lý mọi biến động đất đai theo quy định.
Bước 1: Vào Kê khai đăng ký\ Đăng ký cấp giấy chứng nhận nhập thông
tin thửa gồm: Số thứ tự thửa, số hiệu tờ bản đồ; Diện tích; Địa chỉ thửa; Nguồn
gốc rồi chọn để lưu vào CSDL.
Bước 2: Nhập mục đích sử dụng của thửa đất bao gồm: MĐSD trên GCN;
MĐSD chi tiết sau đó chọn để lưu thông tin mới nhập.
Hình 3. 15: Giao diện thông tin đơn đăng ký trên VILIS 2.0
Kết quả: Đơn đăng ký giúp liên kết các thông tin chủ sử dụng, thửa đất để
quản lý thống nhất và dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Sau khi tạo đơn đăng ký tiến hành cấp GCNQSDĐ như sau:
a) Lấy sơ đồ thửa đất
- Chọn biểu tượng để tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất
- Dùng công cụ rồi nhập số thửa, số tờ.
Hình 3.22: Giao diện các chức năng cập nhật – chỉnh lý biến động
a) Giao dịch bảo đảm
Thực hiện đăng ký thế chấp và xóa thế chấp quyền sử dụng đất của một
chủ sử dụng đất cho một tổ chức nào đó (cụ thể ở đây thường là các ngân hàng).
1. Thế chấp
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia
(sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản cho bên nhận
thế chấp.
Thế chấp quyền sử dụng đất là thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất
của một chủ sử dụng này cho một chủ sử dụng khác.
Thao tác:
Bước 1: Vào menu Biến động\ Giao dịch bảo đảm\ Thế chấp.
- Xuất hiện Giao diện thế chấp.
- Bấm nút .
- Chọn GCN cần thế chấp.
- Click chọn các Tab => Kiểm tra thông tin
tương ứng trên các ô Textbox trên từng Tab.
- Bấm chọn hay Double Click vào kết quả tìm kiếm
trên lưới Kết quả tìm kiếm GCN để chuyển GCN về Form biến động thế chấp.
Bước 3: Kiểm tra lại thông tin của GCN.
- Kiểm tra lại thông tin GCN trên Group Danh sách GCN thế chấp.
- Click chọn các Tab trên
Group Thành phần GCN tiến hành kiểm tra thông tin tương ứng trên từng Tab.
- Nếu sai thông tin về GCN bấm nút để hủy kết chọn GCN.
Thực hiện lại thao tác trên Bước 2 để chọn lại GCN.
Bước 4: Khai báo thông tin bên nhận thế chấp.
- Chọn nút (Nếu trong CSDL đã tồn tại Chủ nhận thế chấp).
+ Chọn Tab
+ Chọn loại đối tượng
+ Nhập Tên tổ chức, Số giấy phép kinh doanh, Ngày cấp, Nơi cấp, Địa
chỉ
+ Bấm nút
+ Double Click vào kết quả tìm kiếm hoặc Bấm nút
để chuyển Chủ về Form Thế chấp
- Chọn nút (Nếu trong CSDL chưa có Chủ nhận thế chấp).
+ Chọn Tab
+ Bấm nút
+ Khai báo tên tổ chức
+ Chọn đối tượng sử dụng
+ Nhập Số giấy phép kinh doanh, Ngày cấp, Nơi cấp, Địa chỉ
+ Bấm nút
+ Bấm nút để chuyển thông tin trong Danh sách chủ sử dụng sang
Danh sách đăng ký
+ Bấm nút để chuyển chủ về Form Thế chấp
Bước 5: Thao tác biến động thế chấp.
- Chọn thửa thế chấp: Dùng chuột chọn thửa thế chấp trong Group Danh
sách thửa thuộc GCN.
- Bấm nút .
Bước 6: Chọn nhà, căn hộ thế chấp (Nếu có).
- Dùng chuột chọn nhà, căn hộ thế chấp trong Group Danh sách thửa
thuộc GCN.
- Bấm nút .
Bước 7: Thực hiện biến động.
- Bấm nút để lưu biến động thế chấp vào CSDL của hệ thống.
Bước 8: In nội dung biến động.
- Bấm nút .
+ Trường hợp đã có trang bổ sung: Chọn để lựa chọn trang
cần in
- Bấm nút Biên tập trang in => Xuất hiện giao diện Chọn
trang mặt bổ sung cần in .
