Bước tới nội dung

Nước ép

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nước cam ép

Nước ép hoặc nước sinh tố là một dung dịch tự nhiên chứa các từ trái cây hoặc các loại rau. Nước ép được tạo ra bằng tác động ép, vắt hoặc giầm trái cây hay rau tươi không dùng nhiệt độ hay dung môi. Ví dụ, nước cam là một dung dịch được chiết ra từ trái cam. Theo nghĩa rộng, nước ép cũng có thể tạo ra từ các nguồn thực phẩm sinh học khác, chẳng hạn như thịthải sản (nước ép động vật có vỏ). Nước ép có thể được tạo ra tại nhà từ rau quả tươi bằng cách dùng tay, các dụng cụ đơn giản hoặc sử dụng những thiết bị điện tử. Lượng đường thực sự trong nước sinh tố thường không được nhận ra, nhiều loại nước ép trái cây có lượng đường (fructose) cao hơn những thức uống giải khát có đường khác; ví dụ nước nho có hơn 50% đường so với Coca Cola.

Nước ép trái cây (nước trái cây) thường được dùng như một thức uống giải khát trực tiếp, hoặc là thành phần, gia vị cho các thực phẩm hay đồ uống khác, như sinh tố. Nước trái cây nổi lên như một lựa chọn đồ uống phổ biến sau khi có các phương pháp thanh trùng cho phép bảo quản mà không cần sử dụng quá trình lên men (phương pháp dùng trong sản xuất rượu vang).[1] Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) ước tính tổng sản lượng nước ép cam chanh (citrus juice) toàn thế giới năm 2021 là 13.896.888,93 tấn.[2] New Zealand là nước tiêu thụ nước ép trái cây nhiều nhất với trung bình mỗi ngày 1 ly thành phẩm (8 ounce), tiếp đến là Colombia với hơn 3/4 ly mỗi ngày. Mức tiêu thụ nước ép trái cây tăng trung bình theo mức thu nhập của quốc gia.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
Nước ép trái cây dùng để chuẩn bị sinh tố

Trong tiếng Việt, "nước ép" là từ ghép để chỉ lượng chất lỏng (nước) thu được sau quá trình tác động (ép) lên trái cây hoặc rau củ tươi, thường loại bỏ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn các chất rắn như hạt, cùi,... Các ngôn ngữ khác có từ riêng cho "nước ép", phổ biến như: juice (tiếng Anh, tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển), jus (tiếng Pháp, tiếng Luxembourg, tiếng Mã Lai, tiếng Java), sok (tiếng Bosnia, tiếng Ba Lan, tiếng Slovene, tiếng Croatia) - chuyển tự Kirin сок (tiếng Nga, tiếng Belarus, tiếng Bulgaria, tiếng Macedonia, tiếng Serbia, tiếng Yakut). Chúng xuất phát từ jus trong tiếng Pháp cổ khoảng năm 1300 với ý nghĩa "chất lỏng thu được khi nấu các loại thảo mộc". Từ này là gốc Latinh ius có nghĩa là "nước dùng, nước xốt, nước trái cây, xúp", nguyên thủy có gốc *yeue nghĩa là "pha lẫn, hòa trộn thức ăn" (các âm liên quan: yus (nước dùng) trong tiếng Phạn, zyme (men) trong tiếng Hy Lạp, jucha (xúp) trong tiếng Slav Giáo hội cổ, juse (xúp cá) trong tiếng Litva. Từ jus/juice được ghi chép lần đầu với nghĩa "nước ép trái cây" sớm nhất khoảng đầu thế kỷ 14.[3]

Tại Anh, tên trái cây hoặc các tên kèm juice phía sau có thể được sử dụng hợp pháp để mô tả một sản phẩm là nước ép trái cây 100%, như được định nghĩa trong The Fruit Juices and Fruit Nectars (England) Regulations 2013 (Quy định về nước ép trái cây và nectar trái cây 2013 (Anh)).[4] Một sản phẩm được mô tả là "nước ép trái cây" thì phải chứa ít nhất 25% đến 50% nước ép, tùy thuộc từng loại trái cây. Nước ép hoặc nectar bao gồm cả chất cô đặc thì phải ghi thông tin này trên nhãn sản phẩm. Thuật ngữ "nước ép trái cây" thông dụng có thể được dùng để mô tả bất kỳ đồ uống nào có chứa nước trái cây không tính đến đến tỷ lệ bao nhiêu.[5]

Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ juice chỉ dùng cho sản phẩm nước ép trái cây 100%. Các hỗn hợp nước ép với các thành phần khác được gọi là beverage, cocktail hoặc drink.[6] Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (tiếng Anh: Food and Drug Administration - FDA), thuật ngữ nectar thường được chấp nhận ở Hoa Kỳ và thương mại quốc tế dành cho đồ uống có nước ép trái cây gồm cả trái cây xay, nước, chất tạo ngọt.[7] Trên nhãn thường có dòng chữ "no added sugar" (không thêm đường) dù sản phẩm có thể chứa một lượng lớn đường tự nhiên.[8][9]

Việt Nam sử dụng thuật ngữ nước quả trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7946:2008 Nước quả và nectar.[10]

Chuẩn bị

[sửa | sửa mã nguồn]
Trái cây để làm nước ép trên quầy hàng ở Istanbul

Nước ép được chuẩn bị bằng cách ép cơ học (đôi khi được gọi là "ép lạnh") trái cây hoặc rau tươi mà không dùng nhiệt hoặc dung môi, ví dụ: vắt nước cam hay ép nước cà chua. Nước ép này có thể làm tại nhà bằng nhiều loại máy ép trái cây dùng sức tay hoặc chạy điện.[11] Nhiều loại nước ép thương mại được lọc loại bỏ chất xơ hoặc . Mặt khác, nước trái cây có hàm lượng bã cao cũng là một thức uống phổ biến. Một số nước trái cây được thêm phụ gia đường hoặc hương vị nhân tạo; gia vị để biến đổi vị ban đầu (nước ép cà chua). Các quy trình phổ biến để bảo quản và chế biến nước ép trái cây bao gồm đóng hộp, thanh trùng, cô đặc,[12] đông lạnh, bay hơisấy.

Các loại nước ép có quy trình chế biến khác nhau nhưng thường theo một phương pháp chung bao gồm:[13]

  • Rửa và phân loại
  • Chiết
  • Ép, lọc và gạn trong
  • Thanh trùng (hòa)
  • Rót, bịt và khử trùng
  • Làm mát, dán nhãn và đóng gói.

Sau khi trái cây thu hoạch được rửa sạch, có hai phương pháp tự động chiết xuất nước ép. Phương pháp thứ nhất dùng hai cốc kim loại có dao gấp sắc để gọt vỏ và ép phần thịt quả qua ốngđầu tiên, hai chiếc cốc kim loại có ống kim loại sắc nhọn ở đáy cốc được gấp lại với nhau, loại bỏ vỏ và ép phần thịt của quả qua ống. Phần nước ép chảy ra qua các lỗ nhỏ trên ống. Phần vỏ có thể được sử dụng tiếp bằng cách rửa sạch để loại bỏ dầu tùy theo mục đích. Phương pháp thứ hai thì cần cắt trái cây ra trước khi cho vào ép để chiết nước ép.[14]

Sau khi lọc, nước ép có thể được bay hơi để cô đặc lại, giúp cho vận chuyển dễ dàng hơn và tăng thời hạn sử dụng. Nước ép trái cây được cô đặc bằng cách đun nóng trong chân không, sau đó làm lạnh xuống khoảng 13 °C, còn lại khoảng 1/3 lượng nước ban đầu.[13] Nước ép cô đặc có thể lại được hoàn nguyên, pha thêm nước và bù đắp các chất thất thoát khi cô đặc để không mất hương vị. Hoặc nước cô đặc được bán trực tiếp ra thị trường để người mua có thể tự chế thêm nước khi dùng.[14]

Tiếp đến là thanh trùng và rót vào hộp đựng, thường thực hiện khi còn nóng, vì khi rót nước ép nóng vào thùng chứa sẽ nguội nhanh hơn. Với các sản phẩm bao bì không chịu nhiệt, việc đóng bao bì cũng phải thực hiện trong môi trường vô trùng. Thùng chứa có thể được khử trùng bằng nước oxy già.[14]

Tiệt trùng

[sửa | sửa mã nguồn]
Nước ép trái cây đóng chai bày bán trong siêu thị

Thanh trùng bằng nhiệt đôi khi làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và mất ổn định về mặt vi sinh, nên giải pháp thay thế là dùng xung điện cường độ cao. Tương tự, điện trường dao động có thể đảm bảo cho sản phẩm tươi có giá trị dinh dưỡng cao.[15] Kỹ thuật trường xung điện đã được đề xuất là giải pháp phi nhiệt cho bảo quản thực phẩm.[16]

