Bước tới nội dung

Quân đoàn IV (Việt Nam Cộng hòa)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
QUÂN ĐOÀN IV
Việt Nam Cộng hòa
Huy hiệu
Hoạt động1963–1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Quân chủngHỗn hợp
Phân loạiChủ lực Quân khu
Quy môQuân đoàn
Bộ phận của Bộ Tổng Tham mưu
Bộ chỉ huyĐại lộ Hòa Bình, thị xã Cần Thơ, tỉnh Phong Dinh, Việt Nam Cộng hòa
Khẩu hiệuTự thắng - Tự cường
Tham chiếnTrận Ấp Bắc
Trận Mậu Thân
Chiến cuộc 1975
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Huỳnh Văn Cao
Dương Văn Đức
Nguyễn Văn Thiệu
Nguyễn Viết Thanh
Ngô Quang Trưởng
Nguyễn Khoa Nam
Huy hiệu
Quân kỳ
Bản đồ 4 Quân khu Việt Nam Cộng hòa

Quân đoàn IV là một đơn vị cấp Quân đoàn, được tổ chức hỗn hợp gồm cả Hải – Lục – Không quân, là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và là Quân đoàn được thành lập sau cùng. Đây là Quân đoàn có nhiệm vụ kiểm soát địa bàn gồm các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Vào giai đoạn cuối tháng 4 năm 1975, khi các Quân đoàn khác đã bị tan rã hoặc không còn sức chiến đấu thì lực lượng của Quân đoàn IV gần như vẫn còn khá nguyên vẹn. Chỉ huy Quân đoàn này đã lập ra "Kế hoạch mật khu", theo đó sẽ cố thủ vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu Sài Gòn thất thủ, tuy nhiên kế hoạch này đã phá sản do phần lớn sỹ quan cấp dưới đã bỏ chạy, bộ máy chỉ huy đã rối loạn đến mức không thể điều khiển được các đơn vị dưới quyền. Quân đoàn đã buông súng sau khi có lệnh đầu hàng từ Tổng thống Dương Văn Minh. Một số sĩ quan của quân đoàn đã tự sát, trong đó có cả Tư lệnh và Tư lệnh phó Quân đoàn.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của Vùng IV chiến thuật là Đệ ngũ Quân khu, được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956[1]. Địa bàn của Đệ ngũ Quân khu bấy giờ gồm các tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên và Đặc khu Côn Sơn. Tuy nhiên, mãi đến ngày 14 tháng 2 năm 1957, Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa mới ký Công vụ lệnh số 146/TTM/VP chỉ định Chỉ huy trưởng 3 Quân khu kể trên, gồm: Trung tướng Dương Văn Minh, Chỉ huy trưởng Quân khu Thủ đô; Đại tá Nguyễn Văn Y, Chỉ huy trưởng Đệ nhất quân khu; Đại tá Nguyễn Văn Là, Chỉ huy trưởng Đệ ngũ Quân khu. Trung tướng Dương Văn Minh đồng thời kiêm nhiệm chức Tư lệnh 3 quân khu trên.[2]

Ngày 1 tháng 6 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra sắc lệnh cải tổ các Quân khu thành các Vùng chiến thuật, theo đó Đệ nhất và Đệ ngũ Quân khu được sáp nhập để thành lập Vùng 3 chiến thuật[3]. Tỉnh Côn Sơn được tách ra, trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân.[4]. Tuy nhiên, do lãnh thổ của Vùng 3 chiến thuật khi đó tương ứng với địa bàn rộng lớn của Nam Bộ, gây ra rất nhiều khó khăn trong kiểm soát địa bàn. Do nhu cầu cần có thêm các đơn vị chủ lực nữa để hỗ trợ và chia sẻ vùng hoạt động, Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định thành lập thêm Sư đoàn 9 vào ngày 1 tháng 1 năm 1962) và Sư đoàn 25 Bộ binh vào ngày 1 tháng 7 năm 1962. Như vậy, trên địa bàn của Đệ ngũ Quân khu cũ có các Sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 7, Sư đoàn 9Sư đoàn 21 phụ trách.

