Bao Cao SKKN 2017-2018 Ban Khong Ten
Bao Cao SKKN 2017-2018 Ban Khong Ten
Bao Cao SKKN 2017-2018 Ban Khong Ten
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên skkn: Xây dựng lớp học thông minh với phần mềm Microsoft Onenote
Phần I:
1. Họ và tên tác giả giải pháp hữu ích: ….
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường THCS ….
4. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) và
truyển thông trong đã thúc đẩy các mạng xã hội phát triển. Giáo viên và học sinh đã và đang
tham gia các ứng dụng mạng xã hội rất nhiều. Nắm bắt xu hướng đó, bộ giáo dục và đào tạo
cũng đã xây dựng hệ thống học tập trực tuyến qua hình thức “Trường học kết nối”. Thế nhưng,
do những hạn chế nhất định của mô hình “Trường học kết nối” việc tổ chức các cuộc sinh hoạt
chuyên môn, dạy và học tại đây chưa thực sự có tính hiệu quả. Vì vậy, dạy học có ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông không chỉ là khẩu hiệu mà cần được triển khai tích cực và
ứng dụng một cách có hiệu quả.
Một vấn đề dễ nhận thấy ở các trường học hiện nay đó là việc ứng dụng CNTT hầu hết
đều do giáo viên thực hiện, học sinh ít khi được tham gia vào quá trình học tập có ứng dụng
CNTT với vai trò một chủ thể kiến tạo hệ thống. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng một hệ
thống các kiến thức mà ở đó mỗi học sinh là một chủ thể góp phần tạo ra chúng là một trong
những yêu cầu khó khăn.
Trong năm học này, một khía cạnh chuyên môn được giới giáo dục cả nước quan tâm đó
chính là việc chuyển đổi quá trình dạy học hướng nội dung sang quá trình dạy học hướng năng
lực. Đây không phải là nội dung mới nhưng bắt đầu từ năm học này với sự quyết tâm của cả
ngành giáo dục trước những yêu cầu của thời đại mà việc đổi mới phương pháp được đặt ra hơn
bao giờ hết.
Do đó, bằng việc áp dụng giải pháp “nâng cao năng lực tập huấn chuyên môn cho giáo
viên với phần mềm OneNote” trong năm 2016 – 2017, bản thân cá nhân tôi nhận thấy đây là
một phần mềm hết sức hữu ích nếu được khai thác triệt để. Với những kỹ năng CNTT của các
em học sinh hiện tại hoàn toàn có thể xây dựng được những bài học như thế. Chính vì vậy, tôi
mạnh dạn triển khai đến đối tượng là học sinh một giải pháp nhằm tăng cường tính tích cực, sáng
tạo trong học tập bộ môn qua dự án “Xây dựng lớp học thông minh với phần mềm Microsoft
OneNote”
5. Giới hạn ( phạm vi nghiên cứu)
Giải pháp này được xây dựng với mục tiêu nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong
học tập bộ môn cho học sinh lớp 8A1 trường THCS .... . Giúp cho học sinh có một không
gian học tập mở mà ở đó các em có thể tìm thấy tất cả những nội dung cần thiết cho chủ
đề học tập, được tham gia cộng tác, thảo luận và chia sẻ các ý tưởng của mình trong quá
trình học tập, được đánh giá, nhận xét từ giáo viên qua các bài tập về nhà, ...
6. Thời gian nghiên cứu
Trong năm học 2017 – 2018.
