Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của
sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Giảng viên: Ths. Hà Trọng Nghĩa
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lê Mỹ Hiền
Hỏa Thị Quỳnh
Trương Thị Ái Vy
I. Giới thiệu
1. Tầm quan trọng của vấn đề
Hiện nay, khi nghĩ đến vấn đề hôn nhân một bộ phận người dân đặc biệt là giới
trẻ sẽ có cái nhìn thoáng và cởi mở hơn, khác với quan niệm hôn nhân của
người Việt trước kia mục đích chính là để có con cái cho dòng dõi tiếp tục tồn
tại và duy trì việc thờ cúng. Vì giới trẻ họ sẵn sàng tiếp thu những cái mới từ
bên ngoài, những luồng tư tưởng một cách nhanh chóng và có chọn lọc.
Qua một số nghiên cứu gần đây cho thấy quan điểm về hôn nhân của thanh niên
cởi mở hơn, hiện đại hơn với một số hình thức mới. Quá trình phát triển kinh tế
– xã hội trong bối cảnh hội nhập cũng như đặc điểm nhân khẩu, gia đình đã có
những tác động không nhỏ đến quan điểm của giới trẻ về hôn nhân về quan hệ
tình dục trước hôn nhân, kết hôn đồng giới, chung sống không kết hôn, làm mẹ
đơn thân… Người trẻ càng có xu hướng chấp nhận những hình hôn nhân mới
này. Có thể thấy tự do yêu đương và hôn nhân tự nguyện là xu hướng mà giới
trẻ lựa chọn, việc tự tìm hiểu, yêu thương và đi đến hôn nhân vẫn là cách thức,
con đường mà giới trẻ muốn có hạnh phúc của chính mình, chứ không phải vì
mong muốn của một ai khác.
Các kiểu hình thức hôn nhân mới như hôn nhân đồng giới, chung sống không
kết hôn, làm mẹ đơn thân, đã từng rất hiếm hoặc không có trong xã hội Việt
Nam, nhưng hiện nay lại có xu hướng gia tăng. Sự gia tăng của các hình thức
hôn nhân hiện đại cho thấy, giới trẻ ngày nay có cách nhìn khá cởi mở với
những hiện tượng này. Theo một phúc trình của Bộ Y tế Việt Nam ngày 27
Tháng Ba năm 2013, khoảng 44% thanh niên và vị thành niên ở Việt Nam chấp
nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hơn 80% người trẻ khi được hỏi đều trả
1
lời họ cảm thấy bình thường với những hiện tượng gia đình mới trong cuộc
sống hiện tại.
Trong vài thập niên trở lại đây, hôn nhân và gia đình Việt Nam đã chứng kiến
những biến chuyển quan trọng, từ kiểu mẫu gia đình truyền thống sang kiểu gia
đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do hơn. Chính vì thế nhóm chúng
tôi quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân
của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng”. Để nhìn nhận rõ hơn bộ phận
người trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có suy nghĩ thế nào về hôn nhân cũng
như các khuôn mẫu trong hôn nhân có thật sự còn cần thiết, sau đây chúng ta sẽ
tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của sinh viên
trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Thực trạng
Các nghiên cứu gần đây cho thấy sinh viên Việt Nam hiện nay đang có cái nhìn
khá thoáng, và dần xuất hiện những quan niệm mới trong hôn nhân, đây được
đánh giá là những quan niệm hôn nhân khá hiện đại. Sinh viên ngày nay có
những quan niệm khá mới như sống chung trước hôn nhân hoặc kết hôn không
hôn thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân, chọn làm mẹ đơn thân thay vì kết hôn
và hôn nhân đồng giới ( (Chiện, 2015); (Thụy, 2017); (Tiến, 2020); (Minh &
Mai, 2020)).
Cũng có một số nghiên cứu cho rằng, giới trẻ ngày nay đặc biệt là sinh viên vẫn
đồng ý với những quan niệm truyền thống có từ lâu đời của cha ông ta để lại.
Nam giới (người chồng) đóng vai trò là người chủ gia đình, đồng thời đưa ra
các quyết định cuối cùng trước những vấn đề lớn trong nhà. Hôn nhân phải có
hôn thú rõ ràng. Nên để cha mẹ là người quyền quyết định trong việc lựa chọn
người bạn đời, và phần lớn người Việt Nam đều hài lòng về hôn nhân của mình.
( (Minh, 2021); (Xuyến, 2013)).
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng.