- Bấm nút .
- In nội dung biến động thế chấp:
+ Lựa chọn điều kiện in
+ Chọn máy in
Hình 3.25: Các mục thông tin thế chấp cần kiểm tra
- Kiểm tra lại thông tin GCN trên Danh sách GCN thế chấp.
- Click chọn các tab trên Thành phần Giấy
Chứng Nhận Kiểm tra thông tin tương ứng trên từng Tab.
- Nếu sai thông tin về GCN Bấm nút Bỏ chọn để hủy kết chọn GCN.
Thực hiện lại thao tác trên bước 2 để chọn lại GCN.
Bước 4: Thao tác biến động thế chấp.
- Chọn thửa thế chấp (nếu có).
- Bấm nút để đưa vào Danh sách nhà được chọn như trên.
- Bấm nút để thực hiện thao tác in nội dung biến động.
3. Xóa thế chấp
Bước 1: Vào menu Biến động\ Giao dịch bảo đảm\ Xóa thế chấp
Bước 2: Chọn GCN đã tham gia thế chấp cần xóa.
- Khai báo Số hợp đồng, Số hiệu thửa, Số hiệu tờ bản đồ, Số nhà…
- Bấm nút hay Bấm phím Enter.
Hình 3.27: Giao diện kiểm tra thông tin trước khi xóa thế chấp
Bước 3: Kiểm tra lại thông tin GCN
- Kiểm tra lại thông tin GCN trên Group Danh sách GCN tham gia hợp
đồng thế chấp.
- Kiểm tra thông tin bên Nhận thế chấp trong Group Danh sách các lần
đăng ký thế chấp.
- Nếu sai thông tin về GCN bấm nút để hủy kết quả chọn
GCN. Thực hiện lại thao tác trên bước 2 để chọn lại GCN.
Bước 4: Chuyển thông tin đăng ký thế chấp sang danh sách xóa thế chấp.
- Sử dụng nút để chuyển tất cả các lần thế chấp sang xóa thế chấp
sau đó xuất hiện thông báo.
+ Chọn Có nếu muốn tiếp tục
+ Chọn Không nếu muốn làm lại
- Sử dụng nút để chuyển lại tất cả nội dung xóa thế chấp sang danh
sách các lần đăng ký thế chấp.
Bước 5: Cập nhật quyết định.
- Bấm nút \ Xuất hiện giao diện thực hiện biến động\ Bấm nút
để lưu biến động xóa thế chấp vào CSDL của hệ thống.
Hình 3.28: Giao diện thực hiện biến động
Bước 6: In nội dung biến động
- Bấm nút Biên tập trang in xuất hiện giao diện Chọn trang
bổ sung muốn in .
tiếp
- Bấm nút
+ Chọn loại GCN
+ Chọn trang bổ sung
- Cuối cùng ấn chọn để chương trình lưu biến động. Giao diện
thực hiện biến động xuất hiện, nhập các thông tin nếu có: Số hợp đồng, Số công
chứng, Giá trị,.. Chọn để lưu biến động vào CSDL.
- Tiến hành cấp GCN mới cho người nhận chuyển nhượng giống như
trường hợp thông thường: Chọn để cấp giấy chứng nhận sau
đó đánh chọn thửa đất cần cấp GCN, nhập số hiệu GCN, số hồ sơ gốc, số vào
sổ, ngày vào sổ, chọn . Sau khi nhập đầy đủ các thông tin
cần thiết, chọn . Sau đó biên tập GCN, kiểm tra các
thông tin và in GCN nếu muốn in GCN.
- Kết thúc quá trình Chuyển nhượng chương trình sẽ thông báo Thực hiện
biến động thành công, Chọn OK để đóng cửa sổ thông báo.
Hình 3.31: Giao diện kết quả trên GCN
5. Chuyển quyền một phần giấy
Là chuyển một phần quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác được
chứng nhận ghi trên GCN cho tổ chức, các nhân khác.
Bước 1: Vào menu Chuyển quyền\ Chuyển quyền một phần giấy
- Giao diện chuyển quyền một phần giấy xuất hiện.
Bước 2: Chọn để tìm kiếm GCN trong mục Bên chuyển
quyền (Bên A).
- Nhập các điều kiện tìm kiếm: Loại giấy, số hiệu, số HS gốc, số vào sổ,
ngày vào sổ, số thứ tự thửa, số tờ bản đồ,… để tìm kiếm giấy chứng nhận tham
gia chuyển quyền.
