Thayer Consultancy Monthly Report August 2021
Thayer Consultancy Monthly Report August 2021
Thayer Consultancy Monthly Report August 2021
Newspaper Articles
Carl Thayer, “Kamala Harris' Southeast Asia visit to feature larger cooperation agenda: Carl
Thayer,” Hanoi Times, July 31, 2021. http://hanoitimes.vn/kamala-harris-southeast-asia-visit-
to-feature-larger-cooperation-agenda-carl-thayer-318227.html
Carl Thayer, “Four possible outcomes from Harris visit to Vietnam,” Hanoi Times, August 24,
2021. http://hanoitimes.vn/four-possible-outcomes-from-kamala-harris-visit-to-vietnam-
318469.html
13. “Vice President Harris’ Visit to Vietnam: Post-Mortem 2,” Thayer Consultancy Background
Brief, August 26, 2021. https://www.scribd.com/document/522628033/Thayer-Vice-
President-Harris-Visit-to-Vietnam-Post-Mortem-2.
14. “Vice President Harris’ Visit to Vietnam: Post-Mortem 3,” Thayer Consultancy Background
Brief, August 28, 2021. https://www.scribd.com/document/522629077/Thayer-Vice-
President-Harris-Visit-to-Vietnam-Post-Mortem-3.
At his meetings with both President Phuc and Prime Minister Chinh, he suggested elevating
the relationship between the two countries, he said…
Thayer said in his view Austin’s trip to Vietnam set the foundation for continuing cooperation
to address war legacy issues (Agent Orange, unexploded ordnance and the search for the
remains of U.S. and Vietnamese soldiers missing in action) and maritime security cooperation.
Viet Anh, VnExpress, August 3, 2021
https://e.vnexpress.net/news/news/vietnam-has-growing-role-in-us-s-eyes-experts-
4334118.html
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris gửi thông điệp đến Trung Quốc qua chuyến thăm Việt
Nam
US Vice President Kamala Harris sends message to China when she visits Vietnam
Giáo sư Carlyle Thayer từ đại học New South Wales, Australia giải thích lý do tại sao Hoa
Kỳ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam:
“Đối với nhiều đời nội các Hoa Kỳ, trong đó có Obama, Trump và nay là Biden, Việt Nam
được cho là có nền chính trị ổn định, và có đóng góp quan trọng đối với an ninh của khu
vực thông qua vai trò lãnh đạo của nước này ở ASEAN, cam kết đối với sứ mệnh gìn giữ
hoà bình của Liên Hiệp Quốc, và với chính sách bốn không cho thấy Việt Nam là quốc gia
hữu dụng và quan trọng bởi nước này sẽ duy trì sự độc lập chứ không ngả về bên nào.”
Ngoài ra, giáo sư Thayer cũng cho rằng khu vực Đông Nam Á hiện chỉ còn Việt Nam và
Singapore là hai quốc gia đủ ổn định để Hoa Kỳ thực hiện các chính sách ngoại giao lâu dài,
các quốc gia trong khu vực còn lại thì có quá nhiều bất ổn…
Nhận định về thái độ của Trung Quốc đối với các động thái của Hoa Kỳ đối với Việt Nam,
giáo sư Carlyle Thayer cho biết:
“Việt Nam không cần phải bị nhắc nhở về sự nguy hiểm của việc ngả về phía Mỹ, họ biết
sẵn rồi. Một vài người bên phía Việt Nam nói với tôi rằng họ sẽ chẳng đạt được mục đích
7
gì nếu biến Trung Quốc trở thành kẻ thù, Trung Quốc nằm ngay sát cạnh và Việt Nam phải
đối phó với thực tế đó. Bản thân người Trung Quốc cũng biết điều này, và họ đang cố tuyên
truyền là phía Mỹ sẽ thất bại.”
Radio Free Asia Vietnamese Service, August 4, 2021
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-vp-harris-will-reject-china-s-
claims-in-the-scs-during-asia-trip-08042021085547.html
Professor Carl Thayer from the University of New South Wales and Australian Defense Force
Academy noted that the Biden administration sees Vietnam as a key partner in reaching the
United States’ goals, such as freedom of navigation, a free and open Indo-Pacific, and non-
traditional security. He added that Harris’ visit would boost the ties in areas besides defense-
security, such as COVID-19 fight and adaptation to climate change.
Outcome of the 54th ASEAN Foreign Ministers’ Meeting, U.S. Secretary of State Anthony
Blinken’s contributions, and upcoming U.S. visits to Southeast Asia, Interviewed by Minh
Nguyen, Vietnam News Agency, for the Thế gioi 360 độ ngày Program, VNews TV, August 7, 2021
at the. 10:50 to 14:44 minute mark. https://vnews.gov.vn/video/the-gioi-360-do-ngay-07-8-
2021-218840.htm
China's Likely Responses to European and Indian Warships in Sea it Calls its Own
Western-allied navies for their part might venture to the center of the sea but keep a distance
from “sensitive areas” held by China, said Carl Thayer, Asia-specialized emeritus professor
from the University of New South Wales in Australia.
Ralph Jennings, Voice of America, August 10, 2021.
8
https://www.voanews.com/east-asia-pacific/chinas-likely-responses-european-and-indian-
warships-sea-it-calls-its-own
Reprinted:
Ralph Jennings, GlobalSecurity.org, August 11, 2021
Dow Jones Factiva
Đâu là trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Harris?
What is the focus of US Vice President Harris' visit to Vietnam?
TP - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden coi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là
ưu tiên cao nhất của mình. Việt Nam và Singapore được coi là hai đối tác chủ chốt của Mỹ
trong việc duy trì trật tự khu vực dựa trên luật lệ.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS Carlyle Thayer, Đại học New South Wales, Học viện
Quốc phòng Úc [Professor Carlyle Thayer, University of New South Wales, Australian Defence
Force Academy] cho biết, các nỗ lực ban đầu của chính quyền Biden trong việc tham gia với
Đông Nam Á đã bị gián đoạn bởi sự cố kỹ thuật khi Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tham
dự cuộc họp trực tuyến với các bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN. Kế hoạch của Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Việt Nam trên đường tham dự Đối thoại Shangri-La ở
Singapore bị hoãn do đại dịch COVID-19 tái bùng phát. Nỗ lực của chính quyền Biden trong
việc tham gia với Đông Nam Á chính thức được khởi động với ba chuyến thăm gần đây của
Bộ trưởng Austin tới Singapore, Việt Nam và Philippines…
“Phó Tổng thống Harris có nhiều mục trong chương trình nghị sự của bà, trước hết là chống
COVID-19, hồi phục kinh tế sau đại dịch và đối phó biến đổi khí hậu. Hai vấn đề này là hai mối
quan tâm của toàn cầu và trong hai lĩnh vực này, chính quyền Biden muốn tạo ra mối quan hệ
đối tác toàn cầu bằng cách làm việc với các đối tác khu vực cũng như với Trung Quốc”, GS
Thayer nhận định…
“Phó Tổng thống Harris sẽ mở rộng sự tham gia của Mỹ với Đông Nam Á ra ngoài lĩnh vực an
ninh-quốc phòng, sang một chương trình hợp tác lớn hơn nhằm đối phó các thách thức xuyên
quốc gia mang tính toàn cầu”, GS Thayer nhận định.
