Bước tới nội dung

Chủ nghĩa quân chủ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  Quốc gia theo chế độ quân chủ bán lập hiến
  Quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh (gồm các quốc gia theo chế độ quân chủ đại nghị cùng thuộc một liên minh cá nhân)
  Quốc gia tồn tại chế độ quân chủ địa phương

Chủ nghĩa quân chủ là một khái niệm chính trị cho rằng chế độ quân chủhình thức chính thể lý tưởng nhất. Những người theo chủ nghĩa quân chủ ủng hộ việc thiết lập chế độ quân chủ bất kể vị quân chủ có thể là ai, khác với những người theo chủ nghĩa bảo hoàng thì ủng hộ một cá nhân cụ thể cho tước vị quân chủ. Khái niệm có nội dung trái ngược với chủ nghĩa quân chủ là chủ nghĩa cộng hòa.[1][2][3]

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, người theo chủ nghĩa bảo hoàng có thể ủng hộ quyền cai trị của bất kỳ cá nhân nào sẽ ở ngôi, chẳng hạn như vị nhiếp chính đại thần, người đòi hỏi vương vị, hay một người đã bị phế truất khỏi ngai vàng.

Các nền quân chủ hiện hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại đa số các nền quân chủ hiện hành theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong chế độ này, quyền lực của vị quân chủ bị hạn chế bởi hiến pháp thành văn và bất thành văn; tuy vậy ta không nên nhầm lẫn chế độ quân chủ lập hiến với chế độ cộng hòa quý tộc, trong đó vị quân chủ không nắm thực quyền, can dự rất ít vào công việc của chính phủ và gần như không hoạt động chính trị. Một số nền quân chủ lập hiến hiện hành trên thế giới có vị quân chủ hoạt động chính trị cách tích cực hơn hẳn những vị quân chủ của các quốc gia khác. Chẳng hạn, Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan (trị vì 1946–2016) từng đóng vai trò quan trọng trong nghị trình chính trị của quốc gia cũng như trong nhiều cuộc đảo chính quân sự. Tương tự, Quốc vương Mohammed VI của Maroc từng nắm giữ quyền lực đáng kể nhưng không tuyệt đối.

Thân vương quốc Liechtenstein là một nền quân chủ có tính dân chủ và nhân dân nước này đã tự nguyện trao phó thêm quyền lực cho vị quân chủ của mình trong vài năm trở lại đây.

Bên cạnh các quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, vẫn còn một số nhỏ các quốc gia theo chế độ quân chủ tuyệt đối. Phần lớn trong số đó là các nền quân chủ Hồi giáo của người Ả Rập và lấy việc sản xuất dầu mỏ làm ngành kinh tế chính, thí dụ Ả Rập Xê Út, Bahrain, Qatar, OmanCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Một số nền quân chủ tuyệt đối hùng mạnh khác có thể kể đến như Brunei DarussalamEswatini.

Quốc gia Quân chủ
 Ả Rập Xê Út Quốc vương Salman
 Andorra Đồng Thân vương, Tổng Giám mục Joan Enric Vives i Sicília
Đồng Thân vương Emmanuel Macron
 Antigua và Barbuda Quốc vương Charles Ⅲ
 Bahamas
 Belize
 Canada
 Grenada
 Jamaica
 New Zealand
 Papua New Guinea
 Saint Kitts và Nevis
 Saint Lucia
 Saint Vincent và Grenadines
 Solomon Islands
 Tuvalu
 Úc
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Bahrain Quốc vương Hamad bin Isa
 Bhutan Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck
 Bỉ Quốc vương Philippe
 Brunei Darussalam Sultan Hassanal Bolkiah
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan
 Campuchia Quốc vương Norodom Sihamoni
 Đan Mạch Quốc vương Frederik Ⅹ
 Eswatini Quốc vương Mswati Ⅲ
 Jordan Quốc vương Abdullah Ⅱ
 Kuwait Tiểu vương Mishal Al-Ahmad
 Lesotho Quốc vương Letsie Ⅲ
 Liechtenstein Thân vương Hans-Adam Ⅱ
 Luxembourg Đại công tước Henri
 Malaysia Quốc vương Ibrahim
 Maroc Quốc vương Mohammed Ⅵ
 Monaco Vương công Albert Ⅱ
 Na Uy Quốc vương Harald Ⅴ
 Nhật Bản Thiên hoàng Naruhito
 Oman Sultan Haitham bin Tariq
 Qatar Tiểu vương Tamim bin Hamad Al Thani
 Tây Ban Nha Quốc vương Felipe Ⅵ
 Thái Lan Quốc vương Maha Vajiralongkorn
 Thụy Điển Quốc vương Carl ⅩⅥ Gustaf
 Tonga Quốc vương Tupou Ⅵ
 Thành Vatican Giáo tông Franciscus
 Vương quốc Hà Lan Quốc vương Willem-Alexander

