Download as DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12
NESTLE
Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô (
môi trường bên ngoài) A. Phân tích môi trường vĩ mô( môi trường tổng thể) 1. Chính trị- pháp luật Về tình hình chung của thế giới: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam. Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 15, 16 về việc cách ly toàn xã hội. Đây là một điều cần thiết nhằm đối phó hiệu quả với dịch bệnh, song việc lưu thông bị hạn chế dẫn đến sản xuất bị trì trệ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. TổngGiám đốc Nestlé Việt Nam Binu Jacob trong buổi tọa đàm “COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng” ngày 27/9/2021 đã khẳng định sức hút của Việt Nam đồng thời nhấn mạnh Việt Nam cần phải tái mở cửa, thiết lập trạng thái “bình thường mới” với các kế hoạch và thời gian biểu cụ thể, rõ ràng. Ông cũng khẳng định vaccine là yếu tố then chốt để cho phép tái mở cửa an toàn và phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã gây ra sự tăng vọt của giá xăng dầu mà xăng dầu là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất và lưu thông hàng hóa. Xăng dầu tăng giá cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá thành của hầu hết các sản phẩm trên thị trường.Hơn thế nữa trước tình trạng giá xăng và giá hàng hóa tăng, người Việt sẽ thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm. 2. Kinh tế Về thuế: Một doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sẽ chịu nhiều loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, lệ phí môn bài,... phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp mua các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Đây là điều có lợi đối với một nhà bán lẻ về thực phẩm và đồ uống như Nestlé, khi nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là các mặt hàng về cà phê, trà,... Về lạm phát: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng 9/2023 là 4%, tương đối thấpso với trong khu vực (6% ở Indonesia; 6,4% ở Thái Lan; và 7,5% ở Singapore) và ở mức trung bình so với toàn cầu, trong khi các nước ở châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ có mứclạm phát ở mức hai con số. Tuy nhiên, lạm phát khiến giá thành sản phẩm tăng, ảnhhưởng đến sức mua. Về tình hình hợp tác quốc tế: Việt Nam cũng có những mối quan hệ hợp tác quốc tế,đặc biệt là đối với Thụy Sĩ, nơi tập đoàn Nestlé ra đời. Chiều ngày 30/6/2019, Hiệp địnhThương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu(EVFTA và IPA) đã được chính thức ký kết tại Hà Nội. Điều này mở ra cơ hội để cácdoanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh châu Âu, trong đó có Thụy Sĩ,phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu. Nestlé là một thương hiệu bán lẻ thực phẩm vàđồ uống đến từ Thụy Sĩ cũng không nằm ngoài điều đó. Hơn nữa, trong buổi diễn đànthương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Thụy Sĩ diễn ra tạithành phố Zurich (Thụy Sĩ) ngày 29/6/2018, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn cho biết Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng áp dụng các cơ chế ưu đãi, khuyếnkhích đầu tư đối với các doanh nghiệp Thụy Sĩ sang Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợptác, đầu tư, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp - nơi mà Nestlé đang hoạt động.Về nguồn nhân lực: Hiện nay, các doanh nghiệp đều đang phát triển song song hai hình thức kinh doanh bao gồm trực tiếp lẫn trực tuyến nên đòi hỏi phải có nguồn nhân lựcdồi dào. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức trực tuyến còn mới mẻ nên nhân công phụtrách mảng này của các doanh nghiệp vẫn thật sự được đào tạo qua trường lớp một cáchbài bản mà phần lớn kiến thức đều đến từ sự tự học và kinh nghiệm làm việc. Trong thờiđại 4.0 hiện nay, xã hội chuyển biến liên tục, đòi hỏi ở con người khả năng thích ứng vàhàm lượng tri thức cao nên các doanh nghiệp luôn trong tình trạng “khát” nhân lực tàinăng.Về tình hình thị trường: Thị trường trong nước nhìn chung có sự vực dậy sau hai nămđại dịch Covid 19. Nguồn cung hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đốibình ổn. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 9/2022 ước tính đạt hơn493,091 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng 8 cùng năm và 36,1% so với cùng kỳ năm 2021.Tất cả những điều này có được là nhờ vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quảcủa Chính phủ và sự nỗ lực của các bộ, ngành, môi trường đầu tư kinh doanh của ViệtNam nhằm cải thiện tích cực, tạo sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân và doanh nghiệp. 3. Văn hóa- xã hội Với việc hiện nay ngày càng có nhiều siêu thị và các cửa hàng tiện lợi được xây dựngtrên khắp cả nước, việc mua hàng của người dân ngày càng trở nên đơn giản hơn. Hànghóa ở những cửa hàng này được niêm yết giá rõ ràng, có thể suất hóa đơn VAT tức là việcmua bán luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch. Hơn nữa, ở những nơi này có nguồnhàng đa dạng phong phú, thuận tiện cho người tiêu dùng có thể tìm và mua được nhiềumặt hàng cùng lúc, nhất là vào các dịp lễ, Tết khi nhu cầu mua hàng tăng cao. Mỗi mặthàng ở đây đều đa dạng từ mẫu mã đến hương vị, đem đến nhiều sự lựa chọn cho ngườitiêu dùng hơn việc mua tại các tạp hóa nhỏ lẻ. Vì những điều đó, các siêu thị vô cùng hútkhách, trở thành những đầu ra cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bày bán sản phẩmtrong siêu thị, một thương hiệu sẽ phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều thương hiệu khác.Nestlé không phải là ngoại lệ khi các mặt hàng về thực phẩm và đồ uống của doanhnghiệp đều phải cạnh tranh dữ dội với rất nhiều các sản phẩm tương tự từ thương hiệukhác. Đơn cử như sữa Milo có các đối thủ khác như Ovaltine của FrieslandCampina ViệtNam, Kun của IDP hay Susu của Vinamilk hay các loại sữa lúa mạch của cách hãng khác.Bên cạnh đó, hậu đại dịch Covid- 19, người tiêu dùng bắt đầu chú trọng hơn về cácvấn đề sức khỏe, điều này gây tác động lên hành vi tiêu dùng của họ. Khảo sát củaNielsen (một công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu) cũng chỉ ra rằng, ngườitiêu dùng tìm kiếm nhóm sản phẩm lành mạnh hơn để ngăn ngừa những vấn đề về sứckhỏe; trong đó, có 39% người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đãmua sản phẩm có yếu tố lành mạnh trong 2 năm qua (2022 – 2021), 32% sản phẩm lànhmạnh có ghi nhãn, 29% sản phẩm có tính thư giãn; 26% sản phẩm có chế độ dinh dưỡngđặc biệt. Tận dụng điều này, Nestlé có thể phát triển và cải tiến các dòng sản phẩm dinhdưỡng của công ty để đồng thời tăng doanh thu và góp phần nâng cao chất lượng sứckhỏe người Việt.Ngoài ra, trong những năm gần đây, người Việt Nam ngày càng có ý thức hơn đối vớicác vấn đề môi trường và có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môitrường thay vì các sản phẩm thông thường khác. Nhận thức rõ điều này, các doanh nghiệpcũng đẩy mạnh sản xuất nhiều mặt hàng không gây hại đến môi trường sử dụng cácnguyên liệu dễ phân hủy hoặc có thể tái chế. Bản thân Nestlé cũng đã có những động tháitích cực như giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách sử dụng ống hút giấy đạt chứng chỉ FSCcho hộp sữa Milo, muỗng và nắp hộp sữa bột NAN được sản xuất từ 66% nguyên liệu cónguồn gốc thực vật. Ngoài ra Nestlé còn tái thiết kế bao bì các sản phẩm để giảm thiểutrọng lượng rác thải, đồng thời có những giải pháp tái chế rác thải và đẩy mạnh truyềnthông. 