Tiền Phong, August 12, 2021
https://tienphong.vn/dau-la-trong-tam-trong-chuyen-tham-viet-nam-cua-pho-tong-thong-
my-harris-post1364915.tpo
Reprinted:
Vietnam News Brief Service, Viet Nam News, August 12, 2021
Dow Jones Factiva
Can Vice President Harris Convince Vietnam to Engage Biden’s Indo-Pacific Strategy?
Carlyle A. Thayer, August 9, 2021: “It is very likely that Marc Knapper, once accredited as the
U.S. Ambassador to Vietnam, will initiate discussions with the Ministry of Foreign Affairs on
raising bilateral relations to a strategic partnership. This is likely to be a long drawn-out
process, however. In addition to Vietnamese concerns about being entrapped in an anti-China
partnership with the United States that results in Chinese punitive measures, there are a
number of bilateral issues that must be addressed and resolved. For example, American
officials reported that Secretary Austin raised human rights concerns during his high- level
discussions in Hanoi. Vietnam will want reassurance that the Biden Administration will not
invoke legislation and impose penalties on Vietnam on human rights grounds.”
10
Hoa Kỳ và chọn lựa thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam qua chuyến thăm của PTT Kamala
Harris
The United States and promotion of human rights in Vietnam during the visit of Vice President
Kamala Harris
Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra [Professor Carl Thayer at
the Australian Defence Force Academy Canberra] cho rằng việc này sẽ không xảy ra. Ông đã
nêu một số lý do trong một bản nhận định, bao gồm khoảng cách giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về
giá trị còn quá xa và Hoa Kỳ chưa có dấu hiệu chuẩn bị cho một sự nâng cấp quan hệ. Điển
hình là người mà Tổng thống Biden chọn làm tân đại sứ, ông Mark Knapper, chưa chính thức
nhậm chức, và một số phát biểu của phát ngôn nhân Việt Nam cho thấy hai bên chưa hẳn
đồng quan điểm về mọi mặt.
Ông giải thích: “Nói thẳng ra là Việt Nam và Mỹ có thể ‘đồng sàng’ về mặt an ninh nhưng hai
bên lại ‘dị mộng’ vì có những giấc mơ khác nhau.
Tại thời điểm này Việt Nam không muốn gây hấn với Trung Quốc. Nếu chúng ta nhìn vào hơn
21 tháng qua, không có một sự cố hàng hải nào đáng kể xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Vì vậy, nhìn từ quan điểm của Việt Nam, tình hình như hiện nay với Trung Quốc không thể tốt
hơn nữa và họ không muốn phá hỏng bầu khí hiện tại”
Thạc sĩ Hoàng Việt đồng quan điểm với Giáo sư Thayer…
Tại thời điểm này Việt Nam không muốn gây hấn với Trung Quốc. Nếu chúng ta nhìn vào hơn
21 tháng qua, không có một sự cố hàng hải nào đáng kể xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Vì vậy, nhìn từ quan điểm của Việt Nam, tình hình như hiện nay với Trung Quốc không thể tốt
hơn nữa và họ không muốn phá hỏng bầu khí hiện tại”. -Gs Carl Thayer
Theo Giáo sư Thayer, bà Harris có thể sẽ lập lại ý muốn nâng cấp quan hệ sang quan hệ đối
tác chiến lược nhưng phía Việt Nam có vẻ chưa muốn hưởng ứng trong lúc này.
“Bộ trưởng Austin phát biểu tại Singapore về chiến lược ‘răn đe tích hợp’, kêu gọi các nước
thiết lập quan hệ đối tác với Mỹ để đẩy lùi Trung Quốc. Nhưng nghe lại những lời của phát
ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyến thăm của bà Harris thì đã nhắc đến Trung Quốc
và Hoa Kỳ trong cùng một câu. Bà ấy nói về việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp với cả hai
nước. Đối với tôi, điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ duy trì lập trường độc lập của mình và họ
sẽ hợp tác trên bất kỳ lĩnh vực nào mà chính phủ Biden nêu ra vì quan hệ đối tác toàn diện
rất rộng”…
Vấn đề nhân quyền là một cản trở lớn trong việc nâng cấp quan hệ hai bên, được Giáo sư
Thayer chỉ ra.
“Một trong những vấn đề là nhân quyền, vì bà Harris thuộc Đảng Dân Chủ và bà là một người
cấp tiến. Tôi được những viên chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết rằng vấn đề nhân quyền đã
được Bộ trưởng Austin nêu lên (trong chuyến công du của ông). Tuy nhiên báo chí Việt Nam
thì không hề nhắc đến điều đó. Chính quyền Biden nói rằng họ sẽ nâng cao nhân quyền, rằng
các giá trị là quan trọng và nhiều người như ông Austin đã nhắc đến. Vâng, có lẽ ông ấy đã
nêu vấn đề nhân quyền (với Việt Nam) nhưng chẳng đi đến đâu.
11
Tình hình nhân quyền tại Việt Nam, sự đàn áp các bloggers, đã trở nên tồi tệ hơn trong năm
nay và có thể việc này đã là một trở ngại trong quan hệ song phương”.
Giang Nguyễn, Radio Free Asia Vietnamese Service, August 16, 2021
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-choice-promoting-human-rights-in-vietnam-
during-vp-harris-visit-08162021190306.html.
Defence, digital trade, Covid-19 in focus as Kamala Harris joins Biden administration's
convoy to Southeast Asia
Carl Thayer, professor emeritus of politics at the University of New South Wales in Australia,
said Vietnam too would be keen to be informed about any digital trade pact plans, alongside
discussions on ways the country could enhance its role as a supplier of semiconductors to the
US.
