Đề Đánh Giá Trong Gd Đh

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐHSP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

HÀ NỘI 2 NGHĨA VIỆT NAM


VIỆN NGHIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh
CỨU SƯ PHẠM phúc

done

ĐỀ THI MÔN ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI


HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút

1) Anh/Chị hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của


các mô hình quản lí chất lượng (kiểm soát chất lượng, đảm
bảo chất lượng, quản lí chất lượng tổng thể) và mối quan hệ
qua lại giữa ba loại mô hình này.
“Kiểm soát chất lượng” là thuật ngữ lâu đời nhất về
mặt lịch sử của khoa học quảnlí. Nó bao gồm việc kiểm tra
và loại bỏ các thành phẩm hay sản phẩm cuối cùngkhông
thoả mãn các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó. Đây là công
đoạn xảy ra saucùng khi sàn phẩm đã được làm xong, có
liên quan tới việc loại bỏ hoặc từ chốinhững hạng mục hay
sản phẩm có lỗi. Thanh tra nội bộ và thử nghiệm sản phẩm
lànhững phương pháp phổ biến nhất. Hệ thống chất lượng
dựa chủ yến trên giấy tờ,sổ sách ghi nhận kết quả từng ca
sản xuất. Các tiêu chí chất lượng hạn chế, chi căncứ vào số
lượng sản phẩm được chấp thuận. Vì thế, cách làm này kéo
theo sự lãngphí nhiều khi khá lớn do phải loại bỏ hoặc làm
lại các sản phẩm không đạt yêu cầu.“kiểm soát chất lượng”
- thực chất là loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu -
đãkhông làm thoả mãn các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ
và cả khách hàng của họ“
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch
và hệ thống, được tiến hànhtrong hệ thống quản lí đã được
chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởngrằng
thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất
lượng” (TCVN5814). Khác với kiểm soát chất lượng, đảm
bảo chất lượng là quá trình xảy ratrước và trong khi thực
hiện. Mối quan tâm cùa nó là phòng chống những sai
phạmxảy ra ngay từ bước đầu tiên. Chất lượng của sản
phẩm được thiết kế ngay trongquá trình xản xuất ra nó từ
khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn
nghiêmngặt, đảm bảo không có sai phạm trong bất kì khâu
nào. Đảm bảo chất lượng làthoả mãn các tiêu chuẩn kĩ
thuật một cách ổn định. Chất lượng của sản phẩm haydịch
vụ được đảm bảo bằng một hệ thống tại chỗ.Trong GDĐH,
cao đẳng các hình thức đảm bảo chất lượng diễn ra đa dạng
vàphong phú. Ngoài hình thức thi tuyển đầu vào khá chặt
chẽ, nghiêm túc, cạnh tran cao, các hình thức kiểm tra
đánh giá diễn ra trong suốt quá trình đào tạo chính làcác
biện pháp phòng ngừa giúp SV tự hoàn thiện để cuối cùng
đạt chất lượng.Ngoài ra các điều kiện đảm bảo chất lượng
khác, như chương trình, học liệu, cácphòng thí nghiệm,
xưởng thực hành,... cũng góp phần đảm bảo và nâng cao
chấtlượng đào tạo.
Thuật ngữ “Quản lí chất lượng tổng thể” (Total Quality
Management - TQM)TQM đồng nghĩa vớỉ đảm bảo chất
lượng, nhưng mở rộng và phát triển thêm.
Quản lí chất lượng tổng thể tạo ra văn hoá chất lượng,
mà ở đó, mục tiêu của từngnhân viên, của toàn bộ nhân
viên là làm hài lòng khách hàng của họ, nơi mà cơ cấutổ
chức của cơ sở cho phép họ làm điều này. Trong quan niệm
về chất lượng toàndiện, khách hàng là thượng đẳng. Điều
này có nghĩa là công việc của mỗi thànhviên trong tổ chức
phải hướng đến phục vụ khách hàng ở mức độ tốt nhất có
thể. Đó là cung ứng cho khách hàng những thứ họ cần,
đúng lúc họ cần và theo cáchthức họ cần, thoả mãn và vượt
cả những mong đợi của họ. TQM là tầng bậc caonhất nếu so
sánh với các cấp độ khác trong quản lí chất lượng. Tính thứ
bậc củaquan hệ chất lượng trong quản lí có thể khái quát
trong sơ đồ về tầng bậc của kháiniệm chất lượngmối quan
hệ giữa kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và TQM
là rất mềmdẻo.
Trong thực tế các cấp độ chất lượng đan xen, hỗ trợ
lẫn nhau trong một tổchức, quản lí chất lượng tổng thể là sự
tiếp tục của đảm bảo chất lượng theo chiềusâu, với sự hiện
diện của văn hoá chất lượng, đảm bảo chất lượng, là sự mở
rộngphạm vi quản lí chất lượng tới mọi thành viên của tổ
chức. Còn ở nhiều khâu, kiểm soát chất lượng vẫn cần thiết
trong hệ thống đảm bảo chất lượng. Thông thườngkiểm
soát chất lượng được chuyển giao cho cấp điều hành hay
tốt hơn là do nhữngngười sản xuất trực tiếp đảm nhiệm