Phần II: Nội dung
1. Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan
của nội dung cần giải quyết vấn đề trong SKKN
a) Thực trạng, những tồn tại, hạn chế:
Về phương pháp dạy học (theo định hướng tiếp cận năng lực)
Từ trước đến nay, chương trình dạy học truyền thống được xem là chương trình
giáo dục định hướng nội dung, định hướng đầu vào, chú trọng vào việc truyền thụ kiến
thức, trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực
khác nhau. Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học định hướng kết quả đầu
ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Lẽ dĩ nhiên kéo theo đó là phương pháp
dạy học cần phải thay đổi để phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục đặt ra. Tuy
nhiên, cho đến nay việc nắm vững một vài phương pháp hoặc triển khai như thế nào để
đạt được hiệu quả như mong đợi thì đại đa số giáo viên còn lúng túng. Từng bộ môn đều
đã đưa ra những tài liệu tham khảo về việc đổi mới phương pháp từ dạy học đến kiểm
tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, song từ lý luận đến thực tế
là cả một khoảng cách mà đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng và cần có
thời gian trải nghiệm đủ để rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Về mặt công nghệ:
Học sinh THCS và đặc biệt là học sinh các khối lớp 6, 7, 8 chưa được trang bị nền
tảng kiến thức về Internet, email,... Những khái niệm như tài khoản đăng nhập, mật khẩu,
và các ngôn từ chuyên ngành của Tin học còn khá trừu tượng với các em.
Trong chương trình phổ thông, việc sử dụng và khai thác phần mềm ứng dụng trên
nền tảng OneNote chỉ mới được đưa vào khuyến khích sử dụng qua thời gian ngoại khóa,
và không phải tất cả các giáo viên đều biết để hướng dẫn các em sử dụng.
Việc tích hợp các công cụ để tạo ra sản phẩm đòi hỏi các em cần phải có thời gian
tiếp cận, biết cách phối kết hợp các công cụ cơ bản để có thể tạo thành sản phẩm theo
mong muốn.
Về phía học sinh:
Không phải mọi học sinh đều có kiến thức tốt về tin học, điều kiện được trang bị
máy tính và đặc biệt là máy tính có kết nối Internet còn khá hạn chế.
Một số học sinh chưa thực sự ý thức được việc tạo ra sản phẩm có vai trò như thế
nào trong quá trình học tập của bản thân.
Quan niệm rằng chỉ cần biết kiến thức đó là đã đủ trong học tập, không có nhu cầu
thực hiện các sản phẩm công nghệ có liên quan.
Về phía giáo viên
Một số giáo viên chưa thực sự có ý tưởng thúc đẩy CNTT vào dạy học, hoặc mới
chỉ dừng lại ở mức độ tạo ra các bài trình chiếu để thuyết trình trong tiết dạy.
Việc cập nhật các kiến thức mới về CNTT, các kỹ thuật dạy học tích cực còn khá
chậm dẫn đến việc đổi mới phương pháp chưa được hiệu quả như mong đợi
b) Nguyên nhân khách quan:
Thời gian tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy còn hạn chế. Giáo viên chưa
thực sự nắm bắt kỹ thuật, học sinh đang quen với lối mòn truyền thống, chưa thích nghi
ngay với việc đổi mới phương pháp.
Do áp lực về tiến độ, cũng như yêu cầu về chỉ tiêu chuyên môn trong thi đua, nhiều
giáo viên ngần ngại khi triển khai.
Một số gia đình học sinh chưa trang bị máy tính hoặc có kết nối Internet nên việc
triển khai còn thực hiện chậm trễ.
c) Nguyên nhân chủ quan
Giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc đổi mới phương pháp, tâm lý còn e dè
khi đổi mới, thiếu tin tưởng vào sự áp dụng CNTT hoặc quen với lối dạy truyền thống
nên khó khăn khi đổi mới.
Học sinh chưa chủ động tìm tòi, nghiên cứu các nội dung trên Internet, vẫn chỉ dựa
vào SGK để trả lời các câu hỏi, nhưng những kiến thức vận dụng đến thực tiễn thì không
biết tìm câu trả lời từ đâu.
Một số học sinh khi triển khai các hoạt động nhóm thường hoạt động không hiệu
quả khiến phụ huynh có tâm lý e ngại khi cho con cái triển khai các hoạt động học tập
kiểu như thế này.
2. Những giải pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại.
2.1 Tính mới của giải pháp
Như đã trình bày, việc chuyển đổi quá trình học từ thầy dạy sang quá trình tự học
đó đang là chủ trương xuyên suốt của ngành giáo dục và đào tạo, dạy học theo định hướng
phát huy năng lực của học sinh là yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay.
