Bước tới nội dung

Hải tượng phương nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hải tượng phương nam
Con đực
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Phocidae
Chi (genus)Mirounga
Loài (species)M. leonina
Danh pháp hai phần
Mirounga leonina
(Linnaeus, 1758) [2]
Phạm vi phân bố
Phạm vi phân bố
Danh pháp đồng nghĩa
Phoca leonina Linnaeus, 1758

Hải tượng phương nam (danh pháp khoa học: Mirounga leonina) là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Hải cẩu voi phương Nam là loài có chân màng lớn nhất và thành viên lớn nhất của bộ Carnivora còn tồn tại, cũng như là loài hải cẩu lớn nhất Nam Cực. Chúng có tên như vậy là do kích thước lớn của nó và vòi lớn của con trưởng thành được sử dụng để phát ra âm thanh ầm ầm cực kỳ lớn, đặc biệt là trong mùa giao phối. Các hải cẩu voi phương Nam là loài ăn thịt lớn nhất còn sống, với con đực thậm chí còn lớn hơn so với gấu Bắc Cực.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Hải cẩu voi miền nam được phân biệt với hải cẩu voi phương bắc (hai loài này không có phạm vi phân bố chồng lên nhau) bằng khối lượng cơ thể (hải cẩu voi miền nam lớn hơn và vòi cũng ngắn hơn). Con đực loài phía nam dường như cao hơn khi chúng đánh nhau, do chúng uốn cong lưng lại mạnh mẽ hơn so với loài phương bắc. Chúng có dị hình lưỡng tính rất lớn về kích thước, có thể là khác biệt lớn nhất trong các loài động vật có vú, với những con đực thường nặng gấp 5-6 lần hơn so với con cái.[3] Trong khi con cái thường có cân nặng 400–900 kg và dài 2,6–3 m, các con đực điển hình cân nặng từ 2200–4000 kg và dài 4,2-5,8 m.[4][5] Một con cái trưởng thành có cân nặng trung bình 771 kg, trong khi một con đực trưởng thành có cân nặng trung bình khoảng 3.175 kg.[6][7] Các nghiên cứu đã chỉ ra loài hải cẩu voi phương nam từ Nam Georgia nặng hơn 30% và dài hơn 10% so với những cá thể từ đảo Macquarie. Con đực có kích thước kỷ lục, bị bắn tại vịnh Possession, Nam Georgia, vào ngày 28 tháng 2 năm 1913, dài 6.85 m và ước tính nặng 5.000 kg.[8][9] Kích thước tối đa của con cái là 1.000 kg và dài 3,7 m.[8] Mắt to, tròn, và màu đen.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ C. Campagna (IUCN SSC Pinniped Specialist Group) (2008). Mirounga leonina. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2009.
  2. ^ Linnæus, Carl (1758). Systema naturæ per regna tria naturæ, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I (bằng tiếng La-tinh) (ấn bản thứ 10). Holmiæ: Laurentius Salvius. tr. 37–38. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ Perrin, William F.; Würsig, Bernd; Thewissen, J. G. M. biên tập (ngày 24 tháng 11 năm 2008). “Earless Seals”. Encyclopedia of Marine Mammals (ấn bản thứ 2). Burlington, Massachusetts: Academic Press. tr. 346. ISBN 978-0-12-373553-9.
  4. ^ “Southern Elephant Seal”. pinnipeds.org. Seal Conservation Society.
  5. ^ Block, D.; Meyer, Philip; Myers, P. (2004). “Miroun”. Animal Diversity Web. The Regents of the University of Michigan. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2010.
  6. ^ Sarkar, Amita (2003). Social Behaviour In Animals. New Delhi: Discovery Publishing House. ISBN 9788171417476. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ Burton, Maurice; Burton, Robert biên tập (ngày 15 tháng 1 năm 2013). “Elephant Seal”. International Wildlife Encyclopedia. Tarrytown, NY: Marshall Cavendish Corporation. tr. 772. ISBN 978-0-76-1472667.
  8. ^ a b Wood, Gerald (1983). The Guinness Book of Animal Facts and Feats. ISBN 978-0-85112-235-9.
  9. ^ Carwardine, Mark (2008). Animal Records. New York: Sterling. tr. 61. ISBN 978-1-4027-5623-8.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]