Bản nháp BTL phần 2.3

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

2.3.

Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.3.1 Những thành tựu của giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách
Khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu đặt ra cho các
trường đại học trong nước nói chung và trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, các trường đại học nói chung trong
đó có trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm tổ chức giảng dạy bộ
môn Lý luận chính trị và pháp luật đại cương Việt Nam cho sinh viên ngay từ năm nhất,
năm hai. Việc được tiếp xúc sớm với những môn học trên giúp sinh viên hình thành nhận
thức đúng đắn, có hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, những thành tựu chính trị - ngoại
giao, văn hoá - xã hội, có vốn hiểu biết về những chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, hiến pháp, pháp luật của nước Việt Nam. Các buổi sinh hoạt công dân được tổ
chức mỗi đầu năm học giúp sinh viên cập nhật tin tức, có cái nhìn tổng quan về tình hình
chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Qua đó, sinh viên được củng cố thêm lòng yêu
nước, niềm tự hào dân tộc, thêm vững tin vào sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng suốt
của Đảng và Nhà nước, ý thức bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc. Bên cạnh đó, hằng năm Ban Cán sự Đoàn Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh thu hút sự tham gia của hảng ngàn sinh viên trong các trường trực thuộc Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2023, trường Đại học Bách khoa vinh dự
cùng với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trở thành hai đơn vị có nhiều thí
sinh tham gia nhất, trong đó bạn Huỳnh Chí Hảo và bạn Nguyễn Trung Kiên được vinh
danh và trao thưởng khi đạt được số điểm cao nhất ở vòng thi trực tuyến 1. Đây là thành
tích đáng tự hào, thể hiện bản lĩnh chính trị, khát vọng cống hiến của sinh viên trường
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, việc chú trọng đào tạo kiến thức
chuyên môn là nhiệm vụ số một trong công tác giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giảng viên
của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà trường luôn khuyến khích
sinh viên có ý thức chủ động trong việc học tập, rèn luyện bản thân. Nhà trường xây dựng
một môi trường học thuật nơi mà sinh viên có thể thoả sức sáng tạo, tìm kiếm những ý
tưởng mới, nơi mà sinh viên có thể tự do phát huy hết khả năng của bản thân. Nhà trường
còn khuyến khích sinh viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi
học thuật để nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như làm quen được với nhiều bạn mới.
Năm 2023, dù gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng nhà trường vẫn đạt được nhiều
thành tích đáng tự hào: tiếp tục dẫn đầu kiểm định chất lượng và xếp hạng quốc tế; lần
đầu tiên công bố khoa học quốc tế vượt mốc hơn 1000 bài thuộc danh mục
1
Đại học Quốc gia TP.HCM. (2023). Chung kết hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Truy cập từ: https://vnuhcm.edu.vn/sinh-vien_33383364/chung-ket-hoi-thi-olympic-cac-mon-khoa-hoc-mac-lenin-
tu-tuong-ho-chi-minh/353538333364.html
WoS/SCOPUS; từng bước đổi mới và nâng cấp cơ sơ vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao…2 Những thành tựu đáng tự hào nêu trên đến từ sự nỗ
lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của đội ngũ giảng viên và sinh viên trường Đại học
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện truyền thống hiếu học từ xưa đến nay của
ông cha ta. Nhà trường mong muốn sinh viên không chỉ là những con người có đức mà
còn phải là người có tài, người có ích cho gia đình và xã hội, góp phần vào việc thực hiện
mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”.
Ngoài ra, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên còn đến từ việc tổ chức các hoạt
động tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa. Hằng năm, nhà trường phối hợp với Đoàn phát động
nhiều chiến dịch tình nguyện thu hút sự tham gia của hàng ngàn sinh viên trong trường.