Các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành hôn nhân ở Việt Nam bao gồm: sự biến đổi tích cực của hệ thống giáo
dục; quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa với việc cấu trúc lại cơ cấu kinh tế
- xã hội; sự bảo lưu khuôn mẫu văn hóa; Ngoài ra nghiên cứu trước đây còn chỉ
rõ các đặc trưng cá nhân và gia đình như: giới tính, lứa tuổi, tôn giáo, sự khác
biệt về thu nhập, học vấn, khu vực sinh sống, là các yếu tố có ý nghĩa quan
trọng ( (Minh & Mai, 2020); (Minh, 2021); (Thúy, 2016); (Hoa, 2015)).
2
Ngoài ra chính sự biến đổi xã hội như hiện đại hóa, hội nhập hay quá trình phát
triển kinh tế đã đã ảnh hướng đến quan niệm về hôn nhân của giới trẻ, đặc biệt
là sinh viên. Quá trình hiện đại hóa cũng như hội nhập thì giới trẻ đã và đang
tiếp cận những nền văn hóa mới từ nhiều nơi trên khắp thế giới, cũng từ đây họ
có cái nhìn cởi mở hơn trong quan niệm về tình yêu, tình dục và hôn nhân như:
sống chung trước hôn nhân, quan hệ tình dục trước hôn nhân, làm mẹ đơn thân
hoặc kết hôn đồng giới (Minh, 2021); (Tiến, 2020); (Chiện, 2015))
2.3. Điểm mới của đề tài
Các nghiên cứu trên như một bức tranh tổng quan, khái quát về cái nhìn của
người Việt Nam về quan niệm hôn nhân. Trong các nghiên cứu trên đối tượng
mà các tác giả nghiên cứu đa phần là giới trẻ. Ở đề tài này chung tôi vẫn quyết
định chọn đối tượng nghiên cứu là giới trẻ, nhưng để đề tài có một cái nhìn chân
thật và gần gũi hơn nên chúng tôi đã quyết định chon khảo sát sinh viên tại ngôi
trường chúng tôi đang theo học - Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Các nghiên cứu trên đã liệt kê những nguyên nhân căn bản ảnh hưởng đến quan
niệm hôn nhân của sinh viên. Nhưng họ chưa xoáy sâu vào bất kỳ quan niệm
truyền thống hay hiện đại và chưa làm rõ yếu tố nào ảnh hướng đến quan niệm
nào. Ở đề tài này, chúng tôi quyết định chọn và làm rõ hơn những yếu tổ ảnh
hưởng đến quan niệm về hôn nhân của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức
Thắng. Chúng tôi chọn lý thuyết hiện đại hóa và biến đổi và lý thuyết nữ quyền
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu quan niệm về hôn nhân của sinh viên Trường Đại học
Tôn Đức Thắng.
3.2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của sinh viên
Trường Đại học Tôn Đức Thắng, là cách tiếp cận chủ đạo.
3
- Sinh viên cảm thấy có sự khác biệt giữa hôn nhân hiện đại và hôn nhân
truyền thống không? Nếu có, nguyên nhân là gì?
- Sinh viên nhận thấy yếu tố nào là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quan
niệm về hôn nhân?
- Các yếu tố ảnh hưởng chính đến quan niệm về hôn nhân của sinh viên
hiện nay?
2. Giả thuyết
- Sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng có những quan niệm mới, hiện
đại hơn về hôn nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân, kết hôn đồng
giới, chung sống không kết hôn, làm mẹ đơn thân…
- Sinh viên có thái độ cởi mở và dần ủng hộ hơn với những quan niệm hôn
nhân mới hiện nay.
- Quan niệm hôn nhân truyền thống và quan niệm hôn nhân hiện đại có sự
khác biệt rất lớn. Nguyên nhân là do có sự khác biệt trong nhận thức về
khuôn mẫu hôn nhân.
- Đặc điểm nhân khẩu và đặc trưng cá nhân như: giới tính, lứa tuổi, tôn
giáo, sự khác biệt về thu nhập, học vấn, khu vực sinh sống,... là yếu tôn
quan trọng nhất ảnh hưởng đến quan niệm về hôn nhân của sinh viên.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác như: quá trình công nghiệp hóa và đô
thị hóa với việc cấu trúc lại cơ cấu kinh tế - xã hội; sự bảo lưu khuôn mẫu
văn hóa...