Ngày 1 tháng 1 năm 1963, Tổng thống Diệm cho thành lập Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật từ phần lãnh thổ miền tây Nam phần, với nòng cốt là các Sư đoàn 7, 9 và 21. Đại bản doanh của Quân đoàn được đặt tại Cần Thơ và Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao làm Tư lệnh đầu tiên. Phần lãnh thổ trách nhiệm của Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật gồm 16 tỉnh và một Đặc khu thuộc miền tây Nam phần, tổ chức thành 3 Khu chiến thuật: Khu 41 chiến thuật (gồm các tỉnh Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình); Khu 42 chiến thuật (gồm các tỉnh Kiên Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên); Khu 43 chiến thuật (gồm các tỉnh Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Gò Công). Ngoài ra, còn có Biệt khu 44 chiến thuật bán tự trị làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực tây bắc đồng bằng sông Cửu Long dọc biên giới Việt Nam–Campuchia (giải thể năm 1973). Riêng Đặc khu Phú Quốc trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân. Mỗi khu chiến thuật là địa bàn hoạt động của một Sư đoàn.

Các tỉnh cũng được tổ chức về mặt quân sự thành các Tiểu khu chiến thuật, đứng đầu là một sĩ quan cấp Đại tá hoặc Trung tá với chức danh Tỉnh trưởng (hoặc Thị trưởng) kiêm Tiểu khu trưởng, trực tiếp chỉ huy và điều động các đơn vị Địa phương quân và các Chi khu (trong đó có các Trung đội Nghĩa quân). Quân số của mỗi Tiểu khu tương đương với quân số từ một đến hai Trung đoàn bộ binh nhưng về mặt trang bị không bằng các đơn vị chủ lực. Vì vậy khi cần thiết sẽ được sự hỗ trợ của các sư đoàn chủ lực. Do đó, khi phối hợp tác chiến Tiểu khu trưởng dưới quyền của Tư lệnh Sư đoàn.

Trận Ấp Bắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Những mùa đảo chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Mậu Thân 1968

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày ngày 1 tháng 7 năm 1970, Vùng 4 chiến thuật được đổi tên thành Quân khu 4.

Chiến cục 1972

[sửa | sửa mã nguồn]

Kế hoạch mật khu phá sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Biên chế tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là biên chế tổ chức của Quân đoàn III vào đầu năm 1975.

  • Bộ Tư lệnh:
  • Đơn vị tác chiến trực thuộc:
  • Đơn vị tác chiến phối thuộc:
  • Tiểu khu, Đặc khu trực thuộc:

Bộ Tham mưu và Phòng Sở của Quân đoàn IV tháng 4/1975

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Phòng Sở Chú thích
1
Nguyễn Khoa Nam
Võ khoa Thủ Đức K3[6]
Thiếu tướng
Tư lệnh
Bộ Tư lệnh
Tự sát sáng ngày 1/5/1975.
2
Lê Văn Hưng
Võ khoa Thủ Đức K5[7]
Chuẩn tướng
Tư lệnh phó
Tự sát ngày 30/4/1975
3
Chương Dzềnh Quay
Võ bị Đà Lạt K5
Tham mưu trưởng
4
Nguyễn Đình Vinh[8]
Võ bị Đà Lạt K10
Đại tá
Tư lệnh
Chiến đoàn Đặc nhiệm
Kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn
5
Trần Duy Bính[9]
Võ bị Địa phương
Trung Viêt Huế K1
[10]
Chánh sở
An ninh Quân đội
6
Phạm Thành Can[11]
Võ khoa Nam Định[12]
Trưởng phòng
Phòng 3 Tác chiến
7
Dương Ngọc Bảo[13]
Võ khoa Thủ Đức K3
Tham mưu trưởng
Chiến đoàn Đặc nhiệm
9
Nguyễn Văn Nhỏ
Võ bị Huế K1
Chỉ huy trưởng
Tiếp vận
8
Nguyễn Bá Trang[14]
Hải quân Nha Trang K7
Tư lệnh
Lực lượng Thủy bộ
Kiêm Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 211

Pháo binh Quân đoàn[15]

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1
Nguyễn Văn Thọ[16]
Võ bị Đà Lạt K7
Đại tá
Chỉ huy trưởng
Bộ Chỉ huy
Pháo binh Quân đoàn[17]
2
Tôn Thất Xuân
Trung tá
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 47 (155 ly)
3
Trần Hoàng Đạt
Thiếu tá
Tiểu đoàn 67 (105 ly)
4
Nguyễn Xuân Lục
Võ bị Đà Lạt K13
Tiểu đoàn 68 (105 ly)

Pháo binh Tiểu khu[18]