- Lựa chọn dòng giấy chứng nhận cần chuyển quyền và kiểm tra lại các
thông tin của giấy như: Chủ, thửa đất, nhà, căn hộ, công trình xây dựng, rừng,
tài sản,… bên phần Thông tư trên GCN.
- Sau khi xác định đúng thông tin của GCN cần chuyển quyền, nhấn đôi
chuột trái vào dòng chứa GCN cần chuyển quyền bên phần Kết quả tìm kiếm
giấy chứng nhận hoặc bấm chọn để đưa các thông tin GCN
cần chuyển quyền vào màn hình giao diện chính Chuyển quyền một phần giấy.
- Trong phần bấm vào các tab tương ứng,
chọn nội dung muốn chuyển quyền và bấm chọn chuyển thành phần muốn
chuyển quyền xuống ô bên dưới để đưa vào chuyển quyền.
Hình 3.32: Giao diện nhập và kiểm tra thông tin các bên liên quan
- Cuối cùng ấn chọn để chương trình lưu biến động. Giao diện
thực hiện biến động xuất hiện, nhập các thông tin nếu có: Số hợp đồng, Số công
chứng, Giá trị,.. Chọn để lưu biến động vào CSDL.
Hình 3.34: Giao diện nhập và kiểm tra thông tin thửa đất biến động
- Sau khi ấn chọn thực hiện xuất hiện bảng Thực hiện biến động, nhập các
thông tin như: Số hợp đồng, Ngày tháng năm, Số công chứng, Nơi công chứng,
Lý do biến động, Nội dung biến động… vào các ô tương ứng trong bảng và
nhấn để lưu thay đổi CSDL của hệ thống.
- Bấm và điền nội dung xác nhận: Ngày xác nhận, Nội dung
thay đổi, Cơ quan xác nhận.
Hình 3.38: Giao diện thay đổi thông tin thửa đất
Bước 2:
- Bấm chọn nút để tìm GCN cần thay đổi thông tin thửa theo
điều kiện như: Loại giấy, Số hiệu, Số vào sổ, Tên chủ, Số thứ tự thửa, Số tờ bản
đồ.. sau đó bấm nút .
- Sau khi xác định đúng GCN cần Thay đổi thông tin thửa bấm
\ Xuất hiện giao diện chọn GCN Thay đổi thông tin. Nếu xác định
sai GCN cần Thay đổi thông tin thửa thì bấm để tìm lại GCN đúng.
- Sau khi ấn chọn thực hiện xuất hiện bảng Thực hiện biến động thay đổi
thông tin chủ, nhập các thông tin như: Số hợp đồng, Số công chứng, Nơi công
chứng, lý do biến động, Nội dung biến động.
Hình 3.39: Giao diện thực hiện biến động
Bước 4:
- Bấm và điền nội dung xác nhận: Ngày xác nhận, Nội dung
thay đổi, Cơ quan xác nhận.
Bước 2: Bấm chọn để tìm kiếm GCN cần Cấp đổi, cấp lại
theo điều kiện như sau: Loại giấy, Số hiệu, Số vào sổ, Tên chủ, Số thứ tự thửa,
Số tờ bản đồ… bấm . Xem Thông tin trên giấy chứng nhận và so sánh
với GCN thực tế cần Cấp đổi, cấp lại bằng cách bấm các Tab
…
Bước 3: Xác định Thông tin trên giấy chứng nhận đúng với GCN cần Cấp
đổi, cấp lại và bấm để chọn GCN\ Xuất hiện giao diện chọn
GCN cấp đổi, cấp lại. Nếu xác định sai GCN cần Cấp đổi, cấp lại thì bấm
để tìm lại GCN đúng.
Hình 3.40: Giao diện nhập và kiểm tra thông tin GCN
Bước 5: Bấm để thực hiện Cấp đổi, cấp lại GCN và In GCN
→ Xuất hiện giao diện cấp đổi GCN.
- Bấm chọn \ Chọn Thửa đất, Loại GCN, Số hiệu, Số
vào sổ, Ngày vào sổ\ Bấm chọn .
- Sau khi cấp GCN mới xong bấm thì chương trình sẽ hiện
thông báo.
- Nếu muốn xuất hiện tờ trình hoặc thông báo thì bấm ,
và điền đầy đủ thông tin vào các trường để xuất file word.