III. Cơ sở lý luận
1. Các lý thuyết áp dụng
Lý thuyết hiện đại hóa và biến đổi ( Inglehart và Baker, 2000)
- Việc phát triển kinh tế và công nghệ gắn liền với những biến đổi
từ các giá trị và phong tục cũ sang một xu hướng hợp lý khoan
dung, tin cậy và có sự tham gia hơn, tạo nên sự thay đổi về chính
trị và xã hội.
- Lý thuyết hiện đại hóa tìm hiểu sự thay đổi về các đặc điểm của cá
nhân với những thay đổi của gia đình và xã hội bên ngoài nhưng
dường như không dự đoán được các đặc điểm của các gia đình
đương đại. Các gia đình hiện đại, với những đặc trưng là tính cá
nhân cao, vị thế phụ nữ tăng lên, hôn nhân tự do tự nguyện, sự độc
lập của thế hệ trẻ cao, quy mô gia đình nhỏ mức sinh thấp; và xã
hội hiện đại, với những đặc điểm là công nghiệp hóa, đô thị hóa,
trình độ học vấn cao, công nghệ cao; không chỉ được lý giải đơn
thuần bởi lý thuyết hiện đại hóa. Những thay đổi xã hội tạo nên
4
biến đổi gia đình, và biến đổi gia đình tạo nên những biến đổi của
xã hội.
- Trình độ giáo dục ngày càng tăng, các cơ hội việc làm nhiều hơn
với phụ nữ, quan niệm về kết hôn muộn hay phụ nữ làm việc trở
nên bao dung hơn, vai trò giới theo truyền thống trong hôn nhân
dường như lỗi thời.
Lý thuyết nữ quyền
- Nữ quyền là nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự bóc lột và áp
bức ở các cấp độ vật chất và tư tưởng đối với lao động, sự sinh sản
và tình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã
hội nói chung, là hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm
thay đổi tình trạng đó.
- Nữ quyền là quyền của phụ nữ và hiểu đầy đủ thì đó là đấu tranh
cho quyền bình đẳng. Với niềm tin dựa trên nguyên tắc cho rằng
phụ nữ phải có các quyền và cơ may trong cuộc sống như nam giới
về chính trị, kinh tế, luật pháp,...
2. Khung khái niệm
5
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi qua google form: Đặc
điểm nhân khẩu, trình độ học vấn, mức độ hài lòng,...
2. Địa bàn nghiên cứu:
Trường Đại học Tôn Đức Thắng ( Thành phố Hồ Chí Minh )
3. Phương pháp chọn mẫu:
- Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên hệ thống.
- Sinh viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
- Là sinh viên năm nhất đến năm cuối.
- Dung lượng mẫu: 26000/ (1 + 26000 * 0,05^2) = 394, trong quá trình
chọn mẫu, chọn 500 sinh viên.
4. Công cụ đo lường
KHÁI NIỆM KHÍA CẠNH CHỈ BÁO BIẾN NGUỒN
QUAN NIỆM - Quan - Quan (Lan, 1998)
VỀ HÔN niệm lựa niệm lựa (Lợi, 2007)
(Xuyến, 2013)
NHÂN chọn bạn chọn bạn (Chiện, 2015)
đời đời (Hoa, 2015)
- Quan - Quan (Thúy, 2016)
niệm về niệm về (Hà, 2017)
Quan niệm (Thụy, 2017)
thời điểm thời điểm
(Tiến, 2020)
kết hôn kết hôn (Minh & Mai, 2020)
- Quan - Quan
niệm về niệm về
loại hình loại hình
hôn nhân hôn nhân
6
về hôn về hôn
nhân nhân
- Giới tính - Giới tính
- Tuổi - Tuổi
- Dân tộc - Dân tộc
- Tôn giáo - Tôn giáo
Đặc điểm nhân - Trình độ - Trình độ
khẩu học vấn học vấn
- Điều kiện - Điều kiện
CÁC YẾU TỐ kinh tế kinh tế
ẢNH HƯỞNG - Khu vực - Khu vực
sinh sống sinh sống
- Biến phụ thuộc: Quan niệm về hôn nhân của sinh viên Trường Đại học
Tôn Đức Thắng.
- Biến độc lập: Các yếu tố ảnh hưởng (Đặc điểm nhân khẩu, kinh tế, giáo
dục, gia đình, xã hội,...)
5. Thu thập dữ liệu
5.1. Khảo sát bằng bảng hỏi, ghi chép, xử lý dữ liệu,...
5.2. Các bước thu thập dữ liệu.
Bước 1: Liên hệ phòng Công tác Học Sinh – Sinh viên để xin danh sách
sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Bước 2: Tạo khung mẫu
- Chọn 3 người đầu tiên trong danh sách, bốc thăm chọn ngẫu nhiên
1 trong 3 người.
