Quiz For y Mô Phôi

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y QUIZ FOR Y - ĐỀ THI THỬ

Môn thi: MODULE 2.1: Từ tế bào đến cơ quan


(Mô phôi).

Thời gian làm bài: 35 phút.

Số lượng câu hỏi: 48 câu (28 câu Phôi thai học


+ 20 câu Mô học)

BẢN QUYỀN ĐỀ THI THUỘC VỀ


CLB HỌC THUẬT FORUM KHOA Y – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

PHÔI THAI HỌC


Câu 1: Vị trí số (2) trong hình là

A. Khoang màng ngoài tim


B. Ống ruột
C. Màng nhớp
D. Màng hầu

Câu 2: Khi dây sống được hình thành xong sẽ dẫn tới
A. Kích thích phần ngoại bì phía trên dày lên thành tấm thần kinh
B. Xảy ra sự hoà nhập và tiêu biến của ống nguyên sống vào nội bì
C. Rút ngắn đường nguyên thủy về phía đuôi
D. Tách ống thần kinh ra khỏi ngoại bì ở bề mặt và nằm hẳn trong trung bì
Câu 3: Vị trí mũi tên chỉ tới là

A. Trung bì
B. Dây sống
C. Ống thần kinh
D. Ống ruột

Câu 4: Đốt thận được tạo nên bởi


A. Trung bì cận trục
B. Trung bì trung gian
C. Trung bì tấm bên
D. Trung bì lá tạng

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng với phôi ở tuần thứ tư?
A. Lỗ thần kinh trước và sau đều đóng
B. Mầm tim xuất hiện ở mặt lưng phôi
C. Hình thành cung hàm dưới
D. Nụ chi dưới bắt đầu xuất hiện

Câu 6: Vị trí mũi tên hướng tới trong hình là?

A. Ổ nhớp
B. Ống ruột
C. Ống noãn hoàng
D. Ống màng tim – phúc mạc
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng với phôi ở tuần thứ ba?
A. Phôi dính vào túi ối
B. Túi noãn hoàng nguyên thủy giảm kích thước
C. Hình thành khoang và trung bì ngoài phôi
D. Phôi dính vào khoang ngoài phôi bởi cuống phôi

Câu 8: Khi phôi bước sang tuần thứ 4, những hiện tượng sau đây xảy ra, TRỪ MỘT
A. Đĩa phôi tăng trưởng
B. Túi ối tăng trưởng nhanh
C. Túi noãn hoàng phát triển to thêm
D. Các túi não phát triển mạnh ở vùng đầu phôi

Câu 9: Hình ảnh sau là của phôi ở giai đoạn nào?

A. Tuần thứ 3
B. Tuần thứ 4
C. Tuần thứ 5
D. Tuần thứ 6

Câu 10: Quá trình nào sau đây diễn ra ở phôi trong tháng thứ 2?
A. Hình thành thêm cặp cung hầu thứ 4
B. Các cấu trúc mầm của nhiều cơ quan hình thành
C. Mầm tim xuất hiện ở mặt bụng của phôi
D. Các nụ mặt của phôi tăng trưởng vượt trội

Câu 11: Ruột nguyên thủy được tạo nên khi


A. Nội bì khép lại
B. Trung bì khép lại
C. Cuống phôi bị đưa về túi noãn hoàng
D. Cuống phôi sát nhập vào trung bì noãn hoàng

Câu 12: Chọn ý SAI về tế bào gốc:


A. Tế bào gốc đa năng có khả năng biệt hóa thành mọi loại tế bào
B. Tế bào gốc vạn năng không hình thành được 1 cá thể như tế bào gốc toàn năng.
C. Tế bào gốc có khả năng tìm về đúng ổ tế bào gốc nên có thể truyền theo đường
tuần hoàn
D. Ưu điểm của y học tái tạo là nhiều loại tế bào gốc có thể tránh các đáp ứng miễn
dịch
Câu 13: Năm 1996, các nhà nghiên cứu động vật đã thực hiện nhân bản vô tính thành
công, tạo ra con cừu Dolly giống hết cừu mẹ. Con cừu trên được thực hiện như thế nào?
A. Noãn đã loại bỏ nhân của cừu hiến + Nhân tế bào sinh dưỡng của cừu mẹ
B. Noãn đã loại bỏ nhân của cừu mẹ + Nhân tế bào sinh dưỡng của cừu hiến
C. Noãn đã loại bỏ nhân của cừu hiến + Nhân tế bào sinh dục của cừu mẹ
D. Noãn đã loại bỏ nhân của cừu mẹ + Nhân tế bào sinh dục của cừu hiến

