Triết
Triết
Triết
Hiện nay, các trường đại học đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng
môi trường văn hoá, đạo đức lành mạnh tại trường học, nơi cư trú; nhưng thực tế
xung quanh vấn đề môi trường văn hoá, nhu cầu thị hiếu, điều kiện hưởng thụ văn
hóa của sinh viên hiện đang biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau khá phức
tạp. Việc tham gia hoạt động và điều kiện hưởng thụ văn hoá tại trường học đã có
khó khăn, thì tại nơi ở của sinh viên lại càng khó khăn hơn. Hoạt động mang tính
xã hội trong nhiều trường đại học chỉ thu hút được một số ít sinh viên có điều kiện
tham gia. Nhiều sinh viên ở ngoại trú rất ít có điều kiện tham gia các hoạt động tập
thể. Sự mở rộng quá nhanh quy mô đào tạo và sự phát triển cơ sở vật chất vốn có
như “chiếc áo quá chật” đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Có thể thấy rõ nhất ở việc xây
dựng khu nội trú cho sinh viên. Thực tế, nhà trường mới chỉ đáp ứng được khoảng
gần 1/3 nhu cầu nơi ở cho sinh viên, chưa kể nhiều trường không có ký túc xá. Các
khu nội trú cho sinh viên luôn ở trong tình trạng quá tải. Do thiếu những điều kiện
tham gia các hoạt động giao lưu tập thể, các hoạt động văn hoá, thể thao, các điều
kiện hưởng thụ các dịch vụ văn hoá lành mạnh, nhiều sinh viên đã tìm đến các loại
hình dịch vụ phản văn hoá ở ngay cổng trường, bên khu nhà trọ... Bên cạnh đó,
nhiều sinh viên có thái độ đòi hỏi hơn là sự hy sinh, ước muốn hưởng thụ nhiều
hơn là đóng góp, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm công dân... Số khác còn băn
khoăn trong xác định lý tưởng của mình. Hiện việc giáo dục chính trị, giáo dục lý
tưởng, đạo đức lối sống trong nhà trường, vai trò của tổ chức Đoàn còn nhiều vấn
đề bất cập, đáng lo ngại.
Từ thực trạng trên để nâng cao đạo đức sinh viên chúng tôi kiến nghị:
Một là, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của đạo đức
sinh viên; coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng đời sống đạo đức,
lối sống đạo đức lành mạnh, trong sáng cho sinh viên. Xác định đây là công việc
của cả xã hội; có định hướng đúng cho sinh viên về mặt phẩm chất, tư cách,
nguyên tắc đạo đức. Huy động các phương tiện thông tin đại chúng biểu dương kịp
thời tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, phê phán những biểu hiện lệch lạc trong
đạo đức, lối sống và sinh hoạt văn hoá của sinh viên. Tuyên truyền rộng rãi cuộc
vận động sinh viên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng đời sống đạo đức, chuẩn
mực đạo đức trong các trường học; đẩy mạnh các phong trào “nói lời hay, làm việc
tốt” trở thành phổ biến trong xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá việc xây dựng những
quy tắc, quy phạm, chuẩn mực đạo đức, làm tiền đề xây dựng lối sống có văn hoá
trong các nhà trường .
Ba là, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu quả quản lý của
Nhà nước và vai trò của tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong lĩnh
vực xây dựng đời sống văn hoá, đời sống đạo đức của sinh viên trong các trường
học; tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh, hấp dẫn, tạo
sân chơi bổ ích cho sinh viên để họ tránh xa các tệ nạn xã hội.
Bốn là, tổ chức nghiên cứu khoa học định kỳ hàng năm, trong đó chú trọng
việc dự báo các xu hướng phát triển của đạo đức trong đời sống sinh viên; kịp thời
phát hiện những nhân tố mới để tuyên truyền nhân rộng, cung cấp những luận cứ
khoa học cho việc hình thành cơ chế, chính sách về xây dựng đời sống đạo đức,
văn hoá trong nhà trường.
Năm là, mở rộng giao lưu, hợp tác với nước ngoài; khuyến khích những
trường có điều kiện chủ động tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá với
các trường học tiên tiến ở khu vực và thế giới nhằm tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
văn hoá nhân loại và kinh nghiệm tổ chức xây dựng đời sống văn hoá trong trường
học. Từ đó, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức toàn cầu, loại bỏ những quan
niệm đạo đức cũ, cổ hủ, lỗi thời không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr. 354.
2. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy
vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Trần Văn Thụy (2013), “Tu dưỡng đạo đức cách mạng của thanh niên học
sinh theo gương Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1.
5. Hoàng Đình Cúc (2013), “Nâng cao đạo đức nghề báo ở Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1
Nguồn:http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/
5763684e7f8b9a1ec78b45f1.pdf
yluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-lieu-tap-chi-in/item/3926-phong-chong-
chu-nghia-ca-nhan-trong-sinh-vien.html