4. Công nghệ Ở Việt Nam, mạng 5G đang dần thay thế 3G, 4G. Trong hoạt động kinh doanh, việcứng dụng mạnh 5G sẽ được đặc biệt đẩy mạnh, giúp cung cấp các kết nối tốc độ cao vớiđộ trễ thấp, mức độ an toàn cao. Hơn nữa, các công nghệ sử dụng mạng 5G cho phépdoanh nghiệp loại bỏ kết nối vật lý, truyền phát nội dung cấu hình cao trong thời gianthực. Xu hướng chuyển đổi này đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng thànhcông. Kể từ trong và sau đại dịch Covid-19, con người đã bắt đầu quen dần với xu hướnglàm việc tại nhà, bằng sự hỗ trợ của rất nhiều nền tảng kết nối. Điều này mang đến nhữngthuận lợi nhất định cho tổ chức trong vận hành song cũng khiến doanh nghiệp phải đốimặt với nguy cơ bị rò rỉ thông tin trên Internet. Tại Việt Nam, vấn đề này cũng được cáctổ chức và doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, khi thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệpsẽ sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tránh trường hợp bị lộ thôngtin và phòng rủi ro an ninh mạng xảy ra. Lợi ích của hai công nghệ này là dung lượngcao, tốc độ xử lý nhanh, sai số thấp, đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp có số lượng dữ liệulớn và những doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu hụt nhân lực trong công tác chuyển đổi số.Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng quan tâm nhiều đến xu hướng côngnghệ tự động hóa. Đây là việc sử dụng phần mềm số kết nối với các cổng thông tin củadoanh nghiệp để điều khiển tự động nhiều bước công việc trùng lặp nhau, nhằm đáp ứngnhu cầu của từng doanh nghiệp. Phương pháp này khá phức tạp và cần được triển khaitrong thời gian dài để tự động hóa quy trình làm việc nhằm cải thiện hiệu suất làm việc,đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra và mang đến hiệu quả trải nghiệm cho khách hàng. 5. Tự nhiên Việt Nam là một trong những đất nước có nguồn tài nguyên phong phú. Bờ biển ViệtNam dài hơn 3260 km, ngoài đem lại lợi thế phát triển du lịch, đánh bắt và khai khoángra còn tạo điều kiện để phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các quốcgia. Diện tích tự nhiên hơn 331.000 km2 với đa dạng các loài động thực vật. Xét riêng vềcây cà phê, một nguyên liệu quan trọng tạo nên các dòng sản phẩm của Nescafé, là mộtloại cây thích hợp trồng ở vùng đồi núi cao từ 600 mét trở lên từ mặt nước biển. Dễ nhậnthấy khu vực Tây Nguyên có địa hình cao, mưa nhiều, mát mẻ. Ngoài ra Tây Nguyên còncó đất đỏ badan trù phú – một loại đất rất tơi xốp, giữ nước tốt, dễ hấp thu dinh dưỡng,đặc biệt ở đó có Buôn Ma Thuột là nơi rất thích hợp trồng cà phê, đặc biệt là cà phêRobusta – một loại cà phê mạnh thích hợp với khẩu vị người Việt, có giá trị kinh tế cao. Công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu phải đảm bảođược các yêu cầu như sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về tiềm năng, trữ lượng, giá trị của các nguồn tài nguyên hay đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệuquả. Thực tế cho thấy các công tác này hiện chưa được thực hiện một cách bài bản, cònnhiều bất cập, thiếu sót. Để khắc phục những điều trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩymạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng vàyêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Đây là một xu hướng mà các doanhnghiệp cần phải quan tâm đến, vì một hành tinh xanh. Thời gian qua, Nestlé cũng đã có những hành động tích cực hưởng ứng chống biến đổi khí hậu, bao gồm các giải pháp năng lượng hiệu quả (năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối), quản lý chất thải (giảm thiểu chất thải và thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn chất thải) và quản lý nguồn nước(tiết kiệm và tuần hoàn nước).