Dewey Sim and Bhavan Jaipragas, additional reporting by Kok Xinghui and Bac Pham, South
China Morning Post, August 21, 2021
Dow Jones FACTIVA
Why the EU Sides with Southeast Asia in the South China Sea Dispute
“That’s pretty clear, they want consistency,” said Carl Thayer, Asia-specialized emeritus
professor from the University of New South Wales in Australia.
“Why? Because the way you can do business. It lowers the risk,” he said.
Ralph Jennings, Voice of America, August 21, 2021
https://www.voanews.com/east-asia-pacific/why-eu-sides-southeast-asia-south-china-sea-
dispute
12
GS Carlyle Thayer: Mong 4 kết quả chuyến thăm của bà Harris tới Việt Nam
Prof. Carlyle Thayer: Anticipating four results of Mrs. Harris' visit to Vietnam
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong ngày 22/8, GS Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng,
Đại học New South Wales (Úc) [Professor Carlyle Thayer, University of New South Wales
(Australia)], nói rằng, ông trông chờ bốn kết quả lớn trong chuyến thăm của Phó Tổng thống
Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam trong tuần này.
“Thứ nhất, Phó Tổng thống Harris sẽ trình bày lại việc tương tác của chính quyền của Tổng
thống Joe Biden đối với Đông Nam Á, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, trật tự khu vực
dựa trên luật lệ với nền tảng là luật pháp quốc tế, và sự tự do đi lại trên các vùng biển để phục
vụ thương mại. Việt Nam sẽ coi điều này là đóng góp mang tính xây dựng cho hòa bình, ổn
định và an ninh”, GS Thayer nhận định.
Thứ hai, Phó Tổng thống Harris có thể thông báo nhiều sáng kiến tập trung vào hợp tác để
tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, quan trọng nhất là phòng chống COVID-19 và hồi phục
sau đại dịch. Các lĩnh vực hợp tác khác có thể là giảm biến đổi khí hậu, an ninh mạng, thương
mại và đầu tư (thương mại kỹ thuật số và an ninh chuỗi cung ứng), giáo dục và giao lưu nhân
dân.
“Thứ ba, tôi trông chờ Phó Tổng thống Harris bác bỏ yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển
Đông và đề nghị hỗ trợ Việt Nam tiếp tục xây dựng năng lực an ninh biển”, GS Thayer nói.
Thứ tư, vị chuyên gia về châu Á-Thái Bình Dương nói rằng, ông trông chờ hai bên cam kết thúc
đẩy quan hệ song phương nhằm nâng lên một tầm cao mới trong tương lai.
Theo GS Thayer, Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong chính sách của Mỹ đối với khu
vực. “Trong Hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời được đưa ra hồi tháng 3, chính
quyền Biden xác định Việt Nam (và Singapore) là đối tác tiềm năng.
Việt Nam và Singapore là hai nước đóng góp mang tính xây dựng và tích cực cho an ninh khu
vực thông qua sự ủng hộ và sự lãnh đạo của mình trong ASEAN và các cơ chế đa phương khác
liên quan ASEAN, như Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+, Diễn
đàn Khu vực ASEAN…”, ông giải thích.
Mỹ sẽ ưu tiên trợ giúp Việt Nam trong một số lĩnh vực để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực
và xây dựng năng lực, đặc biệt trong thực thi pháp luật trên biển và an ninh, theo GS Thayer.
Một số chuyên gia cho rằng, bà Harris sẽ thăm dò cơ hội phát triển ngành điện tử của Việt
Nam lên một tiêu chuẩn cao hơn nhằm thiết lập một chuỗi cung ứng an toàn cho thị trường
Mỹ.
13
Báo chí Mỹ đưa tin, Phó tổng thống Harris sẽ dự lễ khai trương một văn phòng mới của Trung
tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Đông Nam Á. “Đây sẽ là một bước phát triển mang
tính cột mốc vì nó thể hiện sự cam kết dài hạn của Mỹ không chỉ với Việt Nam mà với cả khu
vực, cũng như để đối phó với COVID-19 và các loại bệnh truyền nhiễm khác”, GS Thayer nhận
định. CDC sẽ tạo điều kiện cho các chuyên gia y tế công cộng trong khu vực cộng tác với nhau
tốt hơn, thu thập dữ liệu về sử dụng vắc-xin, tính hiệu quả của vắc-xin và ra các khuyến nghị
chính sách nhằm chống COVID-19 và hồi phục sau đại dịch.
Chưa từng có tiền lệ
Hồi tháng 3, chính quyền Biden đưa ra Hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời và
chủ đề chung của chiến lược này là rõ ràng: Mỹ sẽ tái tương tác với Đông Nam Á, coi đây là
một phần của chiến lược lớn hơn - ưu tiên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. “Chiến
lược của Mỹ có hai thành phần chính - tương tác toàn diện và thiết lập mạng lưới đồng minh
và đối tác. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin bổ sung ‘sự răn đe tích hợp’ trong bài phát
biểu tại Singapore gần đây”, GS Thayer nói.
Mỹ sẽ khuyến khích hợp tác cho một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và một khu vực tự do,
rộng mở đối với thương mại. Mỹ sẽ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và Tầm nhìn của
ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. “Mỹ sẽ ủng hộ các nước trong khu vực
chống lại sự bắt nạt, đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông. Và Mỹ cũng sẽ làm việc với Trung
Quốc trong các lĩnh vực khả thi để ứng phó đại dịch COVID-19 và giảm tác động của biến đổi
khí hậu”, GS Thayer dự đoán.
Chuyến thăm Singapore và Việt Nam của Phó Tổng thống Harris là một phần trong sự tương
tác toàn diện của chính quyền Biden với Đông Nam Á, tiếp theo cuộc họp trực tuyến giữa
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken với những người đồng cấp ASEAN và hai chuyến thăm
chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Singapore và Việt Nam.
“Chuyến thăm của bà Harris là chưa có tiền lệ vì bà là Phó Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu
tiên thăm Đông Nam Á. Vì Phó Tổng thống Harris làm việc chặt chẽ với Tổng thống Biden, các
nhà lãnh đạo khu vực sẽ biết rằng, lời nói của bà có trọng lượng. Tóm lại, khi ông Biden hoặc
bà Harris nói ‘nước Mỹ trở lại’ thì ý họ là lời nói đi kèm hành động”, GS Thayer nhận định.
