Giao An So 4-8 - Cac Phuong Phap NCKH

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 120

Bài Giảng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
(Dành cho Sinh viên chính quy - trường ĐH SPHN)

Giảng Viên: TS. Nguyễn Mạnh Tuân


Chương I
CÁC KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
1.1 Về Khoa Học
1.1.1 Khái Niệm
KH là hệ thống các tri thức về các quy luật khách quan
của tự nhiên, xã hội và tư duy được tích lũy trong quá
trình phát triển của lịch sử loài người nhằm phát hiện, giải
thích những quy luật khách quan của các hiện tượng.
Những tri thức vạch ra bản chất, mối liên hệ lẫn nhau
và nguyên nhân xuất hiện các hiện tượng, có khả năng dự
báo sự phát triển của chúng trong tương lai mới là KH
1.1.2 MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG
Mục đích, chức năng quan trọng và cơ bản của
KH là:
• Nhận thức thế giới khách quan
• Trực tiếp giải thích các khía cạnh hiện thực
của tất cả các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và
tư duy, đồng thời tác động lên chúng để mang lại
những kết quả hữu ích cho xã hội.
Áp dụng khoa học vào trong các hoạt động TDTT
sẽ góp phần:
• Tăng cường sức khỏe và thể lực cho người tập.
• Nâng cao thành tích thể thao cho VĐV.
• Tối ưu hóa quá trình quản lý.
• Nâng cao chất lượng độ bền và vẻ đẹp cho các
công trình xây dựng và hàng hóa thể thao.
• TTGT, TT điện tử, truyền thông thể thao.
1.1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
1) Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại
đã bước sang giai đoạn mới và phát triển như vũ bão.
2) Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp là cơ sở của sự tiến bộ kĩ thuật và là một lĩnh vực
có hiệu quả nhất, đảm bảo cho hiệu quả quản lý kinh
tế cao nhất nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học.
3) Nhiều ngành sản xuất mới và quy trình công
nghệ mới trước hết là bắt nguồn từ các cơ sở khoa
học (nguyên liệu mới, năng lượng mới, CNTT,
CN Sinh học, ...)
4) Rút ngắn thời gian từ khâu nghiên cứu tới
khâu ứng dụng các thành tựu khoa học và sản
xuất.
5) Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ của các nhà
khoa học với các kỹ sư, công nhân và viên chức
nhà nước, nông dân, các nhà hoạt động xã hội,
nhà quản lý, các doanh nghiệp v..v...
6) Trình độ tay nghề và tri thức khoa học của
công dân, cán bộ kỹ thuật, trình độ dân trí được
nâng lên tạo điều kiện để ứng dụng có hiệu quả
các tri thức khoa học vào thực tiễn và đời sống.
7) Khoa học - công nghệ cùng với GD - ĐT đã
được Đảng và nhà nước xem là quốc sách hàng
đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là nhân
tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng
cố quốc phòng an ninh, là điều kiện cần thiết để
giữ vững độc lập và xây dựng thành công CNXH.
Đối với ngành TDTT, KHCN mới phát triển so
với nhiều ngành KH khác.
*Nghiên cứu khoa học: một hình thức phát
hiện và phát triển khoa học. Nó nghiên cứu:
• Các hiện tượng và các quá trình.
• Phân tích ảnh hưởng các nhân tố khác nhau.
• Mối quan hệ giữa các hiện tượng và các quá
trình đi đến quyết định có đủ sức thuyết phục.
1.2 Nghiên cứu khoa học là gì:
1.2.1 Khái niệm:
 Nghiên cứu là công việc tìm kiếm một cách có hệ thống các
kiến thức mới, dựa trên sự tò mò và nhu cầu của người nghiên
cứu.
 Đặc điểm của nghiên cứu là tìm ra kiến thức mới. Có 2 nhóm
phương pháp: là xem xét các tài liệu, kiến thức sẵn có để tìm
ra các kiến thức mới (scholarship) hay dựa vào thực tế khách
quan để phát hiện các kiến thức và hiểu biết mới (scientific
research). Phương pháp dựa vào thực tế khách quan để tìm
tòi các kiến thức mới được gọi là NCKH.
 NCKH là việc thu thập, phân tích và lí giải số
liệu để giải quyết một vấn đề hay trả lời một câu
hỏi (Theo Varkevisser và cộng sự, 1991) bao gồm
các bước:
 1. Thu thập số liệu
 2. Phân tích số liệu
 3. Trình bày các thông tin này trong phần kết
quả và trong phần bàn luận
 4. Kiến nghị, lí giải các thông tin đó đề trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu hay đề xuất
• Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các
khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri
thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới.
• Chủ thể của NCKH là các nhà khoa học với
những phẩm chất trí tuệ và tài năng đặc biệt, được
đào tạo chu đáo. Sự sáng tạo khoa học bao giờ
cũng được bắt đầu từ một ý tưởng của cá nhân và
sau đó được sự hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu của
một tập thể, theo ý tưởng định hướng nghiên cứu
của người đề xuất.
1.2.2 Mục đích của NCKH là tìm tòi, khám phá
bản chất và các quy luật vận động của thế giới,
tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng chúng vào
sản xuất vật chất hay tạo ra những giá trị tinh
thần, để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con
người. NCKH không chỉ là nhận thức thế giới
mà còn cải tạo thế giới, khoa học đính thực luôn
vì cuộc sống của con người
1.2.3 Nội dung nghiên cứu khoa học:
• Các hiện tượng và các quá trình.
• Phân tích ảnh hưởng các nhân tố khác nhau.
• Mối quan hệ giữa các hiện tượng và các quá
trình đi đến quyết định có đủ sức thuyết phục.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PP NCKH có 3 đặc trưng quan trọng:
Một là: Phương pháp luôn gắn với những tư
tưởng cơ bản, có nguyên tắc, định hướng chỉ đạo
hoạt động, đó chính là các quan điểm tiếp cận
đối tượng, là thế giới quan của nhà nghiên cứu.
Hai là: Phương pháp là một hệ thống các
phương thức hoạt động, bao gồm các thao tác
hoạt động có tính kỹ thuật. Đó là các phương
pháp cụ thể.
Ba là: Phương pháp là hệ thống các quy trình
hoạt động, là trình tự các bước đi, bao gồm logic
tiến trình và logic nội dung của hoạt động.
Phương pháp có tính quy trình.
Phương pháp luận là hệ thống các quan điểm,
nguyên tắc chỉ đạo chủ thể xác định con đường và
phạm vi nghiên cứu. Phương pháp là cách thức,
hoạt động cụ thể của chủ thể.
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là sự
vận dụng các quan điểm triết học (như thế giới
quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.
Phương pháp là cách nghiên cứu dưới góc độ
lý thuyết hoặc thực nghiệm các hiện tượng hay
