Bước tới nội dung

Lợn hươu Buru

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lợn hươu Buru
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Artiodactyla
Họ: Suidae
Chi: Babyrousa
Loài:
B. babyrussa[1]
Danh pháp hai phần
Babyrousa babyrussa[1]
(Linnaeus, 1758)
Phạm vi: màu nâu
Các đồng nghĩa

Sus babyrussa Linnaeus, 1758

Lợn hươu Buru (danh pháp khoa học: Babyrousa babyrussa), là một động vật giống như lợn, có nguồn gốc ở Celebes và các đảo xung quanh của Indonesia. Là thành viên duy nhất trong chi của nó (chi Babyrousa), nó thông thường được phân loại trong họ Lợn (Suidae).

Khu vực sinh sống của nó là các bụi cây rậm trong rừng rậm nhiệt đới và các bụi lau sậy cũng như bên bờ các dòng sông và hồ nước. Chúng có ít hoặc không lông, lớp da lốm đốm màu nâu và xám, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ngụy trang của chúng.

Lợn hươu Buru được biết đến nhờ hai cặp răng nanh của chúng: cả hai cặp răng nanh trên và dưới đều khá lớn, cong ngược và uốn về phía sau rồi sau đó uốn ngược trở lại phía trước; trên thực tế, cặp răng nanh trên của lợn đực là cong và lớn đến mức chúng nổi rõ qua lớp thịt, xuyên ra ngoài qua các lỗ để vượt qua phần đỉnh của mõm.

Sau thời gian mang thai khoảng 125 đến 150 ngày, con cái thường đẻ hai con [3].

Loài này hiện đang ở trong danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.

Hình ảnh nổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hình dưới đây có thể xem bằng kính màu 3 chiều để có ấn tượng 3 chiều về vật thể.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Grubb, P. (16 tháng 11 năm 2005). “Species Babyrousa babyrussa. Trong Wilson, D.E.; Reeder, D.M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference (ấn bản thứ 3). Johns Hopkins University Press. tr. 637. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ Macdonald, A.A.; Burton, J.; Leus, K. (2008). Babyrousa babyrussa. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2008: e.T2461A9441445. doi:10.2305/IUCN.UK.2008.RLTS.T2461A9441445.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ MacMillan illustrated animal encyclopedia, MacMillan Publishing Company, New York, 1984 (trang 128–129)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]