Thái An, Tien Phong, August 23, 2021
https://tienphong.vn/gs-carlyle-thayer-mong-4-ket-qua-chuyen-tham-cua-ba-harris-toi-viet-
nam-post1368502.tpo
Reprinted in:
Vietnam News Brief Service, Viet Nam News, August 24, 2021
Dow Jones Factiva
định: “Tình hình nhân quyền tại Việt Nam, sự đàn áp các bloggers, đã trở nên tồi tệ hơn
trong năm nay và có thể việc này đã là một trở ngại trong quan hệ song phương”.
Tuy nhiên, vẫn theo Giáo sư Thayer, vấn đề nhân quyền vô cùng tế nhị vì bà Harris vừa
muốn đáp ứng đòi hỏi của công dân Hoa Kỳ, vừa không muốn làm mất mặt cho lãnh đạo
Việt Nam.
Giang Nguyễn, Radio Free Asia, Vietnamese Service, August 23, 2021
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hopes-for-rights-improvement-on-vp-harris-
visit-to-vietnam-08232021171101.html
Vì sao Phó tổng thống Mỹ chọn Việt Nam và Singapore cho chuyến đi ĐNA?
Why did US Vice President choose Vietnam and Singapore for her trip to Southeast Asia?
"Chuyến thăm của bà Harris là sự kiện chưa có tiền lệ vì bà là Phó tổng thống Mỹ đầu tiên đến
thăm Đông Nam Á khi còn đương chức", trao đổi với Zing, giáo sư Carl Thayer từ Đại học New
South Wales, (Australia)[Professor Carl Thayer at the University of New South Wales
(Australia)] cho biết…
"Bà Harris làm việc rất chặt chẽ với ông Biden, lãnh đạo các quốc gia trong khu vực hiểu rằng
tiếng nói của bà có trọng lượng”, giáo sư Thayer cho biết. "Khi ông Biden hay bà Harris tuyên
bố 'Nước Mỹ đã trở lại', cả hai sẽ thực hiện điều đó"…
"Mỹ sẽ thúc đẩy hoạt động tại Đông Nam Á thông qua hai trụ cột chính, đó là can dự toàn
diện và xây dựng một mạng lưới các đồng minh và đối tác", ông Thayer nói.
Ông cũng lưu ý thêm rằng trong bài phát biểu tại Singapore hồi tháng 7, Bộ trưởng Quốc
phòng Lloyd Austin đã bổ sung khía cạnh "ngăn chặn tích hợp" như trụ cột thứ ba trong chính
sách tại khu vực…
Không chỉ vậy, theo giáo sư Thayer, Mỹ sẽ khuyến khích các quốc gia hợp tác vì một trật tự
quốc tế dựa trên luật lệ, đồng thời thúc đẩy một khu vực thương mại tự do và mở cửa.
"Mỹ sẽ ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN cũng như tuyên bố về 'Tầm nhìn Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương' của tổ chức. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể cam kết hỗ trợ các quốc gia trong
khu vực đối phó với những hành vi hung hăng và o ép trên Biển Đông", ông Thayer nói.
"Đối tác ưu tiên"
Trở lại thời điểm tháng 3, Hướng dẫn tạm thời về Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đã trực tiếp
đề cập đến Singapore và Việt Nam, xem hai nước là các đối tác ưu tiên để khẳng định Mỹ sẽ
"làm sâu sắc hơn mối quan hệ và thúc đẩy các mục tiêu chung".
“Không có gì ngạc nhiên khi các quan chức hàng đầu của chính quyền là bộ trưởng Quốc
phòng và Phó tổng thống đến thăm hai quốc gia”, ông Thayer cho biết…
Lý giải cho điều này, giáo sư Thayer cho rằng: “Các lợi ích địa chiến lược của Singapore và Việt
Nam hội tụ khăng khít với Mỹ. Điều đó tạo cơ sở cho sự hợp tác nhằm giải quyết các thách
thức an ninh khu vực đang nổi lên trong tương lai." …
Tuy nhiên, giáo sư Thayer không quên đề cập đến các khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ, nói rằng
cần phải nhận ra hai nước có các giá trị riêng về thể chế chính trị và một số yếu tố liên quan.
15
The CDC will enable regional collaboration among public health experts to gather data on
vaccine usage and efficacy and to make policy recommendations to combat and recover from
Covid-19.
Unprecedented visit
Kamala Harris would be the first American sitting vice president to visit Vietnam. It signifies
the US-Vietnam relationship’s development.
The trip to Vietnam signals that the Biden Administration gives priority to its relations with
Vietnam within the context of its Indo-China strategy.
The visit is unprecedented because of her senior role in the Biden Administration. It will
confer recognition of Vietnam as a responsible member of the international community.
The visit also signals that the US is committed to strengthening and developing its
comprehensive partnership.
Harris’ visit is unprecedented because Vice President Harris works so closely with President
Biden, regional leaders will know that her words carry weight. In brief, when Biden or Harris
proclaim “America is back” they mean to match words with deeds.
Vietnam’s role in US regional policy
Vietnam is important to the US because it has consistently resisted Chinese intimidation in
the South China Sea and built up a credible military deterrent to China.
Vietnam also plays a constructive role in ASEAN and is well-respected by the international
community as evidenced by its election twice as a non-permanent member of the UN Security
Council (2008-09 and 2020-21). Hanoi also served as the venue for President Trump’s second
summit with North Korea’s leader Kim Jong-un.
Since the Obama Administration, every US National Security Strategy has identified Vietnam
as a key potential security partner of the US. This was true for the Trump Administration.
In March, the Biden Administration released its Interim National Security Strategic Guidance.
This document listed Singapore and Vietnam as the two priority security partners in Southeast
Asia.
This is because both Vietnam and Singapore are constructive and positive contributors to
regional security through their support and leadership in ASEAN and other ASEAN-related
multilateral institutions such as the East Asia Summit, ADMM-Plus, ASEAN Regional Forum,
etc.
The Biden Administration’s initial plans to engage Southeast Asia, including Vietnam, came a
cropper for reasons beyond its control. Under the Biden Administration, developing a
partnership with Vietnam is a key priority.
The US will give priority to assist Vietnam in several areas to strengthen its human resource
development and capacity building, especially in maritime law enforcement and security.
Vice President Harris’ visit will come within a month of Defense Secretary Austin's trip to
Vietnam, it indicates how Vietnam is so important to Washington.
The interval between the visits by Secretary Austin and Vice President Harris to Singapore and
Vietnam was not due to some urgent reason but to a long-standing US determination that
both countries played a constructive role in regional security affairs in line with US interests.