Xung điện ngắn dùng để tiệt khuẩn mà chỉ ảnh hưởng tối thiểu lên chất lượng thực phẩm, vì tiêu diệt vi sinh vật nhưng duy trì màu sắc, mùi vị và giá trị dinh dưỡng ban đầu nếu so với xử lý nhiệt. Nước ép được đưa vào giữa hai điện cực, rồi cho xung điện cường độ 10 đến 80 trong vòng vài micro giây đến mili giây.[17]

Nước ép là chất dẫn điện với các ion sinh ra trong quá trình chế biến. Khi có điện trường, dòng điện sẽ chạy qua khối nước ép thông qua các ion này. Thời gian xử lý được tính toán bằng cách nhân số lượng xung với thời gian hiệu dụng. Sau khi xử lý, nước ép được đóng gói (đóng chai) và giữ lạnh.[17]

Tác dụng và ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước ép dùng uống có lợi cho sức khỏe, ví dụ: nước cam có chứa vitamin C, axit folic, kali, cung cấp chất chống ôxy hóa gốc thực vật[18] và cải thiện đáng kể lượng lipid trong máu ở những người bị tăng cholesterol máu.[19] Nước ép mận được cho là có tác dụng cải thiện tiêu hóa. Nước nam việt quất có thể giúp ngăn ngừa hoặc thậm chí điều trị nhiễm trùng bàng quang.[20][21] Tuy nhiên, uống nhiều nước trái cây có thể dẫn đến béo phì.[22] Nước trái cây có lượng lớn đường fructose sẽ dẫn đến đái tháo đường typ 2.[23] Kể cả nước ép trái cây tự làm mà không uống ngay thì hơn một tiếng đồng hồ sau cũng chỉ còn lại đường mà thôi.[24]

Quảng cáo thường khuyến khích cha mẹ mua nước ngọt cho con

Nhiều loại nước ép trái cây nguyên chất thậm chí có hàm lượng đường (fructose) cao hơn các loại nước ép đã thêm đường làm ngọt khác, như nước ép nho thông thường có lượng đường nhiều hơn 50% so với Coca-Cola hay Pepsi.[25] Nhưng nước ngọt thông thường (như Coca) nếu dùng lâu dài có thể gây ứng kích oxy hóa hay thậm chí dẫn đến kháng insulin còn nước trái cây thì không. Ngược lại, nước ép trái cây thực sự có khả năng nâng cao khả năng chống oxy hóa hay bù đắp tình trạng ứng kích oxy hóa do chế độ ăn nhiều chất béo và đường gây ra.[26] Tuy nhiên, việc thường xuyên ăn trái cây và uống nước ép trái cây sẽ có thể gây sâu răng nhiều hơn là kẹo. Nước ép trái cây tự nhiên có chứa acid làm hỏng men răng, đồng thời lượng đường trong đó bị vi khuẩn lên men trong miệng lại càng tạo ra nhiều acid có hại cho răng hơn.[27]

Nhìn chung mức tiêu thụ nước ép trái cây ở Châu Âu, Úc, New Zealand và Hoa Kỳ đều gia tăng, có thể do nhận thức người dùng về nguồn dinh dưỡng tự nhiên lành mạnh cũng như quan tâm đến sức khỏe hơn.[28] Uống nước ép trái cây được coi là có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư,[29][30][31] có thể chống lại đột quỵ và trì hoãn khởi phát bệnh Alzheimer.[32]

Một số loại nước ép trái cây loại bỏ chất , một số lại được bổ sung thêm các thành phần khác.[33] Siro ngô có hàm lượng fructose cao[34] có trong nhiều loại nước trái cây bị đánh giá có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc tiểu đường typ 2. Một số nghiên cứu cho rằng uống nhiều nước trái cây liên quan đến béo phì[35] nhưng số khác lại không khẳng định điều này.[36] Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy tình nguyện viên không bị tăng cân khi tiêu thụ nước ép nho thường xuyên trong 12 tuần, nhưng khi dùng các loại nước giải khát khác thì cân nặng gia tăng.[37] Sử dụng nước ép trái cây với số lượng vừa phải có thể giúp trẻ em và người lớn đáp ứng được khuyến nghị ăn trái cây, lượng chất dinh dưỡng và calo hàng ngày.[38][39]

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước ép trái cây. Với trẻ 1 đến 6 tuổi, nên giói hạn lượng nước ép trái cây chỉ ở mức 4 đến 6 ounce mỗi ngày. Cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, chướng bụng và hỏng răng.[40][41]