2) Anh/Chị đánh giá chất lượng giáo dục đại học Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay như thế nào và kì vọng gì về
chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam trong bối cảnh
của hội nhập quốc tế, của sự phát triển nhanh chóng của
KH&CN, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện
GD Việt Nam và khi luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ
01/7/2020?

Trải qua hơn 75 năm phát triê


Sự nghiệp giáo dục đại học hình thành sau Cách mạng
Tháng Tám (năm 1945) cũng đã trải qua hơn 75 năm phát
triển. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng
định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển và giáo dục phải được ưu
tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác.
Từ sau Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng thông
qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 đến nay,
công cuộc đổi mới giáo dục đại học được tiến hành ở Việt
Nam với mục tiêu là tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh
mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo nhằm đáp
ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
và nhu cầu học tập của nhân dân. Nghị quyết cũng đề ra
mục tiêu đến năm 2030, giáo dục đại học Việt Nam sẽ đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực.
Sau gần 10 năm thực hiện chủ trương đổi mới, giáo
dục đại học ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng
khích lệ.
Trước hết, Việt Nam đã từng bước thể chế hóa các
quan điểm, nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi
mới giáo dục thành chính sách, pháp luật của Nhà nước
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo
dục Đại học (năm 2018) và Luật Giáo dục (năm 2019) do Bộ
Giáo dục và Đào tạo soạn thảo. Các cơ sở giáo dục đại học
được trải rộng khắp các miền đất nước.
Chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên
và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế: giáo dục đại học Việt
Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới (2019). Công tác
kiểm định và bảo đảm chất lượng ngày càng đi vào nền
nếp: 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng sư
phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chí kiểm định
chất lượng giáo dục đại học Việt Nam; lần đầu tiên Việt
Nam có 3 trường đại học được xếp trong nhóm 1.000
trường đại học tốt nhất thế giới; 8 trường đại học của Việt
Nam đã được đưa vào danh sách các trường đại học hàng
đầu châu Á (2020)
Đi kèm với đó sự tăng cường về chất lượng của đội
ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế: từ năm 2018, quy chế
mới đòi hỏi ứng viên phải có công bố quốc tế nằm trong
danh mục các tạp chí có uy tín như ISI hoặc Scopus; năm
2020, tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư
trong toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam là 6%, tỷ lệ giảng
viên có trình độ tiến sĩ là 22,7%.
Trong các trường đại học, việc ứng dụng công nghệ
thông tin và chuyển đổi số từng bước được triển khai phục
vụ cho công tác dạy và học, đặc biệt là trong bối cảnh ảnh
hưởng của đại dịch Covid 19
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, giáo dục đại
học Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Nhìn chung, giáo dục
đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế
giới; phát triển chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và
chưa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Thứ nhất, các trường đại học ở Việt Nam thường được
tổ chức theo hệ thống đại học chuyên ngành, chưa đa dạng
ngành. Chương trình giáo dục vẫn “nặng” về lý thuyết,
“nhẹ” về thực hành và vận dụng kiến thức.
Thứ hai, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nhiều trường đại học mới chỉ cung cấp những gì mình có,
chứ chưa phải những gì xã hội cần.
Thứ ba, về phương pháp và hình thức dạy học, nhiều
trường đại học chưa tiếp cận phương pháp “lấy người học
làm trung tâm”, người học vẫn rất thụ động và thiếu tương