18
GS Thayer dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam của bà Harris
Professor Thayer forecasts 4 main themes of Ms. Harris's visit to Vietnam
(Dân trí) - Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales (Australia) [Professor Carl Thayer
at The University of New South Wales (Australia)] đã dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến
thăm Việt Nam đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris…
Trao đổi qua email với phóng viên Dân trí trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng
thống Mỹ, giáo sư Carl Thayer đã nhận định về các vấn đề trọng tâm trong chuyến công du
này.
Thứ nhất, theo ông Thayer, bà Harris sẽ tái khẳng định cam kết của chính quyền Tổng thống
Joe Biden đối với khu vực Đông Nam Á và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như một
trật tự khu vực dựa trên luật lệ với cơ sở là luật pháp quốc tế và quyền tự do thương mại trên
biển. Ông nói, Việt Nam hoan nghênh đây là một đóng góp mang tính xây dựng cho hòa bình,
ổn định và an ninh.
Thứ hai, ông Thayer dự đoán, trong chuyến thăm của bà Harris, Mỹ và Việt Nam có thể sẽ
công bố một loạt sáng kiến tập trung vào hợp tác nhằm tăng cường quan hệ đối tác toàn diện,
trước hết sẽ là đối phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực hợp tác khác có thể sẽ
bao gồm giảm thiểu biến đổi khí hậu, an ninh mạng, thương mại và đầu tư (thương mại kỹ
thuật số và an ninh chuỗi cung ứng), giáo dục và giao lưu nhân dân.
Thứ ba, chuyên gia Australia cho rằng bà Harris sẽ nêu vấn đề Biển Đông và cam kết hỗ trợ
Việt Nam tiếp tục tăng cường năng lực an ninh biển.
Thứ tư, ông Thayer dự đoán, hai bên cam kết tăng cường quan hệ đối tác toàn diện nhằm
nâng tầm quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược trong tương lai.
Theo chuyên gia Australia, chính quyền Tổng thống Biden đã xác định Việt Nam (và Singapore)
là đối tác tiềm năng trong bản "Hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời" được đưa
ra hồi tháng 3 năm nay, tài liệu là cơ sở cho việc soạn thảo Chiến lược An ninh Quốc gia của
Mỹ dự kiến hoàn thành cuối năm. Điều đó là bởi cả Việt Nam và Singapore đều là những bên
đóng góp tích cực và mang tính xây dựng cho an ninh khu vực thông qua sự ủng hộ và lãnh
đạo trong ASEAN và các tổ chức đa phương khác có liên quan đến ASEAN như Hội nghị Cấp
cao Đông Á, ADMM+, Diễn đàn Khu vực ASEAN…
Theo ông Thayer, Mỹ sẽ ưu tiên hỗ trợ Việt Nam trong một số lĩnh vực nhằm tăng cường phát
triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an
ninh hàng hải.
Ông Thayer cũng nêu ra một số nhận định cho rằng Phó Tổng thống Harris và các nhà lãnh
đạo của Việt Nam sẽ thảo luận các cơ hội trong việc đưa ngành công nghiệp điện tử của Việt
Nam lên một tiêu chuẩn cao hơn nhằm thiết lập chuỗi cung ứng an toàn cho các nhà sản xuất
Việt Nam đến thị trường Mỹ…
Văn phòng CDC Đông Nam Á tại Hà Nội
20
Đánh giá về động thái trên, giáo sư Thayer cho rằng đây sẽ là một bước phát triển quan trọng
vì nó thể hiện cam kết lâu dài của Mỹ không chỉ đối với Việt Nam mà cả khu vực trong việc
đối phó với Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
"Trung tâm CDC sẽ cho phép sự hợp tác trong khu vực giữa các chuyên gia y tế để thu thập
dữ liệu về việc sử dụng và hiệu quả của vắc xin và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm
đối phó với Covid-19 và phục hồi sau đại dịch", ông Thayer nhấn mạnh.
An Bình, Dân Trí Online, August 24, 2021
https://dantri.com.vn/the-gioi/gs-thayer-du-doan-4-chu-de-chinh-trong-chuyen-tham-viet-
nam-cua-ba-harris-20210823175603393.htm
VP Harris seeks strategic upgrade to Vietnam ties, calls for pressure against Beijing in
South China Sea
Carl Thayer, an emeritus professor at the University of New South Wales and specialist on
Vietnamese defence issues, speculated that there was also an economic component to the
US vaccine deliveries. Economic activity in the export-dependent economy has been
upended by military-enforced lockdowns.
“Harris’ meeting with private-sector representatives will likely focus on ramping up the
delivery of Covid-19 vaccines[https://www.scmp.com/knowledge/topics/coronavirus-
vaccine] to ensure that Vietnam’s textile, apparel, footwear and travel goods industry is able
to maintain production during the current pandemic,” he said.
Bac Pham in Hanoi and Bennett Murray, South China Morning Post, August 25, 2021
Dow Jones Factiva
Kamala Harris visits Vietnam amid tensions with China, Kabul fallout
21
Carl Thayer, professor emeritus at the University of New South Wales in Canberra and a
Southeast Asia expert, told DPA: "I expect Vice President Harris to reject China's illegal claims
in the South China Sea and to offer support to Vietnam to continue building up its maritime
security capacity."
Chris Humphrey and Bac Pham, Deutsche Presse-Agentur International (DPA), August 25,
2021
Dow Jones Factiva
Vice President Harris is in Vietnam, The Last Stop On Her Southeast Asia Trip
LEILA FADEL, HOST:
MICHAEL SULLIVAN: Regarding China, yeah, Vietnam is still worried about it and its territorial
claims in the South China Sea, which the Vietnamese call the East Sea. But says Carl Thayer, a
longtime Vietnam watcher at the Australian Defence Force Academy, from Vietnam's
perspective, now's not the time to poke the dragon.
CARL THAYER: If you go back 21, 22 months, there haven't been any major incidents with
China. This is as good as it gets in relations with China, and therefore, we shouldn't do
anything to provoke.
Michael Sullivan, National Public Radio, Morning Edition, August 25, 2021
https://www.wvxu.org/2021-08-25/vice-president-harris-is-in-vietnam-the-last-stop-on-her-
southeast-asia-trip
Rebroadcast: Radio WXVU, Cincinnati, August 25, 2021.
Chuyên gia: Chuyến thăm của bà Harris tiếp lửa cho quan hệ Việt - Mỹ
Expert: Ms. Harris's visit fires up Vietnam-US relations
Trả lời Zing, giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia)[Professor Carl
Thayer at the University of New South Wales (Australia)] chia sẻ nhận định như bà Harris, nói
chuyến thăm của phó tổng thống Mỹ rất hiệu quả đối với củng cố niềm tin trong quan hệ song
phương.
