Academia.eduAcademia.edu

Phân loại nền

Nền là tầng đất gánh chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà 2-Phân loại nền a-Nền của móng -Nền tự nhiên:là nền đất với kết cấu tự nhiên,nằm ngay sát bên dưới móng chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang và khi xây dựng công trình không cần dùng các biện pháp kĩ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền. -Nền nhân tạo:khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng chịu lực với kết cấu tự nhiên,cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu lực của nó như: +Đệm vật liệu rời như đệm cát , đệm đá thay thế phần đất yếu ngay sát dưới đáy móng để nền có thể chịu được tải trọng công trình. +Gia tải trước bằng cách tác động tải trọng ngoài trên mặt nền đất. +Gia tải trước kết hợp với các biện pháp tăng tốc độ thoát nước của nền. +Cọc vật liệu rời như cọc cát nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất do cát có độ thấm nước tốt giúp tăng cường độ của đất nền. +Sợi hoặc vải địa kĩ thuật,được trải một hoặc nhiều lớp trong nền các công trình đất đắp hoặc trong các lớp đệm vật liệu rời để tăng khả năng chịu kéo và giảm độ nún của đất nền. +Phun vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết vào vùng nền chịu lực để tăng lực dính giữa các hạt đất và giảm thể tích lỗ rỗng. +Cột đất trộn xi măng,một số loại thiết bị khoan đặc biệt cho phép trộn đất yếu với xi măng hình thành các cột đất trộn xi măng ứng dụng trong gia cố nền đường trên đất yếu,thành hố đào móng… b-Nền của nhà -Nền đặc:nền nhà cao hơn mặt đất ≥300 (nhà 1 tầng), ≥450(nhà nhiều tầng) để tránh ngập nước và ẩm thấp -Nền rỗng:thường gồm +Lớp mặt nền:thường áp dụng cho nền lát gỗ. +Lớp chịu lực:

1-Khái niệm Nền là tầng đất gánh chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà 2-Phân loại nền a-Nền của móng Nền tự nhiên:là nền đất với kết cấu tự nhiên,nằm ngay sát bên dưới móng chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang và khi xây dựng công trình không cần dùng các biện pháp kĩ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền. Nền nhân tạo:khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng chịu lực với kết cấu tự nhiên,cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu lực của nó như: +Đệm vật liệu rời như đệm cát , đệm đá thay thế phần đất yếu ngay sát dưới đáy móng để nền có thể chịu được tải trọng công trình. +Gia tải trước bằng cách tác động tải trọng ngoài trên mặt nền đất. +Gia tải trước kết hợp với các biện pháp tăng tốc độ thoát nước của nền. +Cọc vật liệu rời như cọc cát nhằm làm giảm hệ số rỗng của khung hạt đất do cát có độ thấm nước tốt giúp tăng cường độ của đất nền. +Sợi hoặc vải địa kĩ thuật,được trải một hoặc nhiều lớp trong nền các công trình đất đắp hoặc trong các lớp đệm vật liệu rời để tăng khả năng chịu kéo và giảm độ nún của đất nền. +Phun vữa xi măng hoặc vật liệu liên kết vào vùng nền chịu lực để tăng lực dính giữa các hạt đất và giảm thể tích lỗ rỗng. +Cột đất trộn xi măng,một số loại thiết bị khoan đặc biệt cho phép trộn đất yếu với xi măng hình thành các cột đất trộn xi măng ứng dụng trong gia cố nền đường trên đất yếu,thành hố đào móng… b-Nền của nhà Nền đặc:nền nhà cao hơn mặt đất  ≥300 (nhà 1 tầng),  ≥450(nhà nhiều tầng) để tránh ngập nước và ẩm thấp Nền rỗng:thường gồm +Lớp mặt nền:thường áp dụng cho nền lát gỗ. +Lớp chịu lực: 3- Các biện pháp xử lý nền đất yếu Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất… Đối với công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn làm giảm tính thấm của đất, đảm bảo ổn định cho khối đất đắp. Các biện pháp xử lý nền thông thường: - Các biện pháp cơ học: Bao gồm các phương pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi…), phương pháp thay đất, phương pháp nén trước, phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp đệm cát… - Các biện pháp vật lý: Gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm… - Các biện pháp hóa học: Gồm các phương pháp keo kết đất bằng xi măng, vữa xi măng, phương pháp Silicat hóa, phương pháp điện hóa… 4 -Một số công nghệ xử lý nền sau đây được đề cập + Xử lý bằng cọc tràm và cọc tre. + Xủ lý bằng bệ phản áp để tăng độ ổn định và chống trượt lở công trình đường giao thông và đê điều. + Gia tải trước với mục đích tăng cường độ và giảm độ lún của nền. + Gia tải trước đất nền với thoát nước thẳng đứng: công nghệ cho phép tăng nhanh quá trình cố kết, rút ngắn quãng đường và thời gian dịch chuyển của nước trong đất dưới tác dụng của tải trọng có thể là lớp đất đắp hoặc hút chân không. + Cọc đất vôi và cọc đất xi măng: trộn vôi hoặc xi măng với đất bằng hình thức bơm phun và quấy trộn tại chỗ. Công nghệ cho phép tạo được các cọc đất vôi, đất xi măng với cường độ thấp hơn các loại cọc thông thường. Đây là giải pháp thích hợp để xử lý sâu nền đất yếu, phục vụ cho việc xây dựng đường, cảng, khu công nghiệp, sửa chữa và cải tạo đê điều, đập chắn nước... + Cọc cát xi măng: sử dụng công nghệ thi công cọc cát để tạo lỗ, cát trộn xi măng được đầm với hệ thống máy rung và ống chống tạo lỗ. + Cọc đá và cọc cát đầm chặt: Công nghệ cho phép làm tăng cường độ, sức chịu tải của đất nền và giảm độ lún của công trình. Đây là giải pháp gia cố nền sâu. Thích hợp cho những công trình có diện tích xây dựng lớn, đường quốc lộ, bến cảng, đất mới san lấp và lấn biển. + Cố kết động: Quả tạ bê tông có trọng lượng từ 10 - 15 tấn, rơi ở độ cao 10-15m bằng cẩu, cho phép đầm chặt đất nền và bổ sung thêm cát thông qua các hố đầm. Công nghệ thích hợp để xử lý nền cho cùng đất mới san lấp. + Công nghệ xử lý nền bằng cọc nhỏ: Cọc có đường kính từ 100-200mm được thi công bằng công nghệ đóng, ép hoặc khoan phun. Công nghệ cho phép truyền tải trọng xuống công trình sâu hơn với chi phí vật liệu bê tông cốt thép tối ưu. Đây là giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý nền đất yếu phục vụ cho việc xây dựng nhà, đường, công trình đất và cưú chữa công trình bị hư hỏng do nền móng.