quá trình nào đấy. Phương pháp là công cụ để giải
quyết nhiệm vụ chủ yếu của khoa học.
Phương pháp nghiên cứu gồm có phương pháp
nghiên cứu chung và phương pháp nghiên cứu
chuyên biệt.
Hệ phương pháp:
Là tổng hợp các phương pháp, biện pháp,
phương thức, trình tự và các phương án được
chấp nhận khi tiến hành nghiên cứu khoa học.
Hệ phương pháp gồm có:
• Hệ phương pháp chung: Là những nguyên lý
của phép duy vật biện chứng, học thuyết Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Hệ phương pháp chuyên biệt: là dựa trên các
quy luật của các khoa học cụ thể, đặc điểm
nhận thức các hiện tượng cụ thể. (trong NCKH
TDTT..sẽ trình bày cụ thể ở các phần sau)
1.4 ĐẶC ĐIỂM NCKH TRONG TDTT
Đối tượng của TDTT là hoạt động sống của
con người. Do đó, NCKH trong TDTT có những
đặc điểm sau đây:
▪ Nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục bởi vì nó
chịu sự chi phối của các quy luật giáo dục.
▪ Nghiên cứu về con người dưới sự tác động của
các quy luật sinh học và các quy luật xã hội -
nhân văn, đặc biệt là các quy luật về giáo dục.
• TDTT là lĩnh vực hoạt động rất đa dạng cần
phải vận dụng kiến thức và thành tựu của nhiều
lĩnh vực khoa học khác và nhiều bộ môn khoa học
khác: triết học, kinh tế học, vật lý học, y sinh học,
tâm lý học, quản lí học, các môn lý luận TDTT
chuyên ngành TDTT. Toán học, tin học...
• Giải quyết những yêu cầu thực tiễn cuộc
sống trong TDTT và đang trở thành một yếu tố
không thể tách rời trong việc phát triển phong
trào TDTT, nâng cao thể chất cho mọi người và
nâng cao thành tích thể thao.
• Đã có thành tích bước đầu. Nhiều lĩnh vực
cần được quan tâm nghiên cứu, đội ngũ những
người làm công tác nghiên cứu còn ít, (GDTC,
HLTT, Y sinh, Quản lý TT, Tâm lý TT, Kinh tế TT,
CNTT trong TT).
1.5 CÁC LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG
TDTT
1.5.1 Theo mối quan hệ giữa công tác nghiên
cứu khoa học với thực tiễn phong trào TDTT:
• TDTT cho mọi người.
• Đào tạo vận động viên.
• Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và đào tạo
cán bộ.
• Kết cấu hạ tầng, thiết bị, dụng cụ TDTT và kinh tế
thể thao.
• Y sinh học TT, tâm lý học TT, CNTT trong TT.
1.5.2 Theo tầm quan trọng của công tác
nghiên cứu khoa học đối với nền kinh tế quốc
dân hoặc văn hóa xã hội:
• Cấp nhà nước.
• Cấp Bộ, Ngành.
• Cấp Tỉnh, Thành.
• Cấp Trường, Viện và trung tâm khoa học (đề
tài cấp cơ sở).
1.5.3 Theo nguồn kinh phí:
• Từ nguồn kinh phí nhà nước.
• Từ nguồn kinh phí hợp đồng.
• Từ nguồn kinh phí tự có hoặc của cá nhân.
1.5.4 Theo thời gian:
• Dài hạn (thường là một số năm)
• Ngắn hạn (thường là trong vòng một năm).
1.5.5 Theo định hướng nghiên cứu:
• Nghiên cứu cơ bản.
• Nghiên cứu ứng dụng.
• Nghiên cứu triển khai.
• Nghiên cứu dự báo.
Chương II
CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
2.1 .KHÁI NIỆM CHUNG
2.1.1 Khái niệm
• Giai đoạn NC là sự phân chia có tính ước định các công
việc cần được giải quyết theo thời gian của quá trình NC
một đề tài khoa học.
• Thông thường có được phân chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị.
Giai đoạn cơ bản.
Giai đoạn hoàn thiện đề tài.
• Các giai đoạn NC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.1.2 Các giai đoạn:
2.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu:
• Phân tích lý luận và thực tiễn, lựa chọn hướng
và đề tài NC.
• Xác định nhiệm vụ và phương pháp NC.
• Xác lập giả thuyết khoa học và xây dựng đề
cương NC.
• Bảo vệ đề cương NC.
2.1.2.2 Giai đoạn nghiên cứu cơ bản:
• Chọn đối tượng, khách thể NC.
• NC về phương pháp.
• Đào tạo cộng tác viên.
• Chuẩn bị văn bản, tài liệu.
• Tổ chức điều kiện NC.
• Thu thập thông tin và xử lý thông tin.
2.1.2.3 Giai đoạn hoàn thiện nghiên cứu:
Nhằm giải quyết những công việc như:
• Viết và trình bày luận văn khoa học, công trình
khoa học, bản tóm tắt.
• Chuẩn bị và bảo vệ luận văn, công trình khoa
học.
• Áp dụng kết quả NC vào thực tiễn.
2.2 CÁC GIAI ĐOẠN TRONG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
2.2.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị NC đề tài KH.
2.2.1.1 Chọn đề tài:
Chọn đề tài và xác định nhiệm vụ cụ thể của đề tài
là những nhân tố thành công cơ bản của đề tài NCKH.
Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới công việc của
mình. Tìm hiểu những vấn đề cấp bách cần giải quyết
trong thực tế. Từ đó gợi mở những vấn đề NC.
Khi suy nghĩ về hướng và đề tài NC, người NC
phải chú ý tới tính cấp thiết của đề tài (sự cần
thiết phải NC ngay), hoặc làm sáng tỏ những vấn
đề mà các kết quả NC trước đây chưa nêu rõ,
hoặc phủ định một kết quả đã công bố.
Hướng NC phải nằm trong phương hướng
chung của ngành hoặc các môn khoa học đó.
* Khi chọn đề tài NC khoa học cần chú ý các vấn đề sau:
1. Đề tài phải ngay trong hoạt động thực tiễn của mình
2. Đề tài phải cần thiết với giáo dục TDTT hôm nay và
ngày mai. Đề tài phải nảy sinh từ nhu cầu của xã hội, nằm
trong hướng NC của các nhà khoa học tập trung trong thời
gian đó.
3. Đề tài phải do người NC tự chọn theo sự ham thích,
thường xuyên suy nghĩ tới và có nhiều tích lũy về vấn đề đó.
4. Đề tài cần có giới hạn thật cụ thể .
5. Vừa sức với khả năng và trình độ hiểu biết của người NC
và khả năng vật chất cho phép. Tính khả thi.
6. Phải kham khảo ý kiến của thầy cô giáo (người lãnh đạo,
người hướng dẫn).
2.2.1.2 Đặt tên cho đề tài nghiên cứu:
Tên đề tài là tấm danh thiếp của công tác NC,
cần phù hợp với nội dung NC. Tên đề tài phải gọn
gàng, chính xác, phản ảnh rõ nét tư tưởng của
người NC.
Tên của đề tài được đặt theo quy tắc nhất định, có
cấu trúc gồm 3 phần:
• Phần 1: thường dùng các từ NC, NC thực nghiệm,
NC thực dụng, NC bước đầu, phân tích, ứng dụng,
khảo sát.
• Phần 2: Nêu lên việc làm chính, mục tiêu chính cần
đạt tới của vấn đề NC như: môn học, ngành học; hoặc
các phần nhỏ như kỹ thuật, thể lực, chiến thuật; hay
chi tiết hơn: loại hình bài tập, động lực, tỉnh lực.
Phần 3: Là các từ để thu hẹp đề tài lại, giới hạn nhất
định trong phạm vi môn học, lứa tuổi, giới tính, thời
gian, địa điểm, trình độ...
Các bước lựa chọn đề tài
Thu thâp tư liệu, Phân tích lý luận và Ghi chép nhật ký
thông tin tham khảo thực tiễn nghiên cứu

