Bước tới nội dung

C. S. Lewis

Nghe bài viết này
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
C. S. Lewis
Tượng C. S. Lewis và cái tủ áo trong Sư tử, phù thủy và cái tủ áo, một tập của Biên niên sử Narnia
Tượng C. S. Lewis
SinhClive Staples Lewis
(1898-11-29)29 tháng 11 năm 1898
Belfast, Ireland
Mất22 tháng 11 năm 1963(1963-11-22) (64 tuổi)
Oxford, Anh
Nghề nghiệpTiểu thuyết gia, học giả, nhà phát thanh
Thể loạiBiện hộ học Kitô giáo, kỳ ảo, khoa học viễn tưởng, văn học thiếu nhi
Tác phẩm nổi bậtBiên niên sử Narnia
Mere Christianity
The Allegory of Love
The Screwtape Letters
The Space Trilogy
Till We Have Faces
Surprised by Joy: The Shape of My Early Life
Phối ngẫu
Joy Davidman (cưới 1956–1960)

Clive Staples Lewis (29 tháng 11 năm 1898 – 22 tháng 11 năm 1963), được biết đến chủ yếu với tên C. S. Lewis, gia đình và bạn bè thường gọi là "Jack", là một tiểu thuyết gia, thi sĩ, nhà hàn lâm, nhà Trung Cổ học, nhà phê bình văn học, nhà luận văn, nhà thần học giáo dân và nhà biện hộ học Kitô giáo sinh ở Belfast, Ireland. Ông nắm giữ các vị trí viện sĩ ở Đại học Oxford (Magdalen College), 1925–1954, và Đại học Cambridge (Magdalene College), 1954–1963. Ông nổi tiếng với các tác phẩm hư cấu, đặc biệt là The Screwtape Letters, Biên niên sử NarniaThe Space Trilogy, và các tác phẩm hộ giáo phi hư cấu như Mere Christianity, MiraclesThe Problem of Pain.

Lewis và nhà văn J. R. R. Tolkien là bạn thân của nhau. Hai tác gia đều từng làm giảng viên Anh văn ở Đại học Oxford và là thành viên tích cực của nhóm văn sĩ nổi tiếng "Inklings". Theo cuốn hồi ký của mình, Surprised by Joy, Lewis đã được báp-têm trong Giáo hội Ái Nhĩ Lan (một phần của khối Hiệp thông Anh giáo) lúc sơ sinh, nhưng cảm thấy xa rời đức tin trong suốt quãng đời vị thành niên của mình. Nhờ ảnh hưởng của Tolkiens và một số người bạn khác, ở tuổi 32 Lewis đã trở về Cộng đồng Anh giáo, trở thành "một giáo dân bình thường trong Giáo hội Anh".[1] Đức tin có ảnh hưởng sâu sắc trong sự nghiệp của ông và chương trình phát thanh trong thời chiến của ông về chủ đề Kitô giáo khiến ông được hoan nghênh rộng rãi.

Năm 1956, ông kết hôn với nữ văn sĩ Mỹ Joy Davidman, trẻ hơn ông 17 tuổi, bà mất sau đó 4 năm vì bệnh ung thư ở tuổi 45. Lewis qua đời sau vợ 3 năm do suy thận, chỉ một tuần trước sinh nhật 65 tuổi của mình. Truyền thông ít chú ý đến cái chết của ông; ông mất vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 — cùng ngày Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bị ám sát, và cũng là ngày mất của một nhà văn nổi tiếng khác, Aldous Huxley. Năm 2013, nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất, Lewis đã được tưởng nhớ ở Góc thi sĩ, Tu viện Westminster.

Các tác phẩm của Lewis đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ và hàng triệu ấn bản đã được bán. Trong đó, bộ truyện dành cho thiếu nhi Biên niên sử Narnia (The Chronicles of Narnia) được bán nhiều nhất và phổ biến rộng rãi trên sân khấu, TV, truyền thanh và màn ảnh, đã được dịch sang tiếng Việt.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Spirits in Bondage (1919), tập thơ
  • Dymer (1926), truyện thơ
  • Poems (Những bài thơ, 1964), tập thơ
  • Narrative Poems (Những bài thơ kể chuyện, 1969), tập thơ
  • The Collected Poems of C. S. Lewis (Tuyển tập thơ C. S. Lewis, 1994)

Phi hư cấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lewis 1952, tr. 6.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Nghe bài viết này
(2 parts, 18 phút)
Icon Wikipedia được đọc ra
Các tệp âm thanh này được tạo từ bản phiên bản sửa đổi bài viết ngày
Lỗi: không cung cấp được ngày tháng
và không phản ánh các chỉnh sửa tiếp theo.

Sách chuyên khảo và Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Audio