Trong quá trình đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể đi từ lý luận đến thực tiễn một
cách nhẹ nhàng? Đây chính là điểm mới và xuyên suốt trong quá trình thực hiện giải pháp
này. Vậy làm thế nào có thể thức hiện điều đó? Để giải quyết điều này tôi sẽ lần lượt trình
bày hai nội dung: Thứ nhất là vai trò của phần mềm OneNote trong hoạt động dạy học,
thứ hai là cách thức thực hiện mở một lớp học (lớp học OneNote ) (đã được triển khai
tại nhà trường) bằng phần mềm.
2.1.1 Vai trò của phần mềm:
a) Tệp (File):
b) Ảnh (Picture):
Tất cả những nội dung được đưa vào đó đều tập trung trong menu lệnh Chèn (Insert)
Như vậy, việc đưa các nội dung vào bài giảng gần như không còn những hạn chế
nào nữa, giáo viên hoàn toàn chủ động vào sáng tạo trong việc cung cấp đa dạng các kênh
thông tin trong bài giảng của mình. Từ đó, người học được hưởng lợi rất nhiều qua việc
tiếp cận đa dạng nguồn thông tin có trong bài giảng.
(ii) Tạo các yêu cầu thông qua các thẻ (Tag)
Giáo viên và học sinh có thể đánh dấu các nội dung trong sổ ghi chép của mình
thông qua các thẻ. Những thẻ thông dụng thường gặp bao gồm: Việc cần làm (To do),
Quan trọng (Important) hay Câu hỏi (Question) nhằm nhấn mạnh các yêu cầu cho từng
nội dung trong sổ ghi chép của mình. Ngoài những thẻ đó, còn rất nhiều thẻ khác được
liệt kê trong một danh sách để người sử dụng lựa chọn.
(iii) Sử dụng tay thông qua chức năng vẽ
Đây là sự thuận tiện rất lớn cho người dùng khi sử dụng máy tính có màn hình cảm
ứng hoặc các thiết bị thông minh khác. Người dùng có thể khoanh tròn, viết các ghi chú
(dạng viết tay), cho điểm (như ghi trên giấy),...
(iv) Quản lý lớp học với chức năng Sổ tay lớp học
Với chức năng này, giáo viên có thể thêm, bớt học sinh, thêm giáo viên cùng chuyên
môn, hoặc khác chuyên môn trong các hoạt động học tập đòi hỏi tính tích hợp hoặc liên
môn. Giáo viên cũng chủ động xây dựng các mục mới cho học sinh hoặc xem xét những
bài tập, yêu cầu từ phía học sinh để có thể phản hồi nhanh nhất.
(v) Cài đặt phần mềm qua thiết bị thông minh:
Phần mềm hỗ trợ đồng bộ tài khoản trên tất cả các thiết bị, giáo viên, học sinh có
thể thực hiện cài đặt phần mềm trên các thiết bị thông minh như điện thoại cảm ứng, máy
tính bảng để cập nhật (gần như tức thời nếu có kết nối Internet) các thay đổi, các yêu cầu
giải đáp, bài tập cần làm,...
2.1.2 Cách thực hiện mở một lớp học bởi Microsoft OneNote
Việc triển khai một lớp tập huấn (lớp học) bởi Microsoft OneNote dựa trên quy
trình sau:
Bước 1: Giáo viên vào trình duyệt web để tạo sổ tay mới theo địa chỉ:
https://www.onenote.com/classnotebook chọn chức năng đăng nhập.