Lựa chọn hướng và đề tài nghiên cứu

Xác đinh mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu

Dự kiến phương pháp nghiên cứu

Lập giả thuyết khoa học

Lập kế hoạch và tổ chức nghiên cứu

VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


2.2.1.3 Xác định nhiệm vụ nghiên cứu.
Khi có đề tài, việc làm tiếp theo là xác định
nhiệm vụ NC, tức là đặt ra một số nhiệm vụ phải
giải quyết. Để khi các nhiệm vụ đó được giải
quyết thì cũng đạt tới mục tiêu của đề tài.
Vì vậy các nhiệm vụ NC đặt ra phải liên
quan chặt chẽ với tên đề tài, mục đích của đề
tài (luận án tiến sĩ: nhiệm vụ NC được gọi là
mục tiêu NC). Mỗi nhiệm vụ NC phải ngắn
gọn và chính xác.
2.2.1.4 Đề cương nghiên cứu (những gợi ý chính. Mẫu
chính thức của đề cương do khoa SĐH quy định) (lưu ý
lấy VD Đề cương NC: Bài tập phát triển tố chất thể lực,
tuyển chọn, đưa 1 môn TT vào trường học, QLTT,
KTTT, v..vv.)
- Họ và tên: (người thực hiện)
- Họ và tên: (người hướng dẫn)
- Tên đề tài nghiên cứu:…………………………
1/ Đặt vấn đề: nêu ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài,
phạm vi và triển vọng của hướng NC (những kết quả NC
đã qua, những vấn đề tồn tại...). Trong phần đặt vấn đề
cần nêu lên tính cấp bách của vấn đề NC. Phần này nói
lên trình độ của người NC.
2/ Mục đích nghiên cứu
3/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
1..............................................................................
2..............................................................................
3..............................................................................
4/ Phương pháp nghiên cứu: (tên phương pháp, nội dung
chính, mô tả đơn giản phương pháp) Phương pháp NC
phải đủ để giải quyết các nhiệm vụ NC kết hợp các PP
thường quy, đơn giản với các PP có độ khó cao, cung cấp
những thông tin có độ tin cậy cao.
1..............................................................................
2..............................................................................
3..............................................................................
5/ Tổ chức nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: chính là "Phần 2" và "Phần
3" của tên đề tài NC.
Khách thể nghiên cứu:
Kết quả NC khoa học phần lớn xác định bởi việc
chọn đúng khách thể NC.
Các nguyên tắc lựa chọn khách thể NC:
• Xác định lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực, trình
độ vận động, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Các đề tài
NC về quản lý, người NC thường quan tâm tới vấn đề
nhân khẩu học như: lứa tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, tầng lớp xã hội (điều kiện lao động), thời gian
rãnh rỗi, thời gian phù hợp cho các hoạt động.
• Nếu điều kiện thực hiện và khả năng của cộng tác
viên cho phép thì khách thể NC càng đông càng tốt
(còn tùy thuộc vào đề tài).
• Khách thể NC phải hoàn toàn tự giác, tự nguyện và
có trách nhiệm.
6/ Dự báo kết quả nghiên cứu:
• Phải phù hợp với kết quả các có thể thu được
trong từng nhiệm vụ NC, không nên quá phóng
đại – mỗi nhiệm vụ NC, có 1 dự báo kết quả NC.
• Phải có tính logic chặt chẽ, không để các vấn
đề có mâu thuẫn nhau.
• Nên viết đơn giản, dễ hiểu.
Chú ý: Khi chuẩn bị đề cương (Kế hoạch NC)
• Liệt kê toàn bộ các công việc theo thứ tự, thời gian.
• Ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc từng công việc.
• Từng công việc được tiến hành, tại đâu, ai chủ trì, ai phụ trách
nhóm nào.
• Tên thiết bị, địa điểm đặt các thiết bị hoặc nơi thuê mượn.
• Khi có nhóm NC và nhóm ĐC: phải cân bằng nhau về lứa tuổi,
giới tính, trình độ vận động, chuyên môn và nghề nghiệp... về các
nhân tố được NC. Khi muốn so sánh phải đồng nhất về điều kiện.
• Tập hợp mẫu được chọn phải đại diện cho tập hợp tổng thể.
• Phương pháp chọn ngẫu nhiên.
• Chọn theo vẫn chữ cái (của họ tên).
• Chọn theo bảng số ngẫu nhiên.
2.2.1.5 Bảo vệ đề cương nghiên cứu:
Được tiến hành trước Hội đồng KH của trường, viện...
*Mục đích
• Xác định xem đề tài NC có cần thiết không?
• Người NC đã được chuẩn bị kỹ về mặt lý luận, tổ chức, khả
năng thực hiện NC hay chưa? <Tính khả thi>
• Kết quả NC sẽ đem lại hiệu quả gì về mặt lý luận, thực
tiễn?
• Ai sẽ sử dụng các kết quả NC?
*Để bảo vệ đề cương được tốt, người NC phải:
• Dự kiến các câu hỏi của Hội đồng.
• Chuẩn bị sẵn các số liệu, tài liệu, khái niệm, phương pháp
tổ chức NC (số lượng đối tượng, ở đâu, cộng tác viên là ai?)
2.2.2 Tiến hành nghiên cứu:
Là áp dụng vào thực tiễn các phương pháp NC
do người NC lựa chọn và tổ chức khách thể NC
để thực hiện các phương pháp ấy.
Thực nghiệm là một trong những mặt hoạt
động thực tiễn của con người, thu được những dữ
kiện khoa học bằng cách tạo ra trước những điều
kiện cần thiết theo nhiệm vụ NC.
• Đối tượng của TNSP là các quan điểm sư phạm đang tồn
tại trong thực tiễn, những giả thiết lý luận khác nhau nhằm
hình thành những quy luật GDTC khách quan.
• Các nhân tố dùng để phân tích so sánh trong TNSP cần có
sự phân biệt rõ ràng trong các nhóm TNSP, nhóm ĐC hoặc
giữa các nhóm TNSP với nhau.
• Nội dung, phương pháp TNSP và các PP TN không được
đối lập với những nguyên tắc giảng dạy và giáo dục, không
nguy hại cho sức khoẻ của khách thể NC.
• Thời gian, độ tin cậy, tính khách quan, loại trừ các nhân
tố phụ ảnh hưởng tới kết quả TN.
• Đảm bảo tiến độ, khi cần thiết thì điều chỉnh kế hoạch NC
phù hợp với tình hình thực tế. Cần đảm bảo tổng thời gian
dành cho việc NC.
Chương III
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THƯỜNG
DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
• Quan điểm, đường lối TDTT qua các thời kì khác nhau.
• Vấn đề về GDTC, HLTT, y học TDTT, quản lý TDTT.
• Đọc tài liệu tham khảo, thu thập thông tin, phân tích tài
liệu, các luận cứ khoa học (cơ sở lý luận của đề tài), từ đó
làm rõ hiện trạng của đề tài và định ra hướng NC, nhiệm
vụ NC chính xác hơn.
• Giai đoạn chuẩn bị: luận cứ của đề tài thực trạng, gợi
mở những vấn đề cần NC, xác định hướng và phạm vi
NC.
• Giai đoạn cơ bản: PPNC, tổ chức NC, kết quả NC các
công trình NC có liên quan, thu thập sắp xếp lại nguồn tư
liệu.
• Giai đoạn hoàn thiện: tài liệu để viết kết quả NC.
• Khi đọc tài liệu nên theo thứ tự: Mục lục, NXB, giới
thiệu về tác giả (nếu có), lời giới thiệu, tài liệu kham khảo
của tác giả đã sử dụng, lời chú thích các kí hiệu viết tắt,
nội dung chính hoặc toàn bộ và ghi chép những vấn đề
cần thiết.
Cách ghi chép:
• Làm các phiếu: “Ghi rõ họ tên tác giả, tên tài
liệu, năm xuất bản, NXB, trang... Trích dẫn nội
dung ghi vào phiếu”. [6, tr.25], [12], [15]
• Sắp xếp các phiếu: Theo nội dung, trong nội
dung ghi lại theo vần ABC của tên tác giả, cùng
tác giả ghi theo thứ tự thời gian.

• 1. Đinh Xuân An (2009)