10. Thu hồi GCN
Bước 1: Vào menu Biến động\ Thu hồi giấy chứng nhận
- Xuất hiện giao diện thu hồi giấy chứng nhận.
Bước 2: Chọn để tìm kiếm GCN cần Thu hồi hoặc hủy bỏ
theo điều kiện như: Loại giấy, Số hiệu, Số vào sổ, Tên chủ, Số thứ tự thửa, Số tờ
bản đồ.. sau đó bấm . Xem Thông tin trên giấy chứng nhận và so sánh
với GCN thực tế cần Thu hồi hoặc hủy bỏ bằng cách bấm các Tab
…
Bước 3: Xác định Thông tin trên giấy chứng nhận đúng với GCN cần Thu
hồi hoặc hủy bỏ và bấm để chọn GCN sau đó xuất hiện giao
diện chọn GCN Thu hồi hoặc hủy bỏ. Nếu xác định sai GCN Hủy bỏ hoặc thu
hồi thì bấm để tìm lại GCN đúng.
- Chọn hình thức thực hiện biến động hoặc .
- Bấm để chuyển thông tin GCN cần Hủy bỏ hoặc Thu hồi.
- Nhập lý do biến động.
Hình 3. 43: Giao diện nhập và kiểm tra thông tin GCN cần thu hồi
Bước 2: Bấm chọn để thực hiện việc tìm kiếm GCN cần tách
thửa. Giao diện Tìm kiếm giấy chứng nhận xuất hiện. Nhập điều kiện tìm kiếm
như: Loại giấy, Mã vạch, Số hiệu, Số hồ sơ gốc, Tên chủ… rồi bấm .
- Thông tin về GCN có các điều kiện tìm kiếm ở trên sẽ được hiển thị
trong mục Kết quả tìm kiếm giấy chứng nhận.
Bước 3: Kích đúp vào GCN cần tách thửa để đưa thông tin GCN đó vào
Giao diện Tách thửa hồ sơ.
Bước 4: Nhập thông tin trước biến động và sau biến động:
Hình 3. 49: Giao diện nhập thông tin thửa và yêu cầu tách thửa
- Bấm để tiến hành Tách thửa, giao diện cập nhật thông tin
giấy chứng nhận xuất hiện.
- Sau khi ấn chọn thực hiện xuất hiện bảng Thực hiện biến động nhập các
thông tin như: Số hợp đồng, Số công chứng, Nơi công chứng, lý do biến động,
Nội dung biến động và chọn .
Hình 3. 50: Giao diện thực hiện biến động tách thửa
- Giao diện cập nhật thông tin giấy chứng nhận xuất hiện.
Hình 3. 51: Giao diện tạo GCN mới cho thửa tách
Cập nhật thông tin cho GCN mới rồi xác nhận chương trình sẽ thông báo
quá trình tách thửa thành công, Chọn thoát để kết thúc việc tách thửa.
b) Tách thửa bản đồ
Bước 1: Chọn chức năng (Tách thửa) trên thanh công cụ chính
chọn thửa cần tách.
- Để chọn đúng thửa cần tách cần thực hiện chức năng Tìm kiếm và đưa
thửa cần tách hiển thị lên màn hình.
Bước 2: Thực hiện thao tác trên giao diện Tách thửa.
Bước 3: Bấm giao diện Tính đỉnh giao hội xuất hiện.
Hình 3. 53: Giao diện tính đỉnh giao hội
- Chọn kiểu giao hội: Có rất nhiều kiểu giao hội để xác định đỉnh thửa
như: Giao hội thuận, giao hội nghịch, giao hội hướng, cách đường thẳng, dọc
theo cạnh. Kiểu giao hội hay sử dụng nhất là giao hội dọc theo cạnh.
- Đơn vị góc: có các kiểu độ thập phân, độ phút giây, radian. Thông
thường chương trình mặc định là độ thập phân.
Ví dụ: thêm đỉnh trong trường hợp chương trình mặc định (giao hội Dọc
theo cạnh, đơn vị đo góc là thập phân) thao tác thực hiện như sau:
- Bấm ở các vị trí đỉnh A và đỉnh B rồi chọn tên đỉnh trong
danh sách sổ xuống để xác định cạnh AB.