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1
Nguyễn Văn Tốt
Võ khoa Thủ Đức K7
Thiếu tá
Chỉ huy trưởng
Tiểu khu Kiến Phong
2
Hà Đức Ninh
Tiểu khu Kiến Tường
3
Lê Minh Trí
Võ khoa Thủ Đức K7
Tiểu khu Định Tường
4
Lâm Tiến Hải
Tiểu khu Gò Công
5
Phan Đình Hạo
Tiểu khu Châu Đốc
6
Trần Văn Toàn
Tiểu khu An Giang
7
Trần Văn Thìn
Tiểu khu Sa Đéc
8
Huỳnh Văn Chương
Tiểu khu Kiến Hòa
9
Đoàn Tiến Lộc
Tiểu khu Phong Dinh
10
Nguyễn Vạn Khương
Tiểu khu Vĩnh Long
11
Đào Duy Tân
Võ khoa Thủ Đức K7
Tiểu khu Kiên Giang
12
Nguyễn Văn Tâm
Tiểu khu Chương Thiện
13
Phạm Văn Hai
Tiểu khu Ba Xuyên
14
Nguyễn Văn Thửa
Võ khoa Thủ Đức K8
Tiểu khu Vĩnh Bình
15
Trần Văn Chính
Võ khoa Thủ Đức K14
Tiểu khu Bạc Liêu
16
Trương Văn Long
Võ khoa Thủ Đức K9
Tiểu khu An Xuyên

Chỉ huy các đơn vị trực thuộc và phối thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1
Trần Văn Hai[19]
Võ bị Đà Lạt K7
Phạm Đình Chi[20]
Võ khoa Thủ Đức K3
Chuẩn tướng
Đại tá
Tư lệnh
Phó tư lệnh
Sư đoàn 7 Bộ binh
Bộ tư lệnh đặt tại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho
2
Huỳnh Văn Lạc
Võ khoa Thủ Đức K3
Phạm Văn Ven
Võ khoa Thủ Đức K1
Chuẩn tướng
Đại tá
Tư lệnh
Phó tư lệnh
Sư đoàn 9 Bộ binh
Bộ tư lệnh đặt tại thị xã Vĩnh Long
3
Mạch Văn Trường
Võ bị Đà Lạt K12
Nguyễn Hữu Kiểm[21]
Võ khoa Thủ Đức K3
Chuẩn tướng
Đại tá
Tư lệnh
Phó Tư lệnh
Sư đoàn 21 Bộ binh
Bộ tư lệnh đặt tại Vị Thanh, Chương Thiện
4
Khiếu Hữu Diêu[22]
Võ bị Đà Lạt K5
Đại tá
Tỉnh trưởng
Tiểu khu trưởng
An Giang
Long Xuyên[23]
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Long Xuyên
5
Nhan Nhật Chương
Võ bị Đà Lạt K6
An Xuyên
Quản Long
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Quản Long
6
Liêu Quang Nghĩa[24]
Võ khoa Thủ Đức K4
Ba Xuyên
Khánh Hưng
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Khánh Hưng
7
Nguyễn Ngọc Điệp[25]
Võ bị Đà Lạt K4
Bạc Liêu
Bạc Liêu
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Bạc Liêu
8
Nguyễn Đăng Phương[26]
Võ bị Địa phương
Cap Saint Jacques
Châu Đốc
Châu Phú
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Châu Phú
9
Hồ Ngọc Cẩn[27]
Sĩ quan Đặc biệt
Hiện dịch Đồng Đế K2
Chương Thiện
Vị Thanh
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Vị Thanh
10
Nguyễn Văn Hay
Võ khoa Thủ Đức
Định Tường
Mỹ Tho[28]
Trung tâm Hành chính Tỉnh, Thị và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Thị xã Mỹ Tho
11
Phạm Văn Lê
Võ khoa Thủ Đức K4
Gò Công
Gò Công
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Gò Công
12
Vương Văn Trổ[29]
Võ khoa Thủ Đức K10
Kiên Giang
Rạch Giá[30]
Trung tâm Hành chính Tỉnh, Thị và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Thị xã Rạch Giá
13
Phạm Chí Kim
Võ bị Đà Lạt K9
Kiến Hòa
Trúc Giang
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Trúc Giang
14
Nguyễn Văn Minh
Võ bị Đà Lạt K7
Kiến Phong
Cao Lãnh
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Cao Lãnh
15
Nguyễn Văn Huy[31]
Võ bị Đà Lạt K16
Kiến Tường
Mộc Hóa
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Mộc Hóa
16
Huỳnh Ngọc Diệp[32]
Võ khoa Thủ Đức K3
Phong Dinh
Cần Thơ[33]
Trung tâm Hành chính Tỉnh, Thị và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Thị xã Cần Thơ
17
Lê Khánh[34]
Võ khoa Thủ Đức K4
Sa Đéc
Sa Đéc
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Sa Đéc
18
Lê Trung Thành
Võ khoa Thủ Đức K1
Vĩnh Long
Vĩnh Long
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Vĩnh Long
19
Nguyễn Văn Sơn
Võ khoa Thủ Đức K4p
Trung tá
Vĩnh Bình
Phú Vinh
Trung tâm Hành chính Tỉnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu đặt tại Phú Vinh
20
Nguyễn Hữu Tần
Võ khoa Nam Định
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Sư đoàn 4 KQ[35]
Đơn vị phối thuộc
21
Đặng Cao Thăng[36]
Võ khoa Nam Định
Hải quân Brest K1
Giang khu 4[37]
22
Nguyễn Văn Thiện[38]
Hải quân Nha Trang K7
Đại tá
Hải khu 4[39]
23
Nguyễn Văn May[40]
Hải quân Nha Trang K5
Hải khu 5[41]
24
Trần Ngọc Trúc[42]
Võ khoa Thủ Đức K2
Lữ đoàn 4
Kỵ binh[43]

