Chương 1, Môt Sô Vân Đê Chung Vê NCKHGD
Chương 1, Môt Sô Vân Đê Chung Vê NCKHGD
Chương 1, Môt Sô Vân Đê Chung Vê NCKHGD
1
Hai là, Vận dụng các qui luật đó vào việc tìm ra các giải pháp tác
động vào sự vật, hiện tượng, bắt chúng phải phục vụ cuộc sống của của con
người.
1.1.3. Chức năng chủ yếu của NCKH
+ Mô tả: Là sự trình bày bằng ngôn ngữ, hình ảnh chung nhất về cầu
trúc, về các đặc điểm định tính hoặc định lượng, về trạng thái của sự vận
động. Mục đích là đưa ra một hệ thống tri thức về SV, HT, nhận dạng, phân
biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các SV, HT.
+ Giải thích: Là làm roc nguyên nhân dẫn đến sự hình thành, phát
triển và qui luật vận động của SV, HT. Mục đích là vạch ra các thuộc tính
bản chất bên trong cũng như bên ngoài của đối tượng.
+ Tiên đoán: Là sự nhìn tháy trước những sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội chưa quan sát được, dựa trên kinh nghiệm, dựa vào khái quát
hóa những dữ kiện lý luận và thực nghiệm.
+ Sáng tạo: Là tạo ra một sự vật mới chưa có trong thực tiễn.
1.1.4. Các đặc điểm của NCKH:
Hoạt động khoa học là hoạt động đặc thù mang các đặc điểm: tính
mới, tính tin cậy, tính thông tin, tính khách quan, tính cá nhân, tính kế
thừa, tính rỉu ro.
+ Tính mới: khám phá sự vật, hiện tượng chưa biết hoặc chưa biết rõ
hoặc phát hiện cái mới hơn, đầy đủ hơn.
+ Tính tin cậy: Được nhiều người thừa nhận và kiểm chứng.
+ Tính thông tin: cung cấp thông tin cho người khác, cho xã hội dưới
dạng bài báo, sách mô hình…
+ Tính khách quan: Các nhận định cần dựa trên cơ sở tư liệu, số liệu
cụ thể; các kết luận cần phải được xác định bằng kiểm chứng mới đảm bảo
tính khách quan. Tránh nhận định nặng về cảm tính, thiếu cơ sở khoa học.
2
+ Tính cá nhân: Phụ thuộc năng lực, trình độ, kinh nghiệm và các
mối quan hệ trong hoạt động khoa học của người nghiên cứu.
+ Tính kế thừa: Không có một công trình khoa học nào lại bắt đầu từ
chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi công trình nghiên cứu đều phải
kế thừa các kết quả nghiên cứu của những người đi trước.
+ Tính rủi ro: Phải chấp nhận có lúc thất bại.
1.1.5. Các loại hình nghiên cứu khoa học
+ Nghiên cứu cơ bản: Là quá trình mở rộng và làm sâu sắc kiến thức,
phát hiện, tìm kiếm những nguyên lý mới, kết quả mới trong từng lĩnh vực.
+ Nghiên cứu phát triển: Là loại hình nghiêng về phân tích những
luận cứ, xem xét nguồn lực, điều tra, khảo sát đối tượng hiện trạng nhằm
đưa ra những giải pháp phục vụ công cuộc phát triển, gắn với điều kiện đặc
thù của từng cơ sở. Bao gồm: Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai
- Nghiên cứu ứng dụng: Là sự vận dụng các qui luật từ trong nghiên
cứu cơ bản vào môi trường thực tế của sự vật hiện tượng để đưa ra các giải
pháp. Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là một giải pháp mới về tổ
chức quản lý xã hội, giáo dục, phát triển kinh tế….
- Nghiên cứu phát triển: là sự vận dụng các qui luật, các nguyên lý,
giải pháp để đưa ra các hình mẫu với những tham số đủ mang tính khả thi về
kỹ thuật. Sản phẩm là những hình mẫu, vật mẫu, mô hình có tính khả thi về
kỹ thuật, có khả năng áp dụng với qui mô rộng.
1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học
1.2.1. Khái niệm
Đề tài NCKH là một vấn đề khoa học chưa được giải quyết, cần được
làm rõ trên cơ sở vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
khoa học.