Chiến dịch Xuân tình nguyện 2024 với sự tham gia của 1.235 chiến sĩ hoạt động tại mặt
trận TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình
Phước. Chiến dịch đã được nhiều kết quả đáng ghi nhận: tổ chức chương trình văn nghệ
“Tết Sinh viên”; ngày làm việc tốt “Hiến máu tình nguyện”; tổ chức thăm hỏi, tặng quà
gia đình khó khăn tại huyện Hóc Môn và chuỗi hoạt động ký niệm Ngày truyền thống
Học sinh – Sinh viên; tổ chức thăm hỏi và tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình
chính sách; tổ chức 20 hành trình đến các địa điểm lịch sử, các di tích, địa chỉ đỏ; tổ chức
trao tặng 200 suất học bổng, phần quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; trao tặng 750
suất ăn tình thương cho người có hoàn cảnh khó khăn, người vô gia cư; tổ chức 40 sân
chơi cho thiếu nhi tại các trường tiểu học trong nội thành TP.HCM và các tỉnh lân cận; tổ
chức hoạt đồng trồng cây xanh hưởng ứng hoạt động trọng điểm “Ngày làm việc tốt”; tổ
chức 20 hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao giữa chiến sĩ và người dân địa phương. 3
Chiến dịch Mùa hè xanh 2024 được sự hưởng ứng tham gia của hơn 500 sinh viên trường
Đại học Bách khoa đến với nhiều mặt trận: Đồng Tháp, Bến Tre, TP.HCM, huyện đảo
Phú Quý, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tiếp nối thành công của những năm trước,
chiến dịch năm nay đã triển khai xây dựng 8.000 mét đường giao thông nông thôn tại tỉnh
Đồng Tháp và tỉnh Bến Tre; lắp đặt và chuyển giao 50 camera an ninh phục vụ giám sát
các địa bàn dân cư; tặng 1.000 bóng đèn chuyên dụng thắp sáng các tuyến đường và công
trình dân dụng; xây dựng 02 nhà tình thương tại tỉnh Đồng Tháp trao tặng trong chiến
dịch; xây dựng và chuyển giao 05 phần mềm và sản phẩm chuyển đổi số; tổ chức 10 lớp
học về công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo cho thiếu nhi trên địa bàn; tặng 100 phần
quà và 30 suất học bổng cho gia đình chính sách và học sinh. 4 Qua những chiến dịch
2
Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM. (2023). Bách khoa 2023: Cùng nhìn lại những điểm nhấn nổi bật trong
năm học vừa qua. Truy cập từ: https://hcmut.edu.vn/tintuc/Bach-khoa-2023-cung-nhin-lai-nhung-diem-nhan-noi-
bat-trong-nam-vua-qua
3
Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM. (2024). Hơn 1.200 chiến sĩ Bách khoa sẵn sàng lên đường trong chiến
dịch Xuân tình nguyện 2024. Truy cập từ: https://hcmut.edu.vn/tintuc/hon-1200-chien-si-Bach-khoa-len-duong-
trong-chien-dich-Xuan-tinh-nguyen-nam-2024
4
Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM. (2024). 500 chiến sĩ Bách khoa lên đường phụng sự cộng đồng trong
màu áo Mùa hè xanh. Truy cập từ: https://hcmut.edu.vn/tintuc/500-chien-si-Bach-khoa-len-duong-phung-su-cong-
dong-trong-mau-ao-Mua-he-xanh
thiện nguyện đầy ý nghĩa trên đã thể hiện tinh thần giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa tình
đạo lý, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của
sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại, trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong
những đơn vị tiên phong, đi đầu trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Điều đó
được thể hiện xuyên suốt lịch sử xây dựng và phát triển của trường thông qua các hoạt
động dạy và học bộ môn Lý luận chính trị và pháp luật đại cương Việt Nam, tổ chức đào
tạo kiến thức chuyên môn, nghiên cứu khoa học cho sinh viên cũng như là các hoạt động
tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa.
2.3.2. Những hạn chế của giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào đã đạt được trong việc giáo dục đạo đức
cho sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn còn đó nhiều mặt
bất cập, hạn chế chưa được giải quyết.
Thứ nhất, một bộ phận sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay đang rơi vào tình trạng mờ nhạt về lý tưởng, thiếu niềm tin vào cuộc sống,
gây nên những hệ lụy khôn lường cho sự phát triển của bản thân. Như nhà văn Nga Lev
Nikolayevich Tolstoy từng nói: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”,
khi thiếu đi lý tưởng sống, sinh viên dễ dàng rơi vào trạng thái mất phương hướng, không
biết mình nên làm gì và phải có cố gắng, nỗ lực vì điểu gì. Điều này dẫn đến sự mất hứng
thú việc học tập, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, hoặc tồi tệ hơn có thể dẫn đến bỏ
học giữa chừng. Khi lý tưởng sống trở nên mờ nhạt, sinh viên dần mất đi niềm tin vào
tương lai, cảm thấy nghi ngờ về năng lực của bản thân, lâu ngày sẽ dẫn đến mất đi sự
kiên nhẫn, nỗ lực, nhiệt huyết cho những gì mình đang theo đuổi. Không chỉ ảnh hưởng
đến việc học tập trong nhà trường, việc thiếu lý tưởng sống còn ảnh hưởng đến những
mối quan hệ xã hội, đến khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Những sinh viên
này thường có xu hướng không tham gia vào các hoạt động công tác xã hội, tránh tham
gia vào các hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ. Việc này vô hình chung khiến sinh viên bị
lạc lõng, cô lập giữa tập thể, mất đi nhiều cơ hội để giao lưu, học hỏi, xây dựng những
mối quan hệ chất lượng trong môi trường đại học. Nó còn ảnh hưởng đến tương lai khi
sinh viên tham gia vào thị trường việc làm vì kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò cực kỳ
quan trọng trong công việc. Hơn nữa, tình trạng này còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe
tinh thần. Sinh viên dễ rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng, nặng hơn có thể gây trầm
cảm, hoặc thậm chí tự tử.