Thanh lọc cơ thể bằng nước trái cây là một trong những cách thức phổ biến khi thực hành chế độ ăn kiêng, trong đó không tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào ngoài uống nước trái cây. Không giống như hầu hết các chế độ ăn kiêng khác, việc thanh lọc bằng nước trái cây thường không kéo dài mà chỉ tiến hành trong vòng chưa đầy một tuần.[42]

So sánh với rau trái để nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu thuần tập theo thời gian tại Harvard cho thấy sử dụng nước ép trái cây làm tăng đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường loại 2 so với ăn trái cây nguyên quả. Ngược lại, ăn trực tiếp trái cây làm giảm đáng kể nguy cơ này.[43] Nước ép trái cây cũng liên quan đến bệnh béo phì ở trẻ em. Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ [en] đề xuất Đạo Luật Trẻ em khỏe mạnh, không đói 2010 [en][44] loại bỏ 100% nước ép trái cây trong khẩu phần mà thay thế bằng trái cây để nguyên.[45]

Vì nước ép không chứa chất xơ từ nhiều lợi ích khác từ rau củ, trái cây bị mất đi; ví dụ như: Prebiotic [en][46] có tác dụng trong việc việc hấp thụ canxi, khoáng chất, thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh hơn.[47][48][49] Ngoài ra, hầu hết các polyphenol [en] còn liên kết với chất xơ thực vật tạo thành phần dinh dưỡng thực vật chính trong chế độ ăn uống.[50][51]