Tại đây, giáo viên tiến hành nhập tài khoản Office 365 của trường (phòng) đã được
cấp. (Tài khoản này chính là email theo tên miền của tổ chức đó)
Bước 2: Màn hình Chào mừng đến với Sổ ghi chép Lớp học OneNote xuất hiện với
các chức năng chính sau:
- Tạo sổ ghi chép lớp học (Create a class notebook): Tạo mới một sổ ghi chép
- Thêm hoặc loại bỏ học sinh: Thêm hoặc loại bỏ học sinh trong một lớp học đã
có trước
- Thêm hoặc loại bỏ giáo viên: Thêm hoặc loại bỏ giáo viên trong một lớp học đã
có trước
- Quản lý sổ tay: Sửa hoặc thay đổi một số nội dung trong lớp học đã có trước
Trong bước này, giáo viên chọn lệnh Tạo sổ ghi chép lớp học
Bước 3: Tiến hành nhập các thông tin cho sổ ghi chép
Trong bước này, giáo viên tiến hành 7 công việc sau:
(1) Thêm tên sổ ghi chép: Nhập tên của lớp học mà giáo viên cần tổ chức
(2) Tổng quan về sổ ghi chép: Theo dõi phần tổng quan của lớp học, các chức
năng và quyền hạn của giáo viên, học sinh trong lớp học đó
(3) Thêm giáo viên khác: Nếu đây là lớp học cần có sự hỗ trợ từ nhiều giáo
viên khác nhau cho cùng một bộ môn, hay đây là một lớp học tích hợp, liên môn,... có
thể thêm giáo viên bằng cách nhập email của các giáo viên này. Nếu chỉ có một giáo viên
tham gia lớp học này, bước này không cần thiết phải thực hiện và nhấn Tiếp
(4) Thêm tên học sinh: Để có thể truyền tải nội dung học tập đến đối tượng học
sinh, giáo viên cần thêm tên của các học sinh qua địa chỉ email của học sinh (tài khoản
Office 365 do bộ phận CNTT của nhà trường cấp), giáo viên có thể chủ động tạo nhóm
học sinh cho lớp học này và chỉ cần thêm địa chỉ nhóm thì toàn bộ học sinh trong nhóm
đó sẽ có mặt trong lớp học này.
(5) Thiết kế không gian cho Sinh viên (học sinh): Giáo viên là người chủ động
cung cấp cho học sinh những không gian làm việc nào. Tùy vào đặc trưng bộ môn, nội
dung truyền tải, mục đích và yêu cầu mà giáo viên có thể thêm những mục khác hoặc bỏ
bớt các mục không cần thiết trong không gian học tập của học sinh.
(6) Xem trước: Giáo viên cần xem lại giao diện hoàn thành của các không gian
bao gồm không gian của giáo viên, không gian của học sinh có phù hợp hay không? Nếu
chưa hợp lý, cần quay lại bước 5 và thay đổi các không gian làm việc.
Dưới đây là 2 không gian làm việc được yêu cầu kiểm tra để hoàn thành việc tạo lớp học.
Click chuột phải tại trang cần tạo trang con, chọn chức năng tạo trang con như hình
minh họa.
Trong mỗi mục đã tạo trên, người tạo bài học cần đưa bài giảng, các kênh thông tin
cho kiến thức đã chuẩn bị. (Nên tận dụng việc chèn các đối tượng đã liệt kê ở phần tính
năng của phần mềm thay vì gõ lại nội dung). Lúc này ta có một thư viện nội dung cho
bài giảng.
Cũng cần thấy rằng, do đặc thù là sổ ghi chép, cho nên người tạo không nhất thiết
phải tạo hết các trương mục cho lớp học. Có thể xây dựng nội dung bài giảng theo từng
phần, thêm mới, xóa đi, hoặc cập nhật nội dung trong từng giai đoạn.
Người tạo cần chủ động tạo các trang chứa bài tập, bài kiểm tra,...để thực hiện việc
đánh giá học sinh sau mỗi bài học hoặc sau mỗi chủ đề kiến thức.
Đối với từng trang, từng nội dung kiến thức, người tạo cần bổ sung các thẻ để giúp
học sinh có thể hiểu ý đồ các nội dung này, giúp nhấn mạnh được đâu là nội dung quan
trọng, đâu là kiến thức dành cho phần hỏi đáp, đâu là phần cần tải xuống để thực hiện,...