• 2. Đinh Xuân An (2012)
3.2 Phương pháp phỏng vấn (anket) tọa đàm:
• Phỏng vấn bằng phiếu: Đây là PP trắc nghiệm,
thuận tiện cho việc thu thập và phân loại thông
tin.
• Cần xây dựng phiếu phỏng vấn: chọn nội dung
phỏng vấn, hướng dẫn cách trả lời, phương pháp
tổng kết kết quả phỏng vấn. (nêu thí dụ cụ thể về
cấu trúc 1 phiếu phỏng vấn: phần mở đầu, nội
dung, cách trả lời, cách thức gửi lại phiếu phỏng
vấn, lời cám ơn).
Tọa đàm: người hướng dẫn thảo luận phải
chuẩn bị trước các câu hỏi, phải hướng cho mọi
người thảo luận chuyên đề mà mình cần thu
thập thông tin.
3.3 Phương pháp quan sát sư phạm:
• Là phương pháp theo dõi trực tiếp để phân
tích đánh giá một công việc nào đó mà không
có sự can thiệp của người NC.
• Mục đích của việc quan sát sư phạm là thu
thập những thông tin cần thiết về một vấn đề
NC được diễn ra một cách tự nhiên.
Đối tượng quan sát sư phạm: rất phong phú
Các biện pháp quan sát sư phạm:
• Lập sẵn các biểu mẫu.
• Mô tả bằng lời.
• Ghi chép bằng biểu đồ với các dấu quy định,
• Ghi tốc ký.
• Quay phim, chụp ảnh, video.
• Mã hóa đối tượng quan sát.
Bấm giờ và ghi biểu đồ thời gian:
• Xác định thời gian dùng cho thực hiện một hoạt
động nào đó (hoạt động của cầu thủ bóng đá trong thi
đấu...), một loại hình động tác nào đó (thời gian hoàn
thành một bước chạy, một động tác nhào lộn...) và
biểu diễn bằng đồ thị.
• Cần chuẩn bị sẵn các loại văn bản.
• Trong các giờ TDTT, có thể nghiên cứu: Xác định
mật độ buổi tập.
Mật độ chung=%
Mật độ động= %
3.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Mục đích giúp ta tìm hiểu mức độ phát triển
các tố chất thể lực chung và chuyên môn, mức
độ chuẩn bị kỹ-chiến thuật cũng như sự biến đổi
của chúng dưới ảnh hưởng của quá trình giáo dục.
(cho bài tập về nhà: các Test đánh giá thể chất
nhân dân, của BGD&ĐT, thể lực chung-chuyên
môn kỹ chiến thuật môn chính của HV cao học
19).
Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18
tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo
3.5 Phương pháp kiểm tra y học: (phương pháp
nghiên cứu y sinh học)
* Nội dung kiểm tra y học gồm:
• Kiểm tra tình trạng sức khỏe.
• Kiểm tra sự phát triển thể chất.
• Kiểm tra chức năng của các cơ quan.
• Thử nghiệm chức năng với LVĐ định lượng,
LVĐ tối đa
* Các phương pháp nghiên cứu y học:
• Phương pháp thẩm vấn: Tiểu sử chung, tiểu sử
bệnh lý, tiểu sử thể thao.
• Phương pháp quan sát: thể trạng, da niêm mạc, tư
thế thân người, tư thế dáng lưng, hình dáng ngực,
hình dáng bụng, cánh tay, chân.
• Phương pháp sờ nắn.
• Phương pháp gõ.
• Phương pháp nghe.
• Phương pháp kiểm tra chức năng: chức năng hệ
thần kinh và thần kinh- cơ, chức năng tim mạch,
chức năng hệ hô hấp. (bài tập về nhà: HV tự tìm
những bài Test kiểm tra chức năng).
3.6 Phương pháp kiểm tra tâm lý
• Các thử nghiệm tâm lý (các nhân tố đặc tính
tâm lý: động cơ tập luyện, tính tích cực, sự chú
ý, trạng thái chuẩn bị của cơ thể). (bài tập về
nhà: HV tìm các bài test tâm lý).
3.7 Phương pháp nhân trắc: (đo người)
Phương pháp này bổ sung cho phương pháp
quan sát, cung cấp những số liệu khách quan,
chính xác về sự phát triển hình thái, thể lực, độ
tương ứng của thể lực với tuổi, giới tính cũng như
những sai lệch về phát triển hình thái, thể lực có
thể xảy ra.
Đặc điểm hình thái của các môn TT (bài tập về
nhà: HV tìm đọc các tài liệu có liên quan)
3.8 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
• Là phương pháp NC mà người ta đưa vào quá
trình giảng dạy – huấn luyện những nhân tố mới
được NC và phải làm sáng tỏ tính ưu việt của
chúng so với những nhân tố khác.
• Nhân tố mới có thể là: Kỹ thuật động tác,
chiến thuật thi đấu, phương pháp giảng dạy –
huấn luyện, các phương tiện tập luyện, các thành
phần của LVĐ, các nhân tố tâm lý…
Các nhân tố tác động lên kết quả của quá
trình dạy học trong thực nghiệm được chia thành
hai loại:
- Nhân tố thực nghiệm: Là những nhân tố tạo
nên nguyên nhân và kết quả.
- Nhân tố trùng hợp: Là những nhân tố cùng
lúc tác động nên sự so sánh.
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm
nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy – huấn
luyện.
*Thực nghiệm so sánh trình tự:
- Thực nghiệm so sánh trình tự đơn (tự đối
chiếu – so sánh bằng t student)