Câu 14: Ý nghĩa của phản ứng hạt vỏ trong sự thụ tinh?
A. Tinh trùng dễ dàng di chuyển vào bào tương của noãn
B. Ngăn cản sự thụ tinh đa tinh trùng
C. Kích thích sự phân chia của hợp tử
D. Làm tiêu biến màng của tế bào tinh trùng và màng tế bào noãn hòa vào nhau

Câu 15: Phôi sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển đến nội mạc tử cung và xâm nhập vào
trong để làm tổ. Thời điểm phôi vừa vùi hoàn toàn trong nội mạc tử cung là:
A. Ngày thứ 6
B. Ngày thứ 9
C. Ngày thứ 10
D. Ngày thứ 11

Câu 16: Sự kiện khởi đầu tuần hoàn tử cung - nhau là:
A. Lá nuôi tế bào bị enzyme tiêu hủy
B. Hình thành màng Hauzer
C. Hình thành trung bì phôi
D. Sự biệt hóa nguyên bào nuôi

Câu 17: Xét nghiệm HCG là mọ t loạ i xé t nghiẹ m phỏ bié n nhá t thường được dù ng đẻ xá c
định người phụ nữ có thai hay không dựa trên nò ng đọ beta HCG (beta Human Chorionic
Gonadotropin) có trong má u và nước tiẻ u. HCG do thành phần nào của phôi tiết ra?
A. Màng trong suốt
B. Niêm mạc tử cung
C. Lá nuôi hợp bào
D. Lá nuôi tế bào

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự sinh noãn?
A. Noãn được hình thành từ các nang trứng
B. Số lượng noãn bào I giảm dần từ lúc sinh ra cho đến tuổi dậy thì
C. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, quá trình thoái triển hoàng thể sẽ gây ra
hiện tượng hành kinh.
D. Mỗi tháng, 2 buồng trứng sẽ có 2 noãn được phóng ra, từ tuổi dậy thì cho đến
thời kì mãn kinh

Câu 19: Một người đàn ông 28 tuổi bị nhiễm cảm cúm và sốt cao liên tục trong vòng 4
ngày. Do quá trình sinh tinh trùng chỉ được thực hiện ở nhiệt độ thấp (khoảng 25 độ C),
sau khi hết bệnh anh ta không còn tinh trùng sống sót trong tinh hoàn. Khoảng thời gian
trung bình để anh ta có lại tinh trùng mới, còn sống và chuyển động được ở mào tinh là
bao nhiêu?
A. Khoảng 3 tuần
B. Khoảng 2 tuần
C. Khoảng 2 tháng
D. Khoảng 3 tháng

Câu 20: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và
trứng kết hợp với nhau trong môi trường phòng thí nghiệm, hỗ trợ hỗ trợ sinh sản cho
các cặp vợ chồng hiếm muộn. Để đánh giá và sàng lọc các bất thường về di truyền của
phôi được nuôi trước khi chuyển vào tử cung người mẹ, người ta thường lấy mẫu của
cấu trúc nào ở phôi nang để xét nghiệm di truyền?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 21: Trong các trường hợp mang thai ngoài tử cung, phôi làm tổ ở đâu là phổ biến
nhất?
A. Vòi trứng
B. Buồng trứng
C. Mạc treo ruột non
D. Mô kẽ

Câu 22: Phôi 2 lá được đặc trưng bởi:


A. Ngoại bì và nội bì
B. Thượng bì và hạ bì
C. Thượng bì và trung bì
D. Ngoại bì và trung bì

Câu 23: Vai trò của enzyme hyaluronidase trong sự thụ tinh?
A. Tiêu hủy màng trong suốt
B. Tiêu biến màng tế bào tinh trùng và màng tế bào noãn hòa vào nhau
C. Làm cho màng trong suốt trở nên trơ, bền vững
D. Phân hủy liên kết giữa các tế bào nang

