Bước tới nội dung

Oxford

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Oxford
City of Oxford
—  Thành phố và huyện không thuộc vùng đô thị  —
Từ trái trên qua phải dưới: Toàn cảnh Oxford nhìn từ Nhà thờ St Mary; Radcliffe Camera; High Street từ trên nhìn từ phía đông; University College; High Street by night; Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Bảo tàng Pitt Rivers.
Từ trái trên qua phải dưới: Toàn cảnh Oxford nhìn từ Nhà thờ St Mary; Radcliffe Camera; High Street từ trên nhìn từ phía đông; University College; High Street by night; Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Bảo tàng Pitt Rivers.
Biểu trưng chính thức của Oxford
Huy hiệu Oxford
Tên hiệu: "the City of Dreaming Spires"
Khẩu hiệu: "Fortis est veritas" "The truth is strong"
Vị trí ở Oxfordshire
Vị trí ở Oxfordshire
Oxford trên bản đồ Thế giới
Oxford
Oxford
Tọa độ: 51°45′7″B 1°15′28″T / 51,75194°B 1,25778°T / 51.75194; -1.25778
Quốc gia có chủ quyền United Kingdom
Quốc gia cấu thành England
VùngĐông Nam Anh
Hạt lễ nghi Oxfordshire
Trụ sở hành chínhTrung tâm thành phố Oxford
Thành lậpThế kỷ 8
Tư cách thành phố1542
Chính quyền
 • KiểuThành phố
 • Cơ quan quản lýHội đồng thành phố Oxford
 • Lord MayorCllr Rae Humberstone[1] (2015–2016) (Lab)
 • Sheriff of OxfordCllr Sajjad Malik (Lab)
 • Lãnh đạo hội đồng điều hànhLabour
Cllr Bob Price
 • MPsNicola Blackwood (C)
Andrew Smith (L)
Diện tích
 • Thành phố và huyện không thuộc vùng đô thị45,59 km2 (1,760 mi2)
Dân số (ước tính giữa 2017)
 • Thành phố và huyện không thuộc vùng đô thị154,600 (ranked 125 of 326)
 • Mật độ3.270/km2 (8,500/mi2)
 • Đô thị171,380[2]
 • Vùng đô thị244.000
 • Dân tộc[3]72,4% người Anh da trắng
6,7% người da trắng khác
8,5% người Nam Á
3,7% người da đen
4,3% người Hoa
3,0% Dân tộc hỗn hợp
2,5% các dân tộc khác
1,4% người Anh Ailen
Tên cư dânOxonian
Múi giờGMT (UTC0)
 • Mùa hè (DST)BST (UTC+1)
Mã bưu chínhOX1 • OX2 • OX3 • OX4
Mã điện thoại01865
Mã ISO 3166GB-OXF sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaGrenoble, Bonn, Leiden, Benevento, Catania, Perm, Padova sửa dữ liệu
ISO 3166-2GB-OXF
ONS code38UC (ONS)
E07000178 (GSS)
OS grid referenceSP513061
Trang webwww.oxford.gov.uk

Oxford (/ˈɒksfərd/[4][5]), Ốc-xphót (Ngưu Tân)thành phố, trung tâm hành chính của Oxfordshire, Trung Nam Anh, gần đoạn hợp lưu giữa sông Thames (ở đây gọi là Isis) và sông Cherwell. Thành phố nổi tiếng do là nơi có Đại học Oxford, một trong những trường đại học cổ và danh tiếng nhất thế giới. Oxford cũng là một trung tâm công nghiệp với các hoạt động in ấn, sản xuất xe và các sản phẩm thép. Trung tâm của thành phố là Carfax (tiếng Latin quadrifurcua,"four-forked"), từ đó các phố chính chạy ra bốn điểm của đường vòng quanh; đây là trung tâm của một thành phố trung cổ có thành bao quanh. Trong các công trình nổi tiếng của thành phố đánh chú ý nhất là các nhà thờ: Nhà thờ Saint Michael (thế kỷ 11) và Nhà thờ Saint Mary the Virgin (thế kỷ 13); Thư viện Bodleian; Nhà hát Sheldonian (1664-1669), theo thiết kế của kiến trúc sư Christopher Wren. Ở đây cũng có Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (1965) và Bảo tàng Ashmolean (1683) chứa đựng các bộ sưu tập nghệ thuật và khảo cổ xuất sắc của Đại học Oxford. Thành phố Oxford cũng có Đại học Oxford Brookes (1992, trước đó là một trường bách khoa). Địa điểm của Oxford ngày nay là một khu vực buôn bán của người Saxon gần các khu vực nước nông ở các con sông ở đây. Trong thế kỷ 10 và 11, thị trấn đã bị người Đan Mạch tấn công. Đến thế kỷ 13, với sự thành lập trường Đại học Oxford, nơi đây đã trở thành trung tâm giáo dục lớn của châu Âu. Vua Charles I đã chọn Oxford làm thủ đô từ năm 1642 đến năm 1645 trong thời kỳ Cách mạng Anh.

Các thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các thành phố này đều là thành phố đại học.

Trung tâm thành phố Oxford
Radcliffe Camera
Oxford University Press
Punts ở Oxford

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Lord Mayor of Oxford”. Oxford City Council. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ “2011 Census – Built-up areas”. ONS. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ “Resident Population Estimates by Ethnic Group (Percentages)”. National Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ Upton, Clive biên tập (2001). The Oxford Dictionary of Pronunciation for Current English. Oxford, England: Oxford University Press. tr. 734. ISBN 978-0-19-863156-9.
  5. ^ Dictionary.com, "oxford," in Dictionary.com Unabridged. Source location: Random House, Inc. http://dictionary.reference.com/browse/oxford. Available: http://dictionary.reference.com. Truy cập: ngày 4 tháng 7 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]