Trạng thái Mối liên hệ


Các nhân tố Kết quả sư phạm
quá trình SP nhân quả

-Trước S1+S2+Sn → T1+T2+T3=T

-Sau aS1+S2+Sn → aT1+T2+T3=aT


+ “Trước” là trạng thái quá trình sư phạm trước khi đưa
nhân tố mới vào.
+ “Sau” là trạng thái quá trình sư phạm sau khi đưa
nhân tố mới vào.
+ “aS1” là nhân tố thực nghiệm đưa vào quá trình sư
phạm nhằm xác định hiệu quả của nó.
+ “T1,T2…” là kết quả sư phạm của từng nhân tố.
+ “T” là kết quả sư phạm nói chung.
+ “aT1” là kết quả sư phạm của một mặt riêng biệt.
+ “aT” là kết quả thực nghiệm nói chung, như hiệu quả
tác động của các nhân tố, trong đó có nhân tố thực
nghiệm.
• Thực nghiệm so sánh song song:
Là thực nghiệm sư phạm được thực hiện cùng lúc trên
2 hay nhiều nhóm, được làm bằng nhau về tất cả các mặt.
Ở một nhóm người ta áp dụng một phương pháp tập luyện
mới (gọi là nhóm thực nghiệm), còn những nhóm khác
không có sự thay đổi (gọi là nhóm đối chứng). Các buổi
tập được tiến hành song song nhau.
C
S T aS aT
Nhóm thí nghiệm aT – T = a
A B
Nhóm kiểm tra so S T bS bT bT – T = b
sánh, đối chứng
D
Khi xây dựng sơ đồ kết cấu này, cần nhớ là các nhân
tố phụ có thể tác động lên cả nhóm TN và nhóm ĐC.
+ aS là nhân tố sư phạm ở nhóm TN.
+ aT là kết quả sư phạm ở nhóm TN.
+ a là sự tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân
tố aS.
+ b là sự tăng kết quả sư phạm do tác động của nhân
tố đối chứng bS.
+ AB là trục hoành, phía trên ghi những thay đổi
trong nhóm TN, phía dưới của nhóm ĐC.
+ CD là trục tung, bên phải là trạng thái kết thúc của
TN, bên trái là trạng thái trước TN.
Sự khác biệt các chỉ số của kết quả NC thể hiện ở 3
dạng:
+ “a > b” giả thuyết được thừa nhận.
+ “a < b” giả thuyết được xác nhận, song chưa được
thừa nhận.
+ “a = b” giả thuyết không được thừa nhận, nhưng
cũng không bị bác bỏ vì các nhân tố ở nhóm TN và ĐC
tạo nên kết quả như nhau. Theo quan điểm giáo dục, có
thể đánh giá như một hiện tượng khả quan vì nhân tố mới
được đưa vào không kém gì nhân tố đang sử dụng.
3.9 Phương pháp nghiên cứu sinh cơ học
Sinh cơ học là môn khoa học NC về quy luật chuyển
động cơ học trong hệ thống sinh vật, NC đặc điểm di động
cơ thể trong không gian, thời gian và những nguyên nhân
gây nên sự chuyển động đó.
Sinh cơ học liên quan đến rất nhiều các môn khoa học
khác, nó tổng hợp các tri thức về chuyển động cơ học, giải
phẫu học, sinh lý học. Trong đề tài NC chủ yếu xác định
các cơ tham gia vào các động tác chính trong kỹ thuật thể
thao, từ đó xác định bài tập phát triển tố chất phù hợp.
3.10 Phương pháp phân tích động tác
Sử dụng hệ thống 03 Camera và phần mềm DartFish để
phân tích một số KT cơ bản trong KT TT (Phần mềm phân
tích chuyển động thể thao chuyên nghiệp DartFisf là sản phẩm
công nghệ thông tin của Thụy Sĩ dùng để hỗ trợ cho công tác
HL chuyên nghiệp trong phân tích KT động tác của VĐV).
Các chỉ số dự kiến:
- Góc độ
- Vận tốc: V = S/T
- Gia tốc
- Quãng đường di chuyển
- Lực tác động làm vật di chuyển
- Vận tốc góc
- Gia tốc hướng tâm
3.11 Phương pháp toán học thống kê
Dùng phần mềm SPSS để tính toán các số liệu NC: giá
trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến sai, sai số tương
đối, kiểm định t-student, kiểm định độ tin cậy, tính thông
báo, nhịp tăng trưởng…
Phương pháp này sử dụng trong việc phân tích và xử lý
các số liệu thu thập được trong quá trình NC của đề tài với
sự trợ giúp của phần mềm SPSS, Microsoft Excel.
Chương IV
CẤU TRÚC CÁC VĂN KiỆN KHOA HỌC
Các văn kiện khoa học gồm: Luận án khoa học, luận văn
cao học, khóa luận tốt nghiệp đại học, báo cáo khoa học ở
mức độ thấp hơn.
Cấu trúc bao gồm: (Chỉ nêu những nội dung chính. Quy
định cụ thể phải theo văn bản của khoa SĐH).
Phần mở đầu: (Từ 3 – 5 trang)
Là phần đặt vấn đề, trong đó nêu lên những luận điểm
cơ bản có liên quan đến đề tài, nêu lý do NC đề tài, tính cấp
thiết của đề tài, giới hạn NC. Cần làm rõ đề tài có trùng lặp
với các công trình NC, luận án, luận văn đã bảo vệ hay
không. Cuối phần mở đầu cần nêu tên đề tài NC, mục đích
NC, nhiệm vụ NC được đánh số rõ ràng.
* Chương I: Tổng quan
Là chương tổng hợp và phân tích các tư liệu có liên quan đến đề
tài của tác giả trong và ngoài nước. Mục đích của chương này là :
- Làm sáng tỏ thêm luận cứ của vấn đề NC: Vị trí của vấn đề NC
trong lý luận môn khoa học nào đó? Giải quyết vấn đề NC này có tác
dụng gì về mặt lý luận và thực tiễn của môn khoa học?
- Sáng tỏ thêm tính cấp thiết của đề tài: Các vần đề tồn tại cần
được giải quyết, sự cần thiết phải NC vấn đề.
- Những vấn đề đã được chứng minh và thừa nhận có liên quan
đến đề tài.
- Những vấn đề chưa chính xác trong các NC trước đây cần được
NC lại.
- Xác định rõ ranh giới những vấn đề đang NC so với các vấn đề
đã được công bố trước đây.
Độ dài của chương này phụ thuộc vào trình độ lý luận của người
NC, luận văn thạc sĩ thường từ 25 – 30 trang.
* Chương II : Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
* Phương pháp NC:
- Chọn các phương pháp phù hợp để giải quyết từng nhiệm
vụ. Sau khi kể tên các phương pháp phải ghi rõ mục đích, PP
tiến hành, các điểm cần chú ý, dụng cụ NC, cách đánh giá, đơn
vị đo...
- Khi sử dụng máy móc cần nói rõ tên máy, nới sản xuất,
các hình ảnh thực nghiệm sử dụng máy móc ấy, chỉ dẩn sử
dụng máy, mẫu biểu ghi chép, yêu cầu đối với khách thể NC.
* Tổ chức NC: ( văn xuôi ) tóm gọn theo quan điểm NC.
- Kế hoạch NC: Ghi lại các bước tiến hành công việc, thời
gian, địa điểm, người thực hiện….
- Khách thể NC: Số lượng, độ tuổi, trình độ, giới tính và
các yêu cầu khác.
Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Ở luận văn Thạc sĩ, các kết quả NC có thể trình bày trong một
chương. Ở luận án khoa học dành cho học vị tiến sĩ trở lên thì mỗi
nhiệm vụ (mục tiêu) NC sẽ là một chương, hoặc một số nhiệm vụ
(mục tiêu) trong cùng 1 chương.
Nếu chương 2 chưa trình bày chi tiết phương pháp, tổ chức NC
thì ở chương này cần nêu chi tiết.
Trong từng nhiệm vụ NC, cần nhắc lại cơ sở lý luận nhưng cô
đọng và chia nhỏ ra từng vấn đề cho phù hợp với những kết quả sẽ
trình bày.
Các điểm cần chú ý khi đánh giá kết quả :
- Căn cứ vào phân tích tư liệu hoặc thực nghiệm để đánh giá,
không dựa vào cảm giác chủ quan, phiến diện của người NC.
- Làm rõ những kết quả có tính quy luật, tính cá biệt.
- Các đề tài trong phạm vi GDTC, hiệu quả của nó được xét bằng
hại mặt: chất lượng và số lượng. Nên phải dùng các thuật toán thì kết
quả mới đủ độ tin cậy và công trình mới có giá trị.
Về văn phong:
- Cần trình bày ngắn gọn, chặt chẽ với các hành văn và ngôn
ngữ KH. Nên có bảng, biểu đồ, hình vẽ để minh họa thêm.
- Cố gắng tránh các lỗi chính tả và lỗi đánh máy.
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến kết quả NC một cách ngắn
gọn, rõ ràng.
- Có thể dự báo, kiến nghị các NC tiếp theo trên cơ sở kết luận
của đề tài đã tiến hành.
- Độ dài của toàn bộ chương này từ 30 – 50 trang không tính
bảng biểu, hình vẽ. Các bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ tiêu biểu đưa vào
phần chính của luận văn. Các số liệu thu thập để vào phần lục, để
tiện việc kiểm tra tính toán.
- Mỗi chương thường bào gồm một số mục nhỏ. Cuối mỗi
chương nên có phần kết luận để rút ra những vấn đề cơ bản của
từng chương.
Kết luận và kiến nghị:
Kết luận
Là phần đúc kết hệ thống và tổng hợp các kết
luận của từng nhiệm vụ NC.
Dựa vào kết quả NC, đề xuất các kiến nghị
trong việc áp dụng các kết quả NC và hướng NC
tiếp theo trong lĩnh vực đề tài NC để tiếp tục phát
huy các kết quả của đề tài.
Hình thức trình bày luận văn khoa học
Cách viết:
Thuật ngữ: Sử dụng thống nhất từ đầu đến cuối. Khi dùng
thuật ngữ mới ( do tác giả đặt ra ) phải giải thích rõ. Không
dùng chung thuật ngữ cho những khái niệm khác nhau.
Chương mục ghi bằng số Ả Rập. Khi xuống hàng phải
thụt vào 1cm so với các dòng khác.
Cách viết từng phần, xem phần “cách viết các văn kiện
khoa học”.
Sau đây là thống nhất cách ghi các bảng và hình vẽ:
- Số thứ tự của bảng ghi bằng chữ số Ả Rập ở góc trái –
ngang với số thứ tự là tên bảng.
- Dòng chữ đề tên (nội dung) của bảng nằm chính giữa,
phía trên của bảng, không có dấu chấm ở cuối.
- Kẻ bảng trong khuôn khổ chừa lề như các trang khác.
Cùng một loại bảng nên trình bày cùng một hình
thức, phân phối vị trí các dữ kiện theo cột dọc, hàng
ngang là các kết quả:
Ví dụ:
- Cột dọc: Ghi tên các Test đánh giá thể lực.
- Hàng ngang: x̄, δ, Cv%, Ɛ, (d), p, t.
Các hình vẽ (biểu đồ) dùng để diễn tả sự so sánh
các kết quả thu được. Có các loại:
- Vẽ nét, vẽ nối.
- Vẽ mặt phẳng theo cột, theo góc độ.
- Viết công thức.
- Các hình chụp.
Khi vẽ các hình phải tương ứng với các số liệu thu được
kết quả của thực nghiệm.
- Mỗi hình vẽ đều mang một số thứ tự riêng, có tên hình
- Số ghi trên các đồ thị của hình bắt đầu từ số “0” ngay
giao điểm, các số ở phía trên trục dọc và bên phải của trục
ngang đều mang giá trị dương (+), phía ngược lại mang giá trị
âm (-).
- Khi sử dụng nét đậm, nhạt, lớn, nhỏ, liền nét, rời nét tùy
thuộc vào vài trò chính phụ của nội dung diễn tả. Có thể dùng
các màu sắc khác nhau để kẻ. Nếu không đóng khung ở đầu
các trục thì kết thúc bằng các mũi tên.
- Các kí hiệu thường dùng: thời gian-t; số lượng-n; chiều
dài-m, cm; nhiệt độ-t0, trọng lượng kg, g....
- Tên và số thứ tự của hình ghi ở dưới hình vẽ.
* Tóm tắt luận văn:
Sau khi hoàn chỉnh luận văn tác giả phải viết tóm tắt luận văn
và báo cáo để trình bày trong buổi bảo vệ trước Hội đồng chấm
luận văn.
Bảng tóm tắt luận văn thường theo trình tự:
- Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài, tên đề tài, mục đích, nhiệm vụ, tên phương
pháp NC, tóm tắt kế hoạch NC.
- Sau đó là tóm tắt:
+ Các kết quả NC chính theo từng nhiệm vụ NC.
+ Kết luận, kiến nghị như bản chính.
Phần tài liệu tham khảo chỉ cần nêu một số tài liệu chính, hoặc
do chính tác giả viết.
Bảng tóm tắt luận văn được trình bày trước Hội đồng khoa học
khoảng 15 phút, kể cả thời gian chỉ bảng và phân tích.
BÀI TẬP
1. Bài tập phân biệt sự khác nhau và giống nhau
giữa: đề cương NC, bản chính luận văn, bản tóm tắt
luận văn.
2. Viết 1 đề cương NC giả định bao gồm phần mở
đầu mục đích, nhiệm vụ, PPNC.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Người
STT Thời gian
Nội dung Địa điểm thực
Bắt đầu Kết thúc hiện
1 Đọc tài liệu 02/2012 03/2012
2 Chọn đề tài 03/2012 03/2012
3 Viết đề cương 03/2012 03/2012 Trường Đại học
4 Bảo vệ đề cương 03/2012 03/2012
Sư phạm Hà Nội
Xây dựng phiếu