Câu 24: Túi hoàng noãn nguyên phát được cấu thành từ?
A. Thượng bì phôi + Màng Hauzer
B. Thượng bì phôi + Hạ bì phôi
C. Hạ bì phôi + Màng Hauzer
D. Lớp tơ huyết
Câu 25: Giai đoạn nào dễ gây dị tật nhất trong thời kì mang thai
A. Tuần đầu tiên.
B. Tuần 3 đến tuần 8.
C. Tuần 9 đến tuần 38.
D. Bất kì thời gian nào nếu có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.
Câu 26: Trong trường hợp thiếu ối kéo dài có thể làm lồng ngực bị chèn ép gây thiểu sản
phổi. Đây là kiểu dị dạng gì?
A. Kiểu phá hủy.
B. Kiểu biến dạng.
C. Kiểu hội chứng.
D. Kiểu kết hợp.
Câu 27: Hiện tượng đáp ứng “ TẤT CẢ HOẶC KHÔNG” xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?
A. Tuần đầu tiên.
B. Tuần thứ 9 – 38.
C. Tuần thứ 3 – 8.
D. Không có giai đoạn này.
Câu 28: Biện pháp nào sau đây có thể giúp phòng ngừa sinh bé mắc hội chứng Down?
A. Sàng lọc trước sinh.
B. Sàng lọc và chẩn đoán tiền làm tổ
C. Bổ sung dưỡng chất.
D. Tránh tác nhân có hại.
ĐÁP ÁN PHÔI THAI HỌC
Câu 1: Đáp án: A
Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 2: Đáp án: A


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 3: Đáp án: B


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 4: Đáp án: B


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 5: Đáp án: B


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 6: Đáp án: C


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 7: Đáp án: A


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 8: Đáp án: C


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 9: Đáp án: C


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 10: Đáp án: D


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 11: Đáp án: A


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 12: Đáp án: A


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh
Câu 13: Đáp án: A
Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 14: Đáp án: B


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, Bộ môn Mô phôi - Di truyền
học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Câu 15: Đáp án: B


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 16: Đáp án: A


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 17: Đáp án: C


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 18: Đáp án: D


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 19: Đáp án: C


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 20: Đáp án: C


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 21: Đáp án: A


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 22: Đáp án: B


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 23: Đáp án: D


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 24: Đáp án: C


Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh
Câu 25: Đáp án: B
Giải thích: Giai đoạn nhạy cảm nhất (tuần thứ 3 đến thứ 8, giai đoạn phôi) là thời gian
phôi nhạy cảm nhất đối với yếu tố gây dị dạng bởi vì trong thời gian này sự tạo cơ quan
đang xảy ra.
Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 26: Đáp án: B


Giải thích: Kiểu biến dạng là sự biến dạng có liên quan đến cơ chế lực ép lên phần mềm
của thai trong khoảng thời gian dài như trong trường hợp thiểu ối kéo dài.
Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 27: Đáp án: A


Giải thích: Ở giai đoạn đề kháng (tuần đầu tiên) sản phẩm thụ thai có hiện tượng đáp
ứng “tất cả hoặc không” hợp tử sẽ chết vì yếu tố dị dạng hoặc sống sót không bị ảnh
hưởng.
Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh

Câu 28: Đáp án: A


Giải thích: Hội chứng Down xảy ra do thai nhi có thêm một nhiễm sắc thể 21. Các xét
nghiệm sàng lọc trước sinh hoạt động bằng cách đánh giá các yếu tố liên quan đến sự
hiện diện của nhiễm sắc thể thừa này
Nguồn: PGS - TS Trần Công Toại, Giáo trình Phôi thai học, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh
MÔ HỌC
Câu 1: Thứ tự các lớp cấu tạo từ ngoài vào trong của biểu bì da
A. Bóng – sừng – hạt – gai – đáy.
B. Bóng – sừng – gai – hạt – đáy.
C. Sừng – bóng – hạt – gai – đáy.
D. Sừng – bóng – gai – hạt – đáy.
Câu 2: Biểu mô lát tầng không sừng hoá khác với biểu mô lát tầng sừng hoá ở chỗ:
A. Không phân cực.
B. B, Không có mạch máu.
C. Có nhiều thể liên kết.
D. Các tế bào bề mặt vẫn còn nhân.
Câu 3: Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển không có đặc điểm nào sau đây
A. Nhân tế bào nằm ở độ cao khác nhau.
B. Gặp ở xoang mũi, hầu, khí quản, phế quản.
C. Các tế bào có cực đáy không nằm chung trên một màng đáy.
D. Thực chất là một biểu mô phủ đơn tầng.
Câu 4: Biểu mô chuyển tiếp thuộc loại
A. Biểu mô đơn.
B. Biểu mô tầng.
C. Biểu mô tuyến nội tiết.
D. Biểu mô tuyến ngoại tiết.
Câu 5: Loại tế bào chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì sự đổi mới liên tục cho chất
nền ngoại bào là:
A. Nguyên bào sợi.
B. Tế bào nội mô.
C. Tế bào trung mô.
D. Tế bào lympho.
Câu 6: Mô liên kết chính thức, mô sụn, mô xương khác nhau về các đặc điểm sau, ngoại
trừ:
A. Nguồn gốc.
B. Thành phần tế bào.
C. Chức năng cơ học.
D. Thành phần sợi liên kết.
Câu 7. Tế bào còn có tên là tế bào gốc đa năng trong giai đoạn phát triển phôi:
A. Tế bào sợi
B. Tế bào trung mô.
C. Nguyên bào sợi.
D. Đại thực bào.
Câu 8. Chức năng chính của chất căn bản trong mô liên kết là gì?
A. Cung cấp hỗ trợ và liên kết các thành phần của mô liên kết
B. Lưu trữ năng lượng dưới dạng chất béo
C. Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến tất cả các tế bào trong cơ thể
D. Bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh
Câu 9: Trong cơ thể của một người bình thường, dòng hồng cầu nào sau đây là dòng
hồng cầu đã mất nhân:
A. Nguyên hồng cầu đa sắc
B. Hồng cầu lưới
C. Nguyên hồng cầu ưa kiềm
D. Nguyên hồng cầu ưa acid
Câu 10: Dòng bạch cầu không có loại tế bào này:
A. Bạch cầu hạt trung tính.
B. Bạch cầu hạt ưa base.
C. Tuơng bào.
D. Lympho bào và mono bào