Triết học chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Chế độ quân chủ tuyệt đối đứng ở vị thế đối lập với chủ nghĩa vô trị; kể từ thời kỳ Khai Sáng, chế độ này còn đối lập với chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sảnchủ nghĩa xã hội.

Ông Otto von Habsburg từng lên tiếng ủng hộ một hình thức của chế độ quân chủ lập hiến trong đó quyền tư pháp tối cao được đặt ở vị trí cao nhất, sử dụng định chế thế tập, và khi trục trặc trong tư cách của người kế vị xảy ra thì tòa án đảm bảo công tác hòa giải.

Phi đảng phái

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà khoa học chính trị người Anh Vernon Bogdanor làm chứng về tính đúng đắn của chế độ quân chủ khi cho rằng trong một nền quân chủ, vị nguyên thủ quốc gia là một người phi đảng phái, độc lập với người đứng đầu chính phủ, không đại diện cho chủ trương một đảng phái cụ thể nào nhưng đại diện cho toàn thể nhân dân. Ông Bogdanor cũng nhận thấy rằng nền quân chủ có thể hỗ trợ cách tích cực trong vai trò hiệp nhất toàn thể nhân dân của một quốc gia đa dân tộc và dẫn chứng rằng: "Ở nước Bỉ, thỉnh thoảng tôi nghe nói rằng nhà vua là người Bỉ duy nhất tại nước này, trong khi những người khác thì hoặc là người Vlaming, hoặc là người Wallon." Ông cũng nhận thấy rằng vị quân chủ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thể được coi là nguyên thủ của mỗi một quốc gia cấu thành Vương quốc Liên hiệp (Anh, Bắc Ireland, Scotlandxứ Wales) mà không phải của riêng một quốc gia cụ thể nào.

Lợi ích riêng

[sửa | sửa mã nguồn]

Triết gia người Anh Thomas Hobbes cho rằng "lợi ích riêng của nền quân chủ là một với lợi ích quần chúng nhân dân. Tất cả tài sản, quyền bính và sự hài hước của một vị quân chủ chỉ có thể có được nhờ của cải, sức lực và danh tiếng của nhân dân. Một vị nguyên thủ quốc gia do nhân dân bầu lên thường có động cơ gia tăng tài sản của mình để sử dụng sau khi mãn nhiệm, trong khi đó một vị quân chủ không có lý do gì để tham ô vì như thế vị quân chủ ấy tự chà đạp lên lợi ích của mình."[4]

Cố vấn khôn ngoan

[sửa | sửa mã nguồn]

Triết gia Thomas Hobbes cho rằng "vị quân chủ có thể được nghe lời khuyên khôn ngoan trong bí mật, điều mà một tập thể không có được. Những người cố vấn cho tập thể thường giỏi làm giàu cho bản thân thay vì học rộng hiểu nhiều; thường làm công tác cố vấn ngang qua những bài diễn thuyết dài, khiến mọi người muốn bắt tay vào làm việc gì đó nhưng lại không có khả năng chỉ huy mọi người trong công cuộc chung: họ khiến con người cảm động không bằng sự khai sáng mà bằng ngọn lửa nhiệt tâm. Những kẻ như vậy là điểm yếu của tập thể".[5]

Chủ nghĩa nhiệm kỳ dài

[sửa | sửa mã nguồn]

Triết gia Thomas Hobbes cho rằng các quyết định của vị quân chủ không chịu bất kỳ một mâu thuẫn nào ngoại trừ bản tính con người; còn trong các tập thể thì mâu thuẫn xảy ra từ trong nội bộ. Vì trong tập thể ấy, chỉ cần một vài người có quan điểm ngược với số đông vắng mặt một hôm hay là siêng năng có mặt một hôm thì "trong ngày hôm nay, mọi chuyện đã thực hiện ngày hôm qua trở về con số không."[6]