Giáo sư Thayer đặc biệt lưu ý 2 điểm nổi bật trong chuyến thăm, qua các cuộc gặp mặt giữa
Phó tổng thống Harris với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Hai điểm nổi bật trong chuyến thăm
“Đầu tiên, Mỹ trước mắt sẽ tăng cường trợ giúp và hợp tác với Việt Nam để chống lại Covid-
19, đồng thời cùng phối hợp để đối phó thách thức từ các bệnh truyền nhiễm trong tương
lai”, ông Thayer lưu ý từ nội dung chuyến thăm.
23
Theo vị chuyên gia, diễn biến chính trên phương diện này là việc Mỹ thành lập văn phòng khu
vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) tại Hà Nội.
Trung tâm này phục vụ cả khu vực Đông Nam Á và có một số chức năng như y tế công cộng,
nghiên cứu và đào tạo y tế.
Điểm nổi bật thứ 2 trong chuyến thăm này theo ông Thayer là việc Việt Nam và Mỹ sẽ ưu tiên
và lấy quan hệ kinh tế làm nền tảng để tăng cường và nâng cao quan hệ đối tác toàn diện giữa
hai nước.
“Đây là con đường có hai chiều", theo ông Thayer, khi Việt Nam sẽ có biện pháp để tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Mỹ làm việc tại Việt Nam. Còn các tập đoàn có năng lực ở
Việt Nam sẽ đầu tư vào những lĩnh vực mà Mỹ có nhu cầu, để giúp cân bằng phần nào thương
mại và đầu tư song phương.
“Tuy Phó tổng thống Harris có đề cập đến hợp tác quốc phòng và an ninh, cú hích chủ yếu của
chuyến đi lần này vẫn là tăng cường hợp tác tổng thể trong khuôn khổ Đối tác Toàn diện được
ký năm 2013”, ông Thayer nói.
Giáo sư Thayer cho rằng sự ủng hộ của phó tổng thống Mỹ đối với việc hợp tác trên nhiều
phương diện với Việt Nam (và với Singapore) đã mở ra những cơ hội mới để Mỹ phối hợp với
từng quốc gia ASEAN nói riêng, cũng như ASEAN nói chung và các thể chế đa phương liên
quan ASEAN.
“Nói tóm lại, Phó tổng thống Harris đã giúp mở rộng thêm cánh cửa hợp tác khu vực các bên
cùng có lợi”, ông Thayer nói.
Quốc Đạt, Zing News, August 26, 2021
https://zingnews.vn/chuyen-gia-chuyen-tham-cua-ba-harris-tiep-lua-cho-quan-he-viet-my-
post1255528.html
“She will likely suggest strengthening the comprehensive partnership with a view to raising it
to a strategic partnership and perhaps deliver an invitation from President Biden for a high-
level visit by one of Vietnam’s top leaders,” Thayer said.
Linh Phạm, Hanoi Times, August 26, 2021
http://hanoitimes.vn/kamala-harris-to-hanoi-unprecedented-visit-318499.html
Vấn đề ‘đối tác chiến lược’ Việt- Mỹ: thực tế và danh xưng!
The issue of the Vietnam-US 'strategic partnership': reality and title!
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra[Professor Carl Thayer,
Australian Defence Force Academy in Canberra], một chuyên gia về Đông Nam Á và Việt
Nam, trước chuyến thăm cũng cho rằng việc nâng cấp quan hệ sẽ không xảy ra.
Một số lý do được Giáo sư Thayer đưa ra, bao gồm những điều ông từng nhận định, rằng
sự nhìn nhận về giá trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn khoảng cách quá xa; Hoa Kỳ chưa có
dấu hiệu chuẩn bị một sự nâng cấp quan hệ. Điển hình, ông phân tích tiếp, một số phát
biểu từ phát ngôn nhân Việt Nam cho thấy hai bên chưa hẳn đồng quan điểm về mọi mặt:
“Nói thẳng ra là Việt Nam và Mỹ có thể ‘đồng sàng’ về mặt an ninh nhưng ‘dị mộng’ vì có
những giấc mơ khác nhau.Tại thời điểm này Việt Nam không muốn gây hấn với Trung Quốc.
Hơn 21 tháng qua đã không có sự cố hàng hải nào đáng kể giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Vì vậy, nhìn từ quan điểm của Việt Nam thì tình hình như hiện nay với Trung Quốc không
thể tốt hơn nữa và họ không muốn phá hỏng bầu khí hiện tại”…
Sau cùng, trả lời RFA qua điện thư ngay sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ rời Việt Nam, chuyên
gia Biển Đông và Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia, Giáo sư Carl Thayer viết:
“Tôi nhớ và từng lưu ý quí vị từ trước là cả hai cựu Đại sứ Mỹ đến Việt Nam cũng như vị
nguyên đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong các sự kiện khác nhau, đều phát biểu gần giống
nhau rằng đối tác toàn diện Mỹ Việt không khác mấy với danh xưng đối tác chiến lược trên
thực tế”
26
“Nói đến toàn diện là nói đến hợp tác trong nhiều lãnh vực, bao gồm 9 điểm trong
thỏa thuận đối tác toàn diện Việt Nam –Hoa Kỳ năm 2013”
“Còn chiến lược có ý nghĩa khác đối với quan chức Mỹ cũng như quan chức Việt Nam. Với
Washington thì chiến lược liên quan chủ yếu đến phòng thủ, an ninh hay định hướng quân
sự. Đây là kế hoạch đường dài mà giới chức Việt Nam tham khảo và cân nhắc mọi yếu tố
nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế xã hội và lợi ích quốc gia”.
Mặt khác, Giao sư Thayer nhấn mạnh, quan hệ đối tác chiến lược mà Việt Nam nhắm tới
hàm chứa một cơ chế chung trong điều hành cùng là sự đánh giá mối quan hệ song phương
mà thường là ở cấp độ ngoại trưởng. Tất cả đòi hỏi bản Kế Hoạch Hành Động về lâu về dài,
thông thường là ba năm.
Nói cách khác, mục tiêu và cột mốc đã có nhưng hai phía vẫn trong tiến trình rà soát và
đánh giá hàng năm. Đó là thủ tục rắc rối mà có vẻ như tới giờ cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam chưa
đạt đồng thuận ở một số điểm, Giáo sư Thayer kết luận.