B. Phân tích môi trường vi mô( môi trường ngành)
1. Khách hàng Các sản phẩm của Nestlé đều thuộc thị trường sản phẩm đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày từ thực phẩm dành cho trẻ em đến sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và đồ ăn nhẹ. Tuy nhiên, trong thị trường này, rất nhiều công ty hiện đang cùng cạnh tranh với nhau dẫn đến có hằng hà sa số lựa chọn về sản phẩm và nhãn hiệu cho người tiêu dùng mà sự chêch lệch về giá cả giữa các sản phẩm là không quá lớn. Vì thế, người tiêu dùng có thể dễ dàng thay đổi từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu tức là phải bỏ rất ít chi phí chuyển đổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến Nestlé đặc biệt là khi nhu cầu của các khách hàng tiêu dùng cuối cùng đối với các sản phẩm của Nestlé giảm thì quyền thương lượng của các khách hàng trung gian như nhà phân phối, đại lý với công ty sẽ tăng lên bởi vì các nhà phân phối, đại lý có thể tác động trực tiếp đến quyết định lựa chọn sản phẩm của hách hàng thông qua tư vấn hoặc giới thiệu sản phẩm. Đối tượng khách hàng chủ yếu của Nestlé là những hộ gia đình và với mong muốn sản phẩm của mình tiếp cận được nhiều người nhất có thể, Nestlé sẵn sàng điều chỉnh khi thấy mức giá chưa phù hợp nhằm đảm bảo khách hàng với mức thu nhập bất kể cao hay thấp đều có thể tiếp cận được sản phẩm của công ty. Cụ thể là năm 2010, Nestlé Việt Nam đã giảm 4-5% một số mặt hàng sữa bột cho trẻ em và là một đợt điều chỉnh giảm giá với quy mô dài hạn chứ không phải là một đợt khuyến mại giảm giá để thực hiện cam kết đưa các sản phẩm chất lượng cao đến người tiêu dùng với mức giá dễ chấp nhận (thực tế là với mức giá mới, giá sữa ngoại nhập của Nestlé đã thấp hơn giá một số loại sữa trong nước ở thời điểm đó). Trong khi các hãng sữa khác ở thời điểm đó lại đồng loạt tăng giá bán sản phẩm này lên 8-18% góp phần làm tăng doanh thu sữa bột của Nestlé năm đó. 2. Nhà cung cấp Nestlé xác định các nhà cung cấp là quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Bộ phận Mua hàng của công ty sẽ lựa chọn các nhà cung cấp dựa trên một quy trình chính thức và chặt chẽ mạch lạc để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Nestlé và đạt được các điều kiện cạnh tranh. Các nhà cung cấp và các nhà sản xuất gia công đều phải đảm bảo tuân thủ các Quy tắc Áp dụng cho Nhà Cung cấp của Nestlé. Quy tắc này bổ sung cho các Nguyên tắc Kinh doanh của Công ty Nestlé bằng cách nhấn mạnh các yêu cầu có liên quan đối với các nhà cung cấp của công ty. Nestlé mong muốn tất cả các nhà cung cấp đều tuân thủ Tiêu Chuẩn của Nestlé về Nhà Cung Cấp Có Trách Nhiệm và công ty thường xuyên kiểm tra sự tuân thủ quy định của họ. Bên cạnh đó, việc quản lý và phát triển nhà cung cấp sẽ được thực hiện thường xuyên để đo lường và tối đa hóa hiệu suất của các nhà cung cấp và thông qua các hoạt động phát triển giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho Nestlé. Việc quản lý hiệu suất nhằm xác định và khắc phục các vấn đề tiềm tàng và xác định các cơ hội cải thiện. Còn việc phát triển nhà cung cấp giúp cải thiện hoặc mở rộng các khả năng cung ứng của nhà cung cấp, là điều rất cần thiết cho Nestlé, để liên tục đáp ứng những thách thức trong cạnh tranh. Việc quản lý hiệu suất và phát triển nhằm đem lại và đảm bảo lợi ích cho đôi bên, đảm bảo rằng năng lực và công suất của nhà cung cấp phù hợp với các nhu cầu dài hạn của Nestlé. Đồng thời, cung cấp một sự hiểu chung về hiệu suất và cơ hội phát triển của nhà cung cấp. Nhựa Tân Phú, một trong những nhà cung cấp hàng đầu đã đồng hành cùng Nestlé từ năm 2004 khi công ty phát triển dòng sản phẩm nước tương Maggi, là nhà cung cấp chai nhựa chính cho Nestlé Việt Nam với các sản phẩm chai nhựa từ 150ml đến 1 lít với tổng