Bước tới nội dung

Đảo Rennell

Rennell
Vị trí của Đảo Rennell trên bản đồ
Đảo Rennell trên bản đồ Quần đảo Solomon
Đảo Rennell
Vị trí của Rennell Island
Địa lý
Vị tríThái Bình Dương
Tọa độ11°40′N 160°10′Đ / 11,667°N 160,167°Đ / -11.667; 160.167
Quần đảoQuần đảo Solomon
Diện tích660,1 km2 (2.548,7 mi2)
Dài80 km (50 mi)
Rộng14 km (8,7 mi)
Hành chính
Quần đảo Solomon
TỉnhTỉnh Rennell và Bellona
Thành phố lớn nhấtHoniara (54,600 (2003 est.) dân)
Nhân khẩu học
Dân số1,500 (tính đến 2000)
Mật độ2,2 /km2 (57 /sq mi)
Dân tộcPolynesian 100%
James Rennell (1799)

Rennell, ở bản thổ còn biết đến với cái tên đảo Mungava, là hòn đảo chính và lớn nhất trong hai hòn đảo tạo nên tỉnh Rennell và Bellona, Quần đảo Solomon (hòn đảo còn lại là đảo Bellona). Đảo Rennell có diện tích là 660 km2 (250 Mile2), với chiều dài của đảo là 80 km, và rộng 14 km. Nó là hòn đảo san hô lớn thứ hai trên thế giới[1], với hồ Tegano, được xem là hồ nước lớn nhất các đảo ở Thái Bình Dương[2], được biết đến như là một di sản thế giới. Đảo Rennell có khoảng 1840 người gốc Polynesia chủ yếu nói tiếng Rennell, Pijin và một số nói tiếng Anh.

Đảo Rennell nằm cách Honiara (thủ đô của quần đảo Solomon) 236 km về phía Nam, cách Brisbane (thủ phủ tiểu bang Queensland) 1,900 km về phía Đông. Thủ phủ của tỉnh là Tigoa, tọa lạc phía Tây đảo Rennell.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những cư dân ngày nay nói rằng tổ tiên của họ (Kait'u) đến đây khoảng năm 1400 TCN từ Ubea/Uvea (ngày nay là đảo Wallis), vượt biển cả mênh mông để đến định cư ở quần đảo Solomon. Một trong các làng cạnh Hồ Tegano được gọi là Hutuna, giải thích việc định cư ở Rennell của người từ Wallis và Futuna (thuộc Pháp).

Thuyền trưởng Butler HMS Walpole đã phát hiện ra đảo vào năm 1801, trước đó ông đã phát hiện ra đảo Walpole. Tên đảo ngày nay có thể được đặt theo tên của nhà hải dương học James Rennell. Năm 1933, Crocker Templeton Expedition phát hiện ra một số loài đặc hữu trên hòn đảo. Trong chiến dịch Thái Bình Dương của chiến tranh thế giới thứ II, các máy bay tiêm kích đánh chặn/tiêm kích-ném bom Nakajima A6M2-N của Nhật Bản hoạt động ở hồ Tegano cho đến khi những chiếc thủy phi cơ Catalina của Mỹ sử dụng hồ như là một nơi đóng quân sau năm 1943. Trận chiến đảo Rennell là trận hải chiến lớn cuối cùng của Chiến dịch Guadalcanal xảy ra từ ngày 29 tháng 1 năm 1943 đến 30 tháng 1 năm 1943. Vào cuối cuộc chiến, 8 chiếc thủy phi cơ Catalina của quân đội Hoa Kỳ đã bị đánh đắm trong hồ và ngày nay có thể nhìn thấy chúng từ mặt hồ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Joshua Calder (2006). “Largest Coral Atoll in the world”. World Island Information. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008.
  2. ^ UNEP World Conservation. “Largest lake in the Pacific”. Protected Areas Programme. United Nations. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008.