Câu 11: Mô máu có các dòng tế bào sau:


A. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
B. Bạch cầu hạt, bạch cầu không hạt và hồng cầu.
C. Tiểu cầu, bạch cầu đa nhân và đơn nhân.
D. Hồng cầu lưới, Hồng cầu và bạch cầu.

Câu 12: Bạch cầu hạt khác bạch cầu không hạt ở điểm:
A. Có nhiều nhân.
B. Có nhân chia thuỳ.
C. Có hạt azur trong bào tương.
D. Có nhân chia thuỳ và có hạt azur

Câu 13: Khi cơ vân co thì:


A. Đĩa A ngắn lại
B. Đĩa I ngắn lại
C. Khoảng H không thay đổi
D. Cả đĩa A và I đều ngắn lại.
Câu 14: Thứ tự cấu tạo từ lớn đến nhỏ của cơ vân:
A. Bắp cơ, bó cơ, sợi cơ, vi sợi cơ, siêu sợi cơ
B. Bắp cơ, sợi cơ, vi sợi cơ, bó cơ, siêu sợi cơ
C. Bắp cơ, bó cơ, sợi cơ, siêu sợi cơ, vi sợi cơ
D. Bắp cơ, bó cơ, siêu sợi cơ, vi sợi cơ, sợi cơ
Câu 15: Cấu trúc được đánh số 1 chỉ cấu trúc nào?

A. Cơ trơn cắt ngang


B. Cơ vân cắt ngang
C. Cơ trơn cắt dọc
D. Cơ vân cắt dọc
Câu 16: Vạch bậc thang:
A. Thuộc hệ thống nút
B. Có ở thể liên kết và liên kết khe
C. Là thành phần quyết định co cơ
D. Thành phần dẫn truyền xung điều hòa nhịp tim
Câu 17: Thể Nissl có bản chất cấu tạo là:
A. Nhân con
B. Lưới nội bào hạt
C. Bộ Golgi
D. Ty thể
Câu 18: Sợi nhánh noron có chức năng:
A. Dẫn xung thần kinh về thân nơron
B. Dẫn xung thần kinh đi khỏi noron
C. Thường tạo nên phần tiền synap
D. Dinh dưỡng noron
Câu 19: Tế bào thần kinh đệm có thể tạo thành bao myelin cho sợi thân kinh là:
A. Schwann
B. Vi bào đệm
C. Tế bào ít nhánh
D. Tế bào ít nhánh và Schwann

Câu 20: Tế bào thần kinh đệm có chức năng dinh dưỡng cho neuron là:
A. Tế bào thần kinh đệm hình sao.
B. Tế bào thần kinh đệm ít chia nhánh.
C. Tế bào thần kinh đệm nhỏ.
D. Tế bào thần kinh đệm lớn
ĐÁP ÁN MÔ HỌC
Câu 1: Đáp án: C
Giải thích: Biểu mô lát tầng sừng hoá, chỉ gặp ở da, gồm năm lớp, từ cực đỉnh xuống cực
đáy:
Lớp sừng – lớp bóng – lớp hạt – lớp gai – lớp đáy.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020..