giá trị hợp đồng lên đến hàng chục tỷ một năm. Để đáp ứng yêu cầu của Nestlé, Nhựa Tân Phú đã không ngừng đầu tư, cải tiến mạnh mẽ về công nghệ và thiết bị khuôn mẫu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của đối tác. Tất cả những điều này đã tạo nên một bước tiến thần tốc đối với các sản phẩm của Tân Phú. Kết quả của những nỗ lực không ngừng, năm 2017, Nhựa Tân Phú chính thức được vinh danh là Nhà cung ứng hàng đầu của Nestlé Việt Nam. Nestlé Việt Nam còn triển khai Nescafé Plan nhằm góp phần nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt thông qua việc hỗ trợ tiền mua cây giống, truyền thụ kiến thức nông nghiệp cho nông dân từ lựa chọn giống đến cải thiện kỹ thuật canh tác, bảo quản và chế biến sau thu hoạch… Song song với dự án đó, công ty cũng thực hiện chương trình gắn kết với nông dân theo hướng xây dựng cộng đồng trồng cà phê bền vững. Qua các hoạt động và dự án Nescafé Plan, Nestlé có được nguồn cung cấp nguyên liệu thô bền vững, lâu dài với chất lượng và sự an toàn đạt yêu cầu với giá cả phải chăng nhờ việc giúp nông dân giảm chi phí đầu vào và tăng sản lượng đồng thời vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường chất lượng. Ông Suan Win Lee cho biết: “Nestlé hiện là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với tổng giá trị thu mua khoảng 20-25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam mỗi năm – tương đương 700 triệu đô la Mỹ”. Dễ dàng thấy, điều Nestlé ưu tiên là các nhà cung cấp phải đảm bảo uy tín, chất lượng và có trách nhiệm, sẵn sàng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp cho Nestlé. Nestlé cũng không ngần ngại đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp, ví dụ như việc nâng cao chất lượng hạt cà phê. Ngoài ra, trong các Nguyên tắc Kinh doanh của Nestlé có đề cập: “Chúng ta khuyến khích sự chuyển đổi nguồn cung ứng và các hoạt động sản xuất có liên quan một cách năng động. Chúng ta mong muốn các nhà cung cấp hành động một cách minh bạch và cam kết liên tục cải tiến các hoạt động của họ. Chúng ta cam kết rằng, tuân theo định hướng về giá trị của chúng ta, chúng ta luôn thể hiện sự tôn trọng trong mối quan hệ với các nhà cung cấp và mong muốn họ cũng hành động theo cách tương tự với các nhà cung ứng của riêng họ.” Từ đó có thể thấy Nestlé có thể thay đổi nhà cung cấp một cách dễ dàng, linh hoạt trong khi ngược lại, do Nestlé là một “ông lớn” ở thị trường Việt Nam nên các nhà cung cấp khó có thể tìm một lựa chọn tương đương để thay thế nên sức thương lượng của nhà cung ứng đối với Nestlé là khá yếu. 3. Sản phẩm thay thế Ngành thực phẩm và đồ uống là một ngành có mức độ cạnh tranh rất dữ dội do sự xuất hiện của ngày càng nhiều sản phẩm mới từ các nhãn hàng trong và ngoài nước. Vì thế, nguy cơ cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế trong thị trường này là rất cao. Chỉ với danh mục các loại đồ uống giải khát đã bao gồm các loại sữa tiệt trùng, nước trái cây đóng chai, trà đóng chai, trà sữa, cà phê,… Và nếu chia thành từng nhóm nhỏ hơn như sữa tiệt trùng bên cạnh sữa của Nestlé cũng đã có rất nhiều nhãn hiệu cho người tiêu dùng lựa chọn như Vinamilk, TH True milk, Dutch Lady,… hoặc các loại bánh sô cô la ngoài KitKat còn có Nabati, Chocopie,… Đặc biệt là thị trường cà phê có 2 phân khúc chính là cà phê rang xay (cà phê pha máy, cà phê phin truyền thống) và cà phê hòa tan. Cà phê rang xay có thể được coi là sản phẩm thay thế “nặng kí” của cà phê hòa tan, cụ thể hơn là của cà phê hòa tan Nescafé, bởi khách hàng nội địa giờ đây đã quen dần với vị cà phê pha máy và họ chuộng hơn hương vị nguyên chất của cà phê. Minh chứng là lượng cà phê rang xay tiêu thụ trong nước đã có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, theo thống kê giai đoạn năm 2018, 