Thanh Trúc, Radio Free Asia, Vietnamese, August 27, 2021
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-us-vn-relation-so-close-to-strategic-
partnership-by-far-08272021075218.html.
Kamala Harris in Vietnam: China takes shot at US' bullying South China Sea claims
According to Carlyle Thayer, emeritus professor at the University of New South Wales at
the Australian Defence Force Academy, Vietnam’s strategic importance for the US was in the
fact that Hanoi “has consistently resisted China’s intimidation in the South China Sea and built
up a credible military deterrence to China”.
But both Xu and Thayer also noted that the potential of possible geostrategic alignment
between Washington and Hanoi should not be overestimated because of the differences in
political values and systems of government.
Jiangtao Shi, South China Morning Post, August 27, 2021
Dow Jones Factiva
Reprinted:
Jiangtao Shi, South China Morning Post, August 28, 2021
Dow Jones Factiva
Vấn đề ‘đối tác chiến lược’ Việt- Mỹ: thực tế và danh xưng!
The issue of the Vietnam-US 'strategic partnership': reality and title!
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia tại Canberra[Professor Carl Thayer,
Australian Defence Force Academy in Canberra], một chuyên gia về Đông Nam Á và Việt
Nam, trước chuyến thăm cũng cho rằng việc nâng cấp quan hệ sẽ không xảy ra.
Thanh Trúc, Radio Free Asia, Vietnamese, August 27, 2021
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-us-vn-relation-so-close-to-strategic-
partnership-by-far-08272021075218.html.
27
Việt Nam 'đang cẩn trọng' trong cuộc đối đầu Hoa Kỳ - Trung Quốc
Vietnam 'is being cautious' in the US-China confrontation
Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, Phó Tổng thống Mỹ Harris đã
kêu gọi gia tăng sức ép với Bắc Kinh để buộc nước này tuân thủ Công ước của LHQ về Luật
Biển
Việt Nam cẩn trọng trong các cam kết với Mỹ một phần nhằm tránh làm căng thẳng quan hệ
với Trung Quốc, theo đánh giá của các chuyên gia.
Khi dư âm các hoạt động của Phó Tổng thống Kamala Harris tại Việt Nam chưa lắng xuống,
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã ngay lập tức ra tuyên bố với lời lẽ nặng nề.
Nội dung của tuyên bố chủ yếu phản bác các phát biểu trước đó của bà Harris về hành động
"cưỡng ép bắt nạt" mà Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông.
Trước đó, trong cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, bà Kamala Harris đã
phát biểu: "Hải Quân Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện mạnh mẽ tại Biển Đông và tiếp tục đương
đầu với hành vi bắt nạt và những đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh trên biển."
Tuyên bố của cơ quan ngoại giao Trung Quốc, cùng các động thái trước đó của các quan chức
nước này, cho thấy Bắc Kinh đặc biệt "nhạy cảm" về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Mặt khác, nó
cũng phần nào giải thích sự thận trọng của Hà Nội trước các triển vọng hợp tác với siêu cường
ở bên kia đại dương.
"Việt Nam rất cẩn trọng trong việc tham gia vào các thỏa thuận có vẻ nhằm vào Trung Quốc,"
Giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc [Professor Carlyle Thayer at the Australian
Defence Force Academy] chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.
Theo ông Thayer, điều này xuất phát từ nguyên tắc "bốn không" về ngoại giao của Việt Nam,
trong đó bao gồm "không liên kết với nước này để chống lại nước kia".
Hà Nội tỏ ra 'thận trọng'
Chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris đã khép lại với hàng loạt hoạt động mang tính biểu
tượng cũng như nhiều kết quả cụ thể đạt được.
Cả Hà Nội lẫn Washington đều đánh giá chuyến đi là một thành công nữa trong quan hệ giữa
hai quốc gia cựu thù.
Phía Việt Nam có thể hài lòng trước việc chính quyền Tổng thống Joe Biden tái cam kết tăng
cường mối quan hệ đối tác toàn diện hiện tại, với ưu tiên là hợp tác chống Covid-19 và kinh
tế.
Một triệu liều vaccine Pfizer được chuyển đến gần như ngay tức thì sau lời hứa của bà Harris
cho thấy phần nào sự sẵn sàng nâng cấp quan hệ, cũng như năng lực thực hiện các cam kết
của Mỹ.
Phía Mỹ cũng đã giành được thỏa thuận thuê địa điểm để đặt tòa đại sứ mới, với thời hạn
ngót nghét một thế kỷ như là thông điệp về cam kết gắn bó dài lâu. Việc khai trương văn
phòng khu vực của CDC và thúc đẩy hoạt động của Đoàn Hòa Bình (Peace Corps, tổ chức
không được hoạt động ở VN sau 1975- xem thêm bài tại đây), một bước đi mà phía Việt Nam
khá lưỡng lự trong việc chấp nhận, là những gì cụ thể đạt được từ chuyến đi.
28
Với các chuyển biến vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng, có thể thấy hai phía đã dần bỏ lại
phía sau những nhiễu động của thời Donald Trump.
"Khi công bố Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời, có thể thấy rõ chính quyền Biden
ưu tiên quan hệ với Việt Nam (bên cạnh Singapore). Marc Knapper, người được Tổng thống
Biden đề cử cho vị trí Đại sứ tại Việt Nam, đã cam kết sẽ nỗ lực để nâng cấp quan hệ lên đối
tác chiến lược," giáo sư Thayer dẫn chứng về ưu tiên ngoại giao của Mỹ.
Trong chuyến thăm mới đây tới Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng đề
nghị nước chủ nhà xem xét nâng cấp quan hệ song phương. Trong cuộc gặp với Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc, bà Harris đã bày tỏ "chúng tôi tới đây để cân nhắc những gì có thể làm
nhằm nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược."
Tuy nhiên, phía Việt Nam phản ứng khá thận trọng đối với các đề nghị rõ ràng và có phần hối
thúc của Mỹ.
"Các lãnh đạo Việt Nam thận trọng đối với cả ông Austin lẫn bà Harris. Họ chỉ nhấn mạnh tiếp
tục tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện hiện có. Các lãnh đạo Việt Nam đặc biệt đề cập
đến quan hệ kinh tế như là nền tảng của mối quan hệ này," ông Thayer chia sẻ.
Theo giáo sư người Úc, sự dè dặt của Việt Nam là có thể hiểu được và một phần lớn xuất phát
từ những nhạy cảm trong quan hệ với Trung Quốc.