Thứ hai, bên cạnh phần đông sinh viên có ý thức, trách nhiệm cao trong việc học
tập, một bộ phận sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đang có
biểu hiện sống thiếu kỷ luật, ý thức học tập chưa cao, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập
của bản thân. Nhiều sinh viên thường xuyên đi học muộn, lớp đã bắt đầu hơn ba mươi
phút, một tiếng đồng hồ rồi mới tới lớp, hoặc thậm chí đến điểm danh xong bỏ về. Việc
này dẫn đến mất kiến thức căn bản, không theo kịp chương trình đào tạo cuối cùng là rớt
môn. Nhiều người nói rớt môn mới là sinh viên Bách khoa nhưng không, đây là một quan
điểm hoàn toàn sai lầm. Việc rớt môn không những ảnh hưởng xấu đến điểm số của sinh
viên, làm mất thời gian, công sức, tiền bạc cho việc học lại mà còn gây ảnh hưởng xấu
đến cái nhìn của người khác về sinh viên trường Đại học Bách khoa. Bên cạnh đó, ý thức
tự học của bộ phận sinh viên này chưa cao. Tự học là một trong những kỹ năng quan
trọng nhất mà bản thân mỗi người phải tự trao dồi, rèn giũa chứ không có một trường lớp
chỉ dạy. Họ thường chỉ phụ thuộc vào tài liệu của giảng viên giao cho, không chủ động
tìm tòi, nghiên cứu thêm tài liệu bên ngoài để trao dồi thêm vốn kiến thức cho mình.
Ngoài ra, việc thiếu kỷ luật và ý thức học tập còn gây tình trạng trì hoãn, để nước đến
chân mới nhảy dẫn đến trễ deadline, gây ảnh hưởng đến cá nhân cũng như hoạt động của
đội nhóm. Đây là những cần được khắc phục sớm nếu không sẽ để lại những tác động
xấu trên con đường học tập và công việc sau này.
Thứ ba, một bộ phận sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
đang có biểu hiện suy thoái về đạo đức và lối sống, dẫn đến những lo ngại về sự xuống
cấp về mặt nhân cách và giá trị đạo đức trong môi trường giáo dục đại học. Những hành
vi, ứng xử thiếu chuẩn mực trong giao tiếp với giảng viên, bạn học ở giảng đường đại học
đang có xu hướng gia tăng. Điều này không chỉ gây mất thiện cảm với người đối diện mà
còn khiến những người khác có cái nhìn xấu về cá nhân đó. Trong các hoạt động đội
nhóm, một số sinh viên có tâm thế “há miệng chờ sung”, sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích
cá nhân, thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng đến công việc chung. Hiện nay nhiều sinh viên
đang có lối sống lệch lạc, sa vào những thú vui giải trí không lành mạnh. Nhiều sinh viên
lao đầu vào các trò chơi điện tử hay các tụ điểm vui chơi thâu đêm suốt sáng, dẫn đến bỏ
bê việc học, sa sút về điểm số trên lớp. Khi thiếu tiền để đi vui chơi sẽ sinh ra tình trạng
trộm cắp tài sản, hay thậm chí lấy tiền của cha mẹ. Nhiều sinh viên bị dụ dỗ sử dụng các
chất kích thích, trở thành con nghiện rồi từ đó bị các con buôn yêu cầu vận chuyển hàng
cấm cho chúng. Nhiều sinh viên bị dụ dỗ bởi những chào lời hấp dẫn như việc nhẹ lương
cao dẫn đến vướng vào những đường dây lừa đảo xuyên quốc gia, bị bán ra nước ngoài
để làm những công việc nặng nhọc, không ít trường hợp đã phải nằm lại nơi đất khách
quê người. Nếu không có các giải pháp cấp bách, kịp thời, để những hiện tượng này lan
rộng sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách của sinh viên, gây nên
những hệ luỵ xấu trong môi trường giáo dục đại học.