Trong tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giáo hội Cơ Đốc có thể dùng nước ép từ trái nho thay cho rượu nho trong lễ Tiệc Thánh.[52][53]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ryan A. Ward (1 tháng 5 năm 2011). “A Brief History of Fruit and Vegetable Juice Regulation in the United States” [Lịch sử sơ lược quy định về nước ép trái cây và rau củ tại Hoa Kỳ]. Bepress (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ “Crops and livestock products” [Sản phẩm cây trồng và vật nuôi]. FAOSTAT (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Juice” (bằng tiếng Anh). Online Etymology Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2023.
  4. ^ “The Fruit Juices and Fruit Nectars (England) Regulations 2013 - Regulation 4”. legislation.gov.uk (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2023.
  5. ^ “Parents beware: Juice in juice drinks costs up to £34 $10 per litre!” [Phụ huynh lưu ý: Nước ép trong thức uống trái cây có giá lên tới £34 $10 mỗi lít!]. Health78.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  6. ^ “The Code of Federal Regulations, Title 21 Sec. 102.33 Beverages that contain fruit or vegetable juice” [Bộ luật Quy định Liên bang, Tiêu đề 21 Phần 102.33 Thức uống có nước ép trái cây hoặc rau củ]. eCFR. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2023.
  7. ^ “Guidance for Industry: Questions and Answers on Juice HACCP Regulation” [Hướng dẫn công nghiệp: Hỏi đáp về Quy định HACCP của Nước ép]. FDA (bằng tiếng Anh). tháng 9 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2023.
  8. ^ “Criteria for the Nutrient Content Claim No Added Sugars” [Tiêu chí cho Hàm lượng Chất dinh dưỡng được công bố Không thêm Đường]. Inspection.gc.ca. 3 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2023.
  9. ^ “Soft drinks, juice and sweet drinks - children” [Thức uống có ga, nước trái cây và nước ngọt - trẻ em] (bằng tiếng Anh). State Government of Victoria. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2023.
  10. ^ “Tiêu chuẩn: TCVN 7946:2008”, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, 30 tháng 12 năm 2008, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2023
  11. ^ “Juicer Types: The Difference Between Cold Press Juicers vs. Centrifugal Juice Extractors” [Các loại máy ép trái cây: Sự khác biệt giữa máy ép lạnh và máy ép ly tâm] (bằng tiếng Anh). HuffPost. 8 tháng 2 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2023.
  12. ^ Erin Coleman. “Understanding Concentrated Juice” [Hiểu về nước ép làm đặc]. FitDay (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023.
  13. ^ a b “Fruit Juice, Pulp & Concentration Plants” [Nước ép trái cây, bã và thảo mộc cô đặc]. SSP India.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2015.
  14. ^ a b c “Orange Juice” [Nước cam]. How Products Are Made (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2023.
  15. ^ Toepfl, Heinz & Knorr 2007, tr. 537–546.
  16. ^ Yanniotis và đồng nghiệp 2013, tr. 148.
  17. ^ a b Mohamed & Eissa 2012, tr. 275-280.
  18. ^ Franke và đồng nghiệp 2005, tr. 5170–8.
  19. ^ Kurowska và đồng nghiệp 2000, tr. 1095–1100.
  20. ^ Sobota 1984, tr. 1013–1016.
  21. ^ “Drug Watch: Cranberry juice reduces bacteriuria and pyuria” [Theo dõi thuốc: Nước ép nam việt quất làm giảm vi khuẩn niệu và tiểu mủ] (bằng tiếng Anh). Bandolier. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2023.
  22. ^ Melissa Kent (13 tháng 1 năm 2008). “Juice alert” [Cảnh báo nước ép]. The Sydney Morning Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2023.
  23. ^ Philip A. Wood (16 tháng 1 năm 2007). “A Perspective on Sugars: Fructose, high fructose corn syrup, and sucrose” [Quan điểm về đường: Fructose, siro ngô có hàm lượng fructose cao và sucrose] (bằng tiếng Anh). Diabetes in Control. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2023.