Biển Đông và 'bốn không'
Trong cả chặng dừng chân tại Singapore và Việt Nam, bà Kamala Harris đều đưa ra thông điệp
mạnh mẽ về an ninh hàng hải, cụ thể là Biển Đông. Mà khi nói tới Biển Đông, hẳn không thể
không đụng chạm tới Trung Quốc.
Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Phạm Ngọc Minh Trang, giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, đánh giá:
"Về vấn đề Biển Đông và an ninh hàng hải, với chuyến thăm này, Phó Tổng thống Mỹ đã truyền
thông điệp một cách trực tiếp đến Việt Nam: Mỹ muốn Việt Nam cùng hợp tác tìm cách gây
áp lực để Bắc Kinh phải tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và thách thức
những yêu sách quá quắt của Trung Quốc. Có thể nói, Mỹ đang muốn Việt Nam chọn đứng về
phía Mỹ trong việc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông."
Tuy nhiên, về mặt công khai, các lãnh đạo Việt Nam từ lâu đã khẳng định nguyên tắc "ba
không", bao gồm không liên minh với nước này để chống lại nước kia. Đến năm 2019, Sách
Trắng Quốc phòng Việt Nam thêm vào một "không" nữa: không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, cũng trong sách trắng nói trên, Việt Nam còn nêu rõ rằng "tùy theo diễn biến của
tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ
quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế,
hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế".
"Nói cách khác, Việt Nam cho Trung Quốc và các đối thủ tiềm tàng khác biết rằng chính sách
'bốn không' có thể thay đổi một khi lợi ích quốc gia bị xâm hại, chẳng hạn chủ quyền trên Biển
Đông," giáo sư Thayer nhận xét.
Tương tự, bà Minh Trang cho rằng bằng cách ấy, Việt Nam mở ra cánh cửa để có thể hợp tác
về quân sự với các quốc gia khác. Đó là cánh cửa mà Mỹ đang tìm kiếm.
29
"Tuy nhiên, theo tôi, Việt Nam sẽ phát triển hợp tác sâu sắc hơn với Mỹ thông qua các tổ chức
đa phương, nhất là tại diễn đàn khu vực ASEAN, hơn là đẩy mạnh một mối quan hệ quân sự
song phương. Việt Nam cũng có thể sẽ tranh thủ sự ủng hộ và sự hiện diện của Mỹ ở Biển
Đông để đưa không gian địa lý của cả vùng biển này vào trong Bộ quy tắc ứng xử (COC) mà
các nước ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc," bà Minh Trang nói.
Theo bà Phạm Ngọc Minh Trang, bước đi trên của Việt Nam có thể sẽ khiến Trung Quốc phật
ý. "Bằng chứng là họ đã có bài đăng rất dài trên trang facebook chính thức của Đại sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam bày tỏ lập trường đối với chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ. Đây
là một trong những trở ngại trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ," bà đánh giá.
Bà cũng cho rằng hướng đi của Việt Nam thông qua các tổ chức đa phương dựa trên hai yếu
tố.
"Thứ nhất là dựa trên luật quốc tế do các yêu sách của Trung Quốc trên biển là phi pháp và đi
ngược với luật quốc tế. Điều này tạo được tính chính danh cho Việt Nam khi 'Việt Nam không
liên kết với nước này để chống lại nước kia', mà Việt Nam hợp tác với các quốc gia khác, một
trong số đó là Mỹ, để bảo vệ luật pháp quốc tế. Thứ hai là Việt Nam sẽ có vị thế cân bằng hơn
với Mỹ trên bàn đàm phán đa phương, nhất là cơ chế đồng thuận của ASEAN, hay mỗi quốc
gia đều có một phiếu bầu ở Liên Hiệp Quốc," bà Minh Trang phân tích.
Mua vũ khí từ Mỹ để làm gì?
Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam tăng tiến ổn định trong thời gian qua. Tàu
chiến Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay, đã nhiều lần thăm Việt Nam trong các chuyến giao lưu hải
quân. Nhiều hoạt động huấn luyện quân sự cũng được hai nước phối hợp tiến hành.
Vào năm 2016, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Từ đó đến nay, Mỹ đã
cung cấp cho Việt Nam hai tàu tuần duyên lớp Hamilton.
Vào năm 2019, Việt Nam đạt được thỏa thuận mua sáu máy bay không người lái ScanEagle
của Mỹ, theo tạp chí quốc phòng Jane's.
Trong chuyến thăm vừa qua, Phó Tổng thống Harris cũng thông báo chính phủ Mỹ chấp thuận
cung cấp cho Việt Nam chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ ba.
"Mỹ đã phê duyệt bán vũ khí cho Philippines thì không lý do gì họ sẽ không bán vũ khí tương
tự cho Việt Nam," giáo sư Thayer nhận định.
Theo giáo sư Thayer, việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hiện nay chủ yếu
tập trung vào lý do an ninh nội địa. Đây không phải là trở ngại chính đối với các yêu cầu từ
Việt Nam về việc mua vũ khí và công nghệ quân sự của Hoa Kỳ để phục vụ cho việc ngăn chặn
đe dọa từ bên ngoài.
"Trở ngại thực sự không phải là việc Hoa Kỳ có chấp thuận các yêu cầu của Việt Nam hay
không mà là khả năng của Việt Nam trong việc mua và tích hợp vũ khí và công nghệ của Hoa
Kỳ vào hệ thống vũ khí hiện nay, vốn chủ yếu do Nga cung cấp," ông nói.
Đa dạng hóa nguồn cung, bằng cách mua máy bay quân sự từ Canada, châu Âu và các thiết bị
quân sự từ Israel và các nước phương Tây khác, bao gồm cả Mỹ, là hướng đi gần đây của Việt
Nam.
Cũng có một mối quan ngại là chính quyền Việt Nam sử dụng vũ khí của Mỹ để đàn áp người
dân trong nước. Về vấn đề này, giáo sư Thayer cho rằng khả năng Việt Nam mua vũ khí Mỹ
30
để sử dụng vào mục đích an ninh nội địa, chẳng hạn kiểm soát và khống chế đám đông, là
thấp.
"Trong bối cảnh hiện tại, Quốc hội Mỹ sẽ phản đối việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam
để sử dụng vào mục đích an ninh trong nước. Việt Nam rất khó có khả năng đưa ra yêu cầu
mua các loại vũ khí này," ông nói.
Bùi Thư, BBC News Vietnamese Service, August 31, 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58373964