Sư đoàn 9 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Sư đoàn 9 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa | |
---|---|
Phù hiệu | |
Hoạt động | 1962-1975 |
Quốc gia | Việt Nam Cộng hòa |
Phục vụ | Quân lực VNCH |
Quân chủng | Lục quân |
Phân loại | Bộ binh |
Bộ phận của | Quân đoàn và Quân khu 4 Bộ Tổng Tham mưu |
Khẩu hiệu | -Tốc chiến -Tốc thắng |
Tham chiến | Tết Mậu thân (1968) |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | -Bùi Dzinh -Vĩnh Lộc -Trần Bá Di -Huỳnh Văn Lạc |
Sư đoàn 9 Bộ binh, là một trong 3 đơn vị chủ lực quân trực thuộc Quân đoàn IV và Quân khu 4 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa có phạm vi hoạt động và trách nhiệm bảo an một số tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long thuộc lãnh thổ phía tây miền Nam, Việt Nam Cộng hòa.
- Bộ tư lệnh Sư đoàn đặt tại Thị xã Vĩnh Long, địa điểm này cũng là Hậu cứ của Sư đoàn.
Lịch sử hình thành
[sửa | sửa mã nguồn]Vào đầu thập niên 1960 tại miền Nam, Mặt trận Giải phóng miền Nam ra đời. Trên địa bàn Đồng bằng sông Tiền và sông Hậu, Quân Giải phóng thành lập Quân khu 2 và Quân khu 3, với phương thức tác chiến du kích là chủ yếu, tác chiến chủ lực đến cấp Tiểu đoàn.
Trước tình hình này, Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định tổ chức thêm một đơn vị chủ lực nữa để hỗ trợ và chia sẻ vùng hoạt động cùng với 2 Sư đoàn 7 và 21 tại miền Tây Nam phần thuộc Quân khu 4 Việt Nam Cộng hòa. Ngày 1 tháng 1 năm 1962, Sư đoàn 9 được thành lập tại Phú Thạnh, Bình Định[1] do Đại tá Bùi Dzinh làm Tư lệnh đầu tiên.
Sau khi được tổ chức và huấn luyện, ngày 20 tháng 9 năm 1963, Sư đoàn di chuyển vào Nam, Bộ Tư lệnh đặt tại Sa Đéc. Vùng hoạt động của Sư đoàn là những tỉnh nằm sát biên giới Việt-Miên (vùng Kiên Giang, Châu Đốc...), khu vực đầu nguồn của sông Tiền, sông Hậu. Là địa bàn có địa hình hiểm trở và phức tạp, thuận lợi cho Quân đội Nhân dân Việt Nam thiết lập những căn cứ lớn tàng trữ lương thực, quân dụng và vũ khí từ Bắc chuyển vào cung cấp cho nhu cầu chiến trường xâm lăng miền Nam.
Trong cuộc Đảo chính 1963, Sư đoàn là một trong những đơn vị cuối cùng trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, do hành động đoạt quyền chỉ huy của Đại tá Nguyễn Hữu Có tại Sư đoàn 7 và đem Sư đoàn này chốt chặn ở ngã ba Trung Lương và cho rút hết các chiếc phà Mỹ Thuận để ngăn chặn Sư đoàn 9 vượt sông Tiền, vì vậy Sư đoàn 9 không thể đưa quân về Sài Gòn cứu viện cho Tổng thống Diệm.
Tết Mậu Thân 1968 tại Sa Đéc, Quân Giải phóng tấn công Bộ Tư lệnh Sư đoàn vào lúc 9 giờ tối (đêm giao thừa), nhưng bị đơn vị Trinh sát của Sư đoàn phát hiện nên bị đánh bật ngay trong đêm. Tại Vĩnh Long, Trung đoàn 15 thuộc Sư đoàn 9 vẫn tiếp tục kháng cự cho đến khi đối phương rút lui. Đến ngày mùng 5 tết, Quân Giải phóng mở lại các cuộc tấn công để gây tiếng vang nhưng đều thất bại.