Tóm lại, mặc dù xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường Đại học Bách
khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học
cho sinh viên nhưng vẫn còn đó những mặt trái chưa được giải quyết đòi hỏi sự vào cuộc
của mỗi cá nhân, tổ chức để cùng tìm hướng giải quyết, xây dựng một môi trường giáo
dục đại học lành mạnh, mang lại thêm nhiều thành công, làm giàu cho bộ sưu tập thành
tích đồ sộ của nhà trường.
2.3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho sinh
viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Để khắc phục những mặt hạn chế nói trên, cần có các giải pháp đúng đắn, kịp thời
nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách
Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trường
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên không
chỉ là trang bị kiến thức, lý thuyết suông mà còn là quá trình hình thành và phát triển
những giá trị cốt lõi trong nhân cách, lối sống, và trách nhiệm đối với bản thân cũng như
xã hội. Trong hoàn cảnh một bộ phận sinh viên đang có dấu hiệu suy thoái về đạo đức, sa
vào lối sống bê tha, thiếu lành mạnh, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo
dục đạo đức là việc làm hết sức cấp thiết. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về giáo
dục đạo đức còn giúp sinh viên nhận ra rằng đạo đức và lối sống tích cực có ảnh hưởng
trực tiếp đến thành công trong học tập và công việc sau này. Hằng năm, nhà trường luôn
tổ chức các buổi sinh hoạt công dân qua đó truyền tải những nội dung về việc giáo dục
đạo đức đến với các bạn sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn chính xác, chuẩn mực về
những gì xảy ra xung quanh mình, không bị các phần tử xấu lôi kéo vào các hoạt động
chống phá, gây rối trật tự công cộng. Khi có được sự giáo dục đúng đắn từ phía nhà
trường, sinh viên sẽ biết cách xử lý những tình huống khó khăn mà mình phải đối mặt
một cách trơn tru, hiệu quả, thấu tình đạt lý, đồng thời phát triển toàn diện kỹ năng mềm
của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp và hợp tác với những người xung quanh. Điều
này không chỉ giúp sinh viên trở thành những cá nhân có tri thức, có phẩm chất đạo đức
tốt đẹp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bản thân trong môi trường
giáo dục đại học cũng như khi bước chân ra ngoài xã hội.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới nội dung và
phương pháp giảng dạy các bộ môn Lý luận chính trị và pháp luật Việt Nam địa cương
cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Việc giáo dục chính
trị, tư tưởng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức đúng đắn về trách
nhiệm công dân, xây dựng lòng yêu nước cũng như ý thức bảo vệ, gìn giữ những giá trị
văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Để theo kịp những thay đổi chóng mặt của thời đại công
nghệ 4.0, việc liên tục cập nhật nội dung giảng dạy của các bộ môn chính trị, gắn liền với
thực tiễn đời sống của đất nước là cần thiết để giúp sinh viên tiếp thu, hiểu rõ những chủ
trương, chính sách mới nhất của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra việc đổi mới phương pháp
giảng dạy còn tạo nên sự hứng thú trong học tập cho sinh viên. Thay vì từ trước đến nay,
sinh viên luôn học các môn chính trị trong tư thế bị động, chỉ nghe những lời giảng viên
nói tạo cảm giác vô cùng buồn chán mỗi khi có giờ học chính trị, việc áp dụng những
phương pháp học mới như tổ chức cho các nhóm thuyết trình về một chủ đề nào đó
không chỉ tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi cho lớp học mà còn nâng cao tinh thần đoàn
kết trong làm việc đội nhóm. Qua các hoạt động tranh luận sôi nổi trên lớp có thể giúp
sinh viên nắm bắt tốt hơn, hiểu được bài ngay tại lớp. Những phương pháp học tập mới
này không những cho sinh viên thấy được các môn học Lý luận chính trị và pháp luật
Việt Nam đại cương không phải khô khan, mà còn mang đến những giá trị thiết thực
trong cuộc sống, giúp nâng cao vốn hiểu biết của sinh viên về thế giới xung quanh, góp
phần vào việc xây dựng tư tưởng và hình thành nhân cách.