Nguyễn Văn A
5 05/2012
phỏng vấn

Trường THCS
6 Thu thập số liệu 06/2012 12/2012
Lê Ngọc Hân
7 Xử lý số liệu 12/2012
8 Viết khóa luận 09/2012 05/2013
Trường Đại học
9 Báo cáo khóa luận 05/2013 06/2013 Sư phạm Hà Nội
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM (phương pháp test)

1.Thể lực chung


* Sức nhanh: chạy tốc độ 20m (s)
* Sức mạnh bột phát (bật cao tại chỗ)
* Sức mạnh tối đa (gánh tạ (kg) và nằm đẩy tạ (kg)
* Linh hoạt (chạy chữ T) (s)
* Thăng bằng (nhảy hình lục giác) (s)
* Mềm dẻo (ngồi và với) (cm)
2. Thể lực chuyên môn
* Drill test (s)
* Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30 giây (điểm)
* Di chuyển ném rổ trong 1 phút (%)
* Trượt phòng thủ (s)
* Dẫn bóng (s)
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4. Phương pháp kiểm tra y sinh
-Đánh giá năng lực yếm khí
+ Wingate test
5. Phương pháp nhân trắc
-Chiều cao đứng (cm)
-Cân nặng (kg)
-Nếp mỡ dưới da
-Chỉ số Quetellet
6. Phương pháp kiểm tra chức năng
-Hệ tim mạch
-Hệ hô hấp
+ Dung tích sống
+ Chỉ số Vo2max
7. Phương pháp kiểm tra tâm lý
Test phân loại loại hình thần kinh
+ Cấu tạo biểu
+ Chuẩn bị và tiến hành thực nghiệm
+ Xử lý kết quả
Test đánh giá khả năng phản xạ
+ Phản xạ đơn
+ Phản xạ phức
Test đánh giá khả năng xử lý thông tin (vòng hở landolt)
Tepping test
Độ run tay
PHƯƠNG PHÁP TEST THỂ LỰC CHUNG VÀ KỸ
THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN MÔN
VẬT CỔ ĐIỂN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
❖Các test kỹ thuật:
1.Test cối xay 1 phút (vòng)- hay còn gọi là Cầu
vồng quay
2.Test Cuốn quật qua vai 20s (lần)
3.Test Sườn 20s (lần)
4.Test Gồng vọt 20s (lần)
5.Test Quăng người nộm 20s (lần)
❖Các test thể lực chung
1.Test chạy 30m (s)
2.Test kéo tay xà đơn (lần)
3.Test bật xa (cm)
4.Test lực lưng (kg)
5.Test lực bóp tay-trái-phải (kg)
6.Test gập bụng 10s (lần)
7.Test chạy 2000m (phút)
8.Test uốn cầu (cm)
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM
TRONG MÔN BÓNG ĐÁ
* CÁC CHỈ TIÊU THỂ LỰC:
- Bật xa tại chỗ (cm)
- Bật cao tại chỗ (cm)
- Chạy 15m tốc độ cao (s)
- Chạy 100m x/p cao (s)
- Chạy 12 phút (m): Thành tích được tính
trong khoảng thời gian chạy 12 phút
* CÁC CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN:
- Test ném biên có đà trong hành lang 3m (m)
- Test sút bóng chuẩn 10 quả
- Test tân bóng 12 bộ phận
- Test dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn (s)
* CÁC CHỈ TIÊU CHO THỦ MÔN
- Test phát bóng “cố định” bằng chân thuận (m) trong hàng
lang 7m
- Test phát bóng bằng tay thuận trong hành lang 5m (m)
- Test phát bóng “nửa nảy” bằng chân thuận trong hành
lang 7m (m)
- Test bật với cao
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM
TRONG MÔN BÓNG BÀN
❖Test thể lực chung bao gồm:
* Tốc độ:
- Chạy 3 lần x 30m xuất phát cao, tính giây (đối với lứa tuổi
nhi đồng)
- Chạy 3 lần x 60m xuất phát cao, tính giây (đối với lứa tuổi
thiếu niên)
* Sức bền ưu khí:
- Chạy 400m xuất phát cao, tính giây (đối với lứa tuổi nhi
đồng)
- Chạy 1500m xuất phát cao, tính giây (đối với lứa tuổi thiếu
niên)
❖Thể lực chuyên môn:
- Bật xa tại chỗ, tính cm
- Nằm ngửa gập bụng tối đa 2 tay sau gáy, tính
số lần
- Nằm sấp chống tay tối đa, tính số lần
- Lăng tạ annte (1,5kg) thuận tay và trái tay,
tính số lần
- Nhảy dây
❖Test đánh giá trình độ kỹ thuật
1.Giật bóng xoáy lên thuận tay vào ô 40x40
cuối bàn, tính lần trong thời gian 1 phút
2.Di chuyển giật bóng thuận tay vào ô 40x40
cuối bàn, tính lần trong thời gian 1 phút
3.Phối hợp phải trái tính lần trong thời gian 1
phút
4.Giao bóng công tùy ý 10 quả, tấn công dứt
điểm tính hiệu suất
❖Test đánh giá trình độ tâm lý
1.Test phản xạ đơn (với ánh sáng)
2.Test phản xạ lựa chọn
3.Test đánh giá khả năng chú ý của VĐV theo
phương pháp Brudon
4.Test đánh giá khả năng cảm giác vận động
5.Test đánh giá năng lực xử lý thông tin bằng
phương pháp vòng hở Landot
❖Test đánh giá trình độ kỹ thuật
- Phối hợp hai bên phải và trái với đường
bóng không cố định, tính số lần
- Giật bóng trái tay tốc độ tối đa 1 phút vào ô
40x40 cuối bàn, tính số lần
- Giật bóng thuận tay phối hợp với đẩy trái từ
2 điểm về 1 điểm với đường bóng không cố
định, tính số lần
❖Test đánh giá trình độ chiến thuật
- Giao bóng tấn công tùy ý, tấn công dứt
điểm 10 quả tính hiệu suất
- Khống chế giao bóng ngắn trong bàn
(gò+ tấn công dứt điểm) 10 quả, tính
hiệu suất
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM
TRONG MÔN BÓNG CHUYỀN