Năm 1970, Sư đoàn đã phối hợp với các đơn vị bạn thực hiện các cuộc hành quân vào biên giới Việt Nam-Campuchia đánh phá Trung ương Cục miền Nam của Mặt trận Giải phóng, gây nhiều thiệt hại cho đối phương.
Năm 1975, do đối phương tập trung đánh lớn ở các Quân khu khác, cũng như các đơn vị ở Quân khu 4. Sư đoàn không phải giao chiến lớn, tuy nhiên cũng bị đối phương cầm chân không thể chi viện cho các nơi. Sau khi Sài Gòn thất thủ, Sư đoàn cũng buông súng đầu hàng theo lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh.
Đơn vị trực thuộc và phối thuộc
[sửa | sửa mã nguồn]Stt | Đơn vị | Chú thích | Stt | Đơn vị | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Bộ chỉ huy đặt tại Vĩnh Bình | |||||
Hậu Cứ tại Đám Lác, Sa Đéc | |||||
Bộ chỉ huy đặt tại Long Hồ (Vĩnh Long) | Tác chiến Điện tử |
||||
Tổng hành dinh |
|||||
Dưới quyền điều động trực tiếp của Tư lệnh Sư đoàn | |||||
Công binh chiến đấu |
|||||
(Quân xa) |
Các Tiểu đoàn: 90 (155 ly), 91, 92, 93 (105 ly). Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn | ||||
Hành chính Tài chính |
Thuộc "Lữ đoàn 4 Kỵ binh". Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn |
Bộ Tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy Trung đoàn
[sửa | sửa mã nguồn]Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Chức vụ | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ khoa Thủ Đức K3[3] |
||||
Võ khoa Thủ Đức K1 |
||||
Võ bị Đà Lạt K8 |
Trung đoàn 14 |
|||
Hiện dịch Đồng Đế K2 |
Trung đoàn 15 |
|||
Trung đoàn 16 |
Trung đoàn Pháo binh
[sửa | sửa mã nguồn]- Đơn vị phối thuộc
Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Chức vụ | Đơn vị | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|
Đặng Hữu Thảo[5] Võ khoa Thủ Đức K5 |
Chỉ huy phó |
Trung đoàn |
|||
Tư lệnh Sư đoàn qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Stt | Họ tên | Cấp bậc | Tại chức | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ bị Đà Lạt K3 |
Giải ngũ cùng cấp sau đảo chính 1 tháng 11 năm 1963 | |||
Võ bị Lục quân Pháp |
Đại tá (11/1963) |
Sau cùng là Thiếu tướng Tham mưu phó Bộ Tổng tham mưu | ||
Võ bị Lục quân Pháp |
Chuẩn tướng (8/1964) |
Sau cùng là Trung tướng Tổng tham mưu trưởng 1 ngày (29/4/1975) | ||
Võ bị Đà Lạt K3 |
Chuẩn tướng (2/1966) Thiếu tướng (6/1968) |
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh phó Quân đoàn I | ||
Võ bị Đà Lạt K5 |
Chuẩn tướng (4/1970) Thiếu tướng (11/1972) |
Sau cùng, Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung | ||
Tư lệnh sau cùng |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Theo Nghị định số 004-QP/NĐ ngày 9/ tháng 1 năm 1962.
- ^ Từ số 1 đến số 3 là các đơn vị Tác chiến trực thuộc Sư đoàn.
- ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
- ^ Đạ tá Lê Văn Năm sinh năm 1933 tại Mỹ Tho, là bào đệ của Chuẩn tướng Lê Văn Tư.
- ^ Trung tá Đặng Hữu Thảo sinh năm 1933 tại miền Bắc VN.
- ^ Cấp bậc khi nhậm chức.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Liên kết
[sửa | sửa mã nguồn]- Website của Sư đoàn 9
- Các đơn vị QLVNCH Lưu trữ 2013-01-27 tại Wayback Machine