Các đời tư lệnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc tại nhiệm Thời gian tại chức Chú thích
1
Huỳnh Văn Cao
Võ bị Huế K2
Thiếu tướng
(1962)
10/1963-11/1963
Chức vụ sau cùng: Thượng nghị sĩ (1967-1975)
2
Bùi Hữu Nhơn
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà lạt
Đại tá
(1958)
11/1963
(Quyền Tư lệnh 4 ngày)
Giải ngũ năm 1968 ở cấp Thiếu tướng
3
Nguyễn Hữu Có
Võ bị Huế K1
Thiếu tướng
(1963)
11/1963-3/1964
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
4
Dương Văn Đức
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà lạt
Thiếu tướng
(1956)
Trung tướng
1964
3/1964-9/1964
Bị cách chức và buộc giải ngũ do cầm đầu đảo chính.
5
Nguyễn Văn Thiệu
Võ bị Huế K1
Thiếu tướng
(1963)
Trung tướng
(1965)
9/1964-1/1965
Chức vụ sau cùng: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (1967-1975)
6
Đặng Văn Quang
Võ bị Huế K1
Thiếu tướng
(1964)
Trung tướng
(1965)
1/1965-11/1966
Chức vụ sau cùng: Cố vấn Tổng thống về Quân sự, Phụ tá An ninh và Tình báo Quốc gia, Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (1967-1975).
7
Nguyễn Văn Mạnh
Võ bị Huế K1
Chuẩn tướng
(1965)
Thiếu tướng
(1967)
11/1966-2/1968
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Tổng Tham mưu Phó Bộ Tổng tham mưu đặc trách An Ninh Phát triển và kiêm Tư lệnh Địa phương quân và nghĩa quân
8
Nguyễn Đức Thắng
Võ khoa Nam Định
Thiếu tướng
1965
Trung tướng
(1968)
2/1968-7/1968
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Phụ tá Kế hoạch Tổng Tham mưu trưởng
9
Nguyễn Viết Thanh
Võ bị Đà Lạt K4
Thiếu tướng
(1968)
7/1968-5/1970
Tử nạn trực thăng ngày 2/5/1970. Được truy thăng Trung tướng
10
Ngô Dzu
Võ bị Huế K2
Thiếu tướng
(1964)
5/1970-8/1970
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Trưởng đoàn Việt Nam Cộng hòa trong Phái đoàn Quân sự 4 bên
11
Ngô Quang Trưởng
Võ khoa Thủ Đức K4
Thiếu tướng
(1968)
8/1970-5/1972
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I
12
Nguyễn Vĩnh Nghi
Võ bị Đà Lạt K5
Thiếu tướng
(1970)
Trung tướng
(1974)
5/1972-11/1974
Chức vụ sau cùng: Trung tướng, Tư lệnh phó Quân đoàn III và Quân khu III
13
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng
(1972)
11/1974-30/4/1975
Tư lệnh cuối cùng