- Đánh giá trị vào để xác định vị trí đỉnh mới cách
đỉnh A hoặc đỉnh B là bao nhiêu mét (ở trên là cách đỉnh A vì tích chọn vào ô
).
Đặt các điều kiện tìm kiếm như: Số thửa, số tờ... chọn , đánh dấu
tích vào thửa cần cập nhật bên mục Danh sách thửa đang biến động bên ô
Thửa trước biến động và Thửa sau biến động sẽ hiển thị thửa trước khi tách và
các thửa mới hình thành sau khi tách.
Hình 3. 56: Giao diện danh sách thửa đang biến động
Bước 7: Bấm nếu muốn cập nhật biến động và ghi lên bản đồ,
bấm nếu không muốn ghi biến động. Chương trình sẽ đưa ra thông
báo Cập nhật biến động. Nếu chắc chắn bấm Có ngược lại bấm không.
Bước 8: Cập nhật biến động thành công và bấm nút Thoát để kết thúc
chương trình.
- Kết quả trên bản đồ thửa ban đầu sẽ được tách thành các thửa nhỏ như
đã tiến hành thao tác ở trên.
Hình 3. 57: Giao diện danh sách thửa đang biến động
3.3.2.5. Biến động gộp thửa
a) Gộp thửa hồ sơ
Là hình thức có liên quan đến biến động hình thể thửa đất.
Chú ý: Muốn thực hiện chức năng này cần phải kiểm tra xem số thửa của
tờ bản đồ cần gộp đã được cấp phát hay chưa.
Bước 1: Để thực hiện chức năng chọn Tab Biến động Gộp thửa hồ sơ.
- Giao diện gộp thửa hồ sơ xuất hiện.
Bước 2: Bấm chọn để thực hiện việc tìm kiếm GCN cần gộp
thửa hồ sơ. Giao diện Tìm kiếm giấy chứng nhận xuất hiện. Nhập các điều kiện
tìm kiếm như: Loại giấy, Mã vạch, Số hiệu, Số hồ sơ gốc, Tên chủ… rồi bấm
.
- Thông tin về giấy chứng nhận có các điều kiện tìm kiếm ở trên sẽ được
hiển thị trong mục Kết quả tìm kiếm giấy chứng nhận.
Bước 3: Kích đúp vào GCN cần gộp thửa hoặc chọn và bấm
để đưa thông tin của GCN đó vào Giao diện Gộp thửa hồ
sơ.
- Kích đúp vào dòng chứa giấy chứng nhận trong mục Kết quả kiếm giấy
chứng nhận tìm để chương trình đưa thông tin của thửa đó vào trong giao diện
Biến động gộp thửa.
- Tích chọn vào thông tin của tất cả các thửa tham gia gộp
thửa sẽ được hiển thị.
Bước 4: Nhập thông tin trước biến động và sau biến động:
- Tích chọn chủ để thửa mới hình thành nhận thông tin chủ đó làm chủ.
- Tích chọn vào nếu muốn in giấy mới cho thửa hình thành
hoặc chọn nếu chỉ cần in xác nhận bổ sung.
Bước 1: Chọn chức năng (Gộp thửa) trên thanh công cụ chính
chọn thửa cần gộp.
- Để chọn đúng thửa cần tách cần thực hiện chức năng Tìm kiếm và đưa
thửa cần tách hiển thị lên màn hình.
Bước 2: Thực hiện thao tác trên giao diện Gộp thửa.
- Chọn để thực hiện biến động, giao diện Thực hiện biến
động.
Hình 3. 60: Giao diện thực hiện biến động
- Nhập các thông tin cần thiết như: Số hợp đồng, số công chứng, Nội dung
biến động, Chọn quyết định... (trường hợp quyết định chưa có thì bấm để
thêm mới quyết định).
Bước 5: Chọn công cụ ( Tìm các thửa biến động) giao diện Tìm các
thửa biến động xuất hiện.
Hình 3. 61: Giao diện danh sách thửa đang biến động
- Nhập tờ, thửa tham gia biến động, chọn , danh sách các thửa
trước và sau biến động sẽ được hiển thị trong mục Danh sách thửa đang biến
động.
Hình 3. 62: Giao diện cập nhật các thửa đang biến động
- Tích chọn vào tất cả các thửa có trong danh sách, sau đó bấm
để cập nhật biến động thực sự, bấm nếu không muốn cập nhật.
- Bấm Có và Thoát chương trình sẽ tự động cập nhật trên bản đồ.