Thứ ba, cần phát huy mạnh mẽ vai trò tự học tập, tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức
của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Tự học luôn được
xem là kỹ năng bắt buộc phải có của mọi sinh viên. Việc tự học không chỉ là tiếp thu
kiến thức chuyên môn mà đó còn là quá trình rèn luyện ý chí, kỷ luật bản thân, và phát
triển những phẩm chất đạo đức. Trong môi trường giáo dục đại học, khi mà sinh viên
phải đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ nơi giảng đường cùng với vô số các bài
tập nhóm, điều này đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần tự giác cao độ trong học tập, có kỹ
năng quản lý thời gian để có thể phân bố hợp lý cho mỗi đầu việc. Thông qua việc tự học
và tự rèn luyện, sinh viên không chỉ đạt được những thành công trên con đường học thuật
mà còn xây dựng cho bản thân một nền tảng vững chắc về phẩm chất đạo đức, xây dựng
lối sống lành mạnh. Việc tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cũng đồng nghĩa với việc sinh
viên phải biết tự nhận thức được về hành vi của mình là đúng hay sai, và hành động có
trách nhiệm với xã hội. Điều này giúp sinh viên hình thành tư duy giải quyết tình huống
từ đó trở thành những công dân có ích, đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội. Đồng
thời, việc tự tu dưỡng còn giúp sinh viên nhận ra tầm quan trọng của việc cân bằng giữa
học tập và việc rèn luyện đạo đức, nhân cách, từ đó biết cách kiểm soát hành vi, ứng xử
của bản thân một cách có chuẩn mực và tích cực hơn trong các mối quan hệ xã hội. Phát
huy vai trò tự học và tự rèn luyện còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như kỹ
năng quản lý thời gian, kiểm soát cảm xúc, khả năng làm việc nhóm… Đây đều là những
yếu tố quan trọng không chỉ giúp ích cho sinh viên trong học tập mà còn trong công việc
sau này. Khi biết tự chịu trách nhiệm với quá trình học tập và tu dưỡng đạo đức của mình,
sinh viên sẽ có được nền tảng đạo đức vững chắc cùng với những tri thức được mài dũa
trên ghế nhà trường để bước chân vào đời.
Thứ tư, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo dục đạo đức không chỉ là trách nhiệm của một mình phía nhà trường mà còn là
nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Gia đình là nơi quan trọng nhất, là nơi đặt những viên
gạch đầu tiên trong việc hình thành những giá trị đạo đức căn bản cho sinh viên. Cha mẹ
đóng vai trò là người soi đường chỉ lối và truyền đạt lại những giá trị, truyền thống đạo
đức tốt đẹp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự quan tâm, theo dõi, chăm sóc và định
hướng tốt từ phía gia đình sẽ giúp sinh viên có sự phát triển đúng đắn về mặt nhân cách
đạo đức và có lối sống lành mạnh. Về phía nhà trường, cần có thêm các chương trình giáo
dục đạo đức kết hợp trong các sinh hoạt công dân nhằm nâng cao ý thức đạo đức cho sinh
viên. Giảng viên trên giảng đường không chỉ là những người dẫn đường, truyền đạt tri
thức mà còn phải là những tấm gương về đạo đức cho sinh viên noi theo. Các hoạt động
thiện nguyện được tổ chức hằng năm như Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh… cũng là
những cơ hội để sinh viên đóng góp những giá trị đạo đức cho xã hội. Bên cạnh gia đình
và nhà trường, xã hội cũng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục
đạo đức cho sinh viên. Các tổ chức xã hội, phương tiện truyền thông đóng góp vào việc
nâng cao nhận thức và giá trị đạo đức thông qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền,
giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên, phát động các phong trào tình nguyện để sinh
viên tham gia, tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho cá nhân, tập thể sinh viên có đóng
góp tiêu biểu cho công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Sự phối hợp đồng bộ giữa các
bên góp phần tạo nên một môi trường giáo dục toàn diện, giúp sinh viên không chỉ được
trang bị tri thức mà còn được rèn luyện các giá trị nhân văn, giúp sinh viên trở thành
những công dân có trách nhiệm, có đạo đức trong xã hội. Khi gia đình, nhà trường và xã
hội cùng chung tay, góp sức chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục
đạo đức, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của sinh viên.
Tóm lại, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Thành
phố Hồ Chí Minh là việc làm vô cùng cấp thiết, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phía từ nhà
trường, xã hội, các bậc phụ huynh và quan trọng nhất là từ sinh viên. Việc làm này giúp
sinh viên không chỉ là những con người có tri thức học thuật mà còn trở thành những cá
nhân có đạo đức, tư tưởng đúng đắn, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội.

You might also like