- Lấy số thứ tự của bạn được chọn cộng với bước nhảy để được bạn
tiếp theo, sau đó tiếp tục lấy số thứ tự của bạn tiếp theo cộng với
bước nhảy để được bạn thứ 3, làm tiếp tục như vậy cho đến hết
dung lượng mẫu.
Bước 3: Tiến hành khảo sát các sinh viên được chọn trong khung mẫu.
7
V. Kế hoạch nghiên cứu
1. Thời gian nghiên cứu
2 tháng đầu tiên: Lựa chọn đề tài
- Chúng tôi lên ý tưởng và chọn đề tài nghiên cứu.
- Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đọc và chọn
lọc những tài liệu phù hợp với đề tài.
- Viết đề cương nghiên cứu để xác định mục đích và phạm vi nghiên
cứu, đối tượng và các phương pháp chuyên ngành phù hợp.
- Sau khi có được đề cương nghiên cứu, chúng tôi bắt đầu xây dựng
bảng hỏi phù hợp với đề tài đã chọn.
4 tháng tiếp theo: Triển khai nghiên cứu
- Chúng tôi bắt đầu tiến hành lựa chọn mẫu theo danh sách sinh viên
đã xin từ phòng Công tác Học sinh – Sinh viên của trường.
- Sau khi có danh sách chúng tôi bắt đầu phân chia nhiệm vụ cho
từng thành viên trong nhóm nhầm gửi bảng hỏi khảo sát đến những
sinh viên đã được chọn một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
- Tiến hành khảo sát theo khung mẫu được lập ra trước đó.
- Thu thập dữ liệu và lưu trữ dữ liệu thô.
2 tháng cuối: Xử lý dữ liệu và viết báo cáo
- Sao khi thu thập toàn bộ dữ liệu, chúng tôi bắt tay vào quá trình
sàng lọc dữ liệu để cho ra một bộ dữ liệu thô hoàn chỉnh
- Sử dụng các phần mềm công cụ hỗ trợ như SPSS để xử lý dữ liệu
- Từ những dữ liệu đã được xử lý, chúng tôi tiến hành viết bài viết.
Kết hợp thảo luận với người hướng dẫn về những điểm cần chỉnh,
sửa trước khi nộp báo cáo hoàn chỉnh.
- Nộp báo cáo và trình bày báo cáo về đề tài nghiên cứu.
2. Nhân lực
- Lâm Chí Khanh
- Lê Mỹ Hiền
- Hỏa Thị Quỳnh
- Trần Mai Xuân Phương
- Trương Thị Ái Vy
1. Chiện, N. Đ. (2015). Biến đổi khuôn mẫu tình yêu và xuất hiện sống
chung trước hôn nhân trong thanh niên sống xa nhà hiện nay.
2. Hà, T. T. (2017). Các yếu tố xã hội liên quan đến hôn nhân xuyên quốc
gia. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 116-129. .
8
3. Hoa, Đ. T. (2015). Hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh miền núi Việt
Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số, 8.
4. Lan, N. P. (1998). Một số điều kiện đăng ký kết hôn trong luật hôn nhân
gia đình Việt Nam. Luật học, chương 5, 46-52.
5. Lợi, V. M. (2007). Quan niệm về gia đình của người Việt Nam tại Yên
Bái, Tiền Giang, Huế.
6. Minh, N. H. (2021). Một số xu hướng biến đổi hôn nhân ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 – 2022.
7. Minh, N. H., & Mai, P. P. (2020). Sự hài lòng về hôn nhân của người
Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng. .
8. Tiến, L. M. (2020). Sự biến đổi xã hội từ góc nhìn Xã hội học Vi mô qua
hai hiện tượng: Bà Mẹ đơn thân và Hôn nhân đồng tính. Tạp chí Khoa
học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(5), 49-55.
9. Thúy, C. T. (2016). Mối quan hệ giữa hôn nhân và tôn giáo từ những góc
nhìn khác nhau. VNU Journal of Social Sciences and Humanities, 2(1b),
143-152.
10.Thụy, T. Đ. (2017). Vai trò của gia đình đối với hành vi quan hệ tình dục
trước hôn nhân nghiên cứu tại Tp. Hồ Chí Minh. .
11.Xuyến, T. T. (2013). Những biến đổi trong hôn nhân và gia đình của dân
cư ven đô ở Nam bộ trong quá trình đô thị hóa. Kỷ yếu hội thảo quốc tế
lần thứ tư.