Câu 2: Đáp án: D


Giải thích: Điểm khác biệt giữa biểu mô lát tầng không sừng hoá với biểu mô lát tầng
sừng hoá ở chỗ các tế bào bề mặt của biểu mô lát tầng không sừng hoá vẫn còn nhân và
không hoá sừng.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 3: Đáp án: C


Giải thích: Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển có nhân tế bào nằm ở độ cao khác nhau
nhưng cực đáy nằm chung trên một màng đáy.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 4: Đáp án: B


Giải thích: Biểu mô chuyển tiếp tạo bởi lớp đáy gồm tế bào hình khối vuông nằm tựa
trên một màng đáy, một hoặc hai lớp trung gian gồm các tế bào hình vợt có trục dọc
vuông góc với bề mặt biểu mô, một lớp bề mặt gồm các tế bào rất lớn, có cực đáy bị ấn
lõm bởi các tế bào bên dưới.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 5: Đáp án: A


Giải thích: Nguyên bào sợi đảm bảo sự đổi mới liên tục cho chất nền ngoại bào.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.
Câu 6: Đáp án: A
Giải thích:
Mô liên kết gồm hai nhóm:
(1) Mô liên kết chính thức.
(2) Mô liên kết chuyên biệt: bao gồm mô lưới, mô mỡ, mô sụn và mô xương
Cả hai nhóm trên đều có nguồn gốc từ trung bì phôi, trừ một số ở vùng đầu có thể bắt
nguồn từ ngoại bì mào thần kinh → A đúng.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 7: Đáp án: B


Giải thích: Tế bào trung mô có thể biệt hoá thành nguyên bào sợi hoặc các loại tế bào
khác dưới tác động của các chất cảm ứng đặc hiệu → Tế bào trung mô còn được gọi là tế
bào gốc đa năng trong thời kì phát triển phôi.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 8: Đáp án: A


Giải thích: Chất căn bản là một gel rất ưa nước, đảm bảo tính căng phồng của mô liên kết
cũng như sự liên kết giữa các thành phần tế bào và sợi.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 9: Đáp án: B


Giải thích: Những hiện tượng chính xảy ra trong quá trình tạo hồng cầu là: phân chia ở
những giai đoạn đầu, tạo hemoglobin, kích thước tế bào nhỏ dần, bào tương chuyển từ
ưa baz sang ưa acid, nhân tế bào teo và bị tống ra ngoài. Dòng hồng cầu gồm các giai
đoạn: tiền nguyên hồng cầu, nguyên hồng cầu ưa baz, nguyên hồng cầu nhiều màu (đa
sắc), nguyên hồng ưa acid (ái toan), hồng cầu lưới và hồng cầu
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 10: Đáp án: C


Giải thích: Bạch cầu chia thành bạch cầu hạt (ưa acid, ưa baz, trung tính) và bạch cầu
không hạt (lympho bào và mono bào)
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 11: Đáp án: A


Giải thích: Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 12: Đáp án: D


Giải thích: Bạch cầu hạt có nhiều hạt azur trong bào tương, tùy theo sự nhuộm màu các
hạt mà chia thành các loại hạt ưa acid, ưa baz hay trung tính. Ngoài ra, nhân của bạch
cầu hạt thường chia thùy (bạch cầu ưa baz nhân ít phân thùy hơn). Nhân của bạch cầu
không hạt không chia thùy.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 13: Đáp án: B

Giải thích: Khi co cơ, sợi myosin trượt lên sợi actin, vùng H và vùng I bị ngắn lại, trong
khi đó, vùng A không thay đổi độ dài.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.
Câu 14: Đáp án: A
Bắp cơ > bó cơ > sợi cơ > vi sợi cơ > siêu sợi cơ. Đây là cấu trúc của cơ vân.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 15: Đáp án: B


Nguồn: Bộ môn Mô phôi – Giải phẫu bệnh. Atlas thực tập Mô học.
Câu 16: Đáp án: B
Chỗ kết nối giữa các tế bào cơ tim gần nhau được gọi là đĩa nối hay vạch bậc thang.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 17: Đáp án: B


Trong bào tương thân tế bào nơ ron có nhiều cấu trúc ưa baz, là các thể Nissl, là một
chồng các túi lưới nội bào hạt xếp song song.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 18: Đáp án: A


Ở sợi nhánh, sự dẫn truyền đi theo chiều hướng tâm từ phần đầu sợi nhánh đến thân nơ
ron.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 19: Đáp án: D


Tế bào ít nhánh tạo ra bao myelin cho các nhánh nơ ron của hệ thần kinh trung ương, tế
bào Schwann tạo bao myelin cho các sợi trục nơ ron trong hệ thần kinh ngoại vi.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

Câu 20: Đáp án: A


Phức hợp tế bào sao – nơ ron – mao mạch tạo nên cơ sở hình thái của hàng rào máu -
não. Tế bào sao nằm giữa mạch máu và nơ ron, tham dự vào sự trao đổi chất giữa các nơ
ron và mạch máu.
Nguồn: PGS. TS. Trần Công Toại. Mô Học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2020.

You might also like