2019, người Việt tiêu thụ khoảng 162 nghìn tấn cà phê, nhưng đến năm 2020, con số này là 200 nghìn tấn. Tuy nhiên, nhận thấy được nguy cơ từ sản phẩm thay thế này,vào khoảng năm 2018, Nescafe cũng đã táo bạo ra mắt dòng sản phẩm Nescafe Café Việt- Cà phê pha phin thuộc phân khúc cà phê rang xay, phân khúc hoàn toàn mới so với hơn100 năm kinh nghiệm của thương hiệu này. 4. Đối thủ gia nhập mới Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uốngtiềm năng nhất khu vực và đây cũng là điểm hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tưvào trong những năm gần đây. Tuy nhiên, năm 2022, việc gia tăng chi phí các nguyênliệu đầu vào ở mức cao và mức tăng giá bán chỉ được phép dưới 10% khó có thể bù đắpcho sự gia tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận bị sụt giảm. Đó cũnglà rủi ro nếu các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành F&B – có thể coi là các đối thủtiềm năng của Nestlé – đầu tư vào Việt Nam trong khoảng thời gian này. Vì vậy, có thể nói các doanh nghiệp này ở thời điểm nêu trên sẽ không gây sức ép, làm tăng thêm sự cạnh tranh vốn đã khốc liệt trong ngành. Ngoài ra, theo báo cáo tổng quan thị trường ngành sữa Việt Nam năm 2022, ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có xu hướng từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Điều này cũng cho thấy nguy cơ các doanh nghiệp gia nhập mới là các doanh nghiệp sản xuất sữa nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong thời điểm này và gây sức ép lên thị trường làkhá thấp. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Vietnam Report năm 2022, có đến hơn 61,6% doanh nghiệp thực phẩm muốn tập trung xây dựng thương hiệu để tiếp cận nhiều khách hànghơn, tăng 39,4% so với năm trước. Trong đó 70,59% doanh nghiệp dự định tăng chi choviệc xây dựng thương hiệu trong 6 tháng tới. Một trong những yếu tố quan trọng quyếtđịnh uy tín truyền thông của doanh nghiệp thực phẩm – đồ uống là hoạt động nghiên cứuvà phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Điều này có nghĩalà khả năng rất cao các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và phát triển ra những sản phẩmtương tự cạnh tranh với các dòng sản phẩm hiện có của Nestlé và trở thành các doanhnghiệp gia nhập mới đối đầu với Nestlé, góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty. Giả sửnhư công ty TNHH FES Việt Nam là công ty sản xuất các sản phẩm như cà phê bột hòatan CaféPHỐ và trà sữa trân châu Hillway nên việc công ty này nghiên cứu và phát triểnsản phẩm mới tương tự như bột sữa lúa mạch hương sô cô la Milo của Nestlé là hoàntoàn có thể. 5. Đối thủ cạnh tranh Nestlé Việt Nam là công ty cung cấp đa dạng sản phẩm thuộc ngành thực phẩm và đồ uống từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa. Ngành thực phẩm và đồ uống vốn đã là một ngành có mức cạnh tranh khốc liệt mà Nestlé lại kinh doanh đa dạng các nhóm thực phẩm và đồ uống khác nhau nên tỷ lệ cạnh tranh cùng ngành đối với Nestlé là vô cùng lớn. Nescafé – một trong những thương hiệu nổi tiếng của Nestlé – thuộc thị trường cà phê hòa tan là một thị trường được đánh giá có sự cạnh tranh dữ dội. Theo BMI Reseach, thị trường cà phê hòa tan được dự báo từ năm 2018 về sau sẽ đạt đến 7.000 tỷ đồng/năm, vớimức tăng trưởng từ 8 - 10%/năm, tổng cầu của thị trường cà phê Việt vào khoảng 20.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy tiềm năng và dư địa lớn của ngành cà phê Việt Nam. Tuy nhiên triển vọng càng cao, áp lực giành được thị phần, chỗ đứng của các thương hiệu dù lớn hay nhỏ, nội địa hay nước ngoài lại trở nên ngày càng khốc liệt hơn. Ngoài ra, sự cạnh tranh còn đến từ hàng loạt các đối thủ nhỏ lẻ khác liên tục ra đời với đa dạng sản phẩm như Intimex, L’Amant Café (Công ty CP Quốc tế L'amant),