tác; kiến thức quá tải, giáo trình liên tục cũng. Hầu hết các
trường đại học đã bắt đầu giảng dạy theo chương trình tín
chỉ nhưng vẫn chưa thực sự đổi mới so với phương pháp
giảng dạy trước đây,
Thứ tư, giáo dục đại học Việt Nam chưa có sự kết nối
với giáo dục trong nước và quốc tế nên người học gặp nhiều
khó khăn khi chuyển trường, chuyển ngành học, hầu hết
các nước trên thế giới chưa công nhận văn bằng, chứng chỉ
đại học do Việt Nam đào tạo
Thứ năm, dù đã có chuyển biến nhưng số lượng các
công bố quốc tế của các trường đại học ở Việt Nam vẫn còn
thua kém nhiều nước trong khu vực, chưa tương xứng với số
lượng giáo sư, tiến sĩ ở đang có.
Thứ sáu, vai trò của hội đồng nhà trường trong các
trường đại học còn mờ nhạt; vai trò các cơ quan quản lý của
Nhà nước vẫn còn rất lớn trong nhiều nội dung, hoạt động
của nhà trường, như bổ nhiệm chủ tịch hội đồng trường,
hiệu trưởng, biên chế, mức lương, định mức chi cho các
nhiệm vụ khoa học...
Hạn chế của giáo dục đại học ở Việt Nam còn thể hiện
qua một số vấn đề khác, như xu hướng thương mại hóa
giáo dục, thiếu cơ sở vật chất, sự đãi ngộ chưa thỏa đáng
đối với những người làm công tác giáo dục đại học...
Giải pháp thúc đẩy tiến trình đổi mới giáo dục
đại học ở Việt Nam
Để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở
Việt Nam, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau
đây:
Cần chuyển nền giáo dục lấy trang bị kiến thức làm
mục tiêu chủ yếu sang một nền giáo dục dạy kỹ năng, dạy
cách tự học, cách tư duy làm chủ yếu; thay đổi một cách
căn bản hệ thống đánh giá từ kiểm tra kiến thức sang đánh
giá năng lực. Các trường đại học phải cam kết “chuẩn đầu
ra” phù hợp với yêu cầu, nhu cầu của xã hội, chứ không
phải “chuẩn đầu ra” do trường, cụ thể hơn nữa là do giáo
viên tự xác định.
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ làm
công tác quản lý giáo dục đại học. Chất lượng của hệ thống
giáo dục đại học luôn gắn chặt với chất lượng của đội ngũ
giảng viên. Để xây dựng, phát triển đội ngũ này, cần có quy
hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có chính
sách thu hút các sinh viên giỏi ở lại trường làm công tác
giảng dạy. Tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam ở
nước ngoài và các chuyên gia quốc tế tham gia vào việc
giảng dạy, nghiên cứu của các trường đại học trong nước.
Bên cạnh đó, cần có những người làm công tác quản lý giáo
dục đủ tâm, đủ tầm, đủ tài để sử dụng đúng người, giải
quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong giáo dục đại học theo
tinh thần dân chủ. Cải thiện chế độ, chính sách đãi ngộ
giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, vì đến nay, nghề giáo
vẫn là nghề có thu nhập thấp trong xã hội. Tăng cường hơn
nữa công tác thông tin, truyền thông để xã hội thấu hiểu,
chia sẻ với những khó khăn, vất vả của đội ngũ nhà giáo và
giữ gìn truyền thống “tôn sư, trọng đạo” của văn hóa Việt
Nam.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học
và tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế về đào tạo đại học,
tạo cơ hội để sinh viên tham gia các chương trình trao đổi
hoặc du học tại chỗ, mở các cuộc hội thảo, tọa đàm quốc tế
về chuyên môn và phương pháp giảng dạy đại học để nâng
cao tính học thuật, kỹ năng dạy học tiên tiến cho đội ngũ
giảng viên. Có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích
các nhà khoa học tích cực công bố kết quả nghiên cứu trên
các ấn phẩm khoa học quốc tế có uy tín
Năm là, tiếp tục đẩy nhanh quá trình “chuyển đổi số”
trong giáo dục đại học: cơ sở dữ liệu ngành, chất lượng dạy
học trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục sử dụng
có hiệu quả hệ thống trao đổi văn bản điện tử, chữ ký số
liên thông giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với cơ sở giáo dục,
cá nhân có liên quan... để giảm bớt các thủ tục phiền hà
cho các đối tượng tham gia vào hoạt động giáo dục đại
học./.

You might also like