3.3.2.6. Lập sổ bộ hồ sơ địa chính
Hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác
quản lý nhà nước về đất đai và là cơ sở pháp lý cung cấp thông tin đất đai liên
quan việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động: đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất. Trước đây, việc
tạo và quản lý các sổ hồ sơ địa chính chỉ được thực hiện bằng tay tốn nhiều thời
gian. Hiện nay VILIS 2.0 cung cấp chức năng lập sổ bộ địa chính giúp việc tạo
và quản lý các sổ bộ địa chính dễ dàng và chính xác hơn.
Nhóm chức năng này thực hiện việc tạo và in ra bộ hồ sơ địa chính bao
gồm: sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ theo dõi biến động.
a) Lập và quản lý sổ mục kê
Sổ mục kê đất đai để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các
đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu
thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý
đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
Sổ mục kê đất đai được lập với điều kiện hê thống phải có dữ liệu về thửa
đất của phường đang làm việc.
Thao tác:
Vào menu Kê khai đăng ký\ Hồ sơ địa chính\ Tạo sổ mục kê
- Xuất hiện giao diện tạo sổ mục kê
Ấn chọn để chuyển số tờ bản đồ cần tạo sổ mục kê. Trong mục Tạo
sổ nhập các điều kiện tạo sổ: Quyển số, Ngày tạo sổ, Trang bắt đầu. Sau khi
nhập đầy đủ điều kiện ấn chọn nút để chương trình tiến hành tạo
sổ mục kê.
Sau khi tạo sổ mục kê thành công, để in sổ mục kê vào menu Kê khai
đăng ký\ Hồ sơ địa chính\ In sổ mục kê.
- Xuất hiện giao diện để thực hiện các thao tác in sổ mục kê.
- Sau đó, nhấn nút để xem sổ địa chính trước khi in và tiến
hành in sổ địa chính vừa tạo
- Để tạo, xem và in trang mục lục nhấn nút ; để xem trang bìa
địa chính nhấn chọn nút .
c) Lập và quản lý sổ cấp giấy chứng nhận
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất (sau đây gọi là sổ cấp GCN) được lập để theo dõi, quản lý
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn
liền với đất
Sổ cấp GCN được tạo tự động với điều kiện hệ thống phải có dữ liệu về
chủ sử dụng đã được cấp giấy GCNQSDĐ của đơn vị hành chính đang làm việc.
Thao tác:
Vào menu Kê khai đăng ký\ Hồ sơ địa chính\ Tạo sổ cấp giấy chứng
nhận
- Xuất hiện giao diện để tạo sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chọn đơn vị tạo sổ cấp giấy chứng nhận: Lập theo đơn vị phường.
- Nhập các điều kiện để tạo sổ: Quyển số, Ngày tạo sổ, Trang bắt đầu, Số
trang/quyển. Đánh check chọn In chủ đại diện hoặc In đầy đủ chủ để lựa chọn
cách in GCN.
- Sau đó ấn chọn để hoàn tất thao tác tạo sổ theo dõi biến động
đất đai và in sổ biến động.
- Mỗi địa phương có đặc thù riêng về phương thức quản lý nên chương
trình phải có sự điều chỉnh để có thể hoạt động đồng bộ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu trải qua nhiều công đoạn nên thời gian để hoàn
thiện và xây dựng CSDL địa chính hoàn chỉnh rất dài.
- Khả năng thao tác với CSDL thì tương đối tốt nhưng khả năng đo vẽ, thành
lập bản đồ thì chưa được thực hiện nên còn phải phụ thuộc vào các phần mềm khác.
3.4.3. Giải pháp khắc phục
Quá trình cài đặt cũng như thiết lập cần được đơn giản hóa.
Cần đa dạng hóa các nền tảng cũng như các phiên bản phần mềm có thể
dùng trong quá trình cài đặt.
Cần tiến hành đơn giản hóa các ứng dụng để thao tác dễ dàng và nhanh
chóng với độ chính xác cao
Có thể bổ sung thêm rất nhiều tiện ích, chức năng khác nhằm phục vụ tốt
hơn cho công tác quản lý đất đai.