  24. ^ Nhật Minh biên tập (4 tháng 7 năm 2023), “Không nên uống quá nhiều nước ép hoa quả”, Lao Động, lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2023, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2023
  25. ^ Stephanie Rogers (14 tháng 12 năm 2011). “10 Health Foods With More Sugar Than a Coke” [10 thực phẩm tốt cho sức khỏe có nhiều đường hơn Coca Cola] (bằng tiếng Anh). EcoSalon. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2023.
  26. ^ Ghanim và đồng nghiệp 2010, tr. 940–9.
  27. ^ “Delivering better oral health: an evidence-based toolkit for prevention” [Mang lại sức khỏe răng miệng tốt hơn: bộ công cụ phòng ngừa thực chứng] (PDF) (bằng tiếng Anh). Public Health England. 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2017. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  28. ^ “Juice in Western Europe” [Nước ép ở Tây Âu]. Global Information, Inc. (bằng tiếng Anh). 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2023.
  29. ^ Uzcudun và đồng nghiệp 2002, tr. 830–40; Kwan và đồng nghiệp 2004, tr. 1098–107.
  30. ^ Chan, Wang & Holly 2005, tr. 2093–7; Maserejian và đồng nghiệp 2006, tr. 556–66.
  31. ^ Wu và đồng nghiệp 2009, tr. 340–4; Lewis và đồng nghiệp 2009, tr. 216–24.
  32. ^ Dai và đồng nghiệp 2006, tr. 751–9.
  33. ^ Norris, Jeffrey (25 tháng 6 năm 2009). “Sugar Is a Poison, Says UCSF Obesity Expert” [Chuyên gia về béo phì của UCSF nói đường là chất độc] (bằng tiếng Anh). University of California San Francisco. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023.
  34. ^ BS. Nguyễn Thị Mai (21 tháng 9 năm 2021), “Khuyến nghị về sử dụng đường cho trẻ em”, Bệnh viện Nhi Trung ương, lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022, truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023
  35. ^ Faith và đồng nghiệp 2006, tr. 2066–2075.
  36. ^ Sanigorski, Bell & Swinburn 2007, tr. 152–157.
  37. ^ Hollis và đồng nghiệp 2009, tr. 574–82.
  38. ^ Nicholas Bakalar (27 tháng 3 năm 2017). “Fruit Juice, in Moderation, Not Tied to Obesity in Children” [Nước ép trái cây với mức độ vừa phải không gây béo phì ở trẻ em] (bằng tiếng Anh). The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2023.
  39. ^ “What foods are in the Fruit Group?” [Nhóm trái cây có những thực phẩm nào?] (bằng tiếng Anh). USDA. 17 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2023.
  40. ^ Committee on Nutrition 2001, tr. 1210–3.
  41. ^ Kyla Boyse. “Feeding Your Baby and Toddler (Birth to Age Two)” [Nuôi trẻ sơ sinh và mới biết đi (đến 2 tuổi)] (bằng tiếng Anh). C.S. Mott Children Hospital. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  42. ^ Woodson Merrell (8 tháng 1 năm 2014). “The Real Reasons Juice Cleanses Can Get Your Health Back on Track” [Những lý do thực sự mà nước ép thanh lọc có thể giúp sức khỏe trở lại đúng hướng]. HuffPost (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
  43. ^ Muraki và đồng nghiệp 2013, tr. f5001.
  44. ^ Hòa Giang (14 tháng 12 năm 2010), “Đạo luật trẻ em khỏe mạnh, khỏi đói năm 2010”, Viễn Đông online, truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023
  45. ^ Wojcicki & Heyman 2012, tr. 1630–1633.
  46. ^ “Prebiotic là gì?”, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023
  47. ^ Abrams và đồng nghiệp 2005, tr. 471–476.
  48. ^ Alexiou & Franck 2008, tr. 227–233.
  49. ^ Kumar và đồng nghiệp 2012, tr. 899–935.
  50. ^ Arranz, Silván & Saura-Calixto 2010, tr. 1646–1658.
  51. ^ Saura-Calixto 2012, tr. 11195–11200.
  52. ^ “Bộ Phụng tự thánh và Kỷ luật các Bí tích: Thư luân lưu gửi các Giám mục về vấn đề bánh và rượu dùng trong Thánh lễ”, Hội đồng Giám mục Việt Nam, 11 tháng 7 năm 2017, lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023, truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2023
  53. ^ “Thánh Lễ Tiệc Thánh”, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), 22 tháng 8 năm 2018, lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2023, truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2023