Giảm thiểu nội chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Triết gia Thomas Hobbes cho rằng một vị quân chủ không thể bất đồng với chính mình vì lợi ích cá nhân hay vì đố kỵ, tuy nhiên trong một tập thể thì bất đồng hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí có thể châm ngòi cho một cuộc nội chiến.[7]

Được thành lập vào năm 1943, Liên minh Quân chủ chủ nghĩa Quốc tế luôn tìm cách thúc đẩy việc thiết lập chế độ quân chủ và nhấn mạnh rằng chế độ quân chủ củng cố quyền tự do của quần chúng nhân dân, ngay cả khi nền quân chủ ấy theo chế độ dân chủ hay độc tài bởi vì theo định nghĩa, vị quân chủ không phải chịu ơn các chính trị gia.

Nhà văn người Mỹ gốc Anh Matthew Feeney theo chủ nghĩa tự do cá nhân lập luận rằng các nền quân chủ lập hiến tại châu Âu "đã thành công phần nào trong việc né tránh các hình thức chính trị cực đoan"—nhất là chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chế độ độc tài quân sự—"một phần là do các nền quân chủ kiểm soát được ý chí của các chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy" nhờ bản chất của mình là đại biểu cho những phong tục và truyền thống lâu đời.[8] Ông Feeney nhận thấy rằng:

Những nền quân chủ ở châu Âu, ví dụ như Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan, Na Uy, và Anh, đã và đang cai trị các quốc gia thuộc hàng ổn định nhất, thịnh vượng nhất và tự do nhất trên thế giới.[8]

Tác giả George Orwell theo chủ nghĩa xã hội cũng bảo vệ luận cứ trên và cho rằng chế độ quân chủ lập hiến có thể ngăn chặn cách hữu hiệu sự phát triển của chủ nghĩa phát xít.

"Hiển nhiên, Đức Vua có chức năng thúc đẩy ổn định và làm chỗ dựa cho một xã hội phi dân chủ. Mặc dù vậy, Ngài còn có trách nhiệm điều tiết những mối cảm xúc nguy hiểm. Một nhà báo người Pháp từng có lần bảo tôi rằng chế độ quân chủ là một trong những nhân tố đã cứu Vương quốc Liên hiệp Anh khỏi chủ nghĩa phát xít. Chừng nào thể chế này còn tồn tại thì dù cho chuyện gì có xảy ra, những phần tử như Hitler hay Stalin sẽ không thể lên nắm quyền. Trên bình diện toàn thể châu Âu, các nước quân chủ là những nước thành công nhất trong việc ngăn chặn chủ nghĩa phát xít. Tôi vẫn thường chủ chương rằng một chính phủ của Công đảng, tức là một đảng chú trọng vào việc làm ăn, sẽ hủy bỏ hệ thống tước vị nhưng vẫn duy trì thể chế Vương thất Anh."[9]

Nhà bác học Erik von Kuehnelt-Leddihn lại chọn một cách tiếp cận khác khi biện bác rằng tự do và bình đẳng là hai trạng thái mâu thuẫn nhau. Vì lẽ đó, ông lập luận rằng những nỗ lực khuếch trương bình đẳng xã hội bằng con đường bãi bỏ chế độ quân chủ cuối cùng lại làm giảm bớt quyền tự do của công dân. Ông cho rằng một xã hội chỉ có thể đạt trạng thái bình đẳng khi quyền tự do bị hạn chế, vì con người vốn đã không bình đẳng và có thứ bậc. Ông cũng cho rằng con người dưới chế độ quân chủ thì tự do hơn so với con người dưới chế độ cộng hòa dân chủ, vì chế độ cộng hòa dân chủ dễ biến tướng thành chế độ độc tài ngang qua luật pháp của số đông. Trong bài báo Liberty or Equality, ông viết rằng:

Không thể phủ nhận rằng Quốc hội Mỹ hay Nghị viện Pháp có nhiều quyền lực trên đất nước của mình đến nỗi có thể khiến Louis ⅩⅣ của Pháp hay George Ⅲ của Anh ghen tị nếu hai vị ấy còn sống tới ngày nay. Hai định chế này không chỉ có quyền cấm chỉ, mà còn có thể buộc người ta kê khai thuế thu nhập, ghi danh quân dịch, thi hành cưỡng bức giáo dục, lấy dấu điểm chỉ của những công dân vô tội, bắt buộc xét nghiệm máu tiền hôn nhân—đến cả những nền quân chủ tuyệt đối của thế kỷ 17 cũng chẳng dám mang ra thi hành bất kỳ một biện pháp nào trong số các biện pháp mang tính toàn trị này. [10]