Cần xây dựng thêm nhiều chức năng quản lý thông tin về lịch sử thửa đất,
chức năng xử lý thông tin quy hoạch và một số chức năng khắc phục phục vụ
cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 đã nêu khái quát một số phần mềm và chức năng của các phần
mềm đó trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Hướng dẫn quy trình
chuyển đổi CSDL bản đồ vào VILIS 2.0, lập và quản lý thuộc tính địa chính
trong đó đã thực hiện được kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; kê khai đăng ký và quản lý
biến động hồ sơ địa chính đã thực hiện các biến động như thế chấp, xóa thế
chấp, biến động chuyển quyền, chỉnh lý thông tin chủ, thửa, cấp đổi cấp lại
GCNQSDĐ, thu hồi GCN; lập sổ bộ hồ sơ địa chính.
Tóm lại phần mềm VILIS 2.0 có chức năng tích hợp cơ sở dữ liệu không
gian, dữ liệu thuộc tính của bản đồ địa chính và HSĐC đã hỗ trợ đắc lực cho
công tác quản lý đất đai, tiết kiệm hiệu quả về thời gian và kinh phí cho việc cập
nhật chỉnh lý thông tin biến động trên bản đồ địa chính và hệ thống sổ bộ địa
chính so với phương pháp thủ công truyền thống.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Công tác ứng dụng phần mềm VILIS 2.0 vào xây dựng CSDL địa chính
tại địa bàn phường 13 quận Bình Thạnh được đánh giá là đã và đang đạt được
nhiều kết quả tích cực.
- Phần mềm VILIS 2.0 đã hỗ trợ tác giả trong quá trình kê khai đăng ký
và thao tác biến động như: thế chấp; chuyển quyền; chuyển mục đích sử dụng
đất; thay đổi thông tin chủ; thay đổi thông tin thửa; cấp đổi, cấp lại; thu hồi
GCN một cách nhanh chóng và hiệu quả với độ chính xác cao.
- Với sự hỗ trợ của phần mềm VILIS 2.0 thì công tác quản lý đất đai tại
địa bàn phường được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo đúng quy trình, hiệu quả
cao và đáp ứng tốt yêu cầu của người dân. Quy trình làm việc bằng phần mềm
VILIS 2.0 đã hỗ trợ rất tốt công tác tra cứu, quản lý sử dụng đất, in GCN QSDĐ,
thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý biến động trên từng thửa đất trong bản
đồ…
- Việc ứng dụng tốt phần mềm VILIS vào công tác quản lý HSĐC tại địa
bàn đã được thực hiện tốt theo đúng quy trình, đúng với pháp luật. Nhờ đó mang
lại thuận lợi cho việc tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống người dân và đẩy
mạnh hiệu quả trong sử dụng đất đai.
- Tóm lại, việc ứng dụng phần mềm VILIS 2.0 trong lập và quản lý
HSĐC tại phường 13 quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng trọn
vẹn yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước bước
vào thời kỳ xây dựng, phát triển nền kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
hiện đại thì biến động đất đai ngày càng trở nên phức tạp hơn đồng thời tạo
nhiều thách thức lớn cho công tác quản lý. Do đó công tác quản lý nhà nước về
đất đai là vấn đề quan trọng hàng đầu để bảo đảm quyền lợi chính đáng của
người sử dụng đất mà vẫn đảm bảo đúng với quy định pháp luật.
2. Kiến nghị
- Phần mềm cần luôn được cập nhật và nâng cấp nền tảng, tiện ích để có
thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của công tác quản lý đất đai.
- Xây dựng phần mềm có khả năng chạy tốt trên nhiều nền tảng khác
nhau.
- Đa dạng hóa loại dữ liệu địa chính đầu vào sẽ giúp người dùng tránh
được các bước xuất dữ liệu phức tạp trước khi đưa vào phần mềm VILIS.
- Nghiên cứu cải thiện quá trình cài đặt cũng như quy trình thao tác với
phần mềm đơn giản, rõ ràng, tiện lợi cho người dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Quản lý Đất đai, Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ thống Thông
tin (năm 2012), Giới thiệu VILIS 2.0; Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục
Quản lý Đất đai (năm 2012), Hướng dẫn sử dụng VILIS 2.0 tác giả Đào Mạnh
Hồng
2. Luật đất đai 2013
3. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 179/2004/QĐ-TT, phê
duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi
trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-
BTNMT, quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và
tài sản khác gắn liền với đất
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-
BTNMT, quy định về bản đồ địa chính
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 34/2014/TT-
BTNMT, quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai
7. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về việc thi hành luật đất đai