❖Test đánh giá thể lực chung


- Test chạy 20m (s) xuất phát cao
- Test chạy 30m (s) xuất phát cao
- Test lực lưng (kg)
- Test chạy 12 phút (test)
❖ Test đánh giá thể lực chuyên môn
1. Test khéo léo:
Chạy 9mx6 (chạy con thoi) (giây-s)
2. Test sức bền:
Chạy cây thông (giây-s)
3. Các test sức mạnh bột phất:
Bật cao tại chỗ (cm)
Sức mạnh bật cao tại chỗ (cm)
Bật cao có đà (cm)
Sức bật có đà (cm)
Bật xa 1 bước (cm)
Bật xa ba bước
Ném bóng đặc 1 kg bằng hai tay (m)
4. Test sức mạnh:
Lực bóp tay - lực tay phải (thuận) (kg)
PHƯƠNG PHÁP TEST THỂ LỰC CHUNG VÀ KỸ
THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN MÔN
PENCAKSILAT ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
❖ Các test kỹ thuật
1. Test đá trước 30s (lần)
2. Test đá tống sau 30s (lần)
3. Test đá ngang 30s (lần)
4. Test đá vòng cầu 30s (lần)
5. Test đá vòng cầu 2 bên 3m – 1 phút (lần)
6. Test đá phối hợp 15 vòng (s)
7. Test quật ngã 1 (điểm)
8. Test quật ngã 2 điểm)
9. Test quật ngã 3 (điểm)
10. Test quật ngã 4 (điểm)
11. Test quật ngã 5 (điểm)
❖Các test thể lực chung
1.Test chạy 20m (s)
2.Test treo ke xà đơn (s) - nữ
3.Test treo ke xà đơn (lần) - nam
4.Test bật xa (cm)
5.Test nằm sấp ưỡn lưng (lần)
6.Test treo ke 90o (s)
7.Test chạy 1500m (phút)
8.Test xoạc ngang (cm)
9.Test xoạc dọc (cm)
PHƯƠNG PHÁP TEST THỂ LỰC CHUNG VÀ KỸ
THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN MÔN
KARATEDO ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
❖Các test kỹ thuật
1. Test đá Maegeri 10s (lần)
2. Test đá Mawashigeri 10s (lần)
3. Test Gyakugeri 10s (lần)
4. Test di chuyển đấm 10s (lần)
5. Test đá Maegeri + đấm tay sau 20s (lần)
6. Test đấm tay trước 10 mục tiêu (s)
7. Test đấm tay sau 10 mục tiêu (s)
❖Các test thể lực chung
1.Test chạy 30m (s)
2.Test bật xa (cm)
3.Test uốn cầu (cm)
4.Test chạy 1500m (phút)
5.Test xoạc ngang (cm)
6.Test xoạc dọc (cm)
PHƯƠNG PHÁP TEST THỂ LỰC CHUNG VÀ KỸ
THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN MÔN
TAEKWONDO ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA

❖Các test kỹ thuật


1. Test đá vòng cầu 10s (lần)
2. Test đá lướt vòng cầu 30s (lần)
3. Test đá ngang 10s (lần)
4. Test đá tống sau 10s (lần)
5. Test đá vòng cầu + đá chẻ chân trước 10s (lần)
6. Test đá vòng cầu 2 chân 10s (lần)
7. Test đá kẹp 2 bên khoảng cách 2m – 30s (lần)
❖Các test thể lực chung
1.Test chạy 30m (s)
2.Test gánh tạ (kg)
3.Test bật xa (cm)
4.Test gập bụng (lần)
5.Test nằm sấp ưỡn lưng (lần)
6.Test chạt 3000m (phút)
7.Test xoạc ngang (cm)
8.Test xoạc dọc (cm)
PHƯƠNG PHÁP TEST THỂ LỰC CHUNG VÀ KỸ
THUẬT ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN MÔN
JUDO ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA

❖Các test thể lực chung


1.Test chạy 30m (s)
2.Test kéo tay xà đơn (lần)
3.Test chạy 2000m (phút)
❖Các test kỹ thuật
1. Test đánh ngã Ippon Seoinage 30s (lần)
2. Test Kouchigari 30s (lần)
3. Test Ouchigari 30s (lần)
4. Test vào đòn Seoinage (đòn sở trường) 1 phút (lần)
5. Test đánh ngã Ippon Seoinage 1 phút (lần)
6. Test kỹ thuật dưới thảm số 1 (Kesagatame) 20s (lần)
7. Test kỹ thuật dưới thảm số 1 (Kesagatame) 30s (lần)
8. Test kỹ thuật dưới thảm số 2(Yokoshihogatame) 20s
(lần)
9. Test kỹ thuật dưới thảm sô 2 (Yokoshihogatame) 30s
(lần)
LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU VỀ HÌNH THÁI, CHỨC
NĂNG, THỂ LỰC, KỸ THUẬT, TÂM LÝ CHO MÔN
THỂ THAO TÙY CHỌN
Môn Vovinam
1.Các chỉ tiêu tuyển chọn về hình thái cho môn
Vovinam
- Chiều cao (cm) Q=
- Cân nặng (kg)
- Chỉ số quetelet:
- Chiều dài gân Asin (cm)
- Vòng cổ chân (cm)
2. Các test về chức năng cho môn Vovinam
-Công năng tim
-Step – test
-Chỉ số oxy mạch
-Siêu âm tim
-Thể tích tâm thu và thể tích phút
3. Các test đánh giá về thể lực cho môn Vovinam
-Tốc độ: chạy 30m XPC (s)
-Sức mạnh:
+ Tay và cơ bụng: nằm sấp chống đẩy (lần)
+ Chân: bật xa (cm)
+ Tay vai và cơ bụng: nằm sấp chống đẩy (lần)
+ Chân: bật xa (cm)
-Sức bền: chạy 1500m (phút, giây)
-Mềm dẻo:
+ Xoạc ngang (cm)
+ Xoạc dọc (cm)
+ Uốn cầu (cm)
4. Các test đánh giá về kỹ thuật cho môn Vovinam
-Chân:
+ Đá vòng cầu chân trước 10s (lần)
+ Đá vòng cầu 2 chân liên tục 10s (lần)
+ Đá đạp ngang 10s (lần)
-Tay:
+ Đấm thẳng tay 2 tay liên tục 10s (lần)
+ Đấm vòng tay 2 tay liên tục 10s (lần)
-Tay chân phối hợp
+ Đá chân sau + đấm tay sau 10s (lần)
+ Giật phản đá + đấm tay sau 10s (lần)
5. Các test đánh giá về tâm lý cho môn Vovinam
-Phản xạ:
+ Phản xạ đơn với kích thích là ánh sáng (phản xạ mắt –
tay, phản xạ mắt chân)
+ Phản xạ lựa chọn
+ Phản xạ đơn với kích thích là âm thanh
-Loại hình thần kinh
-Khả năng xử lý thông tin
-Copping – test: đánh giá độ linh hoạt
-Trí nhớ thao tác
-Nỗ lực ý chí
MỘT SỐ BÀI TEST TUYỂN CHỌN VỀ TÂM LÝ
1. Phản xạ đơn với kích thích là ánh sáng
Phản xạ đơn với mắt – tay (phản xạ thị vận động)
Phản xạ đơn mắt – chân
Phản xạ đơn lựa chọn
2. Phản xạ đơn với kích thích là âm thanh
Phản xạ đơn tay – tai (phản xạ thính vận động)
3. Loại hình thần kinh (biểu 808)
4. Khả năng xử lý thông tin (vòng hở Landolt)
5. Tapping test
6. Tư duy thao tác
7. Trí nhớ thao tác
8. Chú ý:
-Khối lượng chú ý
-Độ rộng chú ý
-Ổn định chú ý
-Di chuyển chú ý
-Hồi phục ý chý
9. Sự nỗ lực ý chý để đạt mục đích
10. Hoài bão đạt thành tích thể thao
11. Cảm xúc tranh đua thể thao
MỘT SỐ BÀI TEST KIỂM TRA HỆ TIM MẠCH – HÔ
HẤP – TÂM LÝ – HÌNH THÁI
1. Nhịp tim trong trạng thái tĩnh
2. Chỉ số điện tâm đồ
3. Chỉ số oxy mạch
4. Công năng tim
5. Phương pháp ghi điện tim
6. Phương pháp ghi âm thanh tim
7. Phương pháp ghi động mạch đồ
8. Phương pháp siêu âm tim
9. Kiểm tra thể tích tâm thu và thể tích phút
10.Kiểm tra huyết áp
11.Nghiệm pháp bước bục (Step-Test Haward)
➢ Chức năng của hệ hô hấp:
1. Dung tích sống
2. Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max)
3. Test cooper
4. Phương pháp kiểm tra năng lực hoạt đông thể lực
PWC170
➢ Chỉ số y sinh ở trạng thái gắng sức tối đa
1. Khả năng hấp thụ oxy
2. Khả năng vận chuyển và cung cấp oxy
3. Các phương pháp xác định ngưỡng yếm khí bằng xét
nghiệm nồng độ axit lactic trong máu
❖Giới thiệu một số bài test tâm lý:
1. Điện não đồ
2. Phản xạ của VĐV
1.Phản ứng đơn giản với kích thích là ánh sáng, âm thanh
1.Phản xạ mắt – tay
2.Phản xạ mắt – chân
3.Phản xạ lựa chọn
4.Phản xạ tai – tay (thích vận động)
5.Phản xạ tai – chân
3. Loại hình thần kinh (biểu 808)
4. Khả năng xử lý thông tin
5. Thông số Tơremor
6. Tự đánh giá cá nhân
7. Đo thị trường
8. Tư duy thao tác
9. Trí nhớ thao tác
10. Phân phối chú ý
11. Phân loại loại hình thần kinh (khí chất, tính
cách VĐV)
12. Bắt gậy cải tiến (hồi phục chú ý)
13. Hai vòng hở lồng vào nhau(hình thành khái
niệm)
14. Ô có 4 vòng tròn nhỏ (khối lượng của chú ý,
độ cộng chú ý)
15. Dò đường đến đích (ổn định chú ý)
16. Cộng trừ liên tục (di chuyển chú ý)
17. Sự nổ lực chú ý (will win Questionnaire)
18. Hoài bão đạt thành tích thể thao
19. Cảm xúc tranh đua thể thao
20. Tapping test (nhịp vận động tối đa)
THỐNG KÊ MỘT SỐ BÀI TEST THỂ LỰC 400M, 800M NỮ,
1500M NAM, MARATHON, NHẢY XA, ĐẨY TẠ
T VĐV test 400m 800m 1500m Marathon Nhảy Đẩy tạ
nữ nam xa
30m tốc độ cao (s) X X
30m xuất phát thấp (s) X X X X X X
60m (s) X X
100m (s) X X X X X X
150m (s) X X
200m (s) X
300m (s) X X
400m (s) X X X X
600m (s) X X
0 800m (s) X X
1 1000m (s) X X X
2 1500m (s) X X
3 Bật xa (cm) X X X
4 Bật xa 3 bước (m) X X X X X X
5 Bật xa 10 bước (m) X X X X X X
6 Nhảy xa (m) X X
7 Nhảy 3 bước (m) X
8 Gánh tạ (kg) X
9 Thời gian phản xạ đơn X X
0 Dẻo gập bụng (cm) X X X X X X
1 Dẻo gập thân (cm) X X X X X X
THỐNG KÊ 5 BÀI TEST ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG
TIM MẠCH
T TÊN TEST ĐÁNH GIÁ CÁCH ĐÁNH GIÁ
(f1+f2+f3) - 200
HW =
Đánh giá sự đáp ứng của hệ tim
10
Công năng tim mạch đối với lượng vận động nhất
Nếu HW<1 thì rất tốt, 1<HW<5 thì tốt,
định
ở khoảng 6-10 thì trung bình, từ 11-15
thì kém và từ 16 trở lên là rất kém
t.100
HST =
(f1+f2+f3)x 2
Trong đó: t là thời gian thực tế bước bục
Đánh giá khả năng hồi phục của
tính bằng s
Step - test tim mạch sau khi thực hiện một
f1, f2, f3: số mạch trong 30s đầu của
lượng vận động chuẩn
phút hồi phục thứ 2, 3, 4
nếu HST > 90 thì rất tốt, 80-90 thì tốt,
65-79 thì trung bình, 55-64 thì yếu, <55
thì kém
Chỉ số oxy mạch tính bằng Vo2 max
trên tần số nhịp tim ở thời điểm hấp thụ
Đánh giá về khả năng cung cấp oxy tối đa.
Oxy mạch
oxy của mỗi lần tim co bóp Giá trị của chỉ số này càng cao thì càng
chứng tỏ chức năng của hệ tim mạch và
hệ hô hấp là tốt.
Là phương pháp chuẩn đoán y học
cung cấp nhiều chỉ số quan trọng Chuẩn đoán và đánh giá: độ dày thành
về cấu tạo cũng như chức năng tim, kích thước buồng tim, thể tích tâm
Siêu âm tim
của tim mà các phương pháp thu, thể tích máu dự trữ, kích thước các
chuẩn đoán khác không đảm động mạch lớn.
nhiệm được
Thể tích tâm thu: đánh giá lượng
máu mà tim đẩy vào mạch máu
Thể tích tâm thu – trong một lần co bóp Thể tích phút = thể tích tâm thu X tần số
thể tích phút Thể tích phút: đánh giá lượng máu co nóp của tim.
mà tim đẩy được vào vòng tuần
hoàn trong một phút
CÁC CHỈ TIÊU VỀ HÌNH THÁI
1. Chiều cao đứng (cm)
2. Cân nặng (kg hoặc g)
3. Chỉ số Quetelet: Q=
4. Trọng lượng loại mỡ: theo công thức của
Brozek
(nếp mỡ dưới da: sau cánh tay và góc dưới xương
bả vai)
5. Chiều cao ngồi
6. Chiều dài sải tay
7. Dài cánh tay
8. Vòng ngực
9. Vòng cánh tay
10. Vòng đùi
11. Rộng vai
12. Rộng chậu
13. Rộng hông
14. Độ dài chân
15. Độ dài cẳng chân
16. Độ dài gân asin
17. Vòng cổ chân
18. Độ cao vòm bàn chân
19. Cung bàn chân
MÔ HÌNH CHUNG CẤU TRÚC NĂNG LỰC THỂ THAO
Cấu trúc Nội dung Chỉ tiêu (tiêu chí: test)
Dài tay tư thế ngồi (cm)
Độ dài tay
Dài cẳng tay (cm)
Độ rộng
Hình thái Rộng vai (cm)
Vòng
Vòng cánh tay co (cm)
Thành phần cơ thể
Tỷ lệ phần trăm mỡ (%)
Năng lực trao đổi khí Vo2 max (lít/phút)
Năng lực vạn chuyển khí Hemoglobin
Chức năng
Hình trái tim Bề dày vách liên thất cuối tâm trương
Mức độ nội tiết tố Testoteron
2000m thuyền đơn (phút, giây)
Sức bền Chạy 60m (giây)
Tốc độ Co tay trên xà đơn một phút (số lần)
Tố chất
Sức mạnh bền chuyên môn Lực lưng (kg)
Sức mạnh chuyên môn Lực bóp tay trái (N)
Ngồi có tải trọng xoay người (trái) (số lần)
Điểm mái chèo vào nước (cách đầu thuyền) (m)
Kỹ thuật bắt nước của mái chèo
Kỹ thuật Góc thân người nhỏ nhất (độ)
Kỹ thuật kéo mái chèo
Thời gian mái chèo ở trong nước (giây)
Động cơ theo đuổi thành công (điểm)
Động cơ
Tự tin (tổng điểm)
Tự tin
Tâm lý Chú ý (tổng điểm)
Chú ý
Sức bền chịu đựng khắc chế (điểm)
Năng lực ứng đối
Ức chế vô quan (điểm)

You might also like