3
- Thực chất của một đề tái NCKHGD là một câu hỏi xuất phát từ
những mâu thuẫn trong hoạt động lý luận hay thực tiễn giáo dục.
VD: Đề tài: “Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân 10 theo
hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh” có câu hỏi chủ yếu
phải trả lời là: “ Trong dạy học Giáo dục công dân 10 hiện nay, nhằm đề cao
vai trò chủ động, tích cực học tập của học sinh cần phải sử dụng các phương
pháp dạy học nào? Cách sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả cao?”
- Một đề tài NCKHGD bao hàm 1 hay nhiều nhiệm vụ cụ thể, đòi hỏi
người nghiên cứu phải giải đáp những điều chưa rõ, đưa lại cái hoàn thiện
hơn, phát hiện cái mới hợp qui luật, tạo ra chân lý mới cho thực tiễn hay lý
luận giáo dục.
1.2.2. Yêu cầu đối với một đề tài NCKHGD
- Trả lời câu hỏi: nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu để làm gì? Trong
giáo dục.
- Có 3 yêu cầu chủ yếu đối với một đề tài NCKHGD:
+ Đề tài phải đảm bảo tính chân lý, tức là phải phản ánh những mâu
thuẫn khách quan chưa được giải quyết.
+ Đề tài phải đảm bảo tính thực tiễn, tức là phải xuất phát từ yêu cầu
của thực tiễn giáo dục và trở lại phục vụ thực tiễn giáo dục.
+ Đề tài phải đảm bảo tính cấp thiết, tức là phải giải quyết những mâu
thuẫn chủ yếu, gay gắt trong hiện thực.
1.2.3. Các loại đề tài NCKHGD
- Điều tra
- Tổng kết kinh nghiệm
- Thực nghiệm
- Lý luận
- Hỗn hợp (SV tự nghiên cứu)
4
1.3. Cấu trúc hệ thống NCKHGD
1.3.1. Chủ thể
Chủ thể nghiên cứu là mỗi nhà khoa học hay tập thể các nhà khoa học.
1.3.2. Khách thể
Khách thể nghiên cứu là quá trình giáo dục, giáo dưỡng tồn tại khách
quan, không phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể.
Qui trình này bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: mục đích,
nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên, học sinh, kiểm tra,
đánh giá… có mối quan hệ hữu cơ với nhau tạo thành một hệ thống chặt chẽ.
VD: Việc đổi mới phương pháp dạy học kéo theo sự đổi mới đồng bộ
cả nội dung lẫn phương tiện, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới hình thức kiểm
tra, đánh giá học sinh.
1.3.3. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là các mặt, khía cạnh, thuộc tính của khách thể
được chủ thể nghiên cứu với những mục đích và dưới một góc độ nhất định.
Đối tượng nghiên cứu không chỉ phụ thuộc vào khách thể, mà ở một mức độ
lớn còn phụ thuộc vào chủ thể và mục đích nghiên cứu.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Song giữa chúng có sự khác nhau: nội dung khách thể nghiên cứu
không phụ thuộc vào nhận thức của chủ thể, còn nội dung đối tượng nghiên
cứu do nhận thức của chủ thể chi phối.
1.3.4. Mục đích
Mục đích là kết quả mong muốn, là cái đích cần nhằm đạt đến, có thể
chưa đạt được trong khoảng thời gian nghiên cứu nhưng sẽ đạt được trong
tương lai.
1. 3.5. Quan điểm
5
Quan điểm nghiên cứu chi phối đến việc đối xử của chủ thể nghiên
cứu đối với khách thể và đối tượng nghiên cứu. Các quan điểm luôn luôn
gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể và phụ thuộc vào trình độ khoa
học đạt được, năng lực của người nghiên cứu, mục đích đặt ra và cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu
1.3.6. Các phương tiện
Các phương tiện nghiên cứu bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
nghiên cứu, các nguồn vật chất, trang thiết bị và công cụ khác nhau.
1. 3.7. Kết quả
Kết quả thu được trong nghiên cứu khoa học giáo dục thường mang tính
phổ biến cao. Có thể bổ sung vào hệ thống lý luận, có thể làm tiền đề cho các
nghiên cứu tiếp theo hoặc ứng dụng vào thực tiễn hoạt động giáo dục.
4. Một số quan điểm nghiên cứu khoa học giáo dục (SV tự nghiên
cứu)