Các đơn vị thuộc dụng Quân đoàn IV tháng 4/1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sắc lệnh số 147/b/QP ngày 24 tháng 10 năm 1956
  2. ^ Tài liệu Tham mưu biệt bộ Phủ tổng thống. Trung tâm lưu trữ quốc gia II TP Hồ Chí Minh.
  3. ^ Sắc lệnh số SL.98/QP ngày 13 tháng 4 năm 1961
  4. ^ Sự thay đổi địa giới hành chính và quân sự của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955-1963 tại Bà Rịa-Vũng Tàu
  5. ^ Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân: Mỗi Tiểu khu (tỉnh) có từ 3 đến 5 Tiểu đoàn Địa phương quân, mỗi Chi khu (quận) có từ 10 đến 15 Trung đội Nghĩa 1uaan.
  6. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  7. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  8. ^ Đại tá Nguyễn Đình Vinh sinh năm 1935 tại Đà Lạt.
  9. ^ Đại tá Trần Duy Bính sinh năm 1927 tại Nam Định.
  10. ^ Còn gọi là Trường Sĩ quan Đập Đá Huế
  11. ^ Đại tá Phạm Thành Can sinh năm 1929 tại Nam Định
  12. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
  13. ^ Đại tá Dương Ngọc Bảo sinh năm 1932 tại Thừa Thiên.
  14. ^ Hải quân Đại tá Nguyễn Bá Trang sinh năm 1931 tại Vĩnh Long.
  15. ^ Các đơn vị Pháo binh biệt phái cho các Sư đoàn, xem ở trang Sư đoàn Bộ binh QLViệt Nam Cộng hòa.
  16. ^ Đại tá Nguyễn Văn Thọ sinh năm 1931 tại Sơn Tây.
  17. ^ Bộ chỉ huy đặt cạnh Bộ tư lệnh Quân đoàn
  18. ^ Đơn vị Pháo binh Tiểu khu có cấp số tương đương 1 Tiểu đoàn, trang bị Đại bác 105 ly, còn gọi là "Pháo binh Diện địa".
  19. ^ Tướng Trần Văn Hai uống thuốc độc tự sát ngày 30/4/1975
  20. ^ Đại tá Phạm Đình Chi sinh năm 1823 tại Huế.
  21. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Kiểm sinh năm 1932 tại Quảng Bình.
  22. ^ Đại tá Khiếu Hữu Diêu sinh năm 1928 tại Thái Bình.
  23. ^ Tên Tỉnh lỵ, Trung tâm Hành chính của tỉnh
  24. ^ Đại tá Liêu Quang Nghĩa sinh năm 1933 tại Cần Thơ.
  25. ^ Đại tá Nguyễn Ngọc Điệp sinh năm 1923 tại Sa Đéc.
  26. ^ Đại tá Nguyễn Đăng Phương sinh năm 1928 tại Sa Đéc.
  27. ^ Đại tá Hồ Ngọc Cẩn sinh năm 1938 tại Rạch Giá. Ngày 14/8/1975 bị Chính quyền Cách mạng (Quân Giải phóng miền Nam VN) xử tử hình tại sận Vận động Cần Thơ.
  28. ^ Thị xã Mỹ Tho trực thuộc Trung ương. Tỉnh trưởng Định Tường kiêm Thị trưởng Thị xã Mỹ Tho
  29. ^ Đại tá Vương Văn Trổ sinh năm 1939 tại Long Xuyên. Hạ tuần tháng 4 năm 1975, đã có quyết định thăng cấp Đại tá, nhưng chưa nhận được quyết định thì xảy ra biến cố 30/4/1975
  30. ^ Thị xã Rạch Giá trực thuộc Trung ương. Tỉnh trưởng Kiên Giang kiêm Thị trưởng Thị xã Rạch Giá
  31. ^ Đại tá Nguyễn Văn Huy sinh năm 1938 tại Sài Gòn.
  32. ^ Đại tá Huỳnh Ngọc Diệp sinh năm 1928 tại Long Xuyên.
  33. ^ Thị xã Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Tỉnh trưởng Phong Dinh kiêm Thị trưởng Thị xã Cần Thơ
  34. ^ Đại tá Lê Khánh là bào đệ của Trung tướng Lê Nguyên Khang
  35. ^ Bộ tư lệnh đặt tại Căn cứ Không quân Bình Thủy, Cần Thơ
  36. ^ Phó Đề đốc Hải quân
  37. ^ Hải quân Vùng 4 Sông ngòi. Bộ tư lệnh đặt tại Cần Thơ
  38. ^ Hải quân Đại tá Nguyễn Văn Thiện sinh năm 1936. Tư lệnh Vùng 4 Duyên hải kiêm Đặc khu trưởng Đặc khu Phú Quốc
  39. ^ Hải quân Vùng 4 Duyên hải. Bộ tư lệnh đặt tại Cần Thơ
  40. ^ Hải quân Đại tá Nguyễn Văn May sinh năm 1933 tại Gia Định.
  41. ^ Hải quân Vùng 5 Duyên hải.Bộ tư lệnh đặt tại căn cứ Hải quân Năm Căn, An Xuyên
  42. ^ Đại tá Trần Ngọc Trúc, sinh năm 1929
  43. ^ Bộ tư lệnh Lữ đoàn đặt cạnh Bộ tư lệnh Quân đoàn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa Trang 600
  • Tucker, Spencer C. (2000). Encyclopedia of the Vietnam War. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. tr. 526–533. ISBN 1-57607-040-9.