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Abrams, Steven A.; Griffin, Ian J.; Hawthorne, Keli M.; Liang, Lily; Gunn, Sheila K.; Darlington, Gretchen; Ellis, Kenneth J. (1 tháng 8 năm 2005). “A combination of prebiotic short- and long-chain inulin-type fructans enhances calcium absorption and bone mineralization in young adolescents” [Kết hợp fructan loại inulin chuỗi ngắn và dài prebiotic giúp tăng cường hấp thu canxi và khoáng hóa xương ở thanh thiếu niên]. The American Journal of Clinical Nutrition (bằng tiếng Anh). 82 (2). doi:10.1093/ajcn.82.2.471. ISSN 0002-9165. PMID 16087995.
  • Alexiou, H.; Franck, A. (1 tháng 9 năm 2008). “Prebiotic inulin-type fructans: nutritional benefits beyond dietary fibre source” [Fructan loại inulin prebiotic: lợi ích dinh dưỡng trên cả nguồn chất xơ]. Nutrition Bulletin (bằng tiếng Anh). 33 (3). doi:10.1111/j.1467-3010.2008.00710.x. ISSN 1467-3010.
  • Arranz, Sara; Silván, Jose Manuel; Saura-Calixto, Fulgencio (1 tháng 11 năm 2010). “Nonextractable polyphenols, usually ignored, are the major part of dietary polyphenols: a study on the Spanish diet” [Polyphenol không chiết xuất được mà thường bị bỏ qua là thành phần chính của polyphenol dinh dưỡng: nghiên cứu về chế độ ăn của người Tây Ban Nha]. Molecular Nutrition & Food Research (bằng tiếng Anh). 54 (11). doi:10.1002/mnfr.200900580. ISSN 1613-4133. PMID 20540148.
  • Chan, J.M.; Wang, F.; Holly, E.A. (2005). “Vegetable and fruit intake and pancreatic cancer in a population-based case-control study in the San Francisco bay area” [Ăn rau quả và ung thư tuyến tụy trong nghiên cứu bệnh chứng trên khu vực vịnh San Francisco]. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. (bằng tiếng Anh). 14 (9). doi:10.1158/1055-9965.epi-05-0226. PMID 16172215.
  • Committee on Nutrition (2001). “The use and misuse of fruit juice in pediatrics” [Sử dụng và lạm dụng nước ép trái cây ở trẻ em]. Pediatrics (bằng tiếng Anh). American Academy of Pediatrics. 107 (5). doi:10.1542/peds.107.5.1210. PMID 11331711.
  • Dai, Q.; Borenstein, A.R.; Wu, Y.; Jackson, J.C.; Larson, E.B. (2006). “Fruit and vegetable juices and Alzheimer's disease: the Kame Project” [Nước ép rau quả và bệnh Alzheimer: Dự án Kame]. American Journal of Medicine (bằng tiếng Anh). 119 (9). doi:10.1016/j.amjmed.2006.03.045. PMC 2266591. PMID 16945610.
  • Faith, Myles S.; Dennison, Barbara A.; Edmunds, Lynn S.; Stratton, Howard H. (tháng 11 năm 2006). “Fruit Juice Intake Predicts Increased Adiposity Gain in Children From Low-Income Families: Weight Status-by-Environment Interaction” [Lượng nước ép trái cây tiêu thụ dự đoán tình trạng béo phì tăng lên ở trẻ em từ gia đình thu nhập thấp: Tương tác số đo cân nặng với môi trường]. Pediatrics (bằng tiếng Anh). American Academy of Pediatrics. 118 (5). doi:10.1542/peds.2006-1117.
  • Franke, A.A.; Cooney, R.V.; Henning, S.M.; Custer, L.J. (2005). “Bioavailability and antioxidant effects of orange juice components in humans” [Tính khả dụng sinh học và tác dụng chống oxy hóa của các thành phần trong nước cam ở con người]. J Agric Food Chem (bằng tiếng Anh). 53 (13). doi:10.1021/jf050054y. PMC 2533031. PMID 15969493.
  • Ghanim, H.; Sia, C.L.; Upadhyay, M.; Korzeniewski, K.; Viswanathan, P.; Abuaysheh, S.; Mohanty, P.; Dandona, P. (2010). “Orange juice neutralizes the proinflammatory effect of a high-fat, high-carbohydrate meal and prevents endotoxin increase and Toll-like receptor expression” [Nước cam trung hòa tác động gây viêm của bữa ăn nhiều chất béo, nhiều carbohydrate và ngăn ngừa sự gia tăng nội độc tố và biểu hiện thụ thể Toll]. The American Journal of Clinical Nutrition (bằng tiếng Anh). 91 (4). doi:10.3945/ajcn.2009.28584. PMC 2844681. PMID 20200256.
  • Hollis, J.H.; Houchins, J.A.; Blumberg, J.B.; Mattes, R.D. (2009). “Effects of concord grape juice on appetite, diet, body weight, lipid profile, and antioxidant status of adults” [Tác dụng của nước ép nho tím đối với sự thèm ăn, chế độ ăn uống, trọng lượng cơ thể, thành phần lipid và tình trạng chống oxy hóa của người trưởng thành]. Journal of the American College of Nutrition (bằng tiếng Anh). 28 (5). doi:10.1080/07315724.2009.10719789. PMID 20439553.
  • Kumar, Vikas; Sinha, Amit K.; Makkar, Harinder P. S.; de Boeck, Gudrun; Becker, Klaus (1 tháng 1 năm 2012). “Dietary roles of non-starch polysaccharides in human nutrition: a review” [Vai trò của đường đa không tinh bột trong dinh dưỡng: đánh giá]. Critical Reviews in Food Science and Nutrition (bằng tiếng Anh). 52 (10). doi:10.1080/10408398.2010.512671. ISSN 1549-7852. PMID 22747080.
  • Kurowska, E.M.; Spence, J.D.; Jordan, J.; Wetmore, S.; Freeman, D.J.; Piché, L.A.; Serratore, P. (2000). “HDL-cholesterol-raising effect of orange juice in subjects with hypercholesterolemia” [Tác dụng tăng cholesterol HDL của nước cam ở đối tượng tăng cholesterol máu]. The American Journal of Clinical Nutrition (bằng tiếng Anh). 72 (5). doi:10.1093/ajcn/72.5.1095. PMID 11063434.