Ông Hans-Hermann Hoppe cũng lập luận rằng chế độ quân chủ đóng vai trò trợ lực trong việc gìn giữ quyền tự do cá nhân cách hữu hiệu hơn so với chế độ dân chủ.[11]

Niềm khao khát bẩm sinh đối với thứ bậc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bài tiểu luận "Equality" được đăng trên tờ The Spectator vào năm 1943, tác giả người Anh C. S. Lewis đã chỉ trích chủ nghĩa quân bình cũng như luận điệu ủng hộ bãi bỏ chế độ quân chủ của nó khi cho rằng học thuyết này đi ngược lại với căn tính con người. Ông viết rằng:

Phản ứng của con người đối với chế độ quân chủ tựa tựa như một cuộc kiểm chứng. Chế độ quân chủ có thể dễ dàng bị "lật tẩy"; nhưng hãy nhìn vào nét mặt và để ý kỹ giọng điệu của họ của những kẻ lật tẩy. Đây là những kẻ mà gốc rễ của mình tại vườn Địa Đàng đã bị cắt đứt: không một giọng văn phức điệu mang lời đồn đại, hay một bài nhảy, có thể chạm đến họ—họ là những kẻ mà đá cuội rải thành hàng cho họ bước lên còn đẹp đẽ hơn cả một cái vòm…Ở nơi mà con người ta không được phép tôn vinh một vị quân vương thì thay vào đó, những kẻ này tôn vinh các triệu phú, vận động viên thể thao hay minh tinh điện ảnh: kể cả những con điếm và những tên giang hồ có tiếng cũng được tôn vinh. Vì căn tính thiêng liêng cũng được cho ăn như căn tính thể xác; nếu ta không cung cấp chất dinh dưỡng cho nó, nó sẽ tự nạp chất độc vào một cách nhanh chóng.[12]

Trách nhiệm chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà khoa học chính trị Petra Schleiter của Viện Đại học Oxford và ông Edward Morgan-Jones từng viết rằng trong một nền quân chủ, việc bầu cử diễn ra thường xuyên hơn so với các phương pháp không thông qua tuyển cử.

Các tác phẩm đáng chú ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là các tác phẩm ủng hộ chế độ quân chủ đáng chú ý:

Ủng hộ chế độ quân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại các nền quân chủ hiện hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Công ty phụ trách thu phiếu/nguồn Kích cỡ mẫu Tỷ lệ ủng hộ Thời gian thực hiện Tham khảo
 Antigua và Barbuda Lord Ashcroft Polls 510 45% tháng 2 và tháng 3 năm 2023 [13]
 Bỉ IVOX 1.000 58% tháng 9 năm 2017 [14]
 Canada Nanos Research 1.001 48% tháng 6 năm 2022 [15]
 Đan Mạch Gallup 82% năm 2014 [16]
 Jamaica Lord Ashcroft Polls 510 40% tháng 2 và tháng 3 năm 2023 [13]
 Lesotho Afrobarometer 75% tháng 6 năm 2018 [17]
 Maroc Le Monde 1.108 91% tháng 3 năm 2009 [18]
 Na Uy Nettavisen 20.000 84% năm 2022
 New Zealand Lord Ashcroft Polls 2.012 44% tháng 2 và tháng 3 năm 2023 [19]
 Nhật Bản Mainichi Shimbun 74% tháng 4 năm 2019 [20]
 Saint Vincent và Grenadines Cuộc trưng cầu ý dân cáp Chính phủ 52.262 56,3% tháng 11 năm 2009
 Tây Ban Nha Tây Ban Nha 58,6% tháng 1 năm 2024 [21]
 Thái Lan Suan Dusit Rajabhat University 5.700 60% tháng 10 năm 2020 [22]
 Thụy Điển Novus 71% tháng 1 năm 2023 [23]
 Tuvalu Cuộc trưng cầu ý dân cấp Chính phủ 1.939 64,9% tháng 4 năm 2008 [24]
 Úc Essential 1.125 46% tháng 4 năm 2023 [25]
 Vương quốc Hà Lan EenVandaag 52% tháng 4 năm 2024 [26]
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Ipsos 2.166 60% tháng 5 năm 2024