(Trong ví dụ này, nội dung của trang được gắn 2 thẻ: Quan trọng, Tải xuống giúp học
sinh hiểu được ý đồ của giáo viên và thực hiện tốt yêu cầu.)
Hoặc một thông báo nhỏ như là:
Tất cả những việc làm của người tạo trong thư viện nội dung này thì học sinh chỉ
có thể xem, sao chép mà không thể hiệu chỉnh được.
Bước 5: Tạo không gian cộng tác
Một lớp học hiệu quả không thể thiếu chức năng cộng tác, việc cộng tác giúp học
sinh cùng nhau chia sẻ các công việc trong lớp học, giúp nắm bắt nhiều hơn những kiến
thức và kỹ năng mà bản thân giáo viên có thể đem lại. Vì vậy, việc xây dựng không gian
cộng tác càng hiệu quả thì kết quả hoạt động của lớp học càng tốt.
Cách thức xây dựng không gian cộng tác cũng trên nền tảng như xây dựng thư viện
nội dung. Tuy nhiên, khác với thư viện nội dung là mọi người đều có thể tham gia vào
không gian này. Chính vì vậy, cần tạo ra các chủ đề thảo luận để tránh trùng lặp. Đồng
thời, tạo ra các bản kiểm mục về mức độ hài lòng, kiểm mục cộng tác,... để đánh giá quá
trình cộng tác của các học sinh trong nhóm, trong lớp học bằng việc gắn các thẻ như việc
cần làm, câu hỏi, ý tưởng, nhớ để dùng sau, thảo luận với người <......>.
Học sinh sẽ click chuột vào đường dẫn đó để vào được trang OneNote mà giáo viên
đã chia sẻ, từ đó thực hiện việc học tập của mình.
(Giao diện làm việc của học sinh trên nền web)
Nếu sử dụng máy tính có cài sẵn phần mềm OneNote, học sinh có thể thực hiện
chỉnh sửa các nội dung hoặc tạo thêm các ghi chép của mình bằng chức năng sửa trong
Microsoft OneNote.
Đây là giao diện của phần mềm chạy trên điện thoại thông minh của học sinh:
Học sinh vẫn có thể đọc và xem tất cả các nội dung diễn ra trong lớp học ở các thư
viện nội dung và không gian cộng tác. Học sinh có thể thao tác những chức năng đơn
giản cho việc ghi chép vào không gian làm việc của mình trên điện thoại thông mình như
hình minh họa dưới đây.
Tóm lại: Việc thao tác và thực hiện các chức năng trên OneNote dành cho dạy học có
thể nhìn tổng quan qua sơ đồ sau.
2.2 Tính hiệu quả:
Việc triển khai giải pháp đã đem lại những hiệu quả đáng kể cho việc nâng cao tính
tích cực, sáng tạo trong học tập bộ môn của học sinh lớp 8A1. Kết quả được thể hiện qua
khảo sát trước và sau khi thực hiện dự án tìm hiểu về kiến thức lập trình trong chương
trình tin học lớp 8.
Trước Sau
Câu hỏi khảo sát
Có Không Có Không
Em có tìm hiểu thêm kiến thức về lập trình qua
32 32
mạng Internet không?
Em có nghĩ mình cần nên biết thêm những kiến thức
32 32
lập trình không?
Em có nghĩ mình có thể giúp các bạn khác học ngôn
4 28 32
ngữ lập trình không?
Em có thể dạy lại cho bạn mình học một ngôn ngữ
32 20 12
lập trình không?
Em có nghĩ rằng mình có thể cùng làm việc với bạn
mình trong suốt 24 giờ mà không cần gặp mặt 32 32
không?
Em có tự tin là mình có thể giúp bạn trong các vấn
10 22 25 7
đề về học tập không?
Em có thể mở một lớp học trực tuyến cho bất cứ một
32 32
môn học nào không?
Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở đánh giá, nhận xét ( Phải nhận xét cụ thể)
(Ký tên đóng dấu của đơn vị)