  • Kwan, M. L.; Block, G.; Selvin, S.; Month, S.; Buffler, P. A. (tháng 12 năm 2004). “Food consumption by children and the risk of childhood acute leukemia” [Tiêu thụ thực phẩm và nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em]. American Journal of Epidemiology (bằng tiếng Anh). 160 (11). doi:10.1093/aje/kwh317. PMID 15561989.
  • Lewis, J. E.; Soler-Vilá, H.; Clark, P. E.; Kresty, L. A.; Allen, G. O.; Hu, J. J. (2009). “Intake of plant foods and associated nutrients in prostate cancer risk” [Sử dụng thức ăn thực vật và chất dinh dưỡng liên quan tới nguy cơung thư tiền liệt tuyến]. Nutrition and Cancer (bằng tiếng Anh). 61 (2). doi:10.1080/01635580802419756. PMID 19235037.
  • Maserejian, N. N.; Giovannucci, E.; Rosner, B.; Zavras, A.; Joshipura, K. (2006). “Prospective study of fruits and vegetables and risk of oral premalignant lesions in men” [Nghiên cứu triển vọng về rau quả và nguy cơ tổn thương tiền ung thư miệng ở nam giới]. American Journal of Epidemiology (bằng tiếng Anh). 164 (6). doi:10.1093/aje/kwj233. PMID 16847039.
  • Mohamed, Maged E.A.; Eissa, Ayman H. Amer (2012), “Pulsed Electric Fields for Food Processing Technology” [Xung điện trường trong công nghệ chế biến thực phẩm] (PDF), Structure and Function of Food Engineering [Cấu trúc và chức năng của kỹ thuật thực phẩm] (bằng tiếng Anh)
  • Sanigorski, Andrea M.; Bell, A. Colin; Swinburn, Boyd A. (tháng 2 năm 2007). “Association of key foods and beverages with obesity in Australian schoolchildren” [Tổng hợp các loại đồ ăn thức uống chính gây béo phì cho học sinh Úc]. Public Health Nutrition (bằng tiếng Anh). 10 (2). doi:10.1017/s1368980007246634. PMID 17261224.
  • Muraki, Isao; Imamura, Fumiaki; Manson, Joann E.; Hu, Frank B.; Willett, Walter C.; van Dam, Rob M.; Sun, Qi (1 tháng 1 năm 2013). “Fruit consumption and risk of type 2 diabetes: results from three prospective longitudinal cohort studies” [Ăn trái cây và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2: kết quả từ ba nghiên cứu thuần tập theo thời gian]. BMJ (bằng tiếng Anh). 347. doi:10.1136/bmj.f5001. ISSN 1756-1833. PMC 3978819. PMID 23990623.
  • Saura-Calixto, Fulgencio (14 tháng 11 năm 2012). “Concept and health-related properties of nonextractable polyphenols: the missing dietary polyphenols” [Khái niệm và đặc tính liên quan đến sức khỏe của polyphenol không chiết xuất được: lượng polyphenol còn thiếu trong chế độ dinh dưỡng]. Journal of Agricultural and Food Chemistry (bằng tiếng Anh). 60 (45). doi:10.1021/jf303758j. ISSN 1520-5118. PMID 23095074.
  • Sobota, A.E. (1 tháng 5 năm 1984). “Inhibition of bacterial adherence by cranberry juice: potential use for the treatment of urinary tract infections” [Ức chế sự bám dính của vi khuẩn bằng nước ép nam việt quất: tiềm năng sử dụng trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu]. The Journal of Urology (bằng tiếng Anh). 131 (5). doi:10.1016/s0022-5347(17)50751-x. ISSN 0022-5347. PMID 6368872.
  • Toepfl, S.; Heinz, V.; Knorr, D. (1 tháng 6 năm 2007). “High intensity pulsed electric fields applied for food preservation” [Ứng dụng điện trường xung cường độ cao trong bảo quản thực phẩm]. Chemical Engineering and Processing: Process Intensification (bằng tiếng Anh). 46 (6). doi:10.1016/j.cep.2006.07.011 – qua ScienceDirect.
  • Uzcudun, A.E.; Retolaza, I.R.; Fernández, P.B.; Sánchez Hernández, J.J.; Grande, A.G.; García, A.G.; Olivar, L.M.; De Diego, Sastre I.; Barón, M.G.; Bouzas, J.G. (2002). “Nutrition and pharyngeal cancer: results from a case-control study in Spain” [Dinh dưỡng và ung thư vòm họng: kết quả nghiên cứu bệnh chứng tại Tây Ban Nha]. Head & Neck (bằng tiếng Anh). 24 (9). doi:10.1002/hed.10142. PMID 12211047.
  • Wojcicki, Janet M.; Heyman, Melvin B. (1 tháng 9 năm 2012). “Reducing childhood obesity by eliminating 100% fruit juice” [Giảm béo phì trẻ em bằng cách loại bỏ 100% nước ép trái cây]. American Journal of Public Health (bằng tiếng Anh). 102 (9). doi:10.2105/AJPH.2012.300719. ISSN 1541-0048. PMC 3482038. PMID 22813423.
  • Wu, H.; Dai, Q.; Shrubsole, M.J.; Ness, R.M.; Schlundt, D.; Smalley, W.E.; Chen, H.; Li, M.; Shyr, Y.; Zheng, W. (2009). “Fruit and vegetable intakes are associated with lower risk of colorectal adenomas” [Ăn rau quả có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc u tuyến đại trực tràng]. Journal of Nutrition (bằng tiếng Anh). 139 (2). doi:10.3945/jn.108.098889. PMC 2646202. PMID 19091801.
  • Yanniotis, Stavros; Taoukis, Petros; Stoforos, Nikolaos G; Karathanos, Vaios T biên tập (2013). Advances in Food Process Engineering Research and Applications [Những tiến bộ trong nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật chế biến thực phẩm]. Food Engineering Series (bằng tiếng Anh). Springer. doi:10.1007/978-1-4614-7906-2. ISBN 978-1-4614-7905-5.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]