Chủ nghĩa chống quân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bohn, H. G. (1849). The Standard Library Cyclopedia of Political, Constitutional, Statistical and Forensic Knowledge (bằng tiếng Anh). tr. 640. A republic, according to the modern usage of the word, signifies a political community which is not under monarchical government ... in which one person does not possess the entire sovereign power. (Tạm dịch: Một nền cộng hòa, theo cách hiểu của não trạng hiện đại, biểu thị một chính thể không thuộc quyền cai trị của một vị quân chủ ... trong thể chế này, không một ai nắm toàn bộ quyền hành tối cao.)
  2. ^ “Definition of Republic”. Merriam-Webster Dictionary (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2017. a government having a chief of state who is not a monarch ... a government in which supreme power resides in a body of citizens entitled to vote and is exercised by elected officers and representatives responsible to them and governing according to law (Tạm dịch: một chính quyền có nguyên thủ quốc gia không là một vị quân chủ ... một chính quyền trong đó quyền lực tối cao được trao phó trong tay một nhóm công dân có quyền bầu cử; quyền lực được thực thi bởi các quan chức tuyển chọn thông qua bầu cử và các đại biểu chịu trách nhiệm trước họ và điều hành theo pháp luật)
  3. ^ “The definition of republic”. Dictionary.com. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2017. a state in which the supreme power rests in the body of citizens entitled to vote and is exercised by representatives chosen directly or indirectly by them. ... a state in which the head of government is not a monarch or other hereditary head of state.
  4. ^ Hobbes, Thomas (1651). Leviathan, 19.4. tr. 124–125.
  5. ^ Hobbes, Thomas (1651). Leviathan, 19.5. tr. 125.
  6. ^ Hobbes, Thomas (1651). Leviathan, 19.6. tr. 125.
  7. ^ Hobbes, Thomas (1651). Leviathan, 19.7. tr. 125.
  8. ^ a b Feeney, Matthew (25 tháng 7 năm 2013). “The Benefits of Monarchy”. Reason magazine.
  9. ^ Orwell, George. Spring 1944 Partisan Review
  10. ^ Liberty or Equality: The Challenge of Our Time. The Mises Institute. 2014. tr. 10.
  11. ^ David Gordon, Review of Hans-Hermann Hoppe, Democracy: The God that Failed, "The Mises Review" của Ludwig von Mises Institute, Chương 8, Số 1, Xuân 2002; Chương 8, Số 1.
  12. ^ C.S. Lewis (26 tháng 8 năm 1943). “Equality”. The Spectator.
  13. ^ a b “The monarchy: the view from the "Commonwealth realms". Lord Ashcroft Polls. 5 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ “Kwart van de Belgen wil republiek in plaats van monarchie”. HLN.be. 17 tháng 9 năm 2017.
  15. ^ Otis, Daniel (1 tháng 6 năm 2022). “Majority of Canadians want Queen to apologize for residential schools: survey”. Nanos Research.
  16. ^ “What do the Danes think of their Royal Family and what role does the Danish Monarchy have?”. YourDanishLife. 7 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ 'We need the king!' Lesotho fed up with politicians' mistakes”. TimesLive. 11 tháng 6 năm 2018.
  18. ^ “Government bans Le Monde opinion poll on royalty”. 8 tháng 3 năm 2009.
  19. ^ “The monarchy: the view from the "Commonwealth realms". Lord Ashcroft Polls. 5 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ “74% back emperor as symbol of state defined by current Constitution: Mainichi poll”. Mainichi Daily News. 3 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  21. ^ “Sociometric Survey (Jan 6): 58,6% support the Monarchy”. Electomania (bằng tiếng Tây Ban Nha). 6 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2024.
  22. ^ Morris, James; Nyugen, Son (25 tháng 10 năm 2020). “Strength of support for the monarchy being seen this week as political unrest deepens into standoff”. Thai Examiner.
  23. ^ “TV4”. 2023.
  24. ^ “Tuvaluans vote against Republic”. 30 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 28 tháng 12 năm 2008.
  25. ^ “Support for a Republic”. Essential Research. 15 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ “Steun voor de monarchie”. EenVandaag (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng