Chủ biên: TS. Phạm Thị Thu Hằng
TS. Vũ Tiến Lộc
Nhóm nghiên cứu của Viện Phát triển doanh nghiệp - EDF:
Bùi Việt Dũng
ThS. Lê Thanh Hải
TS. Lương Minh Huân
ThS. Đoàn Thúy Nga
ThS. Đoàn Thị Quyên
Với sự tham gia của các chuyên gia và các tổ chức:
Tổng cục Thống kê
ThS. Màn Thùy Giang
ThS. Phạm Thị Thanh Hà
TS. Nguyễn Nghĩa
Năm 2015 ghi nhận sự phục hồi rõ nét của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội đạt 6,68%, cao hơn mục tiêu đề ra và cao hơn mức tăng của cả giai đoạn 20112014. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng tăng lên.
LỜI TỰA
Tiếp theo chuỗi các Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam được xuất bản hàng năm
bắt đầu từ năm 2006, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục xây dựng “Báo
cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015” với chủ đề năm Dịch vụ phát triển kinh
doanh. Báo cáo đã cho thấy, những vấn đề cố hữu của khu vực doanh nghiệp vẫn chưa
được giải quyết: năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, công nghệ còn
lạc hậu, thiếu vắng lực lượng doanh nghiệp có quy mô đủ lớn để hội nhập. Mặc dù lĩnh vực
dịch vụ có mức tăng trưởng cao trong những năm qua, tuy nhiên các loại hình dịch vụ phát
triển kinh doanh phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp lại chưa nhận được sự quan tâm
thỏa đáng cả từ phía cộng đồng doanh nghiệp lẫn các nhà hoạch định chính sách, trong khi
đó sự phát triển của tiểu ngành dịch vụ này đóng vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt
động của nền kinh tế hiện đại.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
LỜI TỰA
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chân thành cảm ơn sự trợ giúp của Dự án
Sáng kiến Hỗ trợ khu vực tư nhân vùng Mê Kông (Mekong Business Initiative) do Ngân
hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Australia tài trợ, Tổng cục Thống kê, Công ty TNHH
Một thành viên Sở hữu trí tuệ VCCI trong việc xuất bản và công bố Báo cáo này.
Bằng việc đưa ra bức tranh toàn cảnh về phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 với
những khuyến nghị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là
trong việc đẩy mạnh các dịch vụ phát triển kinh doanh, chúng tôi tin tưởng rằng, Báo cáo
thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015 sẽ là một công cụ hữu ích cho sự phát triển chung
của cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
TS. VŨ TIẾN LỘC
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
III
Năm 2015 là năm thứ mười VCCI xây dựng Báo cáo thường niên doanh nghiệp
Việt Nam. Báo cáo năm 2015 sẽ đưa ra bức tranh về thực trạng phát triển và năng lực
của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2015, so sánh với giai đoạn 2007-2014, từ đó cho
thấy những vấn đề cần cải thiện để nâng cao năng lực doanh nghiệp. Đồng thời, trong
giai đoạn hiện nay, việc doanh nghiệp ngày càng chuyên môn hóa để tham gia sâu vào
chuỗi giá trị là cơ hội cho các ngành dịch vụ phát triển kinh doanh. Đây là những dịch vụ
hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, tổ chức,
quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp. Với tầm quan trọng của dịch vụ phát triển kinh doanh,
Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015 cũng tập trung đánh giá sự phát triển
và triển vọng của dịch vụ này tại Việt Nam.
Căn cứ vào các phân tích đánh giá, Báo cáo sẽ đưa ra những nhận định, đề xuất
một số các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam,
hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào các chuỗi cung ứng.
Tuy vậy các nhận định chỉ mang tính chất mở, chủ yếu nhằm hỗ trợ thêm thông tin cho
các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015 bao gồm bốn phần chính:
Phần I: Tổng quan về môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2015
Phần II: Năng lực doanh nghiệp Việt Nam
Phần III: Dịch vụ phát triển kinh doanh
Phần IV: Một số khuyến nghị
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 do Viện Phát triển doanh
nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì tổ chức nghiên cứu,
LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam là chuỗi báo cáo được Viện Phát
triển doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện
hàng năm, là một trong những tài liệu quan trọng, giúp các doanh nghiệp và các nhà
hoạch định chính sách hiểu rõ về tình hình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, trên
cơ sở đó xây dựng những hướng đi thích hợp phục vụ cho việc phát triển kinh doanh
ở Việt Nam. Ngoài việc đánh giá môi trường kinh doanh, đánh giá năng lực của doanh
nghiệp, Báo cáo còn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động của doanh nghiệp theo chủ
đề lựa chọn của mỗi năm.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
LỜI MỞ ĐẦU
V
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
LỜI MỞ ĐẦU
VI
trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ, với sự hỗ trợ của Tổng cục Thống kê và sự trợ giúp
của Dự án Sáng kiến Hỗ trợ khu vực tư nhân vùng Mê Kông (Mekong Business Initiative)
do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Australia tài trợ, Công ty TNHH một thành
viên Sở hữu trí tuệ VCCI trong việc xuất bản và công bố.
Do độ trễ của các số liệu thu thập và tính phức tạp của việc nghiên cứu về các
doanh nghiệp trong ngành dịch vụ nên khó tránh khỏi có những thiếu sót nhất định, Viện
Phát triển doanh nghiệp rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của bạn đọc.
VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
AEC
AIIB
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
ATA Carnet
Sổ tạm quản
CGTTC
Chuỗi giá trị toàn cầu
ASEAN
BCI
CP
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Báo cáo Chỉ số môi trường kinh doanh
Cổ phần
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
DN
Doanh nghiệp
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
DVPTKD
ĐGSPH
Dịch vụ phát triển kinh doanh
Đánh giá sự phù hợp
EDF
Viện Phát triển doanh nghiệp
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm trong nước
EU
FTA
HTX
IFAC
KHCN
Liên minh châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do
Hợp tác xã
Liên đoàn Kế toán quốc tế
Khoa học công nghệ
KHĐT
Kế hoạch Đầu tư
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
MRA
Thỏa thuận công nhận lẫn nhau
NK
Nhập khẩu
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OPEC
PTKD
QTCN
TỪ VIẾT TẮT
AFTA
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
TỪ VIẾT TẮT
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ
Phát triển kinh doanh
Quản trị công nghệ
VII
ROA
TỪ VIẾT TẮT
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
ROE
Hiệu suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROS
Hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu
SXKD
Sản xuất kinh doanh
R&D
Nghiên cứu và phát triển
SHTT
Sở hữu trí tuệ
TCTD
Tổ chức tín dụng
SHCN
Sở hữu công nghiệp
TCTK
Tổng cục Thống kê
TP
Thành phố
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TPP
Khu vực Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
WB
Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
USD
VND
WEF
XNK
VIII
Hiệu suất lợi nhuận trên tài sản
Đôla Mỹ
Đồng Việt Nam
Diễn đàn kinh tế thế giới
Xuất nhập khẩu
LỜI TỰA ............................................................................................................................. III
TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................................................VII
MỤC LỤC...........................................................................................................................IX
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................V
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................XI
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................XIII
TÓM TẮT .......................................................................................................................... XV
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM NĂM 2015.................. 1
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2015........................ 3
1.1. Tăng trưởng kinh tế năm 2015 ................................................................................. 3
1.2. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2015 .............................................................. 4
II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ................................................................................................ 5
2.1. Thị trường tài chính, tiền tệ năm 2015 ..................................................................... 5
2.2. Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất năm 2015 ............................................. 6
III. KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
NĂM 2015 ...................................................................................................................... 7
3.1. Kinh tế thế giới năm 2015 ........................................................................................ 7
3.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2015............................... 8
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM NĂM 2015
CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ............................................................................... 9
4.1. Báo cáo môi trường kinh doanh 2016 của Nhóm Ngân hàng Thế giới..................... 9
4.2. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế Thế giới .................................. 9
4.3. Sách trắng 2016, các vấn đề thương mại đầu tư và kiến nghị - EuroCham ........... 10
4.4. Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu - GEM ........................................................ 10
PHẦN II: NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................... 15
I. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NĂM 2015 ..................................................................... 17
1.1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2015 .......................................................... 17
IX
MỤC LỤC
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
1.2. Tình hình doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
trong năm 2015 ..................................................................................................... 20
II. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2007-2015 ................................................. 21
2.1. Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007-2015 ..................... 21
2.2. Quy mô bình quân của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015 .................................. 26
III. XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2007-2014 ......................... 30
3.1. Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh
giai đoạn 2007-2014 .............................................................................................. 30
3.2. Xu hướng chuyển dịch doanh nghiệp theo hình thức sở hữu ................................ 32
3.3. Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh ..................... 33
3.4. Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp theo vùng kinh tế-xã hội............................. 36
IV. NĂNG LỰC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2014 ......................... 38
4.1. Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014 ............... 38
4.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2014 ..................... 44
4.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014 ........... 48
4.4. Năng lực sinh lợi của doanh nghiệp ...................................................................... 51
PHẦN III: DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH ............................................................... 59
I. DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ TRIỂN VỌNG Ở VIỆT NAM........................... 61
1.1. Khu vực dịch vụ ở Việt Nam. ................................................................................. 61
1.2. Dịch vụ phát triển kinh doanh và chuyên môn ...................................................... 63
X
1.3. Thương mại toàn cầu và vai trò triển vọng của dịch vụ và dịch vụ phát triển
kinh doanh. ........................................................................................................... 65
II. THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH..................................................... 70
2.1. Nhu cầu và khả năng cung ứng các dịch vụ PTKD và chuyên môn. ..................... 70
2.2. Dịch vụ sở hữu trí tuệ ........................................................................................... 73
2.3. Dịch vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa ở Việt Nam ...................... 79
2.4. Dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế. ........................................................... 85
2.5. Dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận................................................ 87
PHẦN IV: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ................................................................................... 93
1.1 Đề xuất đối với cơ quan Nhà nước ......................................................................... 93
1.2. Đề xuất đối với các doanh nghiệp. ........................................................................ 96
Phụ lục ............................................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................117
Bảng 1.1: Tình hình đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2015 ................................................ 8
Bảng 1.2: Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2015 .................................... 11
Bảng 2.2: Sự tương thích trong phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí lao động
và theo tiêu chí vốn năm 2014 .......................................................................... 30
Bảng 2.3: Xu hướng chuyển dịch phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn
2007-2014 ......................................................................................................... 31
Bảng 2.4: Xu hướng chuyển dịch phân theo hình thức sở hữu trong giai đoạn
2007-2015 ......................................................................................................... 33
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô lao động và hình thức sở hữu năm 2014 ...... 27
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào GDP (theo giá hiện hành)
giai đoạn 2012-2014.......................................................................................... 62
Bảng 3.2: Đóng góp vào lao động của một số ngành dịch vụ giai đoạn 2012-2014 ........... 62
Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp trong một số ngành dịch vụ ......................................... 63
Bảng 3.4: Đóng góp của ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
trong GDP ........................................................................................................ 64
Bảng 3.5: Số lượng doanh nghiệp trong ngành DVPTKD (Hoạt động chuyên môn,
khoa học và công nghệ) ................................................................................... 64
Bảng 3.6: Số lượng các tổ chức có năng lực cung cấp dịch vụ thử nghiệm
trong các lĩnh vực tính đến 2015. ...................................................................... 81
Bảng 3.7: Doanh thu dịch vụ nghiên cứu thị trường thế giới giai đoạn 2009-2013 ............. 88
XI
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 .................................................... 3
Hình 1.2: Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2015 ................................................. 11
Hình 2.2: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo vùng kinh tế-xã hội
năm 2015........................................................................................................... 18
Hình 2.3: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo ngành .............................. 19
Hình 2.4: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và ngừng hoạt động
giai đoạn 2007-2015 .......................................................................................... 21
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 2011-2015 ......................... 17
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.5: Số lượng doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2007-2015 .................................... 22
Hình 2.6: Lao động trong doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015 ........................................... 23
Hình 2.7: Tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015 ................................. 24
Hình 2.8: Tổng doanh thu của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015.................................... 25
Hình 2.9: Tăng trưởng doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015 ................................................ 26
Hình 2.10: Quy mô lao động bình quân trong các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015 ...... 27
Hình 2.11: Quy mô vốn bình quân trong các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu
giai đoạn 2007-2015......................................................................................... 28
Hình 2.12: Chuyển dịch doanh nghiệp theo vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 2007-2015 ..... 36
Hình 2.13: Chuyển dịch lao động theo vùng kinh tế-xã hội giai đoạn 2007-2015 ............... 37
Hình 2.14: Chuyển dịch nguồn vốn theo vùng kinh tế-xã hội giai đoạn 2007-2015 ............ 37
Hình 2.15: Thu nhập bình quân của người lao động theo loại hình doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014......................................................................................... 38
Hình 2.16: Thu nhập bình quân của người lao động theo quy mô doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014......................................................................................... 39
Hình 2.17: Doanh thu bình quân của người lao động theo loại hình doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2015......................................................................................... 41
Hình 2.18: Doanh thu bình quân của người lao động theo quy mô doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014......................................................................................... 42
Hình 2.19: Hiệu suất sử dụng lao động trong doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014......................................................................................... 43
XIII
DANH MỤC HÌNH
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Hình 2.20: Chỉ số thanh toán hiện tại của doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014........................................................................................ 44
Hình 2.21: Chỉ số thanh toán hiện tại của doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014......................................................................................... 45
Hình 2.22: Chỉ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014 .................... 46
Hình 2.23: Chỉ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
giai đoạn 2009-2014 ........................................................................................ 47
Hình 2.24: Chỉ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp
giai đoạn 2009-2014 ........................................................................................ 48
Hình 2.25: Chỉ số nợ của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014............................................ 49
Hình 2.26: Chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014 ........................ 50
Hình 2.27: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo loại hình doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014......................................................................................... 51
Hình 2.28: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo quy mô doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014......................................................................................... 52
Hình 2.29: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA của doanh nghiệp
theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014............................................. 53
Hình 2.30: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA của doanh nghiệp
theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014 ............................................. 54
Hình 2.31: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE của doanh nghiệp
theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014............................................ 55
XIV
Hình 2.32: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE của doanh nghiệp
theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014 ............................................. 56
Hình 2.33: Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu - ROS của doanh nghiệp
theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014............................................ 57
Hình 2.34: Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu - ROS của doanh nghiệp
theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014 ............................................. 58
Hình 3.1:
Mức độ sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh ......................................... 71
Hình 3.2: Thay đổi số lượng Người được cấp thẻ đại diện SHTT và số Tổ chức
dịch vụ đại diện SHTT qua các năm................................................................ 76
Hình 3.3: Tăng trưởng của thị trường dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
ở Việt Nam 2009-2013 ........................................................................................ 89
TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM 2015
Thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả năm 2015: Trong năm 2015, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) duy trì ổn định lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng VND,
kết hợp với điều chỉnh giảm trần lãi suất USD, đảm bảo duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi
suất VND và lãi suất USD. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục được giữ ổn định, niềm
tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế tiếp tục
giảm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ,
kịp thời. NHNN đã linh hoạt điều chỉnh tăng 3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và nới
biên độ tỷ giá từ +1% lên +3% nhằm ứng phó kịp thời với các tác động bất lợi từ thị trường
tài chính quốc tế. Huy động vốn tăng 13,59% so với cuối năm trước. Tín dụng trong năm
2015 cũng đã vượt chỉ tiêu khi tăng trưởng đạt 17,17%. Ngoài ra, sự an toàn, ổn định của
các tổ chức tín dụng đã được duy trì và cải thiện, thực hiện các bước tái cơ cấu toàn diện
các ngân hàng thương mại yếu kém.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2015: Trong năm 2015, đầu tư trực
tiếp của nước ngoài vào Việt Nam từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 thu hút 2.013 dự
án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD, tăng 26,8% về số dự án và
giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới
và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước.
Đánh giá về môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2015 của một số tổ chức quốc tế:
Báo cáo “Doing Business 2016” của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam xếp
hạng 90/189 nền kinh tế, tăng 03 bậc so với năm trước. Báo cáo Năng lực cạnh tranh
TÓM TẮT
Tăng trưởng kinh tế và tình hình xuất nhập khẩu năm 2015: Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu
6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục
hồi rõ nét với quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình
quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng
57 USD so với năm 2014; Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ
chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73%. Kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa năm 2015 ước tính đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014. Kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước tính đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
TÓM TẮT
XV
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
TÓM TẮT
XVI
toàn cầu 2015-2016 Việt Nam có sự cải thiện một chút so với năm trước, xếp hạng thứ
56/140 nền kinh tế. Theo Sách trắng 2016, các vấn đề thương mại đầu tư và kiến nghị
của EuroCham, Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Tuy
nhiên các doanh nghiệp châu Âu vẫn gặp phải một số thách thức trong quá trình hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam. Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu 2015/2016 cho thấy
hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2015 hầu như không thay đổi nhiều so với năm
2014 và vẫn chưa thực sự hỗ trợ cho phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh doanh.
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Phát triển doanh nghiệp năm 2015: Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6%
về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014. Bên cạnh đó, có
851 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong
năm 2015. Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2015
là 1.452,5 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt
6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Số lao động ước tính được tạo việc làm trong
các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1.471,9 nghìn người, tăng 34,9% so
với năm 2014. Trong năm 2015, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động,
tăng 39,5% so với năm trước. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong năm 2015 là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với
năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới
10 tỷ đồng (chiếm 93,8%). Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt
động trong năm là 71.391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm
15.649 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 55.742 doanh nghiệp
ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015: Trong giai đoạn 2007-2015, đã có
gần 692 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp đã đăng ký
thành lập lên khoảng 941 nghìn doanh nghiệp. Trong tổng số 941 nghìn doanh nghiệp
đã được thành lập kể từ khi có luật doanh nghiệp đến nay, số doanh nghiệp còn hoạt
động trong nền kinh tế, tính đến hết ngày 31/12/2015, là khoảng gần 513 nghìn doanh
nghiệp (chiếm 54,5%), khoảng 428 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể
(chiếm 45,5%), trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là khoảng 117 nghìn doanh nghiệp
(chiếm 12,5%). Đáng chú ý là sau những khi tăng trưởng mạnh trong hai năm 20092010, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập đã có xu hướng giảm đi và ổn định trong
giai đoạn 2011-2014, bình quân mỗi năm khoảng 70 nghìn doanh nghiệp thành lập. Tuy
nhiên, số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể từ năm 2011 ngày càng có xu
hướng tăng lên, thậm chí còn tăng cao trong năm 2015, trên 80 nghìn doanh nghiệp,
trong đó có 9.467 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể và 71.391 doanh nghiệp gặp
khó khăn phải ngừng hoạt động.
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Dịch vụ phát triển kinh doanh (tiếng Anh: Business development services) bao
gồm tất cả những dịch vụ (phi tài chính) mà nhà cung cấp đem đến cho các doanh
nghiệp nhằm tổ chức, quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt
động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh
tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mặc dù còn khá mới mẻ tại
Việt Nam, các dịch vụ phát triển kinh doanh và chuyên môn là một trong những ngành
phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Với tác động làm giảm chi phí; tăng khả năng cạnh
tranh; chuyên nghiệp hóa; thúc đẩy cải tiến dịch vụ và sản phẩm, dịch vụ phát triển
kinh doanh được coi là công cụ hữu dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Nhìn chung, nhu cầu dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD) ngày
càng tăng. Tuy nhiên thách thức lớn nhất thực chất vẫn là vấn đề nhận thức của doanh
nghiệp về tầm quan trọng của DVPTKD về việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
thay vì tự bản thân doanh nghiệp thực hiện. Bên cạnh vấn đề nhận thức, chất lượng các
dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà
TÓM TẮT
Năng lực của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014: Hiệu quả sử dụng lao động
trong giai đoạn 2007-2014 đã không những không được cải thiện mà còn giảm đi, từ
17,3 lần năm 2007 xuống còn 15,4 lần năm 2014. Các chỉ số về khả năng thanh toán của
doanh nghiệp vẫn ít được cải thiện so với năm 2013, chỉ có chỉ số khả năng trả lãi vay
của doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp
cũng ngày càng giảm. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế giai đoạn
2007-2010 đã giảm so với giai đoạn 2000-2006, xuống còn khoảng dưới 30% trong các
năm 2007-2010, tuy nhiên đã tăng cao trở lại trong giai đoạn 2011-2014 với mức trung
bình khoảng 38,7%. Hiệu suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nền kinh tế giảm từ
6,6% năm 2012 xuống còn 3,6% năm 2014. Đây là dấu hiệu báo động về hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong năm 2014.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Xu hướng chuyển dịch của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015: Theo loại hình
doanh nghiệp (hình thức pháp lý khi đăng ký kinh doanh), số lượng các doanh nghiệp
hoạt động theo hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần ngày
càng chiếm tỷ lệ cao. Giai đoạn 2007-2015 cũng chứng kiến sự phát triển ấn tượng về
số lượng doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ, nhất là Giáo dục đào tạo và Hoạt động
hành chính và dịch vụ hỗ trợ, Nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Ba ngành này có tốc độ
tăng trưởng hàng năm đều trên 20%/năm và số lượng doanh nghiệp tăng hơn 5 lần trong
giai đoạn 2007-2015. Với vị trí tự nhiên và điều kiện xã hội thuận lợi, doanh nghiệp Việt
Nam thường tập trung chủ yếu ở hai vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Khu vực Đông Nam Bộ, nơi có TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam, luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh nghiệp và tỷ trọng này có xu hướng tăng lên, từ 37,9%
năm 2007 lên 42,1% năm 2015, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đã
tăng từ 30,1% lên 34,1%
XVII
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
TÓM TẮT
XVIII
sử dụng các dịch vụ này. Thách thức đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ đó là khả năng
phát triển thiết kế các dịch vụ phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là cho các
DNNVV.
Về dịch vụ sở hữu trí tuệ: Trong giai đoạn 2011-2015, số lượng sáng chế, giải pháp
kỹ thuật hữu ích được bảo hộ tăng 62% so với giai đoạn 2006-2010. Mặc dù vậy nhu cầu
thực tế dịch vụ SHTT từ góc độ doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Hiện nay, do
nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò chủ thể của mình trong đổi mới công nghệ
chưa cao, đặc biệt là chưa ý thức được vai trò của SHTT trong cạnh tranh thương mại
quốc tế, nên sức cạnh tranh hàng hoá còn rất yếu. Hầu hết các doanh nghiệp chưa xây
dựng chiến lược SHTT, cụ thể hơn là chiến lược thương hiệu, chiến lược sáng chế, chiến
lược kiểu dáng công nghiệp, chiến lược kinh doanh,... chính vì vậy, nhu cầu về dịch vụ
SHTT không cao, tuy hàng năm có tăng, nhưng rất ít.
Về dịch vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa ở Việt Nam: Đánh giá
sự phù hợp (ĐGSPH) gồm các hoạt động: thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm
định, công nhận. Đánh giá sự phù hợp là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá, khẳng định
sự phù hợp/không phù hợp của chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo chuẩn mực đã
được quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây là một dịch vụ
rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Theo ước tính, đang có khoảng
1.500 tổ chức thử nghiệm, 300 tổ chức kiểm định, 200 tổ chức giám định và gần 80 tổ
chức chứng nhận đang hoạt động tại Việt Nam. Năng lực các tổ chức ĐGSPH chưa thực
sự đồng đều: Có lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa có rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ
nhưng có lĩnh vực bị bỏ ngỏ, không có dịch vụ, phải gửi đi nước ngoài đánh giá; có sự
cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức cung cấp cùng một dịch vụ....
Dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế: Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán
và tư vấn thuế hiện nay chưa thực sự phát triển bởi nhóm khách hàng chủ yếu là các
DNNVV, còn tồn tại một số hạn chế như nhận thức về dịch vụ kế toán chưa đầy đủ.
Khách hàng thường chỉ nghĩ dịch vụ kế toán chỉ là ghi sổ, là lập báo cáo thuế mà chưa
biết đến các dịch vụ khác như tư vấn tài chính; tư vấn quản trị; tuyển dụng nhân sự; soát
xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, tư vấn về thuế, thiết lập hệ thống kiểm soát
nội bộ, hệ thống thông tin kế toán,... nhận thức về lợi ích của việc thuê các dịch vụ kế
toán từ các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp chưa cao và họ chưa thực sự yên tâm về
vấn đề bảo mật thông tin khi giao chứng từ cho các đơn vị, cá nhân bên ngoài thực hiện.
Đến tháng 12/2015, trên toàn quốc có 232 đại lý thuế, chủ yếu phân bổ trên các thành
phố lớn, số lượng các công ty đăng ký hành nghề kiểm toán được cấp phép là 246 công
ty, với số lượng kiểm toán viên hành nghề được cấp phép trên 1.700 kiểm toán viên.
Dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận: Việc Việt Nam gia nhập sâu
rộng vào nền kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt đã và đang buộc các doanh
nghiệp càng phải nghiên cứu thấu đáo khi thâm nhập hoặc đưa sản phẩm ra thị trường.
Tuy nhiên có thể thấy rằng, hầu như hoạt động nghiên cứu thị trường mới chỉ được phát
triển mạnh ở các doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa quốc gia, công ty nước
ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
TÓM TẮT
Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2015 và để cộng đồng doanh
nghiệp phát triển bền vững, đạt mục tiêu kế hoạch 2016 và những năm tiếp theo, các
khuyến nghị đề xuất tập trung vào các vấn đề sau:
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy nhỏ và vừa, ngân sách
hạn hẹp, không có bộ phận nghiên cứu thị trường, nên đã không tổ chức được hoạt động
nghiên cứu thị trường một cách bài bản. Dịch vụ nghiên cứu thị trường đã có bước tiến
mới, phương thức nghiên cứu thị trường thay đổi dần từ các phương pháp truyền thống
sang nghiên cứu thị trường trực tuyến. Các công ty cung cấp dịch vụ bắt đầu có nghiên
cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực, ngành hàng. Về chất lượng cung cấp dịch vụ, trên
thế giới đã có một số tiêu chuẩn đối với các công ty nghiên cứu thị trường, tuy nhiên rất
ít công ty trong nước đạt được các tiêu chuẩn này.
Đối với các cơ quan Nhà nước, cần (i) Tiếp tục thực hiện triệt để cải thiện môi trường
kinh doanh; (ii) Cải thiện phương thức hỗ trợ DNNVV thông qua phát triển các dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh, theo đó cần thay đổi cách tiếp cận về phát triển thị trường DVPTKD và
phát triển thị trường, xây dựng chiến lược marketing, ở một số lĩnh vực ưu tiên phát triển.
Đối với các doanh nghiệp nói chung, cần tăng cường tìm hiểu về các DVPTKD và
sử dụng thử là cách tiếp cận cần thiết đối với DN, nhất là DNNVV. Trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt hiện nay, các DN Việt Nam còn hạn chế nhiều mặt, nhất là về nguồn nhân
lực chuyên nghiệp thì việc phải sử dụng các nguồn lực thuê ngoài là điều cần thiết.
Đối với nhà cung cấp DVPTKD cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tự nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình linh hoạt điều chỉnh dịch vụ/ sản phẩm của mình cho
nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ. Cách tốt nhất để
chứng minh rằng các dịch vụ mang lại giá trị cho DN đó là khi một doanh nhân, hay một
ai đó thấy dịch vụ đó có giá trị đối với các DNNVV và họ sẵn sàng chi trả. Thanh toán cho
các dịch vụ là dấu hiệu tốt. Khi DN trả tiền tức là DN kỳ vọng tới dịch vụ có chất lượng.
XIX
1.1. Tăng trưởng kinh tế năm 2015
1.1.1. Tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam 2015
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015
PHẦN 1
Xét về góc độ sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với năm 2014;
tích lũy tài sản tăng 9,04%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm
8,62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn
mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền
kinh tế phục hồi rõ nét với quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 4.192,9 nghìn tỷ
đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương
2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014; Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển
dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
tỷ trọng 17%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm
39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu tương ứng của năm
2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%).
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2015
3
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1.1.2. Tăng trưởng của các lĩnh vực chính của nền kinh tế năm 2015
Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44%
của năm 2014; đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong khu vực này,
ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên
chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
4
tăng thấp ở mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, nhưng quy mô trong khu
vực lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành thủy sản
tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành
này trong 5 năm qua do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả và thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,39% so với
năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%, cao hơn nhiều mức tăng
của một số năm trước, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực này và góp phần
quan trọng trong mức tăng trưởng chung. Ngành khai khoáng tăng 6,50%. Ngành xây
dựng đạt mức tăng 10,82% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng
trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng
9,06% so với năm 2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng chung; hoạt
động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm;
hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,96%, cao hơn
mức tăng 2,80% của năm trước và chủ yếu tập trung vào mua nhà ở, đóng góp 0,16
điểm phần trăm.
1.2. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2015
1.2.1. Xuất khẩu hàng hóa năm 2015
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2015 đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm
2014, loại trừ yếu tố giá tăng 12,4% (chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa giảm 3,8%). Kim
ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8%; khu
vực trong nước đạt 47,3 tỷ USD, giảm 3,5% so với năm trước.
Đóng góp chính vào mức tăng chung chủ yếu là nhóm hàng của khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài với tỷ trọng cao: Điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,7%, điện tử máy
tính và linh kiện chiếm 98,2%, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,5%,
giày dép chiếm 79,7%; hàng dệt may chiếm 60,4%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
chiếm 45,5% tổng kim ngạch, tăng 1,5 điểm phần trăm so với năm 2014; nhóm hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 39,9%, tăng 0,6 điểm phần trăm;
hàng nông, lâm chiếm 10,5%, giảm 1 điểm phần trăm; hàng thủy sản chiếm 4,1%,
giảm 1,1 điểm phần trăm.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim
ngạch chiếm tỷ trọng 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là EU chiếm 19%.
1.2.2. Nhập khẩu hàng hóa năm 2015
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm
trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98 tỷ USD, tăng 16,4%; khu vực
Kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với năm
trước: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 23,1%; vải tăng 8,2%; nguyên phụ
liệu dệt, may, giày dép tăng 7,5%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn tăng so
với năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 24,2%; điện thoại các loại và linh kiện
tăng 25,4%; ô tô tăng 59%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 87,7%.
1.2.3. Xuất, nhập khẩu dịch vụ năm 2015
Năm 2015 xuất khẩu dịch vụ đạt 11,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2014, trong đó
xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch và giảm 0,4% so
với năm 2014.
Nhập khẩu dịch vụ năm 2015 đạt 15,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm trước, trong
đó chủ yếu vẫn là nhập khẩu dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu với 9 tỷ USD,
chiếm 58%.
II. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
2.1. Thị trường tài chính, tiền tệ năm 2015
Trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì ổn định lãi suất điều hành,
trần lãi suất huy động bằng VND, kết hợp với điều chỉnh giảm trần lãi suất USD, đảm bảo
duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND và lãi suất USD.
Để tạo điều kiện giảm lãi suất, NHNN giữ ổn định trần lãi suất cho vay ngắn hạn
bằng VND, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên cơ sở nhu cầu vốn của thị trường cân đối
điều chỉnh giảm lãi suất cho vay so với trần quy định; điều tiết thanh khoản của các
TCTD hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay
một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực xuống mức khoảng 6,5-6,6%/năm; tiếp
tục yêu cầu các TCTD rà soát giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ về mức lãi
suất cho vay hiện hành. Mặt bằng lãi suất năm 2015 đã giảm mạnh. Lãi huy động giảm
0,2-0,5%/năm và hiện ở mức tương đối thấp nhưng lòng tin vào VND được củng cố. Lãi
suất cho vay cũng giảm 0,3-0,5%/năm so với cuối năm 2014, đưa mặt bằng lãi suất
giảm khoảng 50% so với cuối năm 2011. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay đang ở
mức 6-9% (ngắn hạn), 9-11% (dài hạn). Tuy nhiên, so sánh với các nước trong khu vực,
PHẦN 1
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim
ngạch chiếm 28,8% tổng kim ngạch nhập khẩu; tiếp đến là Hàn Quốc chiếm 16,7%;
ASEAN chiếm 14,4%.
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tới 91,3% tổng
kim ngạch, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2014; hàng tiêu dùng chiếm 8,7%, giảm
0,2 điểm phần trăm.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
kinh tế trong nước đạt 67,6 tỷ USD, tăng 6,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá (giá nhập khẩu
giảm 5,8%), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2015 tăng 18,9%, cao hơn mức tăng
13,2% của năm 2014.
5
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
6
lãi suất của Việt Nam vẫn cao do Việt Nam vừa phải điều hành chính sách tiền tệ trong
khi hệ thống ngân hàng đang tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng phải
sử dụng phần lớn lợi nhuận để xử lý nợ xấu, nên khả năng tiếp tục giảm lãi suất sẽ khó
khăn. Ngoài ra, trái phiếu Chính phủ lãi suất cao cũng gây áp lực cho mặt bằng lãi suất.
Trong năm 2015, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục được giữ ổn định, niềm tin
vào VND được củng cố, tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế tiếp tục giảm, các nhu cầu
ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. NHNN đã
linh hoạt điều chỉnh tăng 3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và nới biên độ tỷ giá từ +1%
lên +3% nhằm ứng phó kịp thời với các tác động bất lợi từ thị trường tài chính quốc tế.
Tính đến ngày 21/12/2015, huy động vốn tăng 13,59% so với cuối năm 2014. Tín
dụng trong năm 2015 cũng đã vượt chỉ tiêu khi tăng trưởng đạt 17,17% (tính đến 21/12).
Theo ước tính, tín dụng cả năm 2015 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 18-20%. Dòng vốn tín
dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là
các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ (cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn tăng, ước tính đến tháng 12/2015 tăng 11%, lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tăng tháng 10/2015 tăng 45,13%...). Các chương trình, chính sách tín dụng
ngành, lĩnh vực, người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ đạo của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển khai, mang
lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội.
Ngoài ra, sự an toàn, ổn định của các tổ chức tín dụng đã được duy trì và cải thiện,
thực hiện các bước tái cơ cấu toàn diện các ngân hàng thương mại yếu kém. Đến
30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu của tổ chức tín dụng ước tính tại thời điểm cuối tháng
9/2012 đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện. Nợ xấu toàn hệ thống đã
được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra 3%. Với việc áp dụng đầy đủ chuẩn
mực mới về phân loại nợ, từ Quý I/2015 không còn tồn tại hai số liệu nợ xấu và nợ xấu
của các tổ chức tín dụng đã được minh bạch hơn.
2.2. Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất năm 2015
CPI tháng 12 năm 2015 tăng 0,02% so với tháng trước, trong đó: Nhóm nhà ở và
vật liệu xây dựng tăng 0,5%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,32%; nhóm đồ uống
và thuốc lá, hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng tăng 0,16% (lương thực tăng 0,45%; thực
phẩm tăng 0,13%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%; giáo dục tăng 0,04%; giao thông
giảm 1,57%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,1%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm
0,05%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%.
CPI tháng 12/2015 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014. CPI bình quân năm 2015
tăng 0,63% so với bình quân năm 2014.
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản năm 2015 giảm 0,28% so với năm trước; chỉ số giá bán sản phẩm của người sản
xuất hàng công nghiệp giảm 0,58%; chỉ số giá cước vận tải, kho bãi giảm 3,26%; chỉ số
giá sản xuất dịch vụ tăng 1,28%.
III. KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM NĂM 2015
3.1. Kinh tế thế giới năm 2015
Giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm gần 60% trong năm 2015, xuống dưới
35 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu suy
yếu và nguồn cung dồi dào. Các nước sản xuất dầu chủ yếu tại Tổ chức Các nước Xuất
khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục duy trì sản lượng để giữ thị phần dầu lửa thế giới bất chấp
lỗ lãi. Những nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt bị thâm hụt ngân sách. Trong năm 2015,
tính ra, các nước sản xuất dầu vùng Vịnh thiệt hại 300 tỷ USD. Các nước như Saudi
Arabia, Nga đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình, trong khi Venezuela
đang đối phó với tình trạng lạm phát cao; nền kinh tế đình trệ và nước giàu dầu mỏ như
Azerbaijan buộc phải phá giá đồng tiền của mình, giảm hơn 30% so với đồng USD...
Sự biến động của kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam trên
2 khía cạnh chính:
Giá dầu xuống thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng khai thác dầu khí của
Việt Nam, từ đó dẫn đến giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước, tác động tiêu cực tới chi
tiêu Chính phủ và cầu trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam có cơ hội để kiểm soát lạm phát
ở mức thấp, gia tăng sức mua của người dân. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
nước và xuất khẩu phi xăng dầu sẽ tiếp tục phát triển, từ đó tăng cơ cấu nguồn thu ngân
sách từ các hoạt động kinh doanh trong nước. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh kinh
tế Việt Nam đang trong quá trình hồi phục và tăng trưởng trở lại.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời cùng với việc Việt Nam mở rộng các hiệp
định tự do thương mại sẽ tạo động lực giúp các doanh nghiệp mở rộng giao thương, thu
PHẦN 1
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập sau 13 năm kể từ khi đề
xuất ý tưởng AEC, tạo thành nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới. Sự kiện này đánh
dấu giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu rộng hơn của khu vực ASEAN, với thị trường
khoảng 620 triệu dân. Đồng thời việc ra đời của TPP, AIIB, AEC… cũng phản ánh xu thế
chủ đạo của các liên kết khối và khu vực, sự cạnh tranh giữa các trung tâm kinh tế thế
giới, sẽ tiếp tục tác động đến chiều hướng phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế trong
nhiều năm.
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
Kinh tế thế giới năm 2015 khá ảm đạm. Kinh tế châu Á không còn thể hiện vai trò
động lực tăng trưởng toàn cầu; kinh tế Trung Quốc không còn đóng vai trò đầu tàu tăng
trưởng của kinh tế thế giới. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc
trong quý III/2015 tiếp tục chậm lại khi tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Tài chính
Mỹ cho hay dòng tiền rút khỏi Trung Quốc từ tháng 01-8/2015 lên tới hơn 500 tỷ USD.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2015 giảm 3,79% so với năm trước; chỉ số giá
nhập khẩu hàng hoá giảm 5,82% so với năm 2014. Tỷ giá thương mại hàng hóa năm
2015 tăng 2,15% so với năm trước.
7
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm,
tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn.
8
Nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các
nước. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách
thức nghiêm trọng
3.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2015
Trong năm 2015, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời
điểm 15/12/2015 thu hút 2.013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58
tỷ USD, tăng 26,8% về số dự án và giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Tổng
vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 3,9% so
với năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ
USD, tăng 17,4% so với năm trước.
Bảng 1.1: Tình hình đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu
Đơn vị: Tỷ USD
2011
2012
2013
2014
Tổng vốn đăng ký
14,6
16,3
21,6
21,9
22,76
Đăng ký tăng thêm
3,1
7,7
5,4
-
Vốn FDI thực hiện
Đăng ký cấp mới
11,0
11,5
10,5
8,6
11,5
14,27
7,35
12,5
16,5
2015
14,5
-
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ KH&ĐT
Theo lĩnh vực đầu tư, trong năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam
với 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút
được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và
517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm
66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với
9 dự án đăng ký cấp mới và 8 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 2,8 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh
doanh bất động sản với 34 dự án đầu tư mới và 12 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh thành phố trong
năm 2015, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm
là 3,64 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ hai với
tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,32 tỷ USD, chiếm 14,6%. Bình Dương đứng
thứ ba với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,95 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn
đầu tư. Tiếp theo là Trà Vinh và Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,52 tỷ USD và
1,94 tỷ USD.
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM NĂM 2015 CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC
QUỐC TẾ
4.1. Báo cáo môi trường kinh doanh 2016 của Nhóm Ngân hàng Thế giới
Theo báo cáo “Doing Business 2016”, Việt Nam xếp thứ 90/189 nền kinh tế, tăng
3 bậc so với Doing Business 2015. Theo báo cáo này, các nền kinh tế thuộc tất cả các
nhóm thu nhập đều thực hiện cải cách, trong đó các nền kinh tế dẫn đầu gồm Việt Nam
(5 cải cách), Hồng Kông, Trung Quốc (4) và Indonesia (3). Việt Nam có một số chỉ số
tăng hạng nhẹ so với năm trước: Khởi sự kinh doanh (tăng 6 bậc, từ 125 của năm ngoái
lên thứ hạng 119); tiếp cận điện năng (tăng 22 bậc, từ 130 lên 108); tiếp cận tín dụng
(tăng 8 bậc, từ 36 lên 28); nộp thuế (tăng 4 bậc, từ 172 lên mức 168). Một số chỉ số giảm
so với xếp hạng công bố năm trước, như: Thương mại qua biên giới (giảm 1 bậc, từ 98
xuống 99); Bảo vệ nhà đầu tư (tụt 1 bậc, từ 121 xuống 122). Ngoài ra, Việt Nam có nhiều
chỉ số khác không thay đổi, như chỉ số giấy phép xây dựng, bảo vệ quyền tài sản, thực
hiện hợp đồng…
4.2. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế Thế giới
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016, Việt Nam xếp hạng thứ 56
trên tổng số 140 nền kinh tế, với Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI 2014-2015)
đạt 4,3/7 (thang điểm từ 1-7, với 7 là điểm cao nhất). Chỉ số GCI của Việt Nam năm 2015
có sự cải thiện một chút so với các năm trước đó (đạt 4,2/7 điểm). Các tiêu chí đánh giá
của báo cáo được chia thành 3 nhóm chính: Yêu cầu căn bản (kinh tế vĩ mô, giáo dục
cơ bản - y tế, cơ sở hạ tầng, thể chế); yếu tố nâng cao (giáo dục và đào tạo bậc cao, độ
PHẦN 1
Tính đến hết ngày 15/12/2015 các doanh nghiệp FDI đạt kim ngạch nhập khẩu
93,31 tỷ USD, tăng 16,6% (tương ứng tăng 13,27 tỷ USD), chiếm gần 59% tổng trị giá
nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2015. Các mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu của Việt Nam là máy móc thiết bị và phụ tùng (26 tỷ USD), máy tính và linh kiện
điện tử (22 tỷ USD), điện thoại và linh kiện (10 tỷ USD), vải các loại (9 tỷ USD), sắt thép
các loại.
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN) (kể cả dầu thô) trong cả năm 2015
đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70,9% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 12 tháng năm 2015 đạt 97,9 tỷ USD, tăng 16,4%
so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 59,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong
12 tháng năm 2015, khu vực ĐTNN xuất siêu gần 17,15 tỷ USD.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Theo đối tác đầu tư, đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,47 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư, Nhật
Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư, Đài
Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư.
9
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
10
hiệu quả trên thị trường lao động, hiệu quả trên thị trường hàng hóa, sự phát triển của
hệ thống tài chính, trình độ công nghệ, quy mô thị trường) và các yếu tố về tinh vi - đột
phá (sự tinh vi của hệ thống doanh nghiệp, khả năng đột phá).
Trong 3 nhóm tiêu chí này, Việt Nam được chấm điểm cao nhất ở Yêu cầu căn
bản, với 4,54 điểm, xếp thứ 72. Một số tiêu chí nhỏ cũng có sự cải thiện, như kinh tế vĩ
mô (hạng 69), độ hiệu quả của thị trường hàng hóa (83), cơ sở hạ tầng (76), quy mô thị
trường (34) và trình độ công nghệ (92).
4.3. Sách trắng 2016, các vấn đề thương mại đầu tư và kiến nghị - EuroCham
Khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh do EuroCham thực hiện trong năm 2015,
cho thấy niềm tin và triển vọng kinh doanh, cũng như kỳ vọng cho tương lai của các
doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã tăng nhẹ so với tổng quan tình hình năm trước.
Cụ thể, chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) đã tăng từ 75 trong Quý I/2015 lên 77 vào
Quý II/2015 và tiếp tục giữ ở mức 75 vào Quý III/2015.
Việt Nam đang không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp châu Âu vẫn gặp phải một số thách thức trong quá trình hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể các quy định hướng dẫn cho nhiều văn bản luật
mới vẫn chưa được ban hành và quá trình xử lý hồ sơ cho các nhà đầu tư đang còn bị
trì hoãn, các doanh nghiệp thường phải tiêu tốn nguồn lực cho các thủ tục hành chính(1).
4.4. Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu - GEM
Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp toàn cầu 2015/2016 (Global Entrepreneurship Monitor
2015/2016 Global Report - gọi tắt là GEM 2015/2016 Global Report) được công bố bởi
Hiệp hội các nhà nghiên cứu kinh doanh toàn cầu (Global Entrepreneurship Research
Association - GERA) vào tháng 02/2016. Đây là năm thứ 17 GERA tiến hành nghiên cứu
và công bố báo cáo GEM và là năm thứ 3 liên tiếp Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam đại diện cho Việt Nam tham gia vào nghiên cứu này.
Báo cáo GEM 2015/2016 cho thấy hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2015
hầu như không thay đổi nhiều so với năm 2014 và vẫn chưa thực sự hỗ trợ cho phong
trào khởi nghiệp và phát triển kinh doanh. Cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố được đánh
giá cao nhất trong điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, đạt 4,07 điểm (trên thang điểm từ
1 đến 5). Hai yếu tố tiếp theo được các chuyên gia đánh giá cao là sự Năng động của
thị trường nội địa (3,59 điểm) và Văn hóa và chuẩn mực xã hội (3,23 điểm). Trong số
12 chỉ số về điều kiện kinh doanh, chỉ có 3 chỉ số này là đạt trên mức trung bình (3 điểm),
9 chỉ số còn lại được các chuyên gia đánh giá dưới mức trung bình, trong đó ở ba vị trí
cuối cùng lần lượt là: Chương trình hỗ trợ của Chính phủ (2,14 điểm), Tài chính cho kinh
doanh (2,12) và đặc biệt là Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông (1,57 điểm).
(1)
Sách trắng 2016, “Các vấn đề thương mại đầu tư và kiến nghị” - EuroCham
Hình 1.2: Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2015
Giáo dục về kinh doanh
ở bậc phổ thông
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Đơn vị: Điểm
PHẦN 1
Nguồn: Báo cáo GEM 2015/2016 Global Report
Tuy nhiên, khi so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam với các nước khác trên
thế giới cũng tham gia vào nghiên cứu GEM năm 2015, thứ tự của các yếu tố lại có
những khác biệt. Ba chỉ số của Việt Nam có thứ hạng cao nhất là: Năng động của thị
trường nội địa (11/62), Văn hóa và chuẩn mực xã hội (14/62) và Quy định của Chính phủ
(15/62). Các chỉ số về điều kiện kinh doanh có thứ hạng thấp nhất của Việt Nam là: Giáo
dục về kinh doanh bậc phổ thông (47/62), Giáo dục về kinh doanh sau phổ thông (47/62),
Chương trình hỗ trợ của Chính phủ (50/62), Tài chính cho kinh doanh (50/62).
Bảng 1.2: Xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2014-2015
Tiêu chí
Năng động của thị trường nội địa
Văn hóa và chuẩn mực xã hội
Quy định của Chính phủ
Cơ sở hạ tầng
Chính sách của Chính phủ
Độ mở của thị trường nội địa
Thang
điểm 5
2014
Thứ
hạng/73
Thang
điểm 5
17
3,23
3,75
39
4,07
2,43
52
2,51
3,71
3,13
2,46
2,93
6
32
20
3,59
2015
Thứ
hạng/62
11
14
2,62
15
2,78
25
17
26
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
Giáo dục về kinh doanh
sau phổ thông
11
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
VIỆT NAM NĂM 2015
12
Tiêu chí
Chuyển giao công nghệ
Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông
Giáo dục về kinh doanh sau phổ thông
Chương trình hỗ trợ của Chính phủ
Tài chính cho kinh doanh
Thang
điểm 5
2,30
2,93
1,83
2,64
2,35
2,37
2014
Thứ
hạng/73
Thang
điểm 5
41
2,77
40
51
2,33
1,57
58
2,53
44
2,12
54
2,14
2015
Thứ
hạng/62
30
42
47
47
50
50
Nguồn: Báo cáo GEM 2015/2016 Global Report
1.1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2015
Đơn vị: Doanh nghiệp
PHẦN II
Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 2011-2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Tiếp đà khởi sắc của nền kinh tế trong năm 2014, tình hình kinh tế năm 2015 đã tiếp
tục phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,68%. Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp năm
2014 bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2015 với những điều khoản thông thoáng hơn liên quan
đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp kỳ vọng đã tạo động lực mới cho làn sóng
thành lập doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2015.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
I. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NĂM 2015
17
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh - Bộ KH&ĐT
Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng
vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về
số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng
8,4% so với năm 2013). Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của
các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong năm 2015. Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ
sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2015 là 1.452,5 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký
bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Số
lao động ước tính được tạo việc làm trong các doanh nghiệp thành lập mới trong năm
2015 là 1.471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014. Đáng chú ý, tính từ thời điểm
Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ 01/7/2015, đã có tổng số 41,4 nghìn doanh
nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn đăng ký là 311,8 nghìn tỷ đồng, tăng 36,2%
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
về số doanh nghiệp và 94,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Những con số này
cho thấy phần nào tác động của Luật Doanh nghiệp năm 2014 trong việc cải thiện môi
trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục và khuyến khích thành lập doanh nghiệp.
- Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo vùng kinh tế-xã hội: Hình
2.2 cho thấy, trong số 6 vùng kinh tế-xã hội thì có đến 5 vùng có sự tăng trưởng về số
lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới: cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng
31,4%, tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc tăng 28,4%, Đông Nam Bộ tăng 27,8%,
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng 24,2%, Đồng bằng sông Cửu Long tăng
19,4%; Chỉ có vùng Tây Nguyên có số lượng doanh nghiệp đăng ký giảm 4,6% so với
năm 2014. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp năm 2015
ở hầu hết các vùng, so với năm 2014 chỉ có 1 vùng Đông Nam Bộ là có sự tăng trưởng
về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Bên cạnh đó, khu vực Tây Nguyên
tiếp tục có sự suy giảm về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới cho thấy cần có những
giải phát phát triển doanh nghiệp ở vùng này.
Hình 2.2: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo
vùng kinh tế-xã hội năm 2015
Đơn vị: %
18
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh - Bộ KH&ĐT)
Trong tổng số 63 tỉnh thành có 55 tỉnh/thành có số lượng doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới tăng và 8 tỉnh/thành có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
giảm. Ba tỉnh có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao nhất là Trà Vinh
(83,4%), Hòa Bình (80,8%), Bắc Kạn (63%). Ba tỉnh có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành
lập giảm mạnh nhất là Đắc Nông (27,9%), Nam Định (-10%), Đắc Lắk (-5,5%).
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
PHẦN II
Đơn vị: %
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hình 2.3: Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo ngành
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
- Về tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới phân theo lĩnh vực hoạt động: Năm
2015 tất cả các ngành đều có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành
lập, trong đó 3 ngành có sự tăng trưởng mạnh nhất là Kinh doanh Bất động sản (86,2%),
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (62,3%) và Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (59,3%).
Đáng chú ý, đây cũng chính là 3 ngành có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp đăng ký mới
cao nhất trong năm 2014. Điều này cho thấy rõ xu hướng phát triển doanh nghiệp đang
ngày càng tập trung nhiều vào 3 ngành này. Bên cạnh đó, một số ngành khác cũng có sự
tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới như Vận tải kho bãi (39,3%),
Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc (35,5%), Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư
vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác (35,4%) cho thấy xu hướng khá tích cực,
phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp Việt Nam để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
19
Khoa học và công nghệ, dịch vụ tư vấn,
thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác
Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc
thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh - Bộ KH&ĐT
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
1.2. Tình hình doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
trong năm 2015
20
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong năm 2015 là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó phần lớn
là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93,8%). Nếu
phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể,
chấm dứt hoạt động có 3.511 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 37,1%);
2.668 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 28,2%); 1.907 doanh nghiệp tư
nhân (chiếm 20,1%) và 1.381 công ty cổ phần (chiếm 14,6%).
Ngành có số lượng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất trong năm 2015 là Bán buôn,
bán lẻ, sửa chữa ôtô xe máy với 3.758 doanh nghiệp, chiếm 39,7% tổng số doanh nghiệp
giải thể trong năm 2015. Tiếp đến là hai ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo (1.212
doanh nghiệp, chiếm 12,8%), ngành Xây dựng (1071 doanh nghiệp, chiếm 11,3%). Tuy
nhiên, đây lại là 3 trong số 12 ngành có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể giảm trong năm
2015. Năm ngành có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng trong năm 2015 là Thông tin và
truyền thông (104,3%), Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (77,8%), Sản xuất phân phối, điện,
nước, gas (28,3%), Giáo dục và đào tạo (21%), Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết
kế; quảng cáo và chuyên môn khác (12,2%).
Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71.391
doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 15.649 doanh nghiệp
đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 55.742 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ
đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó
khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, có 26.349 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành
viên (chiếm 36,9%); 22.889 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 32,1%);
13.081 công ty cổ phần (chiếm 18,3%) và 9.070 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12,7%) và
2 công ty hợp danh.
Việc số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh so với năm 2014 cho thấy
tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là tất cả các
ngành đều có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng trong năm 2015. Ba ngành
có số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động tăng cao nhất là Nghệ thuật, vui chơi
và giải trí (150,5%), Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (68,8%), Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản (56,7%). Đáng chú ý, ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tuy có số lượng
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao, nhưng cũng là ngành có tỷ lệ doanh
nghiệp phải giải thể và ngừng hoạt động tăng cao. Điều này cho thấy những rủi ro đi
kèm theo sự tăng “nóng” về số lượng doanh nghiệp thành lập mới của lĩnh vực này.
Trong năm 2015, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng
39,5% so với năm trước. Nhìn chung, tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường năm
2015 có sự cải thiện rõ rệt so với năm 2014, thể hiện sự nỗ lực của cộng đồng doanh
nghiệp và tính hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các Bộ,
ngành trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tháo gỡ khó khăn cho
II. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2007-2015
2.1. Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2007-2015
2.1.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và hoạt động giai đoạn 2007-2015
PHẦN II
Hình 2.4: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và ngừng hoạt động
giai đoạn 2007-2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong
giai đoạn 2007-2015, đã có gần 692 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, nâng tổng
số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập lên khoảng 941 nghìn doanh nghiệp. Trong tổng
số 941 nghìn doanh nghiệp đã được thành lập kể từ khi có Luật Doanh nghiệp đến nay,
số doanh nghiệp còn hoạt động trong nền kinh tế, tính đến hết ngày 31/12/2015, là
khoảng gần 513 nghìn doanh nghiệp (chiếm 54,5%), khoảng 428 nghìn doanh nghiệp
ngừng hoạt động hoặc giải thể (chiếm 45,5%), trong đó số doanh nghiệp đã giải thể
là khoảng 117 nghìn doanh nghiệp (chiếm 12,5%). Đáng chú ý là sau những khi tăng
trưởng mạnh trong hai năm 2009-2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập đã
có xu hướng giảm đi và ổn định trong giai đoạn 2011-2014, bình quân mỗi năm khoảng
70 nghìn doanh nghiệp thành lập.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tỷ lệ doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vẫn tăng cao
cho thấy các doanh nghiệp hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn và rất cần các chính
sách hỗ trợ của Chính phủ.
Đơn vị: Doanh nghiệp
21
Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ KH&ĐT
Tuy nhiên, với số liệu thống kê về số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể
có được từ năm 2011, có thể thấy được là con số này ngày càng có xu hướng tăng lên,
thậm chí còn tăng cao trong năm 2015, đạt trên 80 nghìn doanh nghiệp, trong đó có
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
9.467 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể và 71.391 doanh nghiệp gặp khó khăn
phải ngừng hoạt động. Như vậy có thể thấy dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới
hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể,
nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt cho thấy sự khó
khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong giai đoạn 2011-2015, mặt khác cũng là
dịp để các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém trong nền
kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với chất lượng cao hơn.
Theo số liệu thống kê về doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp
đang hoạt động ở Việt Nam đã có những bước phát triển trong giai đoạn 2007-2015.
Từ con số khoảng 149 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động năm 2007, số lượng doanh
nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam năm 2015 ước đạt trên 436 nghìn doanh nghiệp, gấp
2,9 lần so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp bình quân trong
giai đoạn 2007-2015 đạt 14,4%/năm.
Hình 2.5: Số lượng doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2007-2015
22
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Đáng chú ý, nếu giai đoạn 2007-2011 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng
doanh nghiệp hoạt động, với tốc độ bình quân trên 20%/năm, thì trong giai đoạn 2012-2015,
tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng 7,7%/năm. Điều này
cho thấy những khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn 2012-2015. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng doanh nghiệp của năm 2015 ước đạt 8,5%, cao hơn so với mức 7,8% của
năm 2014 và 7,6% của năm 2013.
2.1.2. Lao động trong khu vực doanh nghiệp
Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao
động. Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp đã tăng gần 1,7 lần trong giai đoạn
PHẦN II
Hình 2.6: Lao động trong doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Cũng giống như tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, sự tăng trưởng của lao
động trong doanh nghiệp cũng được phân ra làm 2 giai đoạn. Nếu giai đoạn 2007-2011
chứng kiến sự tăng trưởng khá mạnh về số lượng lao động, với khoảng 11,8%/năm, thì
sang giai đoạn 2012-2015, tốc độ tăng trưởng về số lượng lao động đã giảm mạnh, chỉ
còn khoảng 4,1%/năm, nhất là trong hai năm 2012 khi mà số lượng lao động chỉ tăng
1,7%. Điều này đồng nghĩa với số lượng việc làm mới tạo ra trong bốn năm gần đây đã
giảm đáng kể. Năm 2015 số lượng lao động đã tăng lên mức 5,9%, tuy vẫn còn thấp
hơn nhiều mức bình quân của giai đoạn 2007-2011, nhưng đã cao hơn nhiều so với ba
năm 2012-2014. Xét trong 3 khu vực doanh nghiệp, trong giai đoạn 2012-2015, tốc độ
tăng trưởng lao động của khu vực FDI đang cải thiện và tăng nhanh rõ rệt so với khu
vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (11,1%/năm so với 2,9%/năm). Trong khi đó, do đang
trong quá trình tái cấu trúc và cổ phần hóa, lao động trong khu vực nhà nước đã giảm
trong giai đoạn 2012-2015.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
2007-2015, từ 7,2 triệu lên 12,8 triệu với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7,4%/năm,
bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp trong cùng thời kỳ.
Tốc độ tăng trưởng bình quân về lao động thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân về số
lượng doanh nghiệp sẽ dẫn đến thực tế là các doanh nghiệp mới thành lập sẽ có quy
mô ngày càng thu nhỏ.
23
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
2.1.3. Nguồn vốn của doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2007-2015, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế đã tăng gần 5 lần, từ 4,8 triệu tỷ đồng năm 2007 lên 23,9 triệu tỷ đồng năm 2015, với
tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 22,2%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tổng
nguồn vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp, cho thấy sự phát
triển về quy mô vốn của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, theo
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
một khía cạnh khác, việc tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của doanh nghiệp cao hơn tốc
độ tăng trưởng của lao động cho thấy doanh nghiệp đang phát triển dựa nhiều hơn vào
tăng trưởng nguồn vốn chứ không dựa nhiều vào tăng trưởng lao động. Đây dường như
là một nghịch lý khi mà Việt Nam luôn tự coi là có lợi thế về nguồn lao động, nhưng sự
phát triển của nền kinh tế trong thời gian qua lại không tập trung khai thác lợi thế này
mà chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng về nguồn vốn.
Hình 2.7 cho thấy rõ sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp trong giai đoạn 2007-2015. Nếu giai đoạn 2007-2010 tốc độ tăng trưởng tổng
nguồn vốn đạt mức cao, khoảng 40%/năm thì sang giai đoạn 2011-2015, khi nền kinh tế
gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng giảm, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn của doanh
nghiệp cũng giảm chỉ còn khoảng 15%/năm. Sự tăng trưởng nguồn vốn của doanh
nghiệp đang có xu hướng ổn định ở mức 12-13%/năm trong năm 2014-2015 sau khi đã
chạm đáy năm 2012 cho thấy sự cải thiện và ổn định về tăng trưởng vốn của khu vực
doanh nghiệp.
Hình 2.7: Tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015
24
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
2.1.4. Doanh thu của doanh nghiệp
Tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp đã tăng khoảng 4,4 lần, từ 3,5 triệu tỷ
đồng năm 2007 lên 15,5 triệu tỷ đồng năm 2015. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình
quân của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đạt 20,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng
bình quân về doanh nghiệp và về lao động, tuy nhiên lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng
bình quân về tổng nguồn vốn.
Trong giai đoạn 2007-2011, mặc dù tăng trưởng về doanh thu bị ảnh hưởng nhiều
từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu
bình quân vẫn ở mức cao, gần 34%/năm. Tuy nhiên, sang đến giai đoạn 2012-2015, nền
kinh tế Việt Nam phục hồi chậm chạp và đang trong giai đoạn tái cấu trúc, do vậy tốc độ
độ tăng trưởng doanh nghiệp, lao động và nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng về doanh thu
năm 2015 đã tăng cao hơn so với các năm 2012-2014. Điều này càng minh chứng rõ rệt
cho sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.
Hình 2.8: Tổng doanh thu của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
tăng trưởng về doanh thu chỉ đạt mức khoảng 10%/năm. Cũng như các tín hiệu về tốc
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Như vậy, trong giai đoạn 2007-2015, sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam đã
thể hiện hai bộ mặt khác nhau. Nếu những năm 2007-2011, sự phát triển khá mạnh mẽ
của doanh nghiệp, các chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, số
lượng lao động, tổng tài sản và doanh thu đạt mức khá cao thì đến giai đoạn 2012-2015,
tốc độ tăng của các chỉ tiêu này đã giảm mạnh, cho thấy sự khó khăn của doanh nghiệp
trong 4 năm gần đây. Trước thực trạng này, Việt Nam đã thực hiện quá trình tái cấu trúc
nền kinh tế, trong đó có việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Quá trình tái cấu trúc doanh
nghiệp được thực hiện từ năm 2012 đã bắt đầu mang lại những hiệu quả nhất định, khi
mà sự phát triển của doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định, thể hiện qua các chỉ số doanh
nghiệp, lao động, nguồn vốn và doanh thu tăng trưởng ở mức tương đồng, dù vẫn còn ở
mức thấp. Một điểm đáng mừng là xu hướng tăng trưởng trở lại của doanh nghiệp sau
khi đã chạm đáy năm 2012, cho thấy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và các chính
sách cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua của Chính
phủ đã đi đúng hướng và đang dần phát huy tác dụng.
25
Đơn vị: %
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Hình 2.9: Tăng trưởng doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015
26
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
2.2. Quy mô bình quân của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015
Giai đoạn 2007-2015 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng doanh nghiệp,
số lượng lao động và tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của 3 yếu tố này là
khác nhau dẫn đến sự thay đổi về quy mô doanh nghiệp xét theo tiêu chí lao động và
tiêu chí nguồn vốn. Số lượng doanh nghiệp tăng mạnh hơn so với số lượng lao động đã
dẫn đến sự thu hẹp quy mô doanh nghiệp về lao động. Lao động bình quân trong doanh
nghiệp đã giảm từ 49 lao động năm 2007 xuống chỉ còn 29 lao động năm 2015, tương
ứng với quy mô của một doanh nghiệp nhỏ. Điều này phù hợp với thực tế là tỷ trọng các
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tế ngày càng tăng và nguy cơ Việt Nam
tiếp tục thiếu các doanh nghiệp cỡ trung bình đã trở thành hiện hữu.
Sự suy giảm quy mô lao động bình quân của doanh nghiệp bắt nguồn chủ yếu từ sự
suy giảm quy mô bình quân của doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong khi quy mô bình
quân của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI tương đối ổn định. Quy mô lao
động bình quân của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã giảm từ 27 lao động năm 2007
xuống còn 18 lao động năm 2015. Quy mô lao động bình quân của các doanh nghiệp
nhà nước giảm nhẹ từ 505 lao động năm 2007 xuống còn 491 lao động năm 2015, còn
quy mô lao động của các doanh nghiệp FDI cũng giảm nhẹ từ 340 lao động xuống 324
lao động. Như vậy, nếu quy mô bình quân của các doanh nghiệp nhà nước và các doanh
nghiệp FDI tương ứng với một doanh nghiệp lớn thì quy mô của các doanh nghiệp ngoài
nhà nước chỉ tương ứng với doanh nghiệp nhỏ. Cần lưu ý rằng, số lượng doanh nghiệp
nhà nước trong giai đoạn này đã bị giảm đi đáng kể.
Nếu xem xét chi tiết hơn quy mô lao động của doanh nghiệp trong từng loại hình
doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu trong năm 2014, chúng ta có thể thấy có đến
99% doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài
nhà nước cũng chiếm đến 93,7% trong số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Hình 2.10: Quy mô lao động bình quân trong các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Đơn vị: Lao động
PHẦN II
Quy mô doanh nghiệp theo
lao động
Bảng 2.1: Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô lao động
và hình thức sở hữu năm 2014
Siêu
nhỏ
Nhỏ
Vừa
Lớn
Tổng cộng
Số lượng (DN)
Tỷ lệ theo dòng (%)
Tỷ lệ theo cột (%)
DN nhà
nước
104
0,04
3,43
Loại hình sở hữu
DN ngoài
nhà nước
DN FDI
98,97
1,00
284.619
2.872
73,32
26,00
93,71
5,07
Số lượng (DN)
1.211
92.771
Tỷ lệ theo cột (%)
39,94
23,90
45,46
Tỷ lệ theo dòng (%)
6,25
81,01
12,74
2.219
Tỷ lệ theo dòng(%)
Số lượng (DN)
Tỷ lệ theo cột (%)
1,22
458
5.938
15,11
1,53
Số lượng (DN)
1.259
4.845
Tỷ lệ theo cột (%)
41,52
1,25
Tỷ lệ theo dòng (%)
Số lượng (DN)
Tỷ lệ (%)
15,13
3.032
0.75
5.021
934
8,46
58,21
26,66
388.173
11.046
96,50
20,09
2,75
Tổng
cộng
287.595
71,50
99.003
24,61
7.330
1,82
8.323
2,07
402.251
100,00
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp năm 2014 của TCTK
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
27
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
Như vậy có thể thấy là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đều là các doanh nghiệp
ngoài nhà nước. Đây là điểm đáng lưu ý đối với các nhà hoạch định chính sách để hỗ trợ
các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vốn chưa được quan tâm đúng mức trong thời gian
qua và cho thấy sự cần thiết phải ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các
doanh nghiệp nhà nước chủ yếu có quy mô lớn (41,5%) và quy mô nhỏ (39,9%), trong
khi các doanh nghiệp FDI cũng chủ yếu có quy mô nhỏ (45,5%), tiếp đến là quy mô siêu
nhỏ (26%) và quy mô lớn (20,1%). Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp có quy mô vừa
đều chiếm tỷ lệ nhỏ ở cả 3 loại hình doanh nghiệp. Tính tổng cộng, năm 2014 có 71,5%
doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, 24,61% doanh nghiệp có quy mô nhỏ, 1,82% doanh
nghiệp có quy mô vừa và 2,07% doanh nghiệp có quy mô lớn.
Sự thu hẹp về quy mô lao động cũng diễn ra trong hầu hết các ngành, rõ nét nhất
là trong các ngành thâm dụng lao động như Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Công
nghiệp khai mỏ, Công nghiệp chế biến, Xây dựng, Vận tải kho bãi, Thông tin và Truyền
thông. Chỉ duy nhất 1 ngành có có quy mô lao động bình quân tăng nhẹ là Y tế và hoạt
động trợ giúp xã hội. Việc quy mô lao động bình quân của các doanh nghiệp trong các
ngành này giảm đáng kể trong giai đoạn 2007-2015, buộc đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam
còn có thể dựa trên lợi thế về lao động như trước đây hay là đã có sự thay thế dần lao
động thủ công bằng công nghệ và máy móc trong các ngành này? Ngoài ra, đâu là quy
mô tối ưu cho các doanh nghiệp ngành này để có thể ứng dụng máy móc và công nghệ
tiên tiến.
Hình 2.11: Quy mô vốn bình quân trong các doanh nghiệp
theo hình thức sở hữu giai đoạn 2007-2015
28
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Xét về quy mô nguồn vốn, xu hướng lại diễn ra ngược chiều với quy mô lao động.
Nguồn vốn bình quân của doanh nghiệp đã tăng 1,7 lần; từ 32 tỷ đồng năm 2007 lên
Khi xem xét kết hợp hai tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định
số 56/2009/NĐ-CP, nhìn chung có sự tương đồng về quy mô vốn và quy mô lao động.
Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ về lao động luôn chiếm tỷ lệ lớn trong số
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn. Tương tự, các doanh nghiệp có quy mô lớn về
lao động cũng thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn. Tuy nhiên, có sự khác
biệt về các doanh nghiệp có quy mô vừa về vốn và quy mô vừa về lao động. Các doanh
nghiệp có quy mô vừa về vốn lại chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu
PHẦN II
Xét về các ngành kinh tế, hầu hết số các ngành đều có sự tăng trưởng về quy mô
vốn bình quân của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2015, trừ ngành Thông tin và
Truyền thông. Những ngành có tăng trưởng mạnh nhất về quy mô vốn bình quân của
doanh nghiệp có thể kể đến như Giáo dục và đào tạo (tăng 9,91 lần), Khai khoáng (5,86
lần), Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (5,5 lần), Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí (4,73 lần) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
(3,74 lần), Hoạt động dịch vụ khác (3,21 lần). Ngành có quy mô vốn bình quân cao nhất
là Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với gần 3.370 tỷ đồng/doanh nghiệp,
tiếp đến là ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà
không khí với khoảng 1.208 tỷ đồng/doanh nghiệp, Khai khoáng 535 tỷ đồng/doanh
nghiệp, Hoạt động kinh doanh bất động sản 219 tỷ đồng. Các ngành còn lại có quy mô
vốn bình quân của doanh nghiệp đều dưới 100 tỷ đồng.
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục có quy mô vốn bình quân cao nhất, đạt 2.666
tỷ đồng/doanh nghiệp năm 2015, cao gấp hơn 7 lần so với quy mô vốn bình quân của
các doanh nghiệp FDI và gấp 98 lần quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp ngoài
nhà nước. Các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước có tốc độ tăng trưởng
nguồn vốn bình quân tương đương, tăng hơn 2 lần trong giai đoạn 2007-2015. Cụ thể,
quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tăng từ 13 tỷ đồng năm
2007 lên 27 tỷ đồng năm 2015, trong khi đối với các doanh nghiệp FDI tăng từ 172 tỷ
đồng lên 372 tỷ đồng. Như vậy, việc tăng quy mô nguồn vốn đã giúp các doanh nghiệp
ngoài nhà nước chuyển dịch dần từ quy mô nhỏ sang quy mô vừa theo tiêu chí vốn,
trong khi các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI vẫn luôn có quy mô lớn. Các
doanh nghiệp nhà nước vẫn có quy mô vốn lớn nhất với sự tập trung chủ yếu của các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
55 tỷ đồng năm 2015, tương ứng với quy mô của doanh nghiệp vừa phân theo tiêu chí
nguồn vốn. Việc tăng quy mô vốn diễn ra ở cả ba loại hình doanh nghiệp, trong đó
mạnh nhất là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước. Quy mô vốn bình quân của các doanh
nghiệp nhà nước tăng khoảng 4,35 lần, từ 616 tỷ lên 2.677 tỷ. Đây là kết quả của quá
trình sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, khi mà nhà nước chỉ giữ lại các
tập đoàn, tổng công ty lớn và tiến hành cổ phần hóa, huy động thêm nguồn vốn từ khu
vực tư nhân.
29
nhỏ về lao động (93,37%). Tương tự, có đến 43,66% các doanh nghiệp có quy mô vừa
về lao động lại là các doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn.
30
Quy mô doanh nghiệp theo lao động
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Bảng 2.2: Sự tương thích trong phân loại doanh nghiệp
theo tiêu chí lao động và theo tiêu chí vốn năm 2014(1)
Siêu
nhỏ
Nhỏ
Vừa
Lớn
Tổng cộng
Số lượng (DN)
Tỷ lệ theo dòng (%)
Tỷ lệ theo cột (%)
Nhỏ
Quy mô vốn
Vừa
Lớn
256.171
27.347
4.077
83,04
37,98
18,74
89,07
9,51
1,42
Số lượng (DN)
50.164
39.878
8.961
Tỷ lệ theo cột (%)
16,26
55,39
41,19
18,70
37,64
Tỷ lệ theo dòng (%)
Số lượng (DN)
Tỷ lệ theo dòng (%)
Tỷ lệ theo cột (%)
Số lượng (DN)
Tỷ lệ theo dòng (%)
Tỷ lệ theo cột (%)
Số lượng (DN)
Tỷ lệ (%)
50,67
1.371
0,44
40,28
2.759
3.200
3,83
14,71
793
2.013
0,26
2,80
9,53
308.499
76,69
9,05
43,66
5.517
24,19
66,29
71.997
21.755
17,90
25,36
5,41
III. XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2007-2014
Tổng cộng
287.595
71,50
99.003
24,61
7.330
1,82
8.323
2,07
402.251
100,00
3.1. Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh giai đoạn
2007-2014
Theo loại hình doanh nghiệp (hình thức pháp lý khi đăng ký kinh doanh), số lượng
các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn và các
công ty cổ phần ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Nếu năm 2007 chỉ có 52,08% doanh nghiệp
đang hoạt động dưới hình thức công ty TNHH thì đến năm 2014, loại hình doanh nghiệp
này đã chiếm đa số với 63,37% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Tương tự, tỷ trọng của các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức các công ty cổ phần
tăng từ 15,06% năm 2007 lên 20,77% năm 2014.
Trái ngược với xu hướng phát triển của hai loại hình doanh nghiệp trên là sự suy
giảm về tỷ trọng của hai loại hình là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
(1)
Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp theo lao động và vốn được dựa trên Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ.
Loại hình doanh nghiệp
Tỷ trọng DN (%)
Tỷ trọng lao động (%)
2007
2014
DN tư nhân
27,14
12,23
Cty TNHH
52,08
63,37
26,82
2,70
2,33
20,17
DN nhà nước
Cty hợp danh
Cty CP
DN 100% vốn nước ngoài
DN liên doanh
Tổng cộng
2,34
0,04
15,06
0,63
100,00
2007
2014
Tỷ trọng vốn (%)
2007
2014
0,75
24,38
12,42
44,80
33,38
0,13
0,01
0,03
0,00
0,01
20,77
0,41
100,00
7,10
3,99
31,11
12,98
26,14
11,61
18,38
23,95
3,14
2,36
100,00
2,50
100,00
1,58
17,90
21,96
28,24
6,15
4,30
100,00
14,60
100,00
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHH và
công ty CP đã kéo theo sự tăng tỷ trọng về lao động của hai loại hình này. Tỷ trọng về
PHẦN II
Bảng 2.3: Xu hướng chuyển dịch phân theo loại hình doanh nghiệp
giai đoạn 2007-2014
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, mặc dù số lượng doanh nghiệp vẫn tăng
từ hơn 40 nghìn doanh nghiệp năm 2007 lên gần 50 nghìn doanh nghiệp năm 2014,
tuy nhiên tỷ trọng của loại hình doanh nghiệp này đã giảm mạnh, từ 27,14% năm 2007
xuống chỉ còn 12,23% năm 2014. Điều này cho thấy rõ sự chuyển biến về mô hình hoạt
động của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014, trong đó chứng kiến
sự lên ngôi của các mô hình doanh nghiệp quản trị hiện đại thông qua hình thức công
ty TNHH và công ty cổ phần, thay thế dần mô hình quản trị truyền thống theo kiểu gia
đình dưới hình thức các công ty tư nhân. Sự chuyển biến này là rất cần thiết, khi mà nền
kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần ứng dụng các mô hình quản trị hiện đại để có thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự phát triển về mô hình công ty hợp danh
cũng là một minh chứng cho xu hướng này. Số lượng các công ty hợp danh đã tăng từ
53 năm 2007 lên con số 508 năm 2014, dù còn khiêm tốn. Số lượng các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài, gồm công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài, đã tăng
khoảng 2,2 lần trong giai đoạn 2007-2014, tuy nhiên tỷ trọng của loại hình doanh nghiệp
này đã giảm nhẹ.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Với chính sách sắp xếp và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ
trong những năm qua, số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã liên tục giảm trong giai
đoạn 2007-2013, từ 3.494 doanh nghiệp xuống còn 3.032 doanh nghiệp, bao gồm 567
Công ty TNHH Nhà nước trung ương, 707 Công ty TNHH Nhà nước địa phương, 1.566
Công ty cổ phần, Công ty TNHH có vốn nhà nước trên 50% và 192 công ty nhà nước
trung ương và địa phương.
31
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
32
lao động làm việc trong các công ty TNHH đã tăng từ 1,94 triệu lao động, chiếm 26,82%
năm 2007 lên trên 3,76 triệu lao động, chiếm 31,11% năm 2014. Tỷ trọng lao động trong
các công ty cổ phần đã tăng từ 18,38% năm 2007 lên 23,95% năm 2014. Trong khi đó,
lao động tại các doanh nghiệp nhà nước đã giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng, từ 1,76
triệu lao động, chiếm 24,38% năm 2007 xuống còn 1,5 triệu lao động, chiếm 12,42%.
Lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cũng giảm cả về số lượng và tỷ trọng, từ 513
nghìn, chiếm 7,1% năm 2007 xuống 483 nghìn lao động, chiếm 3,99% năm 2014.
Về nguồn vốn, tỷ trọng của công ty TNHH và công ty CP đã tăng lần lượt từ 12,98%
và 21,96% năm 2007 lên 17,9% và 28,24% năm 2014. Nếu năm 2013, các công ty cổ
phần với lợi thế trong việc huy động vốn nên có tỷ trọng nguồn vốn cao nhất trong số
các loại hình doanh nghiệp, vượt trên cả các doanh nghiệp nhà nước vốn luôn chiếm tỷ
trọng cao về nguồn vốn, thì đến năm 2014, các doanh nghiệp nhà nước đã lại chiếm tỷ
trọng cao nhất về nguồn vốn, đạt 33,38%, dù đã giảm so với mức 44,8% của năm 2007.
Kết quả này có thể là do quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, giúp thu
hút thêm nguồn vốn của khu vực tư nhân, giúp các doanh nghiệp mà nhà nước vẫn nắm
cổ phần trên 50% tăng quy mô vốn. Các doanh nghiệp FDI cũng chiếm tỷ trọng cao về
nguồn vốn, khoảng 18,9% năm 2014, cho thấy khả năng tài chính lớn của các doanh
nghiệp này. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về nguồn
vốn và có xu hướng ngày càng giảm, từ 2,5% xuống còn 1,58%.
3.2. Xu hướng chuyển dịch doanh nghiệp theo hình thức sở hữu
Về hình thức sở hữu, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng về
số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 2007, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ có khoảng trên
140 nghìn doanh nghiệp, chiếm 94,33% tổng số doanh nghiệp cả nước, thì đến năm
2015, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, đã có trên 421 nghìn doanh nghiệp ngoài
nhà nước, tăng 3 lần và chiếm 96,6%. Các doanh nghiệp FDI dù vẫn tăng về số lượng
doanh nghiệp, từ gần 5 nghìn doanh nghiệp năm 2007 lên gần 12 nghìn doanh nghiệp
năm 2015, nhưng tỷ trọng loại hình doanh nghiệp này luôn có xu hướng giảm dần, từ
3,33% năm 2007 xuống chỉ còn 2,74% năm 2015. Còn về loại hình doanh nghiệp nhà
nước, như đã phân tích ở trên, đã giảm mạnh cả về số lượng và tỷ trọng trong nền kinh
tế, từ 3.494 doanh nghiệp, chiếm 2,34% năm 2007 xuống còn khoảng 2.973 doanh
nghiệp, chiếm 0,68% năm 2015. Tuy nhiên, các phân tích trong phần sau sẽ cho thấy
các doanh nghiệp này vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể về lao động và nhất là về nguồn vốn.
Trong giai đoạn 2007-2015, lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước không
chỉ giảm về tỷ trọng (từ 24,38% xuống 11,39%) mà số lượng tuyệt đối cũng giảm (từ 1,76
triệu xuống 1,46 triệu), trong khi lao động trong khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh cả
về số lượng tuyệt đối (từ 3,78 triệu lên 7,48 triệu) và tỷ trọng (từ 52,31% lên 58,34%).
Lao động trong khu vực doanh nghiệp FDI cũng tăng cả về số lượng và tỷ trọng, nhất là
trong giai đoạn 2012-2015. Nếu trong giai đoạn 2007-2011, tỷ trọng về lao động của khu
vực doanh nghiệp này luôn chiếm khoảng 23%, thì đến năm 2015 đã tăng lên khoảng
30,27%. Việc số lượng lao động trong khu vực FDI đã tăng nhanh là do có nhiều tập
Loại hình doanh nghiệp
Tỷ trọng
doanh nghiệp (%)
2007
2015
DN ngoài nhà nước
94,33
96,57
Tổng cộng
100,0
100,0
DN nhà nước
DN FDI
2,34
3,33
Tỷ trọng
lao động (%)
2007
Tỷ trọng
nguồn vốn (%)
2015
2007
2015
52,31
58,34
37,4
48,0
100,0
100,0
0,68
24,38
2,74
23,31
11,39
30,27
44,8
17,8
100,0
33,3
18,7
100,0
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
3.3. Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh
Giai đoạn 2007-2015 chứng kiến sự phát triển ấn tượng về số lượng doanh nghiệp
trong các ngành dịch vụ, nhất là Giáo dục và đào tạo và Hoạt động hành chính và dịch
vụ hỗ trợ, Nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Ba ngành này có tốc độ tăng trưởng hàng năm
đều trên 20%/năm và số lượng doanh nghiệp tăng hơn 5 lần trong giai đoạn 2007-2015.
Số lượng doanh nghiệp trong ngành Giáo dục và đào tạo tăng từ 976 doanh nghiệp năm
2007 lên 5671 doanh nghiệp năm 2015, tuy vậy tỷ trọng của ngành này vẫn rất nhỏ,
PHẦN II
Bảng 2.4: Xu hướng chuyển dịch phân theo hình thức sở hữu
trong giai đoạn 2007-2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong cơ cấu về nguồn vốn, đã có sự chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang
khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Nếu những năm 2007 trở về trước, khu vực kinh tế nhà
nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của toàn bộ doanh nghiệp, thì
những năm 2008-2015, vị trí này đã thuộc về các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tuy
nhiên, tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước trong giai đoạn 2012-2015 lại
không tiếp tục tăng theo xu hướng của các năm 2008-2011, điều này cho thấy sự khó
khăn của khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong giai đoạn 2012-2015. Theo ước tính của
Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2015, tỷ trọng nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài
nhà nước chiếm khoảng 48% tổng nguồn vốn toàn bộ khu vực doanh nghiệp, trong khi
các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 33,3% thay vì 44,8% ở năm 2007. Tuy nhiên,
cũng cần phải chú ý là khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 0,68% về số lượng
doanh nghiệp, trong khi khu vực ngoài nhà nước chiếm đến 96,57%. Điều này cho thấy
các doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn và tổng công
ty, trong khi các doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ. Tỷ trọng về nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI cũng tăng nhẹ từ 17,8% năm
2007 lên 18,7% năm 2015.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
đoàn lớn đã và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong các năm 2012-2015. Năm 2015, ước
tính, tỷ trọng lao động trong khu vực ngoài nhà nước đã chiếm đến 58,34%, tiếp đến là
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 30,27%, trong khi khu vực doanh
nghiệp nhà nước chỉ chiếm 11,39%.
33
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
34
chiếm 1,3%. Đây là kết quả của quá trình phát triển bùng nổ các tổ chức Giáo dục và
đào tạo sau khi có sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực này. Trong khi đó,
ngành Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ có tỷ lệ doanh nghiệp cao hơn, tăng từ
2,13% năm 2007 lên 3,69% năm 2015 tương đương với hơn 16 nghìn doanh nghiệp. Sự
phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp của ngành này cho thấy tín hiệu đáng mừng
về sự phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam, một xu hướng tất yếu để giúp Việt
Nam chuyển dịch lên trình độ phát triển cao hơn. Ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí
cũng có những sự phát triển mạnh trong thời gian gần đây, dù số lượng doanh nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, từ 490 doanh nghiệp năm 2007 lên 2.466 doanh nghiệp năm
2015, chiếm 0,57% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Các ngành dịch vụ khác
cũng có sự tăng trưởng mạnh như: Thông tin và Truyền thông (20,77%/năm), Hoạt động
chuyên môn, khoa học và công nghệ (19,92%/năm), Hoạt động dịch vụ khác (19,16%/
năm) và Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (19,08%/năm). Trong số các ngành dịch vụ,
chỉ có 3 ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của
toàn bộ khu vực doanh nghiệp (14,37%/năm) đó là Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm (10,57%/năm), Dịch vụ lưu trú và ăn uống (13,4%/năm) và Bán buôn và bán lẻ;
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (13,79%/năm).
Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vừa có tỷ trọng doanh nghiệp thấp,
0,96% năm 2014, lại có sự tăng trưởng về doanh nghiệp thấp thứ 2, với mức 7,43%/năm,
chỉ đứng trên ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hoà không khí với tốc độ tăng trưởng 5,72%/năm. Điều này cho thấy dù Việt Nam có
nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm xuất khẩu đứng đầu thế giới,
nhưng ngành này vẫn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, tỷ trọng doanh
nghiệp trong ngành này đã giảm từ 1,61% năm 2007 xuống chỉ còn 0,97% năm 2015.
Các ngành trong lĩnh vực công nghiệp cũng có tốc độ tăng trưởng thấp. Ngoài
ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
đã phân tích ở trên, ngành Khai khoáng và Công nghiệp chế biến chế tạo cũng có tốc độ
tăng trưởng về doanh nghiệp thấp thứ 3 và thứ 5, lần lượt là 8,41%/năm và 11,29%/năm.
Như vậy, với tốc độ tăng trưởng về doanh nghiệp thấp, tỷ trọng doanh nghiệp trong cả
ba ngành công nghiệp này đều có xu hướng giảm đi (Xem Phụ lục 4). Điều này cho thấy
các doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển sang các ngành Thương mại - Dịch vụ
Về lao động, có đến trên 3/4 tổng số lao động tập trung trong 3 ngành là Công
nghiệp chế biến chế tạo, Xây dựng và Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác. Lao động tập trung nhiều nhất trong ngành Công nghiệp chế
biến chế tạo, với khoảng 6,2 triệu lao động, chiếm 48,46% tổng số lao động trong doanh
nghiệp năm 2015, giảm so với mức 51,5% năm 2007. Đứng thứ hai là ngành xây dựng,
với khoảng 1,74 triệu lao động, chiếm 13,55% năm 2015, giảm so với mức 14,68% năm
2007. Ngành Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
cũng có sự tăng trưởng về tỷ trọng lao động, từ 10,96% năm 2007 lên 12,78% năm 2015,
trong khi tỷ trọng về doanh nghiệp ngành giảm từ 40,5% xuống 38,89% trong cùng thời
kỳ. Điều này cho thấy rõ sự dịch chuyển lao động sang các ngành thương mại dịch vụ
Xét về nguồn vốn, với đặc điểm là ngành thâm dụng vốn, ngành Hoạt động tài
chính, ngân hàng và bảo luôn chiếm tỷ trọng về vốn cao nhất, chiếm 29,25% nguồn
vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, dù tỷ trọng doanh nghiệp trong ngành này chỉ
chiếm 0,47% năm 2015. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn của ngành này có xu hướng giảm
từ 37,63% năm 2007 xuống 29,25% năm 2015. Tiếp đến là các ngành có tỷ trọng doanh
nghiệp cao như Công nghiệp chế biến chế tạo (19,83%), Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa
ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (12,18%), Xây dựng (6,92%). Ngành Kinh
doanh bất động sản cũng có tỷ trọng về nguốn vốn cao, 7,88%, dù có tỷ trọng về số
lượng doanh nghiệp chỉ chiếm 1,97% năm 2015.
Cũng như trong trường hợp về số lượng doanh nghiệp và lao động, giai đoạn
2007-2015 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về đầu tư vốn của các ngành dịch vụ và suy
giảm trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và công nghiệp. Các ngành
dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn như: Giáo dục và đào tạo (65,96%/năm),
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (47,37%/năm), Hoạt động dịch vụ khác (37,45%/năm),
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (33,59%/năm), Hoạt động kinh doanh
bất động sản (33,56%/năm). Trong số các ngành công nghiệp, ngành Khai khoáng có
tốc độ tăng trưởng cao nhất về nguồn vốn, đạt 35,23%/năm, tiếp đến là Sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí (29,59%), trong khi
các ngành công nghiệp khác có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn mức trung bình,
Công nghiệp chế biến chế tạo đạt 21,37%/năm, Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử
lý rác thải, nước thải 19,61%. Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhờ có tốc độ
tăng trưởng vốn nhanh trong hai năm 2014-2015, lần lượt đạt 53,4% và 31,6% nên giúp
tốc độ tăng trưởng vốn bình quân giai đoạn 2007-2015 đạt 26,71%/năm. Tín hiệu tăng
trưởng về vốn và về số lượng doanh nghiệp trong ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản
trong hai năm 2014-2015 kỳ vọng sẽ tạo một xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào ngành này
trong những năm tiếp theo.
PHẦN II
Những thay đổi về tỷ trọng này tiếp tục cho thấy sự dịch chuyển về lao động sang
các ngành thương mại dịch vụ trong giai đoạn 2007-2015.
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng lao động trong các ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản rất thấp (0,55%/năm), cho thấy lao động trong ngành này hầu như không
tăng trong giai đoạn 2007-2014. Tương tự như số lượng doanh nghiệp, các ngành công
nghiệp cũng có tốc độ tăng trưởng về lao động thấp hơn mức trung bình, cụ thể: Công
nghiệp chế biến chế tạo (6,6%/năm), Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hoà không khí (2,84%/năm), Khai khoáng (6,15%/năm).
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014. Sự dịch chuyển này càng rõ nét hơn khi mà tốc
độ tăng trưởng lao động bình quân trong các ngành dịch vụ thường cao hơn rất nhiều
so với mức bình quân của nền kinh tế là 7,41%/năm, cụ thể: Y tế và hoạt động trợ giúp
xã hội (22,49%/năm), Giáo dục và đào tạo (20,18%/năm), Hoạt động hành chính và dịch
vụ hỗ trợ (16,06%/năm), Hoạt động kinh doanh bất động sản (15,39%/năm), Hoạt động
khoa học công nghệ (14,07%/năm)...
35
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
3.4. Xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp theo vùng kinh tế-xã hội
Với vị trí tự nhiên và điều kiện xã hội thuận lợi, doanh nghiệp Việt Nam thường tập
trung chủ yếu ở hai vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. Khu vực Đông
Nam Bộ, nơi có TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam, luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất về doanh nghiệp và tỷ trọng này có xu hướng tăng lên, từ 37,9% năm 2007
lên 42,1% năm 2015, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng từ
30,1% lên 34,1%. Như vậy, TP. Hồ Chí Minh là nơi hoạt động của hơn 1/3 số lượng doanh
nghiệp cả nước tính đến năm 2015 và với xu hướng này, số lượng doanh nghiệp tại đây
sẽ ngày càng cao. Đứng thứ hai trong các vùng thu hút nhiều doanh nghiệp là Đồng
bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội. Số lượng doanh nghiệp ở khu vực này đã
tăng từ gần 42 nghìn doanh nghiệp, chiếm 28,2% năm 2007 lên gần 137 nghìn doanh
nghiệp, chiếm 31,4% năm 2015. Riêng thủ đô Hà Nội đã có trên 97 nghìn doanh nghiệp
hoạt động trong năm 2015, chiếm 22,3% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, đứng thứ
hai sau TP. Hồ Chí Minh với khoảng 149 nghìn doanh nghiệp. Bốn vùng còn lại chiếm tỷ
lệ doanh nghiệp thấp và có xu hướng giảm đi dù số lượng doanh nghiệp vẫn tăng đều
qua các năm. Điều này cho thấy xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp tiếp tục tập trung
vào 2 vùng có 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Hình 2.12: Chuyển dịch doanh nghiệp theo vùng kinh tế-xã hội
giai đoạn 2007-2015
36
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Tương tự như cơ cấu phân bổ doanh nghiệp, năm 2015, lao động trong doanh
nghiệp cũng tập trung chủ yếu ở hai vùng là Đông Nam Bộ (38,5%) và Đồng bằng sông
Hồng (33,8%). Riêng hai thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tập trung 38,9%
lực lượng lao động cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh là 21,0% và Hà Nội là 17,9%.
Hình 2.13: Chuyển dịch lao động theo vùng kinh tế-xã hội giai đoạn 2007-2015
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Hình 2.14: Chuyển dịch nguồn vốn theo vùng kinh tế-xã hội giai đoạn 2007-2015
PHẦN II
Xu hướng dịch chuyển về lao động cũng gần giống với xu hướng dịch chuyển về
doanh nghiệp chỉ khác là tỷ trọng lao động của vùng Đông Nam Bộ cũng có xu hướng
giảm đi, chỉ có tỷ trọng lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng là tăng lên. Bốn vùng
kinh tế xã hội khác cũng có xu hướng giảm tỷ trọng lao động. Điều này cho thấy lao động
đang dịch chuyển nhiều hơn ra vùng Đồng bằng sông Hồng.
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
37
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Nếu xét về nguồn vốn, sự phân bổ vẫn giống với lao động và doanh nghiệp khi mà
hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên tỷ
trọng của hai vùng này về vốn đã cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng về lao động cũng
như về doanh nghiệp, chiếm đến 81,2% tổng nguồn vốn. Nếu như về lao động và doanh
nghiệp, vùng Đông Nam Bộ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất thì về nguồn vốn, đã có sự
cạnh tranh mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong giai đoạn 2007-2015, đã có
nhiều lúc hai vùng này thay nhau dẫn đầu về tỷ trọng nguồn vốn. Tính đến năm 2015,
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
38
vùng Đông Nam Bộ chiếm 40,7% về nguồn vốn và Đồng bằng sông Hồng chiếm
40,5% về nguồn vốn. Hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục dẫn đầu
về tỷ trọng nguồn vốn, tuy nhiên không giống như về lao động hay doanh nghiệp nơi
TP. Hồ Chí Minh luôn đứng đầu thì xét về nguồn vốn, Hà Nội đã sánh ngay cùng với
TP. Hồ Chí Minh, nhiều lúc còn vượt qua cả TP. Hồ Chí Minh, trong đó có năm 2015.
Các vùng khác có tỷ trọng về nguồn vốn có xu hướng giảm nhẹ và chiếm tỷ trọng
thấp, dưới 10% tổng nguồn vốn. Vùng có tỷ trọng vốn thấp nhất là Tây Nguyên với 1,6%,
tiếp đến là Trung du miền núi phía bắc 4%.
IV. NĂNG LỰC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2014
4.1. Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
4.1.1. Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2007-2014
Cùng với sự phát triển về số lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp,
thu nhập bình quân hàng năm của người lao động cũng không ngừng tăng, từ mức
28 triệu đồng năm 2007 lên 74,6 triệu đồng năm 2014, tăng gần 2,67 lần, trong đó khu
vực doanh nghiệp FDI tăng cao nhất với 2,92 lần, tiếp đến là các doanh nghiệp ngoài
nhà nước tăng 2,81 lần, khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng khoảng 2,79 lần. Xét trong
giai đoạn 2007-2014, thu nhập bình quân của người lao động đã tăng trung bình khoảng
15%/năm. Năm 2015, mức lương tối thiểu vùng đã tăng 14,3% và kế hoạch năm 2016
sẽ tăng 12,4% so với năm 2015. Như vậy, với mức tăng này sẽ giúp thu nhập của người
lao động được tăng lương của người lao động tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo.
Hình 2.15: Thu nhập bình quân của người lao động theo
loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: Triệu đồng/năm
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Đơn vị: Triệu đồng/năm
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
PHẦN II
Hình 2.16: Thu nhập bình quân của người lao động theo
quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Thu nhập bình quân của người lao động doanh nghiệp cũng thay đổi theo cùng xu
hướng với quy mô doanh nghiệp. Các lao động trong các doanh nghiệp có quy mô lớn
luôn có thu nhập cao nhất, tiếp đến là các doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp
quy mô nhỏ và cuối cùng là các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ. Khoảng cách về thu
nhập giữa các lao động trong doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và doanh nghiệp quy mô
lớn ngày càng có xu hướng xa hơn. Nếu năm 2007, lao động trong doanh nghiệp lớn có
thu nhập bình quân cao gấp 1,37 lần lao động trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, thì đến
năm 2014, khoảng cách này đã là 1,46 lần.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Nếu so sánh thu nhập bình quân của người lao động trong 3 khu vực doanh nghiệp,
lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng được trả lương cao hơn so với
hai khu vực còn lại và khoảng cách này ngày một nới rộng, nhất là đối với khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2014, thu nhập bình quân của người lao động trong các
doanh nghiệp nhà nước đạt 108 triệu đồng/năm, đã gấp 1,7 lần khu vực doanh nghiệp
ngoài nhà nước và 1,3 lần khu vực doanh nghiệp FDI. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp
nhà nước là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn và tổng công ty, do đó chính sách tiền
lương cho người lao động cũng tốt hơn so với các doanh nghiệp khu vực khác. Lao động
trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có thu nhập bình quân thấp nhất, với
khoảng 63,6 triệu đồng/năm. Thu nhập thấp này một phần do đa số các doanh nghiệp
này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, do đó không thể có chính sách tiền lương cao như các
doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, việc trả lương trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà
nước, cũng như các khoản chi phí kinh doanh khác, thường được tính toán rất chặt chẽ,
do vậy sẽ khó có thể có mặt bằng thu nhập bình quân cao ở khu vực này.
39
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
Xét theo ngành kinh tế, lao động trong ngành Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm có thu nhập bình quân cao nhất năm 2014, đạt 195 triệu đồng/năm, tiếp đến là
ngành Thông tin và Truyền thông 140 triệu đồng/năm. Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí là ngành có mức thu nhập bình quân
cao thứ ba, 135 triệu đồng/năm và cũng là ngành có tốc độ tăng thu nhập bình quân cao
nhất trong giai đoạn 2007-2014, đạt 17,04%/năm. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo,
nơi thu hút nhiều lao động nhất, là ngành có tốc độ tăng thu nhập bình quân của người
lao động cao thứ hai trong giai đoạn 2007-2014 với mức 16,78%/năm. Điều này giúp thu
nhập của người lao động trong ngành này cũng được cải thiện đáng kể. Nếu năm 2007,
lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đạt 23 triệu đồng/năm, chỉ cao
hơn lao động trong ngành dịch vụ khác, thì đến năm 2014, thu nhập của lao động trong
ngành này đã đạt 68 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều ngành khác như nông nghiệp, xây
dựng. Ở chiều ngược lại, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có tốc độ
tăng thu nhập của người lao động thấp nhất, ở mức 8,12%/năm. Tính đến năm 2014, thu
nhập của lao động trong ngành Nông lâm thủy sản chỉ đạt 53 triệu đồng/năm, thấp thứ 2
trong số các ngành, tiếp tục xu hướng giảm liên tục từ mức 70 triệu đồng của năm 2010.
Ngành Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng thu
nhập bình quân thấp thứ 2, đạt 9,03%/năm với mức thu nhập bình quân là 59 triệu đồng/
năm, thấp thứ ba. Hoạt động dịch vụ khác là ngành có mức thu nhập bình quân thấp
nhất, chỉ đạt 44 triệu đồng/người/năm.
4.1.2. Doanh thu bình quân của người lao động giai đoạn 2007-2015
40
Doanh thu bình quân của người lao động tăng khoảng 2,5 lần trong giai đoạn 20072015, với tốc độ trung bình là 12,1%/năm, từ khoảng 482 triệu đồng năm 2007 lên 1.207
triệu đồng năm 2015. Cũng giống như thu nhập bình quân, doanh thu bình quân tăng
cao nhất trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, với khoảng 3,63 lần, tiếp đến là khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước với 2,53 lần và cuối cùng là khu vực doanh nghiệp FDI
với 2,31 lần. Nếu những năm 2007-2009, doanh thu bình quân tạo ra bởi một lao động
trong 3 khu vực doanh nghiệp là gần ngang nhau, dù trong khu vực doanh nghiệp nhà
nước có cao hơn, thì giai đoạn 2010-2015 chứng kiến sự bứt phá mạnh về doanh thu
bình quân của các lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Ước tính đến năm 2015,
doanh thu bình quân của lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đã gấp khoảng 2,1
lần doanh thu bình quân của các lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp ngoài
nhà nước và 2,2 lần lao động trong các doanh nghiệp FDI.
Việc lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có doanh thu bình quân cao như
vậy có thể lý giải một phần là bởi các doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp
lớn, những tập đoàn và tổng công ty (có đến trên 41% các doanh nghiệp nhà nước là
doanh nghiệp có quy mô lớn). Do vậy, với lợi thế về quy mô và những ưu đãi dành cho
các doanh nghiệp nhà nước, lại hoạt động trong các ngành mang lại doanh thu cao, các
doanh nghiệp này thường có doanh thu bình quân của người lao động lớn hơn so với hai
khu vực doanh nghiệp còn lại. Doanh thu bình quân của lao động trong khu vực ngoài
nhà nước và FDI có mức tăng khá ổn định và đồng đều trong giai đoạn 2007-2015.
PHẦN II
Đơn vị: Triệu đồng/năm
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hình 2.17: Doanh thu bình quân của người lao động theo
loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, đáng chú ý là các lao động tại các doanh
nghiệp siêu nhỏ lại có doanh thu bình quân cao hơn doanh nghiệp có quy mô lớn, nhưng
không ổn định. Lao động trong các doanh nghiệp lớn tuy có mức doanh thu bình quân
thấp nhất vào năm 2007, tuy nhiên đã tăng mạnh và theo kịp mức doanh thu bình quân
của lao động trong doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp vừa. Lao động trong các
doanh nghiệp có quy mô vừa thường có mức doanh thu bình quân cao nhất. Lao động
trong doanh nghiệp nhỏ có mức doanh thu bình quân thấp nhất.
41
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Xét theo ngành kinh doanh, ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hoà không khí là ngành có doanh thu bình quân năm 2014 cao nhất, đạt
hơn 4,27 tỷ đồng/người/năm. Đây cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng doanh thu bình
quân giai đoạn 2007-2014 cao nhất, đạt 24,8%/năm. Tiếp đến là ngành bán buôn bán lẻ
và sửa chữa xe máy với mức doanh thu hơn 3,1 tỷ đồng/người/năm. Ngành khai khoáng
có doanh thu bình quân đầu người đứng thứ 3 với 2,18 tỷ đồng/người/năm, tiếp đến là
ngành hoạt động tài chính ngân hàng với hơn 2 tỷ đồng/người/năm. Ba ngành khác có
mức doanh thu bình quân của người lao động trên một tỷ đồng/năm là Nghệ thuật, vui
chơi và giải trí, Hoạt động kinh doanh bất động sản, Thông tin và Truyền thông. Đáng
chú ý, Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có mức doanh thu bình quân đầu
người thấp thứ 2, đạt 269 triệu đồng/người/năm, chỉ đứng trên ngành Hoạt động hành
chính và dịch vụ hỗ trợ với 267 triệu đồng/người/năm. Ngành hoạt động tài chính ngân
hàng là ngành có thường xuyên trong nhóm có doanh thu bình quân cao nhất và đã từng
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Hình 2.18: Doanh thu bình quân của người lao động theo
quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: Triệu đồng/năm
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
đứng đầu trong các năm 2008, 2011, tuy nhiên xét trong cả giai đoạn 2007-2014, đây lại
là ngành có mức tăng trưởng doanh thu bình quân thấp nhất, chỉ đạt 5,83%/năm. Đáng
chú ý, doanh thu bình quân trong ngành này đã giảm liên tục trong các năm 2012-2014.
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
4.1.3. Hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2007-2014
42
Nếu coi lao động là một trong những yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thì mối tương quan giữa doanh thu mà người lao động mang
lại cho doanh nghiệp và thu nhập của người lao động sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng lao
động của doanh nghiệp. Xét theo tiêu chí này, có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động
trong giai đoạn 2007-2014 đã không những không được cải thiện mà còn giảm đi, từ 17,3
lần năm 2007 xuống còn 15,4 lần năm 2014.
Trong 3 khu vực doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngoài nhà nước là khu vực có
hiệu suất sử dụng lao động cao nhất trong giai đoạn 2007-2011, tuy nhiên đến năm 2012-
2014 các doanh nghiệp nhà nước lại có hiệu suất sử dụng lao động cao nhất. Trong 3
khu vực doanh nghiệp, chỉ có khu vực doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất sử dụng có
xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007-2014, nhất là trong giai đoạn 2012-2014, còn hai
khu vực còn lại đều có xu hướng giảm. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước bắt đầu
suy giảm hiệu quả sử dụng lao động kể từ năm 2009, trùng với thời điểm tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Sự suy giảm này tiếp tục tiếp diễn đến năm 2012
trước khi bắt đầu có xu hướng phục hồi nhẹ vào năm 2013 tuy nhiên sau đó lại giảm
vào năm 2014. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp FDI luôn có hiệu quả sử dụng lao
động thấp nhất và có xu hướng giảm đi. Sự suy giảm hiệu quả sử dụng lao động của các
doanh nghiệp FDI bắt nguồn từ tốc độ tăng tiền lương của người lao động đã cao hơn so
với tốc độ tăng doanh thu bình quân. Với mức sống ngày càng cao, Chính phủ đã liên
buộc các doanh nghiệp FDI phải tăng tiền lương cho người lao động, điều này có lợi đối
với người lao động, tuy nhiên sẽ giảm một trong những lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài
ở Việt Nam. Một yếu tố nữa là mặc dù tiền lương có tăng lên, nhưng chất lượng của lao
động Việt Nam vẫn chưa tăng tương xứng.
Hình 2.19: Hiệu suất sử dụng lao động trong doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Một cuộc khảo sát nghiên cứu giữa Viện Khoa học Lao động và Xã hội với tập đoàn
Manpower tại 6.000 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực kinh tế tại 9 tỉnh thành ở Việt Nam
cho thấy các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm
10% thấp nhất khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 1/4 doanh nghiệp cho
rằng người lao động thiếu hiểu biết về công nghệ và khả năng sáng tạo, 1/5 doanh
nghiệp cho rằng người lao động thiếu khả năng thích nghi với công nghệ mới. Có tới
1/3 doanh nghiệp đã không tìm được lao động có kỹ năng mà họ cần (Goran & Nguyễn,
2011). Kết quả này cũng gần giống với kết quả khảo sát trên 350 công ty được thực hiện
bởi Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương khi mà hầu hết
các công ty được khảo sát đã không hài lòng với chất lượng giáo dục và kỹ năng của
nhân viên, đặc biệt là kỹ sư và kỹ thuật viên. Không chỉ thiếu về kiến thức chuyên môn,
các lao động Việt Nam còn yếu về kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo và giao tiếp. Với
thực trạng như vậy, lợi thế về chi phí nhân công thấp tại Việt Nam đang dần mất đi sức
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
PHẦN II
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Đơn vị: Lần
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
tục ban hành các chính sách điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp đã
43
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
4.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2014
4.2.1. Chỉ số thanh toán hiện tại
Chỉ số thanh toán hiện tại của các doanh nghiệp đã có xu hướng giảm đi trong giai
đoạn 2007-2014, từ 5,1 lần xuống chỉ còn 3,1 lần. Điều này phản ánh năng lực thanh toán
của các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng giảm đi.
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có chỉ số thanh toán hiện tại tốt nhất, tuy
nhiên đây lại là khu vực có chỉ số thanh toán hiện tại giảm mạnh nhất, từ 5,3 lần năm
2007 xuống 3,1 lần năm 2014. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước luôn ở trong
tình trạng gần đạt ngưỡng an toàn trong thanh toán khi mà chỉ số thanh toán hiện tại ở
gần mức cho phép, gần 2 lần. Chỉ số thanh toán hiện tại của các doanh nghiệp FDI luôn
có xu hướng ngày càng cải thiện và tiến tới ngang bằng với các doanh nghiệp ngoài nhà
nước năm 2014.
Hình 2.20: Chỉ số thanh toán hiện tại của doanh nghiệp theo
loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: Lần
44
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Xét theo quy mô doanh nghiệp, chỉ số thanh toán hiện tại tỷ lệ nghịch với quy mô
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp siêu nhỏ luôn có chỉ số thanh toán hiện tại tốt
nhất, tiếp đến là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, rồi đến doanh nghiệp quy mô trung
bình và cuối cùng là các doanh nghiệp quy mô lớn. Kết quả này cũng phù hợp với thực
tế, khi mà các doanh nghiệp càng nhỏ, càng ít có điều kiện để tiếp cận các khoản vay
ngân hàng cũng như các khoản mua hàng trả chậm, trong khi đối với các doanh nghiệp
quy mô lớn thì thuận lợi hơn nhiều. Chính vì vậy các doanh nghiệp lớn thường sử dụng
các khoản nợ để tiết kiệm chi phí vốn. Điều quan trọng là phải đảm bảo sự an toàn về
mặt tài chính, tức là chỉ số thanh toán hiện tại phải xấp xỉ 2, tuy nhiên chỉ số này ở các
doanh nghiệp lớn thường chỉ ở mức 1,7 lần.
PHẦN II
Đơn vị: Lần
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hình 2.21: Chỉ số thanh toán hiện tại của doanh nghiệp theo
quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Xét theo ngành kinh doanh, năm 2014, tất cả các ngành đều có chỉ số thanh toán
hiện tại thỏa mãn điều kiện đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính, là lớn hơn 2 lần. Vận
tải kho bãi là ngành có chỉ số thanh toán hiện tại thấp nhất, đạt 2,3 lần, tiếp đến là các
ngành Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (2,4
lần), Hoạt động kinh doanh bất động sản (2,4 lần), Khai khoáng (2,5 lần), Công nghiệp
chế biến chế tạo (2,7 lần), Xây dựng (2,8 lần). Hai ngành có chỉ số thanh toán hiện tại
cao nhất năm 2014 là Dịch vụ lưu trú và ăn uống (10 lần) và Thông tin và truyền thông
(9,8 lần). Đây cũng là hai ngành thường xuyên có chỉ số thanh toán hiện tại cao nhất
trong giai đoạn 2007-2014. Một điểm đáng chú ý là trong số các ngành cấp 2, chỉ có hai
ngành là Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và Cung cấp nước; hoạt động quản lý và
xử lý rác thải, nước thải là có chỉ số thanh toán hiện tại được cải thiện trong giai đoạn
2007-2014, lần lượt là từ mức 3,4 lần lên 5,2 lần và 4,1 lần lên 5,7 lần.
45
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
4.2.2. Chỉ số thanh toán nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp cũng có xu hướng giống chỉ số
thanh toán hiện tại, có xu hướng giảm trong giai đoạn 2007-2014, từ 3,9 lần xuống còn
2,3 lần. Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước thường có chỉ số thanh toán nhanh cao
nhất, dù đã giảm gần 2 lần, từ 4,1 lần năm 2007 xuống còn 2,3 lần năm 2014. Điều này
một lần nữa chứng tỏ sự an toàn trong thanh khoản của các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh luôn được đề cao và đảm bảo. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước, dù chỉ số
thanh khoản luôn có xu hướng ổn định, nhưng chỉ ở mức độ thấp, khoảng 1,3-1,5 lần,
vẫn trên mức kỳ vọng. Kết quả này một lần nữa phản ánh tính thanh khoản thấp của
các doanh nghiệp nhà nước so với các doanh nghiệp khu vực khác. Trong giai đoạn
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
2007-2014, chỉ có các doanh nghiệp khu vực FDI có tính thanh khoản được cải thiện khi
mà chỉ số thanh toán nhanh tăng nhẹ, từ 2,1 lần năm 2007 lên 2,4 lần năm 2014.
Xét theo quy mô doanh nghiệp, chỉ số thanh toán nhanh cũng tỷ lệ nghịch với quy
mô của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp siêu nhỏ luôn có chỉ số thanh toán nhanh tốt
nhất, tiếp đến là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, rồi đến doanh nghiệp quy mô trung bình
và cuối cùng là các doanh nghiệp quy mô lớn.
Xét theo ngành nghề kinh doanh, Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy
và xe có động cơ khác là ngành có chỉ số thanh toán nhanh thấp nhất trong năm 2014,
chỉ đạt 1,64 lần, tiếp đến là ngành Khai khoáng (1,69 lần), Hoạt động kinh doanh bất
động sản (1,87 lần), Vận tải kho bãi (1,87 lần), Công nghiệp chế biến chế tạo (1,93 lần)
và Xây dựng (1,93 lần). Các ngành còn lại đều có chỉ số thanh toán nhanh cao hơn 2 lần,
trong đó cao nhất vẫn là hai ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống (8,95 lần) và Thông tin và
truyền thông (8,51 lần)
Hình 2.22: Chỉ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: Lần
46
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
4.2.3. Chỉ số khả năng trả lãi vay
Nhìn chung, chỉ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp sau khi giảm trong giai
đoạn 2009-2011, từ 5 lần xuống 3,5 lần, đã tăng lại vào giai đoạn 2012-2014, lên mức 7,3.
Kết quả này có thể hiểu được khi mà lãi suất cho vay năm 2010 và 2011 đã tăng cao,
do lãi suất huy động cao, có những lúc đến trên 14%, trong khi lãi suất năm 2009 chỉ ở
mức 10,5%. Do vậy, mặc dù tình hình kinh doanh năm 2010 đã được cải thiện so với năm
2009, nhưng chỉ số khả năng trả lãi vay đã giảm đi. Tuy nhiên, trong các năm 2012-2014,
khi lãi suất được kiểm soát và có xu hướng hạ thấp dần, chỉ số này đã được cải thiện rõ
rệt. Đây chính là một tín hiệu mừng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
PHẦN II
Đơn vị: Lần
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hình 2.23: Chỉ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp theo
loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009-2014
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Trong các khu vực doanh nghiệp, chỉ số khả năng trả lãi vay của các doanh nghiệp
FDI luôn cao nhất, đạt 16,1 lần năm 2014. Các doanh nghiệp FDI thường có tiềm lực tài
chính mạnh, do đó họ ít phải đi vay và chi phi trả lãi vay thấp. Các doanh nghiệp nhà
nước có chỉ số khả năng trả lãi vay thấp hơn, đạt 9,4 lần. Các doanh nghiệp ngoài nhà
nước có chỉ số khả năng trả lãi vay thấp nhất, chỉ đạt 6 lần năm 2014. Chỉ số khả năng
trả lãi vay của các doanh nghiệp ngoài nhà nước thấp không phải bởi các doanh nghiệp
này hoạt động dựa nhiều vào các khoản vốn vay hơn so với các doanh nghiệp nhà nước
mà ngược lại. Các doanh nghiệp nhà nước thường được vay vốn nhiều hơn trong kinh
doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước, vốn đa số là các doanh nghiệp lớn nên
kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận hơn so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhờ
đó, chỉ số khả năng trả lãi vay của các doanh nghiệp nhà nước cao hơn so với các doanh
nghiệp ngoài nhà nước. Một điểm chung giữa ba khu vực doanh nghiệp là xu hướng thay
đổi của chỉ số này diễn ra giống nhau, đều tăng dần trong giai đoạn 2012-2014 sau khi
giảm trong giai đoạn 2009-2011.
47
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Xét theo quy mô doanh nghiệp, chỉ số khả năng trả lãi vay thường có xu hướng tỷ lệ
thuận với quy mô doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn luôn có chỉ số này cao nhất, tiếp
đến là các doanh nghiệp vừa. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp này khi tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp
có quy mô nhỏ và siêu nhỏ luôn có chỉ số này thấp, khiến mức độ đảm bảo của các
doanh nghiệp này sẽ thấp hơn khi tiếp cận các khoản vay của ngân hàng. Chính vì điều
này nên việc ban hành các chính sách hỗ trợ (về lãi suất và về bảo lãnh) cho các doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong việc vay vốn ngân hàng là rất cần thiết.
Đơn vị: Lần
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Hình 2.24: Chỉ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp theo
quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2009-2014
48
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Xét theo ngành nghề kinh doanh, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hoà không khí, là ngành có chỉ số khả năng trả lãi vay thấp nhất
năm 2014, chỉ đạt 3,7 lần, tiếp đến là Khai khoáng (5,3 lần), Bán buôn và bán lẻ; sửa
chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (5,6 lần), Xây dựng (6 lần). Các ngành
có chỉ số khả năng trả lãi vay cao trong năm 2014 phải kể đến là Thông tin và Truyền
thông (15,6 lần), Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (12,7 lần), Dịch vụ khác
(11,1 lần), Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (11 lần), Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản (10,7 lần).
4.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
4.3.1 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Giai đoạn 2007-2014 chứng kiến việc các doanh nghiệp hoạt động dựa nhiều vào
các khoản nợ (nợ nhà cung cấp, các khoản vay tài chính,…). Chỉ số nợ của các doanh
nghiệp đã luôn lớn hơn giá trị kỳ vọng chuẩn. Mặc dù chỉ số nợ của các doanh nghiệp
đã giảm trong giai đoạn 2007-2014, từ 2,2 lần xuống còn 1,6 lần, tuy nhiên sau đó đã
tăng trở lại trong các năm sau và lên đến 2,3 lần năm 2011. Các doanh nghiệp nhà
nước là nơi có chỉ số nợ cao nhất, mặc dù có xu hướng giảm từ 4,3 lần năm 2007 xuống
3,2 lần năm 2011. Điều này phản ánh thực tế các doanh nghiệp nhà nước được hưởng
nhiều khoản nợ và vay ưu đãi hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nơi mà chỉ số
nợ luôn thấp nhất, thường nhỏ hơn 2 trong suốt giai đoạn 2007-2010. Hay nói cách khác,
các doanh nghiệp ngoài nhà nước thường khó tiếp cận hơn với các nguồn vốn vay, vì
thế họ hoạt động dựa nhiều hơn vào nguồn vốn tự có của mình. Đáng chú ý, chỉ số nợ
Đơn vị: Lần
PHẦN II
Hình 2.25: Chỉ số nợ của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Xét theo quy mô doanh nghiệp, chỉ số nợ tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp vừa và lớn có chỉ số này cao nhất, khoảng 3,4-3,5 lần năm 2014. Điều này
cho thấy cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào các khoản
nợ. Trong khi đó, chỉ số này ở các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ lần lượt là 1,7 lần và
2,4 lần năm 2014.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã liên tục tăng trong giai đoạn 2007-2011, đặc
biệt là năm 2011, chỉ số nợ của các doanh nghiệp này đã tăng mạnh đạt 2,3 lần, sau
đó đã giảm trong ba năm 2012-2014 xuống còn 1,9 lần. Chính sự thay đổi của khu vực
doanh nghiệp này đã kéo theo sự thay đổi của toàn bộ doanh nghiệp. Trong khi đó, chỉ
số nợ của doanh nghiệp nhà nước đã cải thiện đáng kể, liên tục giảm trong giai đoạn
2007-2014 từ 3,7 lần xuống 2,8 lần. Tuy giảm liên tục, nhưng các doanh nghiệp nhà nước
vẫn có chỉ số này cao nhất. Chỉ số nợ của các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng nhẹ
trong giai đoạn 2007-2014, từ 2,6 lần lên 2,7 lần. Một điểm đáng chú ý nữa là xu hướng
hội tụ của chỉ số này ở ba khu vực doanh nghiệp và sự ổn định của các chỉ số này trong
ba năm 2012-2014 cho thấy thị trường đã dần dần cân bằng các chỉ số hoạt động của
doanh nghiệp.
49
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Theo ngành nghề kinh doanh, hai ngành công nghiệp là Khai khoáng và Chế biến
chế tạo là những ngành có chỉ số nợ cao nhất trong năm 2014, lần lượt đạt 2,47 lần và
2,26 lần. Một số ngành khác có chỉ số này cao là Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác (2,25 lần), Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
(2,06 lần) và Vận tải kho bãi (2 lần). Các ngành còn lại đều có chỉ số này thấp hơn 2, thấp
nhất là ba ngành Giáo dục và đào tạo (0,61 lần), Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
(0,95 lần), Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (1,11 lần).
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
4.3.2. Vòng quay vốn
50
Hình 2.26 cho thấy chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp đang có chiều hướng
giảm đi trong giai đoạn 2007-2014, từ 2 lần xuống 1,4 lần phản ánh hiệu quả sử dụng
nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng giảm đi. Cụ thể, hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp đã giảm mạnh trong năm 2009, một phần do tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính, sau đó đã luôn duy trì ở mức thấp trong giai đoạn 2009 - 2014. Đây là
thực tế đáng báo động đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi mà giai đoạn 2007-2011
chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn của doanh nghiệp, nhưng hiệu quả sử
dụng nguồn vốn lại giảm đi nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng tăng trưởng nóng, không
bền vững và lãng phí nguồn vốn đầu tư, chính vì vậy đã khiến chỉ số ICOR của nền kinh
tế Việt Nam ở mức cao.
Trong 3 loại hình doanh nghiệp, chỉ số quay vòng tài sản của doanh nghiệp ngoài
quốc doanh thường cao nhất trong giai đoạn 2007-2008, nhưng đã giảm đi đáng kể, từ
mức 2,2 lần năm 2008 xuống chỉ còn khoảng 1,5 lần năm 2009 và thường thấp nhất
trong giai đoạn 2010-2014. Trong khi đó, chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp nhà
nước tuy thấp năm 2007, chỉ là 1,4 lần, nhưng đã tăng dần và ổn định ở mức 1,7 lần
năm 2014. Chỉ số quay vòng tài sản của khu vực doanh nghiệp FDI dù luôn thấp nhất
trong giai đoạn 2007-2009, tuy nhiên đã có xu hướng cải thiện và bắt kịp hai khu vực
doanh nghiệp còn lại trong giai đoạn 2010-2014 và thậm chí còn cao hơn khu vực doanh
nghiệp ngoài quốc doanh năm 2014 với mức 1,6 lần. Một điểm đáng chú ý nữa là nếu
những năm đầu giai đoạn 2007-2008, chỉ số quay vòng vốn rất khác nhau ở 3 khu vực
doanh nghiệp thì từ những năm 2009 - 2014, đã chứng kiến sự tương đồng về chỉ số này.
Hình 2.26: Chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: Lần
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
4.4. Năng lực sinh lợi của doanh nghiệp
Hình 2.27: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo
loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
PHẦN II
Trong ba loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI có tỷ lệ doanh nghiệp
thua lỗ vẫn luôn cao nhất, có những thời điểm lên đến 51,2% năm 2008 hay 49,8% năm
2009. Việc kinh doanh gặp phải thua lỗ là chuyện bình thường, nhưng tỷ lệ các doanh
nghiệp FDI thua lỗ cao khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự thật của việc thua lỗ, khi mà
các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Trước thực trạng này, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp để kiểm soát
việc chuyển giá thông qua việc thanh tra các doanh nghiệp này. Những biện pháp này
bước đầu đã có tác dụng khi mà tỷ lệ doanh nghiệp FDI thua lỗ đã giảm mạnh, chỉ còn
44,2% năm 2010 và 45,0% năm 2011, thấp nhất trong giai đoạn 2007-2013. Tuy nhiên,
trong 3 năm gần đây, 2012-2014, tỷ lệ các doanh nghiệp FDI thua lỗ cũng tăng cao trở
lại cùng với xu hướng khó khăn chung của cả nền kinh tế.
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế giai đoạn 2007-2010 đã
giảm so với giai đoạn 2000-2006, xuống còn khoảng dưới 30% trong các năm 2007-2010,
tuy nhiên đã tăng cao trở lại trong giai đoạn 2011-2014 với mức trung bình khoảng
38,7%. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2011-2014, chỉ có năm 2012 là tỷ lệ doanh nghiệp
kinh doanh thua lỗ ở mức thấp, 21,7%, còn lại đều cao, lần lượt là: năm 2011 với 42,9%,
năm 2013 với 44,8% và năm 2014 là 45,4%. Dù nền kinh tế trong hai năm 2013-2014 đã
có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vẫn đang
có xu hướng tăng lên. Chính kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2014 là một trong
những nguyên nhân khiến số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trong năm 2015
cao, 71.391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với năm 2014.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
4.4.1. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2007-2014
51
Đơn vị: %
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN II
Tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ luôn thấp nhất, luôn dưới 15% trong giai
đoạn 2007-2010, sau đó cũng tăng lên trong 4 năm gần đây, lên mức 17,9% năm 2014.
Các doanh nghiệp nhà nước với nhiều lợi thế và ưu đãi, chi phí bỏ ra ít hơn, chẳng hạn
như chi phí liên quan đến mặt bằng sản xuất kinh doanh, nên hoạch toán có lãi nhiều
hơn so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tuy nhiên, đây là xét về số lượng doanh
nghiệp, còn về giá trị thua lỗ thì các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn tổng
công ty, luôn có những khoản thua lỗ khổng lồ.
Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thường tỷ lệ
nghịch với quy mô doanh nghiệp. Điều này cho thấy các doanh nghiệp siêu nhỏ thường
dễ bị thua lỗ nhất. Chính tỷ lệ thua lỗ tăng mạnh của các doanh nghiệp siêu nhỏ trong
các năm 2011, 2013 và 2014 đã làm cho tỷ lệ thua lỗ của toàn doanh nghiệp tăng cao,
trong khi nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trở lên không có sự tăng đột biến này.
Ngoài sự khác biệt của doanh nghiệp siêu nhỏ, 3 nhóm doanh nghiệp còn lại là doanh
nghiệp nhỏ, vừa và lớn thường có tỷ lệ thua lỗ gần bằng nhau và diễn biến cùng chiều
hướng tăng lên nhẹ trong giai đoạn 2007-2014.
Hình 2.28: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: %
52
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Xét theo ngành nghề kinh doanh, những ngành có tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh
thua lỗ cao trong năm 2014 phải kể đến như Giáo dục và đào tạo (64%), Thông tin và
Truyền thông (59,3%), Hoạt động kinh doanh bất động sản (57,7%)… Đáng chú ý, đây
cũng là 3 ngành có tỷ lệ thua lỗ cao nhất trong năm 2013. Có 9 ngành có tỷ lệ doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ cao hơn 50%. Ba ngành có tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh
thua lỗ thấp nhất là Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hoà không khí (31,5%), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (34,9%) và Khai khoáng
(36,8%). Đây cũng là những ngành mà tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ luôn thấp hơn so với
các ngành khác trong giai đoạn 2007-2014, cho thấy cơ hội thị trường và năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp trong các ngành này khá tốt.
Hình 2.29: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA của doanh nghiệp
theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
PHẦN II
Nếu những năm trước 2007, ROA của các doanh nghiệp nhà nước luôn thấp nhất,
nhưng kể từ sau 2007, ROA của doanh nghiệp này đã cao hơn so với các doanh nghiệp
ngoài nhà nước và chỉ đứng sau các doanh nghiệp FDI. ROA của các doanh nghiệp nhà
nước đã tăng liên tục trong giai đoạn 2007-2010 từ mức 5,8% lên 7,5%, tuy nhiên sang
giai đoạn 2011-2014, ROA của các doanh nghiệp nhà nước lại liên tục giảm xuống còn
6,4% năm 2014.
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Để đánh giá hiệu suất sinh lợi trên tài sản ROA, nghiên cứu sẽ chỉ xem xét các
doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nếu xét theo điều kiện này, hiệu suất sinh lợi trên tài sản
(ROA) của các doanh nghiệp FDI luôn cao và đứng đầu trong 3 khu vực doanh nghiệp.
Kết quả này hoàn toàn trái ngược với tỷ lệ doanh nghiệp FDI thua lỗ luôn cao nhất. ROA
của các doanh nghiệp FDI đã luôn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007-2009, từ
12,2% lên 12,8%, trước khi suy giảm vào các năm 2010 và 2011, xuống chỉ còn lần lượt
12,6% và 11,5%, sau đó phục hồi lại lên mức 11,9% trong giai đoạn 2012-2014.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
4.4.2. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA
Đơn vị: %
53
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước có ROA ngày càng giảm trong
giai đoạn 2007-2010, từ 4,2% xuống chỉ còn 3,1%, rồi tăng mạnh trở lại trong hai năm
2011-2012 lên mức 6,4%, trước khi quay lại giảm xuống 3,2% vào năm 2013 và 3,3% vào
năm 2014. Chính sự suy giảm ROA của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã kéo ROA
chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế giảm từ 6,6% năm 2012 xuống còn 3,6%
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
năm 2014. Đây là dấu hiệu báo động về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung trong năm 2014.
Xét theo quy mô doanh nghiệp, ROA cũng tăng theo cùng chiều với quy mô doanh
nghiệp. ROA của các doanh nghiệp có quy mô lớn và quy mô vừa luôn cao nhất và diễn
biến giống nhau, cùng tăng trong giai đoạn 2007-2009 rồi giảm liên tục trong giai đoạn
2010-2013 và phục hồi nhẹ trong năm 2014. Trong khi đó, ROA của các doanh nghiệp
có quy mô nhỏ và siêu nhỏ diễn biến phức tạp hơn theo hình sin, nhất là đối với các
doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ với biên độ lớn. ROA của các doanh nghiệp siêu nhỏ
sau khi giảm liên tục trong giai đoạn 2007-2010, từ mức 4,2% xuống 3%, đã tăng mạnh
trong 2 năm 2011-2012 lên mức 7,7%, cao nhất so trong số các nhóm doanh nghiệp
phân theo quy mô, rồi lại giảm mạnh xuống còn 3,3% năm 2013 và hồi phục nhẹ lên
3,5% năm 2014. Diễn biến ROA của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng giống với
ROA của các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhưng với biên độ hẹp hơn. Đáng chú ý,
nếu giai đoạn 2007-2010, ROA của các doanh nghiệp siêu nhỏ thấp nhất, thì sang giai
đoạn 2011-2014, ROA của các doanh nghiệp nhỏ lại thấp nhất. Năm 2014, ROA của các
doanh nghiệp nhỏ chỉ đạt 3,2%, nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra 100 đồng tài sản để
thu về chỉ 3,2 đồng lợi nhuận.
Hình 2.30: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA của doanh nghiệp
theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: %
54
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Xét theo ngành nghề kinh doanh, Thông tin và Truyền thông và Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản là 2 ngành có ROA cao nhất và luôn đạt trên 10% trong cả giai đoạn
2007-2014. Đáng chú ý, nếu Thông tin và Truyền thông là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp
thua lỗ cũng rất cao, đứng thứ 2 trong năm 2014, thì ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản lại là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ thấp thứ 2. Điều này càng cho thấy
lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy có rất nhiều tiềm năng và có nhiều doanh
4.4.3. Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE
PHẦN II
Hình 2.31: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE của doanh nghiệp
theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: %
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Tương tự như ROA, hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các doanh
nghiệp FDI vẫn cao nhất. Cùng với chỉ số vòng quay vốn tự có, ROE tiếp tục khẳng định
việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp FDI khi mà chỉ số này
luôn ở mức cao so với 2 khu vực doanh nghiệp còn lại.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
nghiệp họat động tốt. Cũng giống ngành Thông tin và Truyền thông, dù có tỷ lệ doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ cao nhất, nhưng Giáo dục và đào tạo lại có tỷ lệ ROA đứng
thứ 3 trong tổng số các ngành. Kết quả này cho thấy rõ sự phân hóa về hoạt động kinh
doanh trong hai ngành Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và đào tạo, nơi tỷ lệ doanh
nghiệp thua lỗ cao, nhưng ROA cũng cao. Hai ngành có ROA thấp nhất là Xây dựng
(2,2%) và Bán buôn bán lẻ (2,9%). ROA của hai ngành này luôn ở mức thấp nhất trong
giai đoạn 2007-2014, cho thấy tỷ lệ sinh lợi trên tài sản của hai ngành này rất thấp.
55
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Tiếp theo là ROE của các doanh nghiệp nhà nước. ROE của các doanh nghiệp nhà
nước đã có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2007-2010, từ 14,5% năm 2007 lên 16,9%
năm 2011, tuy nhiên sau đó giảm liên tục trong giai đoạn 2011-2013 xuống chỉ còn 13,4%
rồi phục hồi nhẹ lên 13,6% năm 2014. Tuy nhiên, không giống như các doanh nghiệp
FDI, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động dựa nhiều hơn vào các khoản nợ, do đó tỷ
trọng nguồn vốn tự có trên tổng nguồn vốn thấp, nhờ đó hiệu quả sử dụng nguồn vốn tự
có cao hơn khi so sánh với kết quả chung của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh có tỷ lệ ROE luôn thấp nhất, đạt 6,2% năm 2014, chỉ bằng gần 1/2 so với
các doanh nghiệp nhà nước và ¼ các doanh nghiệp FDI.
Hình 2.32: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE
của doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Đơn vị: %
56
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Cũng giống như ROA, ROE cũng thay đổi tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quy mô lớn luôn có ROE cao nhất, tuy nhiên có xu hướng giảm đi kể từ
năm 2009. ROE của các doanh nghiệp có quy mô vừa cao thứ hai và có xu hướng thay
đổi giống ROE của các doanh nghiệp lớn. ROE của các doanh nghiệp siêu nhỏ thường
thấp nhất và biên độ thay đổi cũng lớn nhất, nhất là năm 2012, tăng lên mức 12,2%,
cao hơn cả các doanh nghiệp nhỏ và gần bằng các doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên, đến
năm 2013, ROE của các doanh nghiệp siêu nhỏ lại giảm mạnh về mức 5,8% và tăng
nhẹ lên mức 6,1% năm 2014 thấp nhất trong số 4 nhóm doanh nghiệp.
Xét theo ngành kinh doanh, cũng giống như trường hợp ROA, ROE của các ngành
Thông tin và Truyền thông và Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là cao nhất, lần lượt
đạt 17,4% và 14,6% năm 2014. Hai ngành này có ROE luôn ở mức cao nhất trong cả giai
đoạn 2007-2014 và đây cũng là hai trong số 3 ngành ngành có ROE trên 10% năm 2014,
ngành thứ 3 là Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (10,5%). Bốn ngành tiếp theo có ROE cao
là Dịch vụ lưu trú và ăn uống (9,5%), Giáo dục và đào tạo (9,2%), Y tế và hoạt động trợ
giúp xã hội (9,1%), Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hoà không khí (9,0%). Ở chiều ngược lại, Xây dựng tiếp tục là ngành có ROE thấp nhất
(4,5%), tiếp đến là Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác (6%) và Hoạt động kinh doanh bất động sản (6,4%).
4.4.4. Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu
Các doanh nghiệp FDI tiếp tục có hiệu suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) cao nhất,
dù chỉ số này có xu hướng giảm đi từ 11,7% năm 2007 xuống còn 10,1% năm 2014. Xếp
Đơn vị: %
PHẦN II
Hình 2.33: Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu - ROS của doanh nghiệp
theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Xét theo quy mô doanh nghiệp, ngoại trừ sự khác biệt của năm 2012, trong các
năm khác, ROS của các doanh nghiệp có quy mô lớn vẫn luôn cao nhất tuy nhiên có xu
hướng giảm, nhất là kể từ năm 2009. Trong khi đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ dường
như lại có ROS cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Đáng chú ý là nếu ROS của các doanh
nghiệp khác có xu hướng giảm đi thì của các doanh nghiệp siêu nhỏ lại có xu hướng
tăng lên, từ 3,9% năm 2007 lên 5,6% năm 2014 và cao hơn cả ROS của các doanh
nghiệp quy mô vừa. Trong khi đó, ROS của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường
thấp nhất và có chiều hướng giảm từ 3,7% năm 2007 xuống 3,5% năm 2014.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
thứ hai là các doanh nghiệp nhà nước, khi ROS của các doanh nghiệp này đã tăng
từ 7,3% năm 2007 lên 7,9% năm 2013. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi trên doanh
thu của các doanh nghiệp nhà nước đã ngày càng được cải thiện. ROS của các doanh
nghiệp ngoài nhà nước luôn ở mức thấp nhất dù có tăng nhẹ trong giai đoạn 2007-2013
từ 3,7% lên 4,7%. Đáng chú ý là ROS của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tăng
mạnh vào năm 2012, từ mức 4% của năm 2011 lên mức 8,2% nhưng sau đó lại giảm
mạnh vào năm 2013 xuống chỉ còn 4,6%.
57
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Xét theo ngành kinh tế, đã có sự thay đổi so với ROA và ROE. Hai ngành có ROS
cao nhất là Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (20,4%) và Hoạt động kinh
doanh bất động sản (19,2%). Ngành Thông tin và Truyền thông dù có ROA và ROE
cao nhất, nhưng cũng chỉ có ROS cao thứ 3 với mức 16,2%. Trong khi đó, ngành Nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng chỉ có ROS ở mức 9,2%, xếp thứ 6. Ở chiều ngược
lại, hai ngành Bán buôn bán lẻ (3,2%) và Xây dựng (3,9%) vẫn tiếp tục là các ngành có
ROS thấp nhất. Ngành có ROS thấp thứ 3 là Công nghiệp chế biến chế tạo (4,1%).
Đơn vị: %
PHẦN II
NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Hình 2.34: Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu - ROS của doanh nghiệp
theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014
58
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp của VCCI
1.1. Khu vực Dịch vụ ở Việt Nam
Thương mại bán buôn và bán lẻ sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác là
ngành dịch vụ có tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động lớn nhất tại Việt Nam, 169.724 doanh
nghiệp vào năm 2015, chiếm xấp xỉ 39%. Đứng thứ 2 về số lượng doanh nghiệp trong
ngành dịch vụ là hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ với 37.592 đơn vị
chiếm 8,61% tổng số doanh nghiệp. Tiếp theo là nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics với 25.059 đơn vị, chiếm 5,74%. Dịch vụ thông tin là một ngành dịch vụ quan
PHẦN III
Trong những năm vừa qua, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao và trở thành
nhân tố hỗ trợ quan trọng và là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Thị phần
của ngành dịch vụ trong GDP của Việt Nam không thay đổi đáng kể từ năm 2000 và
dừng ở mức khoảng 39,7% trong năm 2015, thấp hơn nhiều so với nhiều nước trên thế
giới. Số lượng các doanh nghiệp dịch vụ tăng lên đáng kể từ 94.206 đến 300.768 trong
giai đoạn 2007-2015. Điều này phần nào cho thấy sự phổ biến và gia tăng tầm quan
trọng của doanh nghiệp dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp dịch vụ
chiếm 68,35% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Theo Niên giám
thống kê năm 2014, trong tổng số hơn 52,7 triệu lao động trong nền kinh tế, khu vực dịch
vụ có khoảng 17,1 triệu, chiếm 32,43% tổng số việc làm. Nếu xét riêng trong khu vực
doanh nghiệp, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, năm 2015 có khoảng hơn 4,1 triệu
lao động làm việc trong khu vực dịch vụ, chiếm khoảng 32% tổng số lao động trong khu
vực doanh nghiệp.
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Dịch vụ tạo điều kiện giao dịch qua không gian (giao thông, viễn thông) và thời gian
(dịch vụ tài chính) và do đó có tầm quan trọng mang tính hệ thống. Chúng đóng vai trò
như là đầu vào cho tất cả các hoạt động kinh tế và là yếu tố quyết định năng suất cho
các yếu tố cốt lõi của sản xuất là lao động và vốn. Chính vì vậy, dịch vụ giữ vị trí quan
trọng trong các hoạt động kinh tế ở quy mô lớn cũng như quyết định tính hiệu quả trong
hoạt động của các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng
tăng trong thu nhập quốc gia, việc làm và đang trở thành trung tâm thu hút sự quan tâm
của các nhà hoạch định chính sách ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Ở các
nước OECD, dịch vụ chiếm khoảng 80% việc làm và 75% GDP trong khi chỉ chiếm tương
ứng từ 40% đến 70% ở các nền kinh tế mới nổi lớn (OECD, 2014). Các ngành dịch vụ có
xu hướng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong nền kinh tế kém phát triển, nhưng ngay tại các
nước phát triển thì ít nhất khu vực này cũng chiếm từ 20% đến 60% GDP và với tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn so với nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ đã là một nhân tố
đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng của GDP và việc làm.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
I. DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ TRIỂN VỌNG Ở VIỆT NAM
61
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
trọng bao gồm 10.694 doanh nghiệp, chiếm khoàng 2,5% tổng số doanh nghiệp đang
hoạt động tại Việt Nam.
Các số liệu ở Bảng 3.1, Bảng 3.2, Bảng 3.3 cho thấy rõ hơn về 5 nhóm các ngành
dịch vụ quan trọng: (1) Dịch vụ phân phối; (2) Dịch vụ tài chính; (3) Dịch vụ phát triển
kinh doanh và chuyên môn - sau đây gọi tắt là DVPTKD (tương ứng với “Hoạt động
chuyên môn, khoa học công nghệ” theo phân ngành thống kê); (4) Bưu chính viễn thông;
(5) Vận tải kho bãi.
Bảng 3.1: Đóng góp của một số ngành Dịch vụ vào GDP
(theo giá hiện hành) giai đoạn 2012-2014
2012
Ngành
Dịch vụ phân phối
Dịch vụ tài chính
Dịch vụ PTKD
Bưu chính viễn thông
Vận tải kho bãi
2013
2014 (sơ bộ)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
299.536
9,23
339.275
9,47
387.749
9,85
171.172
5,27
195.016
5,44
207.083
5,26
41.412
1,28
47.399
1,32
51.166
1,30
22.781
0,70
24.652
0,69
26.974
0,68
93.258
2,87
102.596
2,86
112.351
2,85
Nguồn: Niên giám thống kê 2014 (TCTK, 2015).
Bảng 3.2: Đóng góp vào lao động của một số ngành
Dịch vụ giai đoạn 2012-2014
62
Ngành dịch vụ
Dịch vụ phân phối
Dịch vụ tài chính
Dịch vụ PTKD
Bưu chính Viễn thông
Vận tải kho bãi
Lao động năm 2012
Lao động năm 2013
Lao động năm 2014
Số lượng % trong % trong Số lượng % trong % trong Số lượng % trong % trong
(Nghìn tổng lao ngành (Nghìn tổng lao ngành (Nghìn tổng lao ngành
người)
động dịch vụ người)
động dịch vụ người)
động dịch vụ
6.313,9
12,3
39,05
6.562,5
12,6
39,24
6.651,6
12,6
36,92
312,5
0,6
1,93
335,1
0,6
2,00
352,1
0,7
1,83
248,8
0,5
1,54
249,2
0,5
1,49
250,6
0,5
1,45
283,6
0,6
1,75
297,7
0,6
1,78
317,9
0,6
1,66
1.498,3
2,9
9,27
1.531,8
2,9
9,16
1.535,5
2,9
8,98
Nguồn: Niên giám thống kê 2014 (TCTK, 2015)
Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp trong một số ngành Dịch vụ
Dịch vụ phân phối
Doanh nghiệp năm 2013
Doanh nghiệp năm 2014
% trong % trong
% trong % trong
% trong % trong
Số lượng
Số lượng
Số lượng
tổng số ngành
tổng số ngành
tổng số ngành
DN
DN
DN
DN
dịch vụ
DN
dịch vụ
DN
dịch vụ
57,81
148.481
39,78
59,24
158.726
39,46
57,74
1.914
0,55
0,82
1.864
0,50
0,74
1.983
0,49
0,72
Bưu chính Viễn thông
29.595
8,53
12,67
32.340
8,67
12,90
34.594
8,60
12,58
7.269
2,10
3,11
7.770
2,08
3,10
9.022
2,24
3,28
19.336
5,58
8,28
20.614
5,52
8,22
22.438
5,58
8,16
Dịch vụ PTKD
Vận tải kho bãi
Nguồn: Niên giám thống kê 2014 (TCTK, 2015)
1.2. Dịch vụ phát triển kinh doanh và chuyên môn
Dịch vụ phát triển kinh doanh (tiếng Anh: Business Development Services) bao
gồm tất cả những dịch vụ (phi tài chính) mà nhà cung cấp đem đến cho các doanh
nghiệp nhằm tổ chức, quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt
động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh
tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Khác với dịch vụ thông thường - có đối tượng sử dụng là các cá nhân, dịch vụ phát
triển kinh doanh có đối tượng sử dụng là doanh nghiệp. Quan hệ giữa nhà cung cấp dịch
vụ và tổ chức sử dụng dịch vụ là quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to
Business hay thường viết tắt là B2B). Ở một số tài liệu, dịch vụ phát triển kinh doanh
(DVPTKD) còn được gọi là “Dịch vụ kinh doanh” hoặc “Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh”.
Theo phân loại của các tổ chức tài trợ quốc tế về “Hướng dẫn về dịch vụ phát triển kinh
doanh”, có 07 nhóm DVPTKD: Dịch vụ tiếp cận thị trường; Dịch vụ cung cấp đầu vào;
Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn; Cơ sở hạ tầng; Vận động chính sách; Công nghệ
và phát triển sản phẩm; Cơ chế thay thế dịch vụ tài chính. Ví dụ chi tiết về các dịch vụ
theo từng loại được trình bày ở Phụ lục 13.
Bảng phân ngành của Tổng cục Thống kê không phân loại dịch vụ theo người sử
dụng mà gộp Dịch vụ phát triển kinh doanh với hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ gọi chung là “hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ”. Trên thực tế,
các hoạt động này phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp và đóng một vai trò rất quan trọng
trong các hoạt động của nền kinh tế Việt Nam hiện đại vì các tính năng của lao động có
tay nghề cao, giá trị gia tăng cao và được cung cấp thông qua các chế độ khác nhau
của nguồn cung cấp. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn rất nhỏ và phát triển chậm ở Việt
Nam. Lĩnh vực này chỉ đóng góp 1,3% tổng GDP trong giai đoạn 2010-2014, dù giá trị
có tăng từ 28.004 tỷ đồng năm 2010 lên đến 51.166 tỷ đồng năm 2014. Xem Bảng 3.4.
PHẦN III
38,93
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Dịch vụ tài chính
134.988
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Ngành Dịch vụ
Doanh nghiệp năm 2012
63
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Bảng 3.4: Đóng góp của ngành hoạt động chuyên môn, khoa học
và công nghệ trong GDP
Năm
2010
Giá trị (tỷ đồng)
2011
28.004
Tỷ trọng (%)
1,30
35.333
41.412
1,27
1,28
2013
47.399
2014
51.166
1,32
1,30
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 (TCTK, 2015)
Trong năm 2014, số lượng các doanh nghiệp dịch vụ chuyên môn KH và CN tại
Việt Nam tăng lên đến 34.594 doanh nghiệp, dẫn đầu là ngành kiến trúc và kỹ thuật
với 15.985 doanh nghiệp, tiếp đến là ngành quảng cáo và nghiên cứu thị trường với
7.852 doanh nghiệp. Một đặc điểm khác là hầu hết các doanh nghiệp dịch vụ chuyên
nghiệp không phải là DNNN. Năm 2014, trong tổng số 34.594 doanh nghiệp hoạt động
trong ngành này, có đến 33.442 DN ngoài khu vực nhà nước, chiếm 96,67% tổng số
doanh nghiệp trong lĩnh vực, các doanh nghiệp FDI chiếm 2,98% với 1.032 DN và chỉ có
120 DNNN, chiếm khoảng 0,35%.
Bảng 3.5: Số lượng doanh nghiệp trong ngành DVPTKD
(Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ)
Năm
2009
2010
4.902
5.626
6.683
3.410
3.500
3.634
3.644
2
3
8
13
15
15
Tổng cộng
2.272
7.254
9.206
12.407 13.617 14.698 15.985
116
191
1.719
1.939
220
6.997
2.754
3.818
1.882
191
2.242
3.533
2014
Quảng cáo và nghiên cứu thị trường
Dịch vụ thú y
3.006
2013
Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích
kỹ thuật
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ khác
2.807
2012
1.598
Nghiên cứu khoa học và phát triển
1.919
2011
Hoạt động pháp luật, kế toán và kiểm toán
Hoạt động của trụ sở văn phòng; hoạt động 1.588
tư vấn quản lý
64
2012
247
7.459
3.017
263
7.852
17.179 20.766 27.778 29.595 32.340 34.594
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 (TCTK, 2015) và tính toán
từ kết quả khảo sát DN của TCTK năm 2015
Các công ty quy mô vừa và nhỏ đã được nổi bật trong lĩnh vực dịch vụ chuyên
nghiệp, nhưng trong thời gian gần đây ngành này chứng kiến sự gia tăng đáng kể của
các công ty đa quốc gia, đặc biệt là trong các dịch vụ pháp lý và kế toán. Năm 2014, số
DN có quy mô siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này là 27.285 DN, chiếm 78,87%, số DN
có quy mô nhỏ là 6.445 DN, chiếm 18,63%. Chỉ có 579 DN có quy mô vừa (chiếm 1,67%)
và 285 DN có quy mô lớn (chiếm 0,82%).
Các đặc điểm quan trọng của thời đại công nghiệp hiện nay là các hệ thống kinh
doanh đang được hình thành trong bối cảnh phân công lao động rất chi tiết và biến đổi
nhanh chóng trên toàn cầu và trong khu vực mà thường được gọi là các chuỗi giá trị
toàn cầu (CGTTC). Điều này ngày càng phổ biến hơn đó là giá trị được tăng thêm vào
một sản phẩm tại hai hoặc nhiều nước trước khi đưa vào sử dụng cuối cùng và điều
này đã thúc đẩy sự phát triển thương mại hàng hóa trung gian và dịch vụ, làm tăng tỷ
trọng nhập khẩu trong xuất khẩu (cường độ nhập khẩu) của các nước tham gia sâu vào
CGTTC. Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia có thể chuyên môn hóa vào các chức
năng kinh doanh hẹp trong chuỗi giá trị gia tăng, như đổi mới hoặc chế tác. Nhận định
chung cho thấy sự tham gia của Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu đã đem lại
lợi ích to lớn. Nhưng làm thế nào để Việt Nam có thể tăng cường sự tham gia của mình
trong CGTTC? Một trong những chủ đề xuyên suốt đó chính là việc phát triển của các
dịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào CGTTC.
Các nhân tố chính sách có ảnh hưởng đến việc tham gia vào quá trình CGTTC
bao gồm: (i) chính sách thương mại - thuế nhập khẩu thấp và sự tham gia vào các thỏa
thuận thương mại khu vực; (ii) chính sách thu hút vốn FDI; (iii) một số chính sách khác
như thuận lợi hóa thương mại, bảo vệ sở hữu trí tuệ, khả năng phát triển và ứng dụng
các công nghệ cao, cơ sở hạ tầng giao vận (cảng, nhà kho, công nghệ thông tin), chất
lượng thể chế và môi trường chính sách tạo thuận lợi, các dịch vụ công, nguồn nhân lực
được đào tạo tốt. Chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu thuộc nhóm thứ III này.
PHẦN III
1.3. Thương mại toàn cầu và vai trò triển vọng của dịch vụ và dịch vụ phát triển
kinh doanh
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của TCTK năm 2015, tổng doanh thu của ngành
trong năm 2014 tăng mạnh lên 157,67 nghìn tỷ đồng từ 95,1 nghìn tỷ đồng năm 2011.
Ngành kiến trúc và phân tích kỹ thuật đạt được thị phần cao nhất khoảng 40% tổng
doanh thu toàn ngành; tiếp theo là ngành quảng cáo và nghiên cứu thị trường (32,57%);
Dịch vụ chuyên nghiệp từ hoạt động trụ sở chính và tư vấn quản lý đứng thứ ba với 13,2%;
Luật, Kế toán và ngành Kiểm toán xếp thứ tư với 6,2% tổng doanh thu dịch vụ chuyên
nghiệp; Dịch vụ thú y và Nghiên cứu khoa học và phát triển đạt doanh thu thấp nhất
trong số các phân ngành chuyên nghiệp vào năm 2014.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Số lượng người làm việc trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn KH và CN ngày càng
tăng trong những năm qua, từ 217,5 nghìn lao động năm 2010 lên 250,6 nghìn người
năm 2014, tương đương với 0,5% tổng số lao động và 1,47% lực lượng lao động dịch vụ.
Do đó, sự đóng góp của ngành để tạo việc làm ở Việt Nam vẫn còn thấp. Tuy nhiên, khu
vực này đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp một nguồn lao động chất lượng
cao cho xã hội với hơn 76,9% lao động được đào tạo, so với mức trung bình của toàn bộ
lao động ở Việt Nam là 18,2% (Niên giám thống kê 2014) cũng như tạo điều kiện cho tất
cả các hoạt động kinh doanh.
65
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Dịch vụ do vậy có thể phân ra làm hai nhóm chính để phát triển với mục tiêu rõ
ràng như sau:
66
a) Nhóm thứ nhất: Phát triển ngành dịch vụ hiện đại để cải thiện sự kết nối
Bên cạnh việc phát triển các Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các DNNVV, phát triển
ngành dịch vụ hiện đại mạnh mẽ ở Việt Nam là rất quan trọng để cải thiện sự kết nối.
Đây là một lĩnh vực mà Việt Nam bị tụt hậu so với các nước đối thủ cạnh tranh của mình,
đưa nó vào thế bất lợi. Các dịch vụ hiện đại như tài chính, bảo hiểm, viễn thông, vận tải
và hậu cần, là những đầu vào quan trọng cho sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên trong
khuôn khổ báo cáo này, các dịch vụ hiện đại này sẽ khó có thể được đề cập một cách
đầy đủ, mà chủ yếu được nhắc đến với vai trò thúc đẩy kết nối thương mại.
Báo cáo “Việt Nam 2035” đã chỉ ra sự cần thiết phải cải thiện kết nối thương mại để
hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường khả năng dịch chuyển hàng hoá trong phạm vi Việt
Nam và qua biên giới của mình một cách có hiệu quả và đáng tin cậy, để giữ cho chi phí
lưu kho thấp và tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của các công ty dẫn đầu về thời gian
giao hàng. Sự kết nối có ba thuộc tính quan trọng, mỗi thuộc tính trong số đó đều đòi hỏi
sự quan tâm về chính sách và phát triển các dịch vụ tương ứng:
(i) Kết nối về thể chế: Thuộc tính này là “phần mềm” của khả năng kết nối, bao
gồm tạo thuận lợi thương mại, cải cách cơ cấu và quy định và tạo thuận lợi về giao thông
vận tải và hậu cần. Việt Nam đạt kết quả tương đối tốt về Chỉ số hiệu suất về hậu cần
của Ngân hàng Thế giới (LPI), xếp thứ 48 trong số 160 quốc gia về đánh giá tổng thể và
đạt xếp hạng cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp mặc dù vẫn
còn tụt hậu so với các nước thu nhập trung bình cao trong khu vực như Thái Lan, Trung
Quốc và Malaysia.
Tuy nhiên vẫn cần phải xử lý với hàng trăm quy định phi hải quan phức tạp cấp
phép cho các hoạt động thương mại qua biên giới do một số cơ quan quản lý nhà nước
cấp phép và quản lý. Mặc dù có những tiến bộ gần đây trong cải cách hải quan và thực
hiện hệ thống một cửa quốc gia và ASEAN, nhưng chi phí tuân thủ về thời gian và tiền
bạc để giải phóng hàng tại và sau biên giới vẫn còn cao ở Việt Nam. Các nhà cung cấp
dịch vụ hậu cần trong nước rất đông về số lượng, nhưng luôn không có khả năng xử lý
các giao dịch đa phương thức phức tạp. Một khía cạnh khác của kết nối thể chế còn yếu
kém là kiểm tra sức khỏe và các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Đây là khía
cạnh mà Việt Nam bị đánh giá là kém hơn các nước đồng cấp ASEAN.
Một ví dụ khác về sự chậm trễ trong kết nối thể chế đó là việc tham gia công ước
Instanbul. Công ước Istanbul về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập được ký kết
ngày 26/6/1990, có hiệu lực ngày 27/11/1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hải quan Thế
giới (sau đây gọi tắt là Công ước). Công ước đã đưa ra việc áp dụng mô hình chuẩn các
chứng từ tạm quản như các chứng từ hải quan quốc tế kèm theo bảo lãnh sẽ góp phần
thuận lợi hóa thủ tục tạm quản, đồng thời giúp các cơ quan quản lý hàng tạm quản chặt
chẽ. Công ước Istanbul hiện có 65 quốc gia phê chuẩn (contracting countries), trong
đó nội dung sổ tạm quản ATA Carnet thực hiện theo công ước về ATA hiện có 74 quốc
- Cải tiến dịch vụ đào tạo nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất
lượng, giữa dạy chữ với dạy người, dạy nghề;
- Đẩy mạnh hệ thống thông tin của thị trường lao động nhằm liên kết giữa vùng
miền, giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động.
PHẦN III
(iii) Kết nối con người: Thuộc tính thứ ba này đề cập đến sự dịch chuyển của con
người qua biên giới (cung cấp dịch vụ, giáo dục và du lịch). Chẳng hạn, để kết nối con
người trong điều kiện gần 50% lực lượng lao động Việt Nam vẫn làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp, với năng suất và thu nhập thấp, thì người lao động phải học hỏi, cập nhật
kỹ năng mới. Để giải quyết vấn đề này cần:
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
(ii) Kết nối về vật lý: Thuộc tính này đề cập đến các khía cạnh “phần cứng”, như
cảng, sân bay, đường bộ và đường sắt, cũng như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, năng
lượng. Những yếu kém kéo dài về cơ sở hạ tầng kết nối của Việt Nam là lý do tại sao các
DN này phải đối mặt với chi phí hậu cần tương đối cao hiện nay - khoảng 21% GDP, so
với khoảng 15% ở Thái Lan và 19% ở Trung Quốc và tại sao các chuỗi cung ứng tại Việt
Nam bị coi là không đáng tin cậy và không thể dự đoán đối với các nhà đầu tư toàn cầu.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
gia phê chuẩn. Do đó, khi Việt Nam phê chuẩn công ước Istanbul mặc dù chỉ có 65 phê
chuẩn nhưng với nội dung sổ tạm quản sẽ thực hiện chung với 74 quốc gia đã phê chuẩn
và thực hiện ATA Carnet. Theo thông lệ quốc tế, dịch vụ cấp sổ tạm quản thường được
thực hiện bởi các Phòng Thương mại và Công nghiệp. Tuy nhiên việc này chỉ có thể thực
hiện được khi Việt Nam tham gia Công ước Instanbul
Hộp 3.1. Tín dụng cho chuỗi cung ứng
Dịch vụ tài chính cho chuỗi cung ứng là một loại hình dịch vụ khá phức tạp,
nhưng nếu như mô hình tín dụng cho chuỗi thành công thì nó lại mang lại hiệu quả,
ít rủi ro.
Bước đầu tiên cần làm là hỗ trợ các doanh nghiệp đã ký kết được hợp đồng
sản xuất với doanh nghiệp FDI, nghĩa là đã được chuyển giao kỹ thuật và đã có
nguồn tiêu thụ sản phẩm. Với đảm bảo bằng hợp đồng đã ký, tổ chức tính dụng
(TCTD) cung cấp các dịch vụ cho vay theo chuỗi sản xuất cho doanh nghiệp
công nghiệp hỗ trợ, đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của đối
tác. Bước tiếp theo, các ngân hàng có thể nghiên cứu và triển khai các sản phẩm
tín dụng tài trợ cho các dự án có liên kết chặt chẽ theo chuỗi từ khâu sản xuất, chế
biến, tới tiêu thụ phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực, từng sản phẩm.
Chẳng hạn, đối với ngành dệt may của Việt Nam, khi tham gia TPP, thuế suất
nhập khẩu vào các nước thành viên TPP được xóa bỏ sẽ là cơ hội rất lớn. Tuy
nhiên, thách thức lớn của ngành dệt may là phải đáp ứng quy tắc về xuất xứ trong
TPP (quy tắc xuất xứ từ sợi) và đây là điểm yếu của ngành Dệt may Việt Nam vì
67
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
68
hiện tại Việt Nam mới chỉ phát triển được phần may, còn phần dệt và nhuộm rất
yếu kém. Việt Nam cần tập trung phát triển các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ, tạo nguồn nguyên phụ liệu ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu
làm hàng xuất khẩu và yêu cầu tài trợ vốn tín dụng theo mô hình chuỗi liên kết
sản phẩm tín dụng là hết sức cần thiết.
b) Nhóm thứ hai: dịch vụ phát triển kinh doanh, bao gồm cả các hoạt động chuyên
môn, khoa học và công nghệ.
Đây là nhóm DVPTKD rất cần thiết phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu
vực tư nhân có quy mô đủ lớn để tham gia CGTTC hiệu quả.
Cần ưu tiên thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp vừa
và từ doanh nghiệp vừa thành doanh nghiệp lớn chứ không phải tập trung vào việc hình
thành quá nhiều doanh nghiệp nhỏ để rồi các doanh nghiệp này phải đóng cửa từ năm
này qua năm khác. Cần xác định rõ rằng: Chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng
và năng suất cao hơn đòi hỏi mức độ thâm dụng vốn nhiều hơn, kỹ năng và tay nghề cao
hơn và quy mô lớn hơn so với những gì mà các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp
hộ gia đình có thể tạo ra được, đặc biệt nếu xét về việc hình thành những thương hiệu
quốc gia mạnh hoặc áp dụng những công nghệ mới, có hiệu quả về chi phí. Điều này có
nghĩa là, cho dù có khuyến khích phát triển DNNVV hay hỗ trợ cả các DN lớn thì vấn đề
then chốt là phải tăng năng suất của các DNNVV bằng cách gắn kết họ vào chuỗi giá
trị của nền kinh tế trong nước và quốc tế.
Dịch vụ phát triển kinh doanh cho các DNNVV do vậy phải được thiết kế cho từng
giai đoạn phát triển, hay nói cách khác cho từng giai đoạn tham gia vào CGTTC, nhất là
đối với các hoạt động có tính chất quốc tế hóa. Có thể chia làm ba giai đoạn như sau:
(i) Giai đoạn hỗ trợ chuẩn bị quốc tế hóa: sẵn sàng để gia nhập thị trường nước
ngoài trực tiếp hoặc trở thành một nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các
DVPTKD cần phát triển trong giai đoạn này để hỗ trợ doanh nghiệp đó là:
- Dịch vụ cung cấp các thông tin về thị trường nước ngoài và các yêu cầu hành
chính có liên quan để gia nhập thị trường.
- Các dịch vụ tổ chức các cuộc triển lãm ở nước ngoài để giới thiệu sản phẩm cho
DNNVV.
- Dịch vụ đào tạo về “kinh doanh quốc tế”, bao gồm hỗ trợ cho chuyến thăm khảo
sát và tập huấn tại các thị trường nước ngoài.
- Các dịch vụ liên quan đến tài chính (ví dụ, tín dụng nói chung, tín dụng xuất khẩu,
bảo hiểm, quản lý rủi ro và vốn liên doanh); và một loạt các chương trình khác liên quan
đến dịch vụ tài chính và hỗ trợ liên quan.
- Phát triển kỹ năng cho các nhà cung ứng trong CGTTC; Các dịch vụ nhằm nâng
cao các kỹ năng, kỹ thuật và quản lý của các doanh nghiệp phục vụ tham gia của họ
trong CGTTC, bao gồm cả kỹ năng kinh doanh nói chung, lẫn kỹ năng kinh doanh có
liên quan đến quốc tế (ví dụ, kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, sử dụng thông tin
thị trường).
- Các dịch vụ hỗ trợ kết nối DNNVV để tạo lập các liên minh cho phép DNNVV tận
dụng quan hệ đối tác để đạt được quy mô kinh tế và cạnh tranh hiệu quả hơn (ví dụ, chi
phí thấp hơn) và có hiệu quả (ví dụ như, tiếp cận nhiều hơn với khách hàng quốc tế).
(iii) Giai đoạn tăng trưởng và mở rộng vị thế thị trường sản phẩm của DN: Ở giai
đoạn này các dịch vụ hỗ trợ cần tập trung vào các năng lực bên trong lẫn bên ngoài,
chẳng hạn như:
- Tăng cường năng lực cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Dịch vụ này nhằm tăng
khả năng của doanh nghiệp việc đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn sản phẩm và quy
trình nghiêm ngặt (ví dụ, chất lượng). Đồng thời, tăng cường năng lực để đáp ứng các
tiêu chuẩn để phục vụ thị trường quốc tế, hoặc trực tiếp (xuất khẩu) hoặc cung cấp trong
CGTTC. Dịch vụ này cho phép các công ty thâm nhập các thị trường mới; hoặc nâng
cấp và nhờ đó mở rộng phạm vi các nhà cung cấp trong chuỗi giá trị cụ thể.
- Tạo môi trường kinh doanh thông qua mạng lưới các cụm công nghiệp, xây dựng
mối quan hệ hợp tác công tư, giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn hơn
(trong nước và nước ngoài) và các tổ chức hỗ trợ khác (ví dụ, các cơ quan chính phủ,
viện nghiên cứu và giáo dục). Những dịch vụ này có thể giúp thương mại hóa các ý
tưởng kinh doanh và ươm tạo cũng như thành lập doanh nghiệp mới; kích thích và cho
phép đổi mới thị trường sản phẩm. Nó cũng làm cho doanh nghiệp nhỏ tham gia hấp
dẫn hơn với tư cách là các nhà cung cấp tiềm năng dưới con mắt của các công ty lớn
và DN quốc tế và người mua.
PHẦN III
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu quy định và tiêu chuẩn. Những
yêu cầu quản lý phức tạp và tốn kém của thị trường quốc tế liên quan đến đăng ký,
nghĩa vụ pháp lý và thủ tục kinh doanh là những thách thức đáng kể cho DNNVV, nhất
là đối với việc đáp ứng tiêu chuẩn khác nhau, thử nghiệm và quy trình đánh giá. Những
rào cản này làm tăng chi phí, thời gian và không đảm bảo được chắc chắn khả năng gia
nhập thị trường quốc tế; Vai trò của Chính phủ trong việc thiết kế phát triển các dịch vụ
này là đặc biệt quan trọng.
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
(ii) Giai đoạn hỗ trợ tham gia tích cực và triển khai các hoạt động quốc tế: Các
DVPTKD trọng tâm cần thiết ở giai đoạn này là:
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
- Các dịch vụ làm quen thị trường thông qua đào tạo ở nước ngoài để nhân viên của
DNNVV có thể có hiểu biết thực tế về thị trường nước ngoài; Chi phí có thể lớn nhưng nó
cũng có thể có tác động rất lớn, đặc biệt là khi kết hợp với việc sử dụng nhân viên trở về
phục vụ cho các chương trình đào tạo trong toàn công ty.
69
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
II. THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
70
2.1. Nhu cầu và khả năng cung ứng các dịch vụ PTKD và chuyên môn
Mặc dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên các dịch vụ phát triển kinh doanh
và chuyên môn là một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Với tác
động làm giảm chi phí; tăng khả năng cạnh tranh; chuyên nghiệp hóa; thúc đẩy cải tiến
dịch vụ và sản phẩm, dịch vụ phát triển kinh doanh được coi là công cụ hữu dụng cho
các doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã quan tâm và tạo môi trường
pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phát
triển kinh doanh ra đời và phát triển thông qua việc ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật
Đầu tư, Luật Phá sản và Nghị định về cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn.
Một khía cạnh quan trọng của môi trường DVKD và chuyên môn tại Việt Nam là quá
trình mở cửa thị trường. Cam kết sâu và rộng nhất mà Việt Nam đã đưa ra đối với các
DVPTKD và chuyên môn là khi gia nhập WTO, với 26 trên tổng số 46 phân ngành. Các
dịch vụ mà Việt Nam cam kết gồm các dịch vụ chuyên môn (ví dụ như: dịch vụ pháp lý,
kế toán, thuế, kiến trúc, tư vấn kỹ thuật…), dịch vụ máy tính, nghiên cứu và phát triển và
các dịch vụ phát triển kinh doanh khác. Đối với tất cả các dịch vụ này, trừ một số ngoại
lệ nhất định, nhìn chung Việt Nam đã cho phép cung cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu
dùng ở nước ngoài. Quyết định số 28/2011- QĐ/TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam.
Về mặt cầu, nhìn chung, nhu cầu DVPT kinh doanh ngày càng tăng. Tuy nhiên
thách thức lớn nhất thực chất vẫn là vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan
trọng của DVPTKD về việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh thay vì tự bản thân
doanh nghiệp thực hiện. Đúng ra, các DN có quy mô càng nhỏ thì lại càng cần thuê
ngoài dịch vụ PTKD. Cũng chính vì vừa không có đủ nguồn nhân lực, đồng thời lại không
thuê dịch vụ bên ngoài nên các DN Việt Nam thiếu rất nhiều kỹ năng, kiến thức kinh
doanh. Kết quả là hoạt động của DNNVV trở nên không chuyên nghiệp và không hiệu
quả. Có lẽ một phần của việc nhiều DN Việt Nam ngừng hoạt động trong những năm
qua cũng vì lý do này.
Bên cạnh vấn đề nhận thức, chất lượng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cũng là
nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà sử dụng các dịch vụ này. Kết quả là
vẫn còn tỷ lệ lớn các doanh nghiệp không biết hoặc biết nhưng không sử dụng các dịch
vụ hỗ trợ kinh doanh cơ bản nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là đối với các
dịch vụ thử nghiệm và phân tích kỹ thuật hoặc nghiên cứu khảo sát thăm dò dư luận.
Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 do VCCI thực hiện đối với 600
doanh nghiệp cho thấy, dịch vụ mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là dịch vụ kế
toán, kiểm toán và tư vấn thuế (65%), tiếp đến là dịch vụ liên quan đến pháp lý (49%),
quảng cáo (46,2%). Trong khi đó, chỉ có 23,3% doanh nghiệp đã từng ít nhiều sử dụng
dịch vụ nghiên cứu khảo sát thăm dò dư luận, một công cụ rất cần thiết để tìm hiểu mà
mở rộng thị trường, 30,1% doanh nghiệp từng sử dụng dịch vụ thử nghiệm và phân tích
kỹ thuật (Xem hình 3.1). Với việc Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định FTA với các đối tác,
Hình 3.1: Mức độ sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh
PHẦN III
Nguồn: Khảo sát động thái Doanh nghiệp Việt Nam, VCCI, 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Dịch vụ nghiên cứu khảo sát và thăm dò
dư luận
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
thì hàng rào thuế quan sẽ dần được thay thế bằng các hàng rào kỹ thuật, do vậy, việc
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng dịch
vụ thử nghiệm và phân tích kỹ thuật cho các sản phẩm sẽ khiến các sản phẩm của Việt
Nam khó có thể vượt qua được các hàng rào kỹ thuật của các nước khác.
Hộp 3.2: Khảo sát về nhu cầu đào tạo quản trị công nghệ
và quản lý công nghệ
Trong năm 2015, Viện Phát triển doanh nghiệp trực thuộc VCCI đã tiến hành
nghiên cứu kháo sát 711 doanh nghiệp hoạt động trong 5 ngành công nghiệp để
tìm hiểu nhu cầu đào tạo về quản trị công nghệ, quản lý công nghệ nhằm triển
khai chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia. Kết quả cho thấy, mới chỉ có 23%
số doanh nghiệp có cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về chủ đề liên quan. Lý
do chính khiến phần lớn các DN chưa tham gia chủ yếu là do “Không có thời gian”
(33,2% ý kiến), “Không có khoá đào tạo nào phù hợp với yêu cầu” (31,8% ý kiến)
và “Chi phí cao/không có ngân sách cho đào tạo” (24,8% ý kiến).
Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhu cầu dịch vụ đào tạo này sẽ gia tăng mạnh
mẽ. Trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn có 54,3% số doanh nghiệp sẵn
sàng tham gia các khóa đào tạo về QTCN. Lý do chính khiến các DN quan tâm
đến đào tạo về Quản trị công nghệ, quản lý công nghệ đó là “Để tiếp thu công
nghệ (61,1% ý kiến); Tiếp theo là “Do thiếu kỹ năng, muốn nâng cao kỹ năng
quản trị công nghệ” (56,1% ý kiến) và “Để xây dựng chiến lược phát triển của DN
dựa vào đổi mới sáng tạo” (42,7% ý kiến).
71
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
72
Về phía cung, thách thức đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ đó là khả năng phát
triển thiết kế các dịch vụ phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các cho các
DNNVV. Các dịch vụ này phải đảm bảo có chất lượng và giá cả hợp lý, dễ tiếp cận. Do
trình độ kiến thức của các chủ DN nhỏ và vừa khác nhau (kể cả về mức độ lẫn lĩnh vực
hoạt động), do vậy các phương pháp marketing cũng như cách thức tổ chức cung cấp
dịch vụ cần phải được nghiên cứu sâu. Điều này không phải nhà cung cấp DVPTKD nào
cũng hiểu được. Một thách thức khác nữa đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó
là sự thiếu vắng các hiệp hội ngành nghề trong việc tham gia vào thị trường. Vai trò của
các hiệp hội ngành nghề rất quan trọng, nhất là trong quá trình xây dựng và phổ biến
các tiêu chuẩn của ngành.
Hộp 3.3: Các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến quản trị công nghệ,
cập nhật công nghệ
Trong năm 2015, Viện Phát triển doanh nghiệp trực thuộc VCCI đã tiến hành
nghiên cứu kháo sát 156 tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến quản trị công
nghệ, quản lý công nghệ doanh nghiệp hoạt động trong 05 ngành công nghiệp
để tìm hiểu khả năng cung cấp dịch vụ về quản trị công nghệ, quản lý công nghệ
nhằm triển khai chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia. Kết quả cho thấy, có
57% số đơn vị này là thuộc các doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ lệ doanh nghiệp chiếm
gần 20%; tỷ lệ các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ chiếm 13,5%. Còn
lại là các tổ chức khác hoặc doanh nghiệp, tổ chức có yếu tố nước ngoài.
Có rất ít các tổ chức này (khoảng 28%) có dịch vụ đào tạo liên quan đến quản
trị công nghệ hướng tới các chủ doanh nghiệp; Phần lớn các chương trình đào tạo
với chủ đề hướng tới phục vụ sinh viên, các cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nước
(23,1%), các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật đến từ các cơ quan khác nhau (45,5%) và các
đối tượng khác (18,6%).
Vai trò của Nhà nước: Trong quá trình phát triển, đặc biệt ở các thị trường mới nổi
như ở Việt Nam, việc phát triển thị trường DVPTKD đã có sự chuyển biến quan trọng về
cách thức tiếp cận. Cách tiếp cận truyền thống đi theo hướng hỗ trợ cho các DNNVV
tiếp các DVPTKD do một tổ chức cung cấp với khoản trợ cấp cho phép nhằm đảm bảo
dịch vụ được miễn phí hoặc với chi phí rất thấp. Cho đến nay, hầu hết các nhà xúc tiến
DVPTKD đều nhất trí với nhau rằng cách tiếp cận này có những hạn chế nhất định bởi
vì chương trình nói chung là mang tính ngắn hạn, quy mô nhỏ và tốn kém.
Cách tiếp cận phát triển thị trường DVPTKD mới dựa trên việc thiết kế những dịch
vụ phù hợp, trên cơ sở tính toán chi phí - hiệu quả và bền vững bằng cách phát triển
một thị trường DVPTKD rộng lớn với nhiều nhà cung cấp và nhiều khách hàng thông,
qua mối quan hệ chủ đạo: doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cách tiếp cận phát triển
Hiện có rất nhiều các tổ chức xúc tiến phát triển thị trường ở Việt Nam đang có
nhiều chương trình hỗ trợ DN. Hầu như các bộ ngành kinh tế đều có các tổ chức này,
chẳng hạn như:
- Cục Xúc tiến thương mại
- Cục Phát triển doanh nghiệp
- Cục Sở hữu trí tuệ
- Tổng Cục Tiêu chuẩn Chất lượng đo lường
- …….
Ngoài chức năng quản lý Nhà nước, hầu hết các tổ chức nêu trên đều đang điều
phối một số chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Mặc dù các chương trình này
đã bắt đầu có những định hướng thị trường, chỉ hỗ trợ một phần kinh phí nhưng việc
thiết kế các chương trình vẫn tồn tại một số bất cập. Các quy định hỗ trợ theo định mức
của Nhà nước cứng nhắc, chưa thúc đẩy được sáng tạo trong cung cấp dịch vụ. Các
nhà cung cấp khu vực tư nhân ít được tham gia vào việc thiết kế và hưởng lợi từ chương
trình hỗ trợ nêu trên cũng như cung cấp dịch vụ. Nhiều dịch vụ chồng chéo và trùng lặp.
Nguyên nhân có một phần xuất phát từ việc nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và hoạt
động của thị trường DVPTKD cũng như do chậm đổi mới cho việc cấp tài chính cho các
chương trình hỗ trợ này.
2.2. Dịch vụ sở hữu trí tuệ
2.2.1. Nhu cầu dịch vụ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Toàn cầu hóa KHCN là cơ sở và bộ phận cấu thành quan trọng của toàn cầu hóa
kinh tế. Toàn cầu hóa KHCN là bố trí toàn cầu nguồn lực R&D, quản lý toàn cầu hoạt
động KHCN, chia sẻ toàn cầu thành quả R&D, trong đó toàn cầu hóa sở hữu trí tuệ
(SHTT) là khía cạnh quan trọng và đỉnh cao của toàn cầu hóa KHCN. Muốn gia tăng
xuất khẩu thì phải xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, phải tăng cường nộp
đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý,... ở trong
nước và quốc tế, đồng thời phải nắm vững tình hình đăng ký SHTT của các đối tác. Phải
hiểu biết chiến lược phát triển SHTT của các đối tác, càng cần hiểu biết pháp luật SHTT,
hàng rào kỹ thuật trong thượng mại (Technical Barriers To Trade - TBT) của nước nhập
khẩu và đối tác nhập khẩu.
PHẦN III
- Cục Xúc tiến đầu tư
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
- Cục Xúc tiến công nghiệp địa phương
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
thị trường mới này đảm bảo cho việc hình thành một thị trường dịch vụ phát triển kinh
doanh với sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như đa
dạng hóa thị trường, hướng tới việc mang lại nhiều dịch vụ có ích cho một số lượng lớn
các doanh nghiệp.
73
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
74
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong giai đoạn năm 2011-2015,
số lượng sáng chế, giải pháp kỹ thuật hữu ích được bảo hộ tăng 62% so với giai đoạn
năm 2006-2010. Trong đó: số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích giai đoạn
năm 2011-2015 là 22.674 (giai đoạn năm 2006-2010 là 15.989); Số văn bằng bảo hộ sáng
chế, giải pháp hữu ích giai đoạn tương ứng là 6.391 và 3.940.
Xét cho đến cùng, gia tăng hội nhập kinh tế sẽ dẫn đến gia tăng khối lượng giao
dịch thương mại, mà nòng cốt là KHCN, tức là gia tăng công việc liên quan đến SHTT,
hay nói cách khác gia tăng khối lượng dịch vụ SHTT. Bên cạnh đó là việc gia tăng dịch
vụ cung cấp tư vấn biện pháp ứng phó với hàng rào kỹ thuật trong thương mại liên quan
đến đổi mới công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và SHTT. Các sản phẩm được
bảo hộ quyền SHTT khi đưa ra thị trường đòi hỏi phải được kiểm tra, quản lý chất lượng
và đáp ứng các tiêu chuẩn về mẫu mã, tem nhãn theo quy trình nghiêm ngặt. Chính vì
vậy bảo hộ SHTT góp phần đáng kể vào nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm.
Cho đến nay, đội ngũ các doanh nghiệp và KHCN phát triển mạnh tạo tiền đề cho
thị trường dịch vụ SHTT phát triển. Tính đến tháng 11/2015, cả nước có khoảng 2.800
doanh nghiệp KHCN (204 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN,
23 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, 400 doanh
nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghệ cao; 818 doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh
nghiệp KHCN và có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận, 1.400 doanh nghiệp phần mềm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin). Mục tiêu chiến lược đến năm 2015 hình thành 3.000
doanh nghiệp KHCN; năm 2020 hình thành 5.000 doanh nghiệp KHCN.
Mặc dù vậy nhu cầu thực tế dịch vụ SHTT từ góc độ doanh nghiệp Việt Nam còn
rất hạn chế. Hiện nay, do nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò chủ thể của mình
trong đổi mới công nghệ chưa cao, đặc biệt là chưa ý thức được vai trò của SHTT trong
cạnh tranh thương mại quốc tế, nên sức cạnh tranh hàng hoá còn rất yếu. Trong nước,
đa số doanh nghiệp chưa xây dựng thương hiệu và nếu có được thương hiệu thì cũng sử
dụng rất ít, việc này cũng xảy ra hiện tượng tương tự như đối với tên thương mại, chỉ dẫn
địa lý, giống cây trồng. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược
SHTT, cụ thể hơn là chiến lược thương hiệu, chiến lược sáng chế, chiến lược kiểu dáng
công nghiệp, chiến lược kinh doanh,... do đó, nhu cầu về dịch vụ SHTT không cao, tuy
hàng năm có tăng, nhưng rất ít. Theo khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp/VCCI
năm 2015, trong số các chủ đề đào tạo về quản trị công nghệ thì các vấn đề về SHTT
được doanh nghiệp Việt Nam gần như được ưu tiên ít nhất trong số các chủ đề khác
như: chiến lược công nghệ và chiến lược kinh doanh; Đánh giá công nghệ và năng lực
công nghệ; Chuyển giao công nghệ; Đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D); Quản lý
máy móc thiết bị trong doanh nghiệp; Lựa chọn và đổi mới công nghệ ; Dự báo và hoạch
định công nghệ.
Qua khảo sát thực địa của các Hội đồng nghiệm thu các dự án thuộc Chương
trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và báo cáo của các đơn vị sản xuất và kinh
doanh sản phẩm và địa phương trong các năm 2012-2014 cho thấy:
+ Sản phẩm cam Vinh đã tăng lên hơn 50% sau khi chỉ dẫn địa lý được đăng
bạ và quản lý;
+ Sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn - Hải Dương: 1kg gạo đóng bao
bì mang nhãn hiệu tập thể được bán với giá 27.000/kg, trong khi gạo cùng
loại không được đóng bao bì mang nhãn hiệu tập thể chỉ bán được với giá
22.000đ/kg;
+ Sản phẩm su su Sa Pa: Sau khi được bảo hộ đã được các bạn hàng từ Trung
Quốc yêu cầu đóng bao bì và gắn logo nhãn hiệu tập thể vào trước khi đưa
xuất khẩu, đây là tín hiệu rất tích cực vì từ trước đến nay, khách hàng Trung
Quốc hầu như chỉ nhập khẩu sản phẩm thô, không cần nhãn mác;
+ Giá bán cam Cao Phong đã tăng gần 50% sau khi công bố chỉ dẫn địa lý.
Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ
giai đoạn năm 2011 - 2015
2.2.2. Năng lực cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Hệ thống dịch vụ SHTT của Việt Nam bao gồm 2 nhóm:
+ Nhóm thứ nhất: Mạng lưới đại diện SHTT tư nhân (183 tổ chức, công ty), trong đó
có 160 tổ chức có người đại diện theo ủy quyền với 311 người được cấp thẻ đại diện SHTT.
+ Nhóm thứ hai: gồm các phòng ban chuyên môn như Phòng Thực thi và Giải
quyết khiếu nại, Phòng Đăng ký, Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Hồ Chí Minh,
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Đà Nẵng, Phòng Sáng chế số 1, Phòng Sáng chế
số 2, Phòng Sáng chế số 3, Phòng Thương hiệu số 1, Phòng Thương hiệu số 2, Phòng
Kiểu dáng công nghiệp, Phòng Chỉ dẫn địa lý và Thương hiệu quốc tế, Phòng Thông tin,
Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ.
PHẦN III
+ Sản phẩm chè Tân Cương có bao bì mang chỉ dẫn địa lý có giá bán cao hơn
khoảng 1,5 lần các sản phẩm cùng loại không có bao bì mang chỉ dẫn địa
lý. Đặc biệt, hệ thống tem nhãn mang chỉ dẫn địa lý đã được Công ty Chè
Hoàng Bình (một công ty chè lớn của tỉnh Thái Nguyên) sử dụng rất hiệu quả.
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
+ Giá bán các sản phẩm chè Mộc Châu có bao bì mang chỉ dẫn địa lý cao hơn
từ 1,7 - 2 lần các sản phẩm cùng loại không có bao bì;
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Hộp 3.4: Bảo hộ SHTT góp phần nâng cao chất lượng
và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
75
Nếu năm 1996 mới chỉ có 05 tổ chức dịch vụ đại diện SHTT, thì đến ngày 30/6/2015
đã có 160 tổ chức với 311 người được cấp thẻ đại diện SHTT (xem Hình 3.2).
Hình 3.2: Thay đổi số lượng người được cấp thẻ đại diện SHTT
và số tổ chức dịch vụ đại diện SHTT qua các năm
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Được hình thành từ đầu những năm 1990 dưới sự quản lý của Cục Sáng chế (nay
là Cục SHTT), hệ thống các tổ chức dịch vụ đại diện SHTT của Việt Nam ngày một lớn
mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng và ngày càng khẳng định được vai trò hết sức
quan trọng của mình trong hệ thống bảo hộ SHTT.
76
Nguồn: Báo cáo tổng quan hoạt động đại diện (HCN - Cục Sở hữu trí tuệ)
Bên cạnh đó, Cục SHTT còn thực hiện việc thống kê số lượng đơn đăng ký xác lập
quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) nộp qua các tổ chức dịch vụ đại diện SHCN nhằm
phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đại diện SHCN. Tỷ lệ đơn
đăng ký của các đối tượng SHCN nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện SHCN
chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2014, có hơn 63% đơn đăng ký
bảo hộ các đối tượng SHCN nộp thông qua các tổ chức đại diện SHCN, trong đó 91% là
đơn đăng ký sáng chế, 53,5% đơn đăng ký giải pháp hữu ích, 72,1% đơn đăng ký kiểu
dáng công nghiệp và 58,4% đơn đăng ký thương hiệu. Chất lượng đơn nộp qua các tổ
chức dịch vụ đại diện SHCN cũng ngày càng được cải thiện, tạo niềm tin cho các tổ
chức, cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký xác lập quyền SHCN. Điều đó cho
thấy rằng, các tổ chức và người đại diện SHCN đã đóng góp không nhỏ vào sự phát
triển của hệ thống SHTT nói riêng và sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế
của đất nước nói chung.
Nhìn chung, mạng lưới dịch vụ SHTT hiện nay còn chưa đủ, quá mỏng, tính chuyên
nghiệp chưa cao, đa số làm dịch vụ tổng hợp SHTT, một số tổ chức còn thiếu cán bộ
có chứng chỉ hành nghề dịch vụ SHTT nên chất lượng nhiều Tổ chức dịch vụ đại diện
Văn bản pháp lý hỗ trợ phát triển dịch vụ SHTT ở Việt Nam chủ yếu bao gồm Luật
SHTT (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT (2009), Quy chế kiểm
tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (2009).
Khung pháp lý cung cấp hỗ trợ ngành dịch vụ SHTT còn chung chung, thiếu hướng
dẫn cụ thể, ví dụ không nêu rõ nguyên tắc, mục tiêu quản lý, nội dung và lĩnh vực dịch vụ
SHTT là gì, thiếu nhiệm vụ chủ yếu và biện pháp chính sách thúc đẩy phát triển ngành
dịch vụ SHTT,... Nhìn chung chỉ dựa vào 7 Điều trong Luật SHTT (2005), còn trong công
tác triển khai cụ thể thì chưa nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn phát triển ngành dịch vụ
SHTT. Riêng trong lĩnh vực sáng chế, theo kinh nghiệm nhiều nước nên có quy định
riêng quản lý đại diện bằng độc quyền sáng chế.
Về việc phân công chức năng quản lý đối với dịch vụ SHTT cũng có những bất cập
nhất định. Theo logic thì quyền SHHT bao gồm quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác
giả, nhưng về lĩnh vực quản lý thì lại do 2 Bộ quản lý, đó là Bộ KH&CN, đại diện là Cục
SHTT quản lý phần quyền sở hữu công nghiệp, còn Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
quản lý phần quyền tác giả. Dịch vụ SHTT là bao quát toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến
SHTT. Như vậy dịch vụ SHTT cũng bị phân mảng theo cách thức quản lý. Bên cạnh đó,
từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng vẫn còn thiếu những hướng dẫn ngành dịch
vụ SHTT có bài bản, mang tính chất nghiệp vụ, chuyên môn cao và có cơ sở khoa học.
Để tăng cường phát triển ngành dịch vụ SHTT, Nhà nước cần thúc đẩy nâng cao
nhận thức của xã hội về SHTT và dịch vụ SHTT. Bên cạnh việc khắc phục những khiếm
khuyết của môi trường pháp lý nói trên, các DN, các đơn vị cung cấp dịch vụ SHTT và
các cơ quan Nhà nước liên quan cần phải tăng cường phối hợp theo các hướng sau:
- Tăng cường tích hợp và mở cửa chia sẻ nguồn thông tin cơ sở về quyền SHTT,
nâng cao năng lực dịch vụ công cộng thông tin SHTT, cung cấp thông tin SHTT chính
PHẦN III
2.2.3. Hoàn thiện môi trường kinh doanh dịch vụ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Dịch vụ SHTT là một ngành dịch vụ đòi hỏi nhiều chất xám, có giá trị gia tăng cao,
thu nhập tốt, có tiềm năng phát triển rộng lớn, rủi ro nghề nghiệp rất nhỏ. Dịch vụ SHTT
ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu phát triển, tuy đã có nhiều đóng góp cho hoạt
động kinh tế và KHCN, nhưng còn tương đối yếu về các mặt: số lượng các tổ chức, công
ty, chất lượng cán bộ; tính chuyên nghiệp chưa cao, đặc biệt trong một số lĩnh vực dịch
vụ như tư vấn quản lý, xây dựng chiến lược SHTT, dự báo, định giá tài sản trí tuệ,... còn
rất non trẻ.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
SHTT còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Dịch vụ chuyển hóa, như
định giá tài sản trí tuệ, giao dịch, kinh doanh,... và dịch vụ tư vấn, như dịch vụ dự báo, tư
vấn quản lý, xây dựng chiến lược quyền SHTT, chiến lược thương hiệu, chiến lược sáng
chế còn hết sức mờ nhạt. Dịch vụ tìm kiếm và phân tích thông tin sáng chế còn ít, mới
hạn chế trong các trường đại học qua các lớp đào tạo tra cứu thông tin sáng chế do Cục
SHTT tổ chức, còn nhu cầu từ doanh nghiệp chưa nhiều.
77
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
78
xác, kịp thời và toàn diện, hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng dịch vụ SHTT.
Xây dựng mặt bằng sử dụng và chuyển hoá các công nghệ được cấp bằng sáng chế
trong toàn quốc. Sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến như điện toán đám mây, thúc đẩy
xây dựng tiêu chuẩn hóa, thúc đẩy chia sẻ các nguồn tài nguyên.
- Kịp thời sửa đổi và hoàn thiện các văn bản quy định và chính sách đồng bộ liên
quan đến dịch vụ SHTT. Tăng cường liên kết chính sách như công nghiệp, KHCN,
thương mại và chính sách SHTT. Nghiên cứu thúc đẩy các cơ quan dịch vụ SHTT được
hưởng chính sách ưu đãi về thuế liên quan. Xây dựng và hoàn thiện chế độ phê duyệt
quyền SHTT đối với các dự án kinh tế, KHCN lớn. Xây dựng và kiện toàn cơ chế ứng
phó cảnh báo sớm về quyền SHTT, cơ chế giải quyết quyền độc quyền và tranh chấp ở
nước ngoài.
Đẩy mạnh dịch vụ SHTT như bằng sáng chế, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp,
giống cây trồng mới, thúc đẩy đổi mới và phát triển nông nghiệp hiện đại và lâm nghiệp
hiện đại. Tăng cường dịch vụ SHTT như bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng
chế. Hướng dẫn nguồn lực dịch vụ xã hội khai quật rộng rãi chỉ dẫn địa lý trong nước,
tiếp tục phát huy vai trò thúc đẩy của tiêu chí địa lý và việc bảo hộ chuyên môn của nó
trong phát triển ngoại thương và kinh tế khu vực. Thực hiện kết hợp các dịch vụ SHTT,
cung cấp dịch vụ SHTT cho các doanh nghiệp KHCN vừa và nhỏ. Khuyến khích các cơ
quan dịch vụ chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động như xuất khẩu của doanh nghiệp,
thuê ngoài dịch vụ, đầu tư ở ngoài nước, xuất khẩu thương hiệu.
Cung cấp dịch vụ SHTT cho đổi mới công nghệ, tái đổi mới. Thúc đẩy lựa chọn và
thực hiện các bằng sáng chế nhàn rỗi, cung cấp các kênh đã nguyên hóa, thị trường
hóa cho việc chuyển hóa sáng chế của các trường đại học và cơ quan nghiên cứu
khoa học. Khuyến khích các doanh nghiệp tích cực sử dụng thành quả đổi mới, bảo
hộ sáng chế.
Thúc đẩy xây dựng tiêu chuẩn hành nghề của cán bộ dịch vụ SHTT và chế độ
đánh giá chức danh, nhanh chóng đào tạo cán bộ dịch vụ SHTT. Mở rộng quy mô đội
ngũ cán bộ đại diện SHTT, nâng cao tố chất chuyên nghiệp người đại diện, phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý, tư vấn, vận hành, đánh giá, bảo hiểm, phân tích thông tin quyền
SHTT. Hỗ trợ tuyển dụng nhân tài chất lượng cao quốc tế về kỹ thuật, pháp lý, kinh tế,
quản lý.
2.3. Dịch vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa ở Việt Nam
2.3.1. Nhu cầu thị trường dịch vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa ở
Việt Nam
Xu hướng phát triển của thế giới hiện nay là “Một tiêu chuẩn, một lần đánh giá, được
chấp nhận mọi nơi”. Do đó, việc tham gia vào “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau” (Mutual
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng như thủ tục, dịch vụ đánh giá sự phù hợp là
các yếu tố của hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Ngày nay, yêu cầu hòa nhập quốc
tế của các yếu tố này là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thương mại tự do. Vì vậy, Tổ chức
Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO khuyến cáo các nước xây dựng tiêu chuẩn quốc gia dựa
trên tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn khu vực, khuyến khích chấp nhận hoàn toàn
tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia, khuyến khích việc xây dựng quy chuẩn
kỹ thuật dựa trên các tiêu chuẩn nói trên. Việc xây dựng và công bố tiêu chuẩn, quy
chuẩn và thủ tục, dịch vụ đánh giá cần phải được công khai; năng lực của các tổ chức
đánh giá sự phù hợp cần phải được đảm bảo. Đó là các yêu cầu cơ bản trong hội nhập
thương mại quốc tế.
Đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) gồm các hoạt động: thử nghiệm, chứng nhận, giám
định, kiểm định, công nhận. Đánh giá sự phù hợp là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá,
khẳng định sự phù hợp/không phù hợp của chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo chuẩn
mực đã được quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Theo Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) của Tổ chức Thương
mại Quốc tế (WTO), thì thủ tục, dịch vụ đánh giá sự phù hợp là các thủ tục được sử dụng
trực tiếp hay gián tiếp để xác định yêu cầu tương ứng trong các tiêu chuẩn hay quy
chuẩn kỹ thuật đã được thực hiện.
Quy chuẩn kỹ thuật là văn bản có tính bắt buộc quy định những đặc tính của sản
phẩm hay các quá trình và phương pháp sản xuất có liên quan; được các tổ chức có
PHẦN III
Cùng với quá trình tự do hóa thương mại, đã xuất hiện nhiều vấn đề nảy sinh do sự
khác biệt về chính sách tiêu chuẩn hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp giữa các quốc
gia trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này các quốc gia cần phải xây dựng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật để làm căn cứ thực hiện việc đánh giá, đồng thời phải quy định các
thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Nếu hàng hóa được sản xuất từ một nước, được nhiều nước nhập khẩu, nếu đã ký
kết MRA đa phương, hàng hóa chỉ phải kiểm tra về chất lượng 1 lần tại 1 tổ chức đánh
giá sự phù hợp được chỉ định và được tất cả các nước nhập khẩu chấp nhận. Do vậy,
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa giảm được chi phí kiểm tra, thời gian và chi phí lưu
kho bãi chờ kết quả kiểm tra cửa khẩu... từ đó giảm được giá thành hàng hóa và giúp
hàng hóa thông thương dễ dàng.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Recognization Agreement - MRA) thừa nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp là việc
công nhận hiệu lực của một kết quả đánh giá sự phù hợp do người khác hoặc tổ chức
khác đưa ra hoặc là thỏa thuận song phương hoặc đa phương được hai bên/nhiều bên
(từ ba bên trở lên) thừa nhận hoặc chấp nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù
hợp”. Lợi ích của việc tham gia vào MRA là hàng hóa sẽ được xuất khẩu, nhập khẩu
trong các đối tác đã ký kết MRA mà không phải kiểm tra lại chất lượng ở cửa khẩu nơi
đến nếu đã có kết quả đánh giá sự phù hợp do một tổ chức đánh giá sự phù hợp được
chỉ định cấp ở nơi đi.
79
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
80
thẩm quyền công bố, chủ yếu vì mục đích an toàn bảo vệ sức khỏe, môi trường, ngăn
ngừa các qui tắc gây nên sự nhầm lẫn. Việc tuân thủ các quy định kỹ thuật phải được
xác nhận trước khi đưa sản phẩm vào thị trường.
Tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng nhưng có tính bắt buộc đối với các bên
cùng chấp nhận trong hợp đồng. Việc đánh giá phù hợp đối với các tiêu chuẩn tự nguyện
trở nên quan trọng nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế và đem lại sự tin tưởng
cần thiết cho khách hàng. Kết quả đánh giá sự phù hợp có thể được các nhà sản xuất
và xuất khẩu sử dụng làm công cụ tiếp thị và đem lại thành công trên thương trường.
Hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải đáp ứng yêu cầu của các quốc gia khác nhau.
Việc thử nghiệm, kiểm tra và chứng nhận nhiều lần làm tăng chi phí phi sản xuất cho
các doanh nghiệp. Bởi vậy nhu cầu “Đánh giá một lần và được thừa nhận mọi nơi” trở
nên cấp thiết.
Hộp 3.5: Mức độ quan tâm đến dịch vụ kiểm định chất lượng,
an toàn sản phẩm
Trong năm 2015, Viện Phát triển doanh nghiệp trực thuộc VCCI đã tiến hành
nghiên cứu kháo sát 711 doanh nghiệp hoạt động trong 5 ngành công nghiệp để
tìm hiểu nhu cầu cập nhật công nghệ. Kết quả cho thấy, có 430 doanh nghiệp
trả lời khi hỏi về dịch vụ kiểm định chất lượng, an toàn sản phẩm. Đối với dịch vụ
này mà do các tổ chức trong nước cung cấp, các doanh nghiệp quan tâm ở mức
độ như sau: Rất quan tâm -22,8% số DN; Quan tâm -56,3%; không quan tâm
-10,5%; không rõ -10,5%. Đối với dịch vụ này nhưng do các tổ chức nước ngoài
cung cấp thì kết quả như sau: Rất quan tâm -21,6% số DN; Quan tâm -51,9%;
không quan tâm -13,7%; không rõ -12,8%.
2.3.2 Năng lực cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa ở
Việt Nam
a) Về số lượng
Thực trạng từ trước đến nay, do chưa có sự quản lý Nhà nước thống nhất về hoạt
động ĐGSPH và vì vậy chưa có con số thống kê chính thức về số lượng các tổ chức
ĐGSPH đang hoạt động trong cả nước. Theo ước tính, đang có khoảng 1.500 tổ chức
thử nghiệm, 300 tổ chức kiểm định, 200 tổ chức giám định và gần 80 tổ chức chứng
nhận đang hoạt động tại Việt Nam. Năng lực các tổ chức ĐGSPH chưa thực sự đồng
đều: có nhiều trường hợp các tổ chức cung cấp kết quả ĐGSPH trái ngược nhau đối với
cùng một đối tượng; có lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa có rất nhiều tổ chức cung cấp dịch
vụ nhưng có lĩnh vực bị bỏ ngỏ, không có dịch vụ, phải gửi đi nước ngoài đánh giá; có sự
cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức cung cấp cùng một dịch vụ...
- Tổ chức chứng nhận: 84 tổ chức, trong đó có 15 tổ chức chứng nhận thực hiện
cả chứng nhận sản phẩm và chứng nhận hệ thống quản lý; 46 tổ chức chứng nhận sản
phẩm và 23 tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý;
- Tổ chức thử nghiệm: 194 tổ chức.
Sản phẩm, hàng hóa chủ lực của các tỉnh, thành phố đều nằm trong phạm vi quản
lý của các Bộ ngành Trung ương. Tuy mỗi tỉnh, thành phố có các nhóm sản phẩm, hàng
hóa khác nhau, nhưng hoạt động thử nghiệm đối với các sản phẩm, hàng hóa đó đều
thuộc lĩnh vực thử nghiệm cơ bản như hóa, sinh, cơ lý, điện - điện tử, không phá hủy,
môi trường,… (Xem bảng 3.6).
Bảng 3.6: Số lượng các tổ chức có năng lực cung cấp dịch vụ thử nghiệm
trong các lĩnh vực tính đến năm 2015
Nhu cầu cần thử nghiệm để đánh
giá sự phù hợp của sản phẩm,
hàng hóa nhóm 2 do các Bộ quản
lý và sản phẩm, hàng hóa chủ lực
của các địa phương: Lĩnh vực TN/
Tên Bộ ngành
Bộ KH&CN
Bộ Xây dựng
Bộ Giao thông vận tải
Bộ NN&PTNT
Không
Môi
Cơ Điện Hóa Sinh
phá
trường
hủy
√
√
√
√
√
-
√
√
-
√
-
√
√
-
√
-
√
-
√
√
√
√
√
√
Bộ Công Thương
√
√
√
√
√
-
Bộ Y tế
√
√
√
√
-
√
Số lượng các
tổ chức có
năng lực TN
lĩnh vực
Hóa: 391
Sinh: 141
Cơ: 43
Điện-điện tử:
57
Không phá
hủy: 09
Đo lường HC:
57
PHẦN III
Ngoài ra còn có các tổ chức đánh giá sự phù hợp được các Bộ quản lý ngành, lĩnh
vực chỉ định như Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Y tế; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ
Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Quốc phòng.
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Danh sách các tổ chức này được công khai và cập nhật thường xuyên trên
trang thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa chỉ
http://www.tcvn.gov.vn.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Tính đến ngày 31/12/2015, số lượng tổ chức chứng nhận và tổ chức thử nghiệm đã
được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động
chứng nhận, thử nghiệm lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa được phân loại cụ thể như sau:
81
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
82
Nhu cầu cần thử nghiệm để đánh
giá sự phù hợp của sản phẩm,
hàng hóa nhóm 2 do các Bộ quản
lý và sản phẩm, hàng hóa chủ lực
của các địa phương: Lĩnh vực TN/
Tên Bộ ngành
Bộ Quốc phòng
Bộ Công an
Địa phương
Không
Môi
Cơ Điện Hóa Sinh
phá
trường
hủy
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
√
Số lượng các
tổ chức có
năng lực TN
lĩnh vực
MT (quan trắc,
Hóa, Sinh)
√
b) Về phân bố tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định, tổ chức
kiểm định
- Về tổ chức thử nghiệm: Nhìn chung các tổ chức thử nghiệm của các Bộ quản lý
ngành, lĩnh vực và các địa phương được phân bố đều tại 6 vùng kinh tế, có thể đáp ứng
nhu cầu, tuy nhiên ở cụ thể từng địa phương cũng gặp phải những khó khăn do chưa có
tổ chức thử nghiệm có đủ năng lực thực hiện được các phép thử theo yêu cầu đòi hỏi
của sản phẩm, hàng hóa.
- Về tổ chức chứng nhận: Căn cứ theo số liệu phân tích về các tổ chức chứng nhận,
hiện tại, năng lực của các tổ chức chứng nhận chưa đảm bảo đáp ứng đầy đủ các lĩnh
vực sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của các bộ ngành cũng như các sản phẩm, hàng hóa
chủ lực của các tỉnh và địa phương như nhiều tổ chức chứng nhận chưa đăng ký lĩnh vực
hoạt động theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưng vẫn
cung cấp dịch vụ chứng nhận; chuyên gia đánh giá chưa có năng lực đáp ứng yêu cầu
của TCVN ISO 19011 (mới được đào tạo, chưa có kinh nghiệm đánh giá thực tế nhưng
tổ chức chứng nhận vẫn phê duyệt là chuyên gia đánh giá; phân code cho chuyên gia
không phù hợp với lĩnh vực chuyên môn...). Các tổ chức chứng nhận chủ yếu tập trung
tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, do đó công tác chứng nhận tại các tỉnh, thành phố khác
sẽ gặp một số khó khăn trong chi phí và thời gian chứng nhận. Điều này gây khó khăn
lớn trong công tác quản lý chất lượng và phục vụ nhu cầu chứng nhận.
- Về tổ chức giám định: Nhiều tổ chức giám định đã hoạt động trong lĩnh vực giám
định chất lượng hàng hóa từ khá lâu (trước khi có Luật Thương mại năm 1997 và hiện nay
là Luật Thương mại năm 2005) như Vinacontrol, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng 1, 2, 3, Công ty FCC,... Do đó, về cơ bản, năng lực của các tổ chức giám định
đáp ứng nhu cầu của các Bộ quản lý chuyên ngành và các tỉnh. Các tổ chức giám định
này đều xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17020,
đặc biệt có nhiều tổ chức giám định đã được công nhận phù hợp ISO/IEC 17020. Tuy
nhiên, hầu hết các tổ chức chứng nhận chủ yếu tập trung tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
và tại một số tỉnh, thành phố có cảng biển để phục vụ nhu cầu xuất khẩu của các doanh
nghiệp như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh... Do đó, công tác giám định tại các tỉnh,
+ Bên cạnh những tổ chức đánh giá sự phù hợp tuân thủ các quy định của pháp
luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vẫn còn có tổ chức đánh giá sự phù hợp chưa
thuân thủ theo luật này (bao gồm cả tổ chức chứng nhận nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam theo Luật Đầu tư), cụ thể:
PHẦN III
c) Đánh giá chung
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
- Về tổ chức kiểm định: Hiện nay, các tổ chức kiểm định chất lượng hàng hóa chủ
yếu do các Bộ quản lý chuyên ngành thành lập, chịu sự quản lý của các Bộ quản lý
chuyên ngành. Về năng lực kiểm định phụ thuộc nhiều vào kết quả thử nghiệm, thực tế,
hiện nay nhiều tổ chức thử nghiệm không có khả năng thử nghiệm được hết các chỉ tiêu
theo yêu cầu của phương pháp thử đối với sản phẩm, hàng hóa. Do đó, dẫn đến ảnh
hưởng đến kết quả kiểm định, hơn nữa, hiện nay các tổ chức kiểm định chất lượng sản
phẩm, hàng hóa như thang máy, nồi hơi, bình chịu áp lực... cũng được tập trung chủ yếu
tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ
Chí Minh, Cần Thơ (trừ các trung tâm kiểm định xe cơ giới thì ở địa phương nào cũng có)
sẽ gặp một số khó khăn trong chi phí và thời gian kiểm định.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
thành phố khác, đặc biệt là những tỉnh, thành phố có nhiều khu chế xuất, khu công
nghiệp sẽ gặp một số khó khăn trong chi phí và thời gian giám định, ví dụ như Bình
Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hưng Yên...
- Không thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận, thử nghiệm tại Bộ Khoa
học và Công nghệ.
- Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp chưa thực
hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, chứng nhận theo quy định của pháp luật
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. (ví dụ Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương chỉ định các
tổ chức chứng nhận, tổ chức thử nghiệm chưa đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định
tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08/4/2009, Thông tư số 10/2011/TT-BKHCN
ngày 30/6/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Đưa ra yêu cầu đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp, không phù hợp với thông lệ
quốc tế. (ví dụ Bộ Công Thương chỉ định tổ chức thử nghiệm vừa làm dịch vụ kỹ thuật
vừa làm cơ quan kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu; Bộ Xây dựng thực hiện công
nhận năng lực các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ngành
TCXD VN 297-2003 và TCVN ISO 9001. Hiện nay, theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật thì không có tiêu chuẩn ngành).
+ Tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành có năng lực
không đồng đều và phân bố chưa phù hợp như:
- Hệ thống phòng thử nghiệm nhìn chung, trang thiết bị thử nghiệm còn lạc hậu, độ
chính xác thấp; năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chỉ mới tập trung
vào một số lĩnh vực thử nghiệm giản đơn. Năng lực của các tổ chức ĐGSPH chưa thực
83
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
sự đồng đều: có nhiều trường hợp các tổ chức cung cấp kết quả ĐGSPH trái ngược nhau
đối với cùng một đối tượng (ví dụ như phân bón, mũ bảo hiểm); có lĩnh vực sản phẩm, hàng
hóa có rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ (ví dụ như đối với hàng thực phẩm, nông sản thì
lĩnh vực thử nghiệm hóa học có 391 phòng thử nghiệm, thử nghiệm vi sinh có 141 phòng
thử nghiệm và hầu hết các phòng thử nghiệm này đều đặt ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh)
nhưng có lĩnh vực bị bỏ ngỏ, không có dịch vụ thử nghiệm, phải gửi đi nước ngoài thử
nghiệm hoặc chấp nhận kết quả thử nghiệm của nước ngoài (ví dụ thử nghiệm độ bền
sương muối, tổn thất riêng khi từ hóa của thép)... Tất cả những bất cập của hệ thống các
tổ chức ĐGSPH hiện tại đã làm giảm sự tin cậy của khách hàng, gây khó khăn cho các
cơ quan quản lý Nhà nước; gây lãng phí chi phí đầu tư, lãng phí chi phí của doanh nghiệp
trong quá trình điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
+ Số lượng tổ chức giám định tương đối lớn nhưng các tổ chức có chất lượng đáp
ứng các tiêu chuẩn quốc tế, chuyên sâu rất ít, không đủ năng lực đáp ứng đối với công
việc phục vụ quản lý Nhà nước và tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam; số lượng
tổ chức chứng nhận được thành lập mới cũng phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía Bắc (Hà Nội) và phía Nam (TP. Hồ Chí Minh). Do đó công tác giám định, chứng
nhận tại các tỉnh, thành phố khác sẽ gặp một số khó khăn về chi phí và thời gian
giám định, chứng nhận.
2.3.3. Định hướng phát triển dịch vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa
ở Việt Nam
Một số định hướng phát triển dịch vụ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng
hóa là:
84
+ Xây dựng, phát triển dịch vụ đánh giá sự phù hợp là nhằm tạo ra mạng lưới tổ
chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận, tổ chức kiểm định, tổ chức giám định với lượng
và năng lực kỹ thuật phù hợp với đòi hỏi và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng
vùng kinh tế và cả nước, đáp ứng với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế
và sự pháp triển của các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của từng vùng để phấn đấu
đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
+ Xây dựng, phát triển dịch vụ đánh giá sự phù hợp tập trung vào các lĩnh vực sản
xuất hàng hóa liên quan đến an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường; sản phẩm, hàng
hóa chủ lực. Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở mức độ phát triển các ngành sản xuất
và dịch vụ cũng như các yêu cầu của quản lý Nhà nước.
+ Mạng lưới tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ là nền
tảng kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trong nước; thúc đẩy sự thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp
giữa các nước trong khu vực, quốc tế; đồng thời giảm thiểu các chi phí đánh giá sự phù
hợp của các doanh nghiệp trong nước và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các hàng
rào kỹ thuật của nước ngoài.
2.4. Dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế
Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế hiện nay chưa thực sự phát
triển bởi nhóm khách hàng mà họ cung cấp còn tồn tại một số hạn chế như nhận thức
về dịch vụ kế toán chưa đầy đủ. Khách hàng thường chỉ nghĩ dịch vụ kế toán chỉ là ghi
sổ là lập báo cáo thuế mà chưa biết đến các dịch vụ khác như tư vấn tài chính; tư vấn
quản trị; tuyển dụng nhân sự; soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, tư vấn về
thuế, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin kế toán,... nhận thức về lợi
ích của việc thuê các dịch vụ kế toán từ các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp chưa cao
và họ chưa thực sự yên tâm về vấn đề bảo mật thông tin khi giao chứng từ cho các đơn
vị, cá nhân bên ngoài thực hiện.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam phần lớn là qui mô nhỏ và vừa còn mang nặng tính
gia đình, phần lớn chủ doanh nghiệp chưa đọc hiểu được báo cáo tài chính; đa phần
suy nghĩ việc làm kế toán, thuế chỉ phục vụ cho mục đích đối phó với các cơ quan Nhà
nước là chính; dịch vụ kế toán chưa hỗ trợ được việc quản lý doanh nghiệp để phát triển.
2.4.2. Năng lực cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế ở Việt Nam
Theo Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam, đến tháng 12/2015, trên toàn quốc có 232
đại lý thuế, chủ yếu phân bổ trên các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
PHẦN III
Doanh thu toàn ngành liên tục tăng trưởng. Nếu như năm 2009, doanh thu toàn
ngành đạt 2.200 tỷ đồng, thì đến năm 2010, con số này là 2.743 tỷ đồng và năm 2011
là 3.046 tỷ đồng. Thông qua hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán,
những năm qua, các công ty kiểm toán đã góp phần giúp cộng đồng doanh nghiệp, các
dự án quốc tế, nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp nắm bắt được kịp thời, đầy đủ chế độ,
chính sách về tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập các thông tin tài chính
tin cậy. Hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường,
góp phần thực hiện công khai minh bạch thông tin tài chính, ngăn ngừa và phát hiện sai
phạm tài chính, phục vụ cho công tác quản lý, điều hành kinh tế - tài chính của doanh
nghiệp và Nhà nước, tạo thêm sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam.
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, vai trò cung cấp thông tin nhằm
minh bạch các thị trường cũng như tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp và nền kinh tế
qua hoạt động kế toán, kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng. Thực tiễn nghề nghiệp
kế toán - kiểm toán cũng đang có những đổi mới liên tục. Trong những năm vừa qua,
hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đang có nhiều thay đổi, các chuẩn mực kế toán
kiểm toán Việt Nam cũng đang trong tiến trình hoàn thiện, từ đó chế độ kế toán cũng có
những điều chỉnh tương ứng. Với trên 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động và hơn
4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, cùng với tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa
các doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng đối với dịch vụ kế toán,
kiểm toán và tư vấn thuế.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
2.4.1. Nhu cầu dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế trên thế giới và ở Việt Nam
85
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Quảng Ninh, Đồng Nai. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có 91 đại lý, Hà Nội có 85 đại lý, ngoài
ra tuy là một tỉnh có nhiều doanh nghiệp, nhưng Đồng Nai cũng chỉ có 05 đại lý.
86
Theo số liệu được Bộ Tài chính công bố đến tháng 9/2015 số lượng các Công ty
đăng ký hành nghề kiểm toán được cấp phép là 246 Công ty, với số lượng kiểm toán
viên hành nghề được cấp phép trên 1.700 kiểm toán viên.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động kiểm toán độc lập cũng
tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Việc tăng trưởng về số lượng chưa đi liền với chất lượng;
nhiều công ty kiểm toán đã liên tục thay đổi pháp nhân, nhân sự kiểm toán viên cũng
dịch chuyển và xáo trộn không ngừng. Việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực
kế toán của các kiểm toán viên vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Hiện tượng cạnh tranh
không lành mạnh bằng giá phí kéo dài trong nhiều năm khiến chất lượng kiểm toán có
dấu hiệu đi xuống, chưa đáp ứng được kỳ vọng của công chúng cũng như của các cấp
quản lý... Những hạn chế, tồn tại này được phân tích là do hành lang pháp lý điều chỉnh
hoạt động kiểm toán không còn đủ sức bao quát hết mọi vấn đề cũng như thiếu những
chế tài xử phạt mang tính răn đe đối với những vi phạm trong lĩnh vực này.
Loại hình dịch vụ kế toán chưa đa dạng hóa và chưa được phổ biến rộng rãi. Hầu
như các công ty kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán mới tập trung vào một số dịch vụ
chủ yếu như soát xét báo cáo tài chính, lập báo cáo thuế và một số soát xét liên quan
đến kế toán phục vụ cho việc cổ phần hóa, liên doanh, liên kết... mà chưa thật sự chủ
động giới thiệu, quảng bá và cung cấp cũng như hướng cho khách hàng sử dụng những
dịch vụ kế toán tạo ra giá trị gia tăng cho cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách
hàng như dịch vụ về tư vấn các quyết định kinh tế liên quan đến quản trị doanh nghiệp
dựa trên các thông tin kế toán; dịch vụ tư vấn, tuyển dụng, đào tạo và cung cấp kế toán
viên, kế toán trưởng; dịch vụ về tư vấn, lập kế hoạch thuế, kế hoạch tài chính cho doanh
nghiệp phòng ngừa rủi ro...
2.4.3. Hoàn thiện khung pháp lý phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế
ở Việt Nam
Trải qua quá trình đổi mới hệ thống kế toán, kiểm toán, Việt Nam đã nghiên cứu và
học tập nội dung các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế để áp dụng vào thực tiễn
nền kinh tế đất nước. Quá trình soạn thảo chuẩn mực kế toán và kiểm toán do Bộ Tài
chính tiến hành đã huy động sự tham gia của đông đảo các chuyên gia từ nghiên cứu lý
luận đến thực tiễn và có cả sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài. Đội ngũ những
người hành nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển về lượng
và có sự tiến bộ về chất lượng. Việt Nam đã tạo được mối quan hệ với các tổ chức quốc
tế, là thành viên của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), Liên đoàn Kế toán các nước
ASEAN (AFA). Nhiều tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế lớn đang có nhiều hoạt động
tích cực tại Việt Nam như ACCA, CPA Australia trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, cập nhật kiến thức cho những người làm kế toán, kiểm toán. Sau hơn
20 năm, hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Việt Nam đã có những thay đổi lớn
như cải cách khung pháp lý cho phát triển ngành nghề và dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Cho đến nay, khung pháp lý dịch vụ kế toán dần được phát triển và hoàn thiện; được
thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật Kế toán năm 2015
- Luật Quản lý thuế năm 2006
- Luật sửa đổi một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2013
- Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 - Đây là Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh
hoạt động kiểm toán độc lập, có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 đã tạo ra một pháp lý cho
thị trường dịch vụ kiểm toán.
- Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020
Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý cho các dịch vụ này, cần phải: Sửa đổi và
bổ sung hệ thống kế toán theo mức độ phát triển của các DNNVN; Tạo điều kiện để các
doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân sử dụng các dịch vụ kiểm toán; Yêu cầu công
khai tình hình tài chính hàng năm của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, đối với việc tồn tại hơn 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, chính sách phát
triển các dịch vụ về kế toán, kiểm toán cần tính toán để hỗ trợ khu vực này đăng ký
chính thức đầy đủ theo Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực này lớn mạnh,
hoạt động minh bạch và hiệu quả.
2.5. Dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
2.5.1. Xu hướng thị trường và nhu cầu dịch vụ nghiên cứu và thăm dò dư luận
Trong nền kinh tế thị trường các nhà sản xuất kinh doanh phải tập trung mọi nỗ
lực của mình vào kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tồn tại trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt luôn luôn xem xét đánh giá thị trường với những biến động
không ngừng. Sự hiểu biết sâu sắc về thị trường sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất
kinh doanh phản ứng với những biến động của thị trường một cách nhanh nhạy và có
hiệu quả. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để hoạch định chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp.
Trên thế giới, dịch vụ nghiên cứu thị trường đã hình thành và phát triển rất lâu so
với thị trường non trẻ như Việt Nam, với sự hình thành và vươn rộng ra toàn thế giới
của nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia về nghiên cứu thị trường như: Nielsen, Kantar,
Ipsos, GfK,… Doanh thu dịch vụ nghiên cứu thị trường toàn thế giới không ngừng tăng
trong giai đoạn 2009 - 2013.
PHẦN III
- Thông tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
đăng ký và quản lý hành nghề kế toán
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
- Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
- Quyết định số 480/2013/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
87
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Bảng 3.7: Doanh thu dịch vụ nghiên cứu thị trường thế giới giai đoạn 2009 - 2013
88
Khu vực
2009
Doanh thu (Triệu USD)
2010
2011
2012
2013
Khu vực châu Âu
13.086 13.196 16.286 15.711 16.005
Châu Á - TBD
4.525
Bắc Mỹ
Châu Mỹ La-tinh
Châu Phi
Trung Đông
Toàn thế giới
13.641 13.897 14.726 15.067 15.705
2012/2013
2012/2013
4,4
2.9
0,4
5.168
5.893
6.237
5.998
3.9
334
387
401
382
5.0
1.403
1.688
253
261
265
Tăng trưởng Tăng trưởng
tuyệt đối (%)
ròng (%)
1.901
273
1.979
265
1.920
277
33.173 34.554 39.466 39.660 40.287
-1,4
1.6
6.6
-0.1
4.2
-1.2
2.8
-1.2
0.7
Nguồn: Global Market Research 2014
Tại Việt Nam, với sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong những năm gần
đây cùng với hội nhập kinh tế thế giới, nhu cầu nghiên cứu thị trường đã tăng lên rõ rệt,
thể hiện qua việc khách hàng chi trả cho sử dụng dịch vụ đã tăng lên, quy mô thị trường
tăng lên, đồng thời với việc Việt Nam gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, cạnh
tranh ngày càng gay gắt buộc các doanh nghiệp càng phải nghiên cứu thấu đáo khi
thâm nhập hoặc đưa sản phẩm ra thị trường (Xem hình 3.3). Đặc biệt năm 2010, doanh
thu của thị trường tăng 40% so với năm 2009, đây là kết quả của việc Việt Nam thực
hiện các cam kết WTO, cho phép thành lập doanh nghiệp ngành nghiên cứu thị trường
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 01/01/2009.
Hình 3.3: Tăng trưởng của thị trường dịch vụ nghiên cứu thị trường
và thăm dò dư luận ở Việt Nam 2009-2013
Nguồn: Global Market Research 2014
Các hình thức tổ chức nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp đang triển khai đó là:
- Thuê dịch vụ nghiên cứu thị trường bên ngoài
- Kết hợp cả hai hình thức tự nghiên cứu thị trường và thuê ngoài
2.5.2. Năng lực cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận ở Việt Nam
Đầu năm 1990, khái niệm nghiên cứu thị trường còn xa lạ đối với doanh nghiệp (DN)
Việt Nam. Cho đến đầu năm 1994, tại Việt Nam xuất hiện của một vài công ty nghiên
cứu thị trường lớn của các công ty đa quốc gia phục vụ chủ yếu cho khách hàng là các
công ty đa quốc gia khác đầu tư vào thị trường Việt Nam. Năm 2010, trên thị trường Việt
Nam có khoảng 20 công ty nghiên cứu thị trường lớn, trong đó doanh thu của các công
ty dẫn dắt thị trường đã chiếm tới hơn 1 nửa (Kantar TNS và AC Nielsen), số còn lại
là các công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài đến sau (Cimigo, Synovate, Millward
Brown...) và một vài công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam có tên tuổi (FTA, Consumer
Link, Promaind…).
Các công ty nghiên cứu thị trường đa quốc gia có lợi thế gần như độc quyền cung
cấp dịch vụ cho các công ty đa quốc gia khác tại Việt Nam do có thỏa thuận vùng hoặc
toàn cầu từ các công ty mẹ. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh của các công ty trong nước và
sự ra đời của các công ty nghiên cứu thị trường trong nước, nhu cầu sử dụng dịch vụ
nghiên cứu thị trường có chất lượng với chi phí thấp hơn tăng lên mạnh mẽ là cơ hội mới
cho hàng loạt các công ty nghiên cứu thị trường sau này. Hiện nay, tại Việt Nam, ngành
nghiên cứu thị trường có sự tham gia đa dạng của các loại hình doanh nghiệp, tổ chức:
- Công ty trong nước và ngoài nước
- Các tổ chức xúc tiến trực thuộc các cơ quan, bộ ngành, cơ quan nghiên cứu
Dịch vụ nghiên cứu thị trường đã có bước tiến mới, phương thức nghiên cứu thị
trường thay đổi dần từ các phương pháp truyền thống sang nghiên cứu thị trường trực
tuyến. Các công ty cung cấp dịch vụ bắt đầu có nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh
vực, ngành hàng.
PHẦN III
Trong khi đó, một đặc điểm khác của doanh nghiệp đó là quá coi trọng hoạt động
quảng cáo, dễ nhầm lẫn nghiên cứu thị trường với quảng cáo. Chi phí cho quảng cáo
lớn trong khi không coi trọng khâu nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra được các sản
phẩm/dịch vụ phù hợp với khách hàng.
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Tuy nhiên có thể thấy rằng, hầu như hoạt động nghiên cứu thị trường được phát
triển mạnh ở các doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa quốc gia, công ty nước
ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy nhỏ và vừa, ngân
sách hạn hẹp, không có bộ phận nghiên cứu thị trường, nên đã không tổ chức được
hoạt động nghiên cứu thị trường một cách bài bản.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
- Công ty tự thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường
89
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
PHẦN III
90
Về chất lượng cung cấp dịch vụ, trên thế giới đã có một số tiêu chuẩn đối với
các công ty nghiên cứu thị trường, tuy nhiên rất ít công ty trong nước đạt được các tiêu
chuẩn này:
- Tiêu chuẩn ISO 20252:2006: Là tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong lĩnh vực
nghiên cứu thị trường, do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO phát hành. Tiêu chuẩn quy
định cách nghiên cứu (bao gồm nghiên cứu thị trường và xã hội), chú trọng ở các bước:
Xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và báo cáo phân tích.
- Tiêu chuẩn BS ISO 20252:2006: Nghiên cứu thị trường, quan điểm và xã hội đã
được Viện Tiêu chuẩn Anh ban hành nhằm đưa ra mức chất lượng chung cho nghiên
cứu thị trường toàn cầu. ISO 20252 tiêu chuẩn hoá cho các yêu cầu đối với việc nghiên
cứu thị trường trên toàn thế giới, khuyến khích sự rõ ràng và thống nhất trong cách thức
tiến hành điều tra, từ đó tạo sự tin cậy đối với người thực hiện cũng như kết quả cung cấp.
- Quy tắc đạo đức và chất lượng của ICC/ESOMAR (The ICC/ESOMAR Code on
Market and Social Research).
Tuy vậy, hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường và thăm dò dư
luận chưa đưa ra được nhiều gói dịch vụ/ sản phẩm phù hợp đối với DNNVV ở Việt Nam.
Chính vì vậy mà chưa có nhiều DNNVV trở thành khách hàng của các nhà cung cấp
dịch vụ.
1.1. Tiếp tục thực hiện triệt để việc cải thiện môi trường kinh doanh
a) Việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng để
hỗ trợ các DN Việt Nam thành công trong hội nhập kinh tế trước những cạnh tranh gay
gắt hiện nay. Điều này đảm bảo cho việc phát triển các thị trường yếu tố sản xuất một
cách lành mạnh, linh hoạt, giảm thiểu chi phí giao dịch, nhất là đối với thị trường bất
động sản, thị trường tài chính. Nhà nước cần có cơ chế tăng tính thanh khoản của thị
trường BĐS, đảm bảo các chi phí giao dịch được cắt giảm, hỗ trợ các DN kịp thời nắm
bắt các cơ hội đầu tư khi công việc kinh doanh có liên quan đến việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất.
b) Nhà nước cần tăng cường, cần thúc đẩy và phát triển các dịch vụ để tạo thuận
lợi thương mại, tăng cường sự kết nối: về vật lý, về thể chế và về con người để tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
c) Tăng cường các biện pháp, chính sách trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
với trọng tâm là:
- Khẩn trương ban hành luật hỗ trợ DNNVV. Việt Nam phải có nhiều các DN có quy
mô đủ lớn để có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng cơ hội mà hội
nhập kinh tế và thị trường toàn cầu mang lại.
- Sớm triển khai hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV và cải thiện hoạt động của
Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV để tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận các nguồn
tài chính. Cần đa dạng hoá các nguồn tài chính phục vụ DNNVV kết nối với việc phát
triển “Cơ sở hạ tầng mềm” - là các DVPTKD để bổ trợ cho nhau trong quá trình hỗ trợ
các DNNVV tiếp cận các nguồn lực.
PHẦN IV
I. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2015 và để cộng đồng doanh
nghiệp phát triển bền vững, đạt mục tiêu kế hoạch năm 2016 và những năm tiếp theo,
cộng đồng doanh nghiệp đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước và các
doanh nghiệp như sau:
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2013
Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội năm 2016 đã nêu rõ các mục tiêu: “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn
đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng,
bảo đảm phát triển bền vững; Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh; Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh”.
93
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2013
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
PHẦN IV
- Thúc đẩy nhanh việc triển khai Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và hoạt
động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, hướng vào các hoạt động phục vụ các lĩnh
vực nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ.
- Xây dựng Chương trình quốc gia về khởi sự doanh nghiệp, tăng cường phổ cập
“Hiểu biết về công việc kinh doanh” tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong hướng
nghiệp và trong đội ngũ cán bộ làm chính sách pháp luật kinh doanh
- Phát huy và thống nhất các chương trình của Nhà nước về nâng cao năng suất
lao động, tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng suất lao động không chỉ trong DN mà phải
trên mọi lĩnh vực.
d) Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, góp phần
hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế, tập trung vào các hướng sau:
- Sớm hoàn thiện và đề nghị Quốc hội thông qua pháp luật về Hội (Luật về Hội), tạo
ra một khung pháp lý an toàn, hợp lý để các Hội nói chung và hiệp hội doanh nghiệp nói
riêng hình thành thuận lợi, phát triển ổn định;
- Tăng cường chuyển giao dần các dịch vụ công trong các lĩnh vực hoạt động kinh
doanh cho các hiệp hội doanh nghiệp (ví dụ việc cấp chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ
nghề, các dịch vụ xác nhận, cấp phép liên quan tới hoạt động kinh doanh…);
- Hỗ trợ tăng cường nguồn lực, năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp,
đặc biệt trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tới hội nhập.
e) Hoàn thiện môi trường pháp lý để phát triển DVPTKD
94
Khung pháp lý để phát triển DVPTKD là một nội dung đã được rà soát trong trong
một vài nghiên cứu và đã có đề xuất cụ thể. Tuy nhiên, những cuộc rà soát này không
nhiều và các sửa đổi chưa thực sự có tác động mạnh đến thị trường, trong đó phần lớn
các quy định thường đề cập đến đối tượng là doanh nghiệp - người mua chứ chưa thực
sự thúc đẩy sự phát triển của các nhà cung cấp. Sau đây một số lĩnh vực mà khung pháp
lý cần được rà soát để có những tác động mạnh, thúc đẩy thị trường, nhất là đối với các
dịch vụ kế toán, kiểm toán, nghiên cứu thị trường, dịch vụ khoa học công nghệ…
1.2. Cải thiện các phương thức hỗ trợ DNNVV thông qua phát triển thị trường
DVPTKD
a) Thay đổi cách tiếp cận về phát triển thị trường DVPTKD
Sự thay đổi trong cách tiếp cận về phát triển thị trường DVPTKD hiện đang thúc đẩy
các tổ chức xúc tiến đổi mới sáng tạo, đưa ra nhiều ý tưởng, phương pháp phát triển thị
trường, theo ba hướng chính như: (i) Phát triển các dịch vụ “theo nhu cầu cụ thể” của
doanh nghiệp và các DNNVV sẵn sàng chi trả cho dịch vụ đó; (ii) Các tổ chức xúc tiến
cố gắng thu hồi một phần chi phí; (iii) Nhân rộng mô hình để đạt đến một thị trường có
quy mô lớn. Đây chính là cách thức tiếp cận mà các tổ chức xúc tiến nên áp dụng để
điều phối và hỗ trợ doanh nghiệp.
(i) Theo chiến lược ngành: Lựa chọn DVPTKD theo chiến lược ngành giúp các
nhóm cụ thể của doanh nghiệp tiếp cận thị trường sản phẩm /dịch vụ cụ thể. Chẳng hạn
như: dịch vụ liên kết thị trường; phát triển sản phẩm, công nghệ, hoặc cung cấp đầu vào.
+ Thương hiệu mạnh, nổi tiếng
PHẦN IV
+ Kiến tạo một số doanh nghiệp lớn không phân biệt thành phần kinh tế, “mở
đường” trong một số lĩnh vực, với các tiêu chí phấn đấu:
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Thực hiện quyết liệt Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 13/01/2015 của Thủ tướng
Chính phủ. Quyết định này sẽ tạo tiền đề cho việc khai thác lợi thế cạnh tranh của một
số ngành, tập trung nguồn lực để tạo nên một số thương hiệu lớn, tạo ra những doanh
nghiệp đầu tàu, có khả năng đầu tư ra nước ngoài dẫn dắt các doanh nghiệp Việt Nam
hội nhập. Các DVPTKD cần nhắm tới mục tiêu:
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2013
b) Việc phát triển thị trường, xây dựng chiến lược marketing, có thể được thực hiện
theo các lựa chọn sau đây:
+ Trở thành công ty đa quốc gia
+ Có khả năng liên kết DNNVV theo chuỗi cung ứng
+ Tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
(ii) Theo chiến lược thị trường đại chúng: Lựa chọn DVPTKD nhằm giúp các doanh
nghiệp của nhiều ngành khác nhau từng bước cải thiện hiệu quả kinh doanh thông qua
các dịch vụ phát triển kinh doanh có tính “liên ngành”. Chẳng hạn: dịch vụ máy tính, kế
toán, dịch vụ pháp lý cơ bản, đào tạo kiến thức, kỹ năng quản lý chung.
c) Nhà nước cần tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu thị trường
nhất, đặc biệt là các nghiên cứu thị trường do các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài
thực hiện. Trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, nếu chỉ có “Made in Việt Nam” thì
vẫn chưa đủ. Phải có nghiên cứu những sở thích, thị hiếu của thị trường mục tiêu mới
tạo ra sự khác biệt của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cao và làm nên thương hiệu cho
hàng hóa Việt Nam.
d) Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, kiểm soát vấn nạn hàng nhái, hàng
giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời với việc này là phải nâng cao nhận thức cho các
DNNVV về việc phát triển thương hiệu, bảo vệ tài sản trí tuệ; có chế tài mạnh đối với các
hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu.
e) Tăng cường cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp trong các vấn đề
liên quan tới cam kết hội nhập, đặc biệt chú ý đến các vấn đề như:
- Yêu cầu công khai minh bạch, nhanh chóng và kịp thời các nội dung cam kết FTA
tới người dân, doanh nghiệp (gắn với trách nhiệm cụ thể của các cơ quan liên quan
trong việc công khai thông tin này);
95
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2013
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
PHẦN IV
96
- Đặt ra cơ chế phối hợp bắt buộc giữa các cơ quan có chuyên môn về các cam kết
hội nhập với các đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp để kịp thời hỗ
trợ doanh nghiệp trong những vấn đề đòi hỏi chuyên môn sâu của cán bộ đàm phán,
thực thi;
- Thiết lập các đầu mối có thẩm quyền trong việc hướng dẫn, giải thích nội dung các
cam kết một cách chính thức cho các doanh nghiệp
II. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Đối với các doanh nghiệp nói chung
- Tăng cường tìm hiểu về các DVPTKD và sử dụng thử là cách tiếp cận cần thiết đối
với DN, nhất là DNNVV. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, các DN Việt Nam
còn hạn chế nhiều mặt, nhất là về nguồn nhân lực chuyên nghiệp thì việc phải sử dụng
các nguồn lực thuê ngoài là điều cần thiết. Tâm lý cho rằng tự DN có thể giải quyết được
tất cả các vấn đề là điều không còn phù hợp và không hiệu quả. Vì vậy các DN cần
mạnh dạn tìm hiểu và thuê các DVPTKD bên ngoài;
- Tuy nhiên, không phải DVPTKD nào cũng có chất lượng đáp ứng được yêu cầu, vì
vậy, trước hết các DN phải xác định rõ được nhu cầu của mình, tham gia vào các cuộc
khảo sát nhu cầu của các tổ chức xúc tiến để các tổ chức này có thể thiết kế được các
dịch vụ phù hợp.
- Bất cứ một DVPTKD nào khi được cung cấp cũng phát sinh chi phí, do vậy các DN
phải luôn sẵn sàng nguồn lực để chi trả cho các dịch vụ cần thiết. Đồng thời cần bày tỏ
thái độ rõ ràng về chất lượng các DVPTKD thông qua việc trả phí. Tìm hiểu kỹ các dịch
vụ miễn phí để hạn chế tham gia các hoạt động có chất lượng thấp (điều này không loại
trừ việc vẫn có hoạt động dịch vụ miễn phí nhưng chất lượng cao, nhờ có nhà tài trợ hoặc
khuyến mãi dùng thử).
2.2. Đối với nhà cung cấp DVPTKD
Về cơ bản các tổ chức cung cấp DVPT kinh doanh hoạt động trong cơ chế thị trường
phải vận dụng các kiến thức marketing căn bản để đưa dịch vụ của mình tới các doanh
nghiệp. Cụ thể công thức marketing mix 4P (giá cả, sản phẩm, kênh phân phối và xúc
tiến) phải được vận dụng linh hoạt ở đây. Một mặt các tổ chức xúc tiến sẽ hỗ trợ các nhà
cung cấp thiết kế các sản phẩm phù hợp, nghiên cứu hiểu biết, nhận thức của doanh
nghiệp, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các dịch vụ cũng như tổ
chức cung cấp thử các dịch vụ. Tuy nhiên, không có nguồn tài trợ nào là mãi mãi, cũng
như trong bối cảnh các tổ chức cung cấp dịch vụ cũng phải cạnh tranh với nhau, vì vậy
sự chủ động sáng tạo của các tổ chức này đóng vai trò quyết định.
Là tổ chức trực tiếp cung cấp dịch vụ và nhận phản hồi của doanh nghiệp sau khi
sử dụng dịch vụ, các tổ chức cung cấp dịch vụ sẽ phải linh hoạt điều chỉnh dịch vụ/sản
phẩm của mình cho nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Các DVPTKD theo nhu cầu
là các dịch vụ có tính chất sau:
- Thực hiện thông qua giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp;
- Đặt áp lực tài chính vào nhà cung cấp để cung cấp dịch vụ có chất lượng.
PHẦN IV
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Mục đích của việc phải phát triển các dịch vụ theo nhu cầu là để xác định và cung
cấp những DVPTKD thực sự có tác động đến DNNVV. Cách tốt nhất để chứng minh rằng
các dịch vụ mang lại giá trị cho DN đó là khi một doanh nhân, hay một ai đó thấy dịch
vụ đó có giá trị đối với các DNNVV và họ sẵn sàng chi trả. Thanh toán cho các dịch vụ
là dấu hiệu tốt. Khi DN trả tiền tức là DN kỳ vọng tới dịch vụ có chất lượng.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2013
- Đáp ứng được nhu cầu của DNNVV;
97
Phụ lục 1
Đơn vị: Doanh nghiệp
TT
2
3
4
5
6
Tổng
số
Giải
thể
Năm 2015 so với
năm 2014(%)
Tạm ngừng
hoạt động
Giải
thể
Tạm ngừng
hoạt động
Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 30.523 3.758
26.765
-1,5
20,0
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Tổng số
80.858 9.467
Công nghiệp chế biến, chế tạo
10,193 1.212
Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê
máy móc thiết bị, đồ dùng và các
dịch vụ hỗ trợ khác
4.529
Giáo dục và đào tạo
-0,4
22,4
549
8.981
3.980
-4,9
-2,0
40,4
4.185
407
3.778
-11,3
24,2
1.317
190
1.127
21,0
31,5
967
115
-26,8
25,5
1.408
-23,5
Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn,
thiết kế; quảng cáo...
956
109
847
-21,0
3.737
424
3.313
12,2
30,6
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 2.336
-25,8
56,7
SX phân phối, điện, nước, gas
1.272
2.092
12
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
244
77
433
28,3
14
Thông tin và truyền thông
1.846
104,3
16
Xây dựng
10.584
-2,0
8
9
10
11
13
15
17
1.548
19,3
140
7
Hoạt động dịch vụ khác
71.391
Kinh doanh bất động sản
Khai khoáng
Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Vận tải kho bãi
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
510
703
2.322
160
76
476
3.834
426
271
33
11.655 1.071
852
1.112
627
3.408
238
PHỤ LỤC
1
Ngành nghề kinh doanh
Năm 2015
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
SỐ DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
5,5
9,9
77,8
150,5
-1,3
32,3
-2,7
13,4
-43,1
68,8
16,7
27,8
14,8
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh - Bộ KH & ĐT
101
PHỤ LỤC
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Phụ lục 2
QUY MÔ LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ
Ngành kinh tế cấp 2
Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế
biến chế tạo
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
125
95
86
86
77
77
101
105
93
89
77
105
118
110
77
72
133
185
190
188
205
107
94
112
93
81
81
89
77
82
73
72
Bán buôn và bán lẻ;
sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có
động cơ khác
51
43
39
38
40
36
33
31
30
13
12
11
12
12
11
10
10
10
Dịch vụ lưu trú và
ăn uống
41
23
47
22
42
20
30
28
27
27
24
23
Hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm
62
36
41
40
28
27
28
24
21
147
159
169
127
156
132
146
130
131
Hoạt động chuyên
môn, khoa học và
công nghệ
17
15
16
15
15
14
14
15
15
16
14
13
13
12
12
11
11
11
33
30
25
25
25
24
22
22
21
Thông tin và truyền
thông
Hoạt động kinh
doanh bất động sản
Hoạt động hành chính
và dịch vụ hỗ trợ
Giáo dục và đào tạo
18
17
16
20
17
18
19
19
17
19
15
92
62
119
Vận tải kho bãi
91
69
126
Xây dựng
98
76
107
Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều
hòa không khí
95
104
128
Cung cấp nước; hoạt
động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải
102
Đơn vị: Lao động
19
14
90
19
14
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nghệ thuật, vui chơi
và giải trí
52
40
36
34
27
27
27
23
20
13
13
11
9
9
8
8
8
7
Y tế và hoạt động trợ
giúp xã hội
Hoạt động dịch vụ
khác
Toàn bộ
30
49
29
41
29
37
30
35
34
34
35
32
34
31
36
30
38
29
PHỤ LỤC
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Ngành kinh tế cấp 2
103
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHỤ LỤC
Phụ lục 3
QUY MÔ NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 - 2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngành kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến chế tạo
24
30
34
36
91
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều 255
hòa không khí
33
38
42
51
52
76
91
81
112
144
162
203
229
477
343
346
613
682
776
935
1055 1208
70
61
75
40
49
51
53
60
64
535
69
Cung cấp nước; hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải
54
58
53
98
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác
23
25
27
27
27
28
10
9
13
16
15
17
16
17
17
Vận tải kho bãi
21
29
29
25
25
25
27
25
25
Thông tin và truyền thông
54
39
40
39
51
49
48
40
41
Hoạt động kinh doanh bất
động sản
78
90
105
149
141
171
202
203
219
Hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ
4
10
6
17
19
10
13
11
11
7
12
20
7
9
7
8
8
8
9
9
Xây dựng
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
104
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
19
12
18
15
21
15
15
15
18
19
76
17
72
18
Hoạt động tài chính, ngân hàng
1947 2141 2773 2368 3265 2685 3352 3312 3370
và bảo hiểm
Hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ
Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ
4
11
42
2
32
4
9
45
2
33
5
66
43
44
48
45
43
3
46
11
2
37
18
2
16
46
8
43
47
45
50
53
21
22
4
6
38
47
60
4
5
46
55
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
2007
2015
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
2.397
1,61
4.253
0,97
7,43
Công nghiệp chế biến chế tạo
29.186
19,58
68.681
15,74
11,29
482
0,32
1.511
0,35
15,36
13,79
Ngành kinh tế
Khai khoáng
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải
Xây dựng
DN
1.397
730
20.684
%
0,94
0,49
13,87
DN
2.665
1.229
58.771
%
0,61
0,28
13,47
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
60.378
xe máy và xe có động cơ khác
40,50
169.724
38,89
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
4,05
16.521
3,79
Vận tải kho bãi
7.516
6.041
Thông tin và truyền thông
2.363
Hoạt động kinh doanh bất động sản
2.378
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
3.177
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ
Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ doanh nghiệp
928
5,04
25.059
6,72
13,94
5,74
16,24
13,40
10.694
2,45
20,77
1,60
8.596
1,97
17,43
0,62
2.073
5,89
37.592
976
0,65
5.671
490
0,33
2.466
149.082
100
436.369
815
8,41
1,59
8.788
356
%/năm
2,13
0,24
0,55
0,47
8,61
10,57
19,92
16.112
3,69
22,50
1.439
0,33
19,08
3.313
0,76
1,30
PHỤ LỤC
Số
lượng
Tăng
trưởng
bình quân
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Phụ lục 4
PHÂN BỔ DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINH TẾ CẤP 1
24,60
0,57
22,39
100
15,19
19,16
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
105
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHỤ LỤC
Phụ lục 5
PHÂN BỔ LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ CẤP 1
GIAI ĐOẠN 2007 - 2015
2007
Ngành kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải
1000 LĐ
2,41
280,6
53,9
92,0
Vận tải kho bãi
306,1
Thông tin và truyền thông
1000 LĐ
3725,1
174,0
Tổng
lao động
%
3,49
1062,0
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Tỷ
trọng
252,4
Xây dựng
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe có động cơ khác
106
Tổng
lao động
2015
Tỷ
trọng
Tăng
trưởng
bình
quân
%
%/năm
2,19
6,15
263,8
2,06
51,50
6210,1
48,46
0,90
2,84
0,75
108,4
0,85
9,13
1,27
115,0
0,55
6,60
14,68
1736,5
13,55
6,34
4,23
577,1
4,50
8,25
792,9
10,96
140,8
1,95
1637,5
12,78
9,49
312,0
2,43
10,46
270,7
2,11
8,97
147,2
2,04
224,9
39,9
0,55
125,3
0,98
15,39
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
104,1
1,44
342,9
2,68
16,06
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
10,7
0,15
54,1
0,42
22,49
0,19
10,36
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
136,1
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ
141,0
Hoạt động kinh doanh bất động sản
Giáo dục và đào tạo
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ doanh nghiệp
1,88
1,95
404,3
3,15
17,8
0,25
25,3
0,35
50,2
0,39
7.232.7
100
128.144
100
11,4
0,16
77,3
1,75
23,7
0,60
5,44
14,07
20,18
8,97
7,41
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
2007
Ngành kinh tế
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến chế tạo
1000 tỷ
58,03
127,44
Tỷ
trọng
Tổng
tài sản
%
1000 tỷ
2,65
1.425,42
1,21
385,49
Tỷ
trọng
Tăng
trưởng
bình
quân
%
%/năm
5,97
35,23
1,61
26,71
1.005,75
20,95
4.735,64
19,83
6,21
29,59
25,83
0,54
108,19
0,45
19,61
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác
576,48
12,01
2.908,28
12,18
22,42
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
72,83
1,52
296,23
1,24
19,17
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
1.806,48
hiểm
37,63
6.985,05
29,25
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ
0,81
396,85
1,66
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và
xử lý rác thải, nước thải
Xây dựng
Vận tải kho bãi
186,50
383,19
155,47
3,88
7,98
3,24
Thông tin và truyền thông
127,69
Hoạt động kinh doanh bất động sản
185,96
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
20,89
0,44
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
3,85
0,08
1,39
0,03
Giáo dục và đào tạo
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ doanh nghiệp
39,13
3,78
20,43
4.801,12
2,66
3,87
0,08
1.483,73
1.653,13
617,37
434,83
6,92
2,59
21,37
20,05
18,81
1,82
16,55
7,88
33,56
135,39
0,57
26,31
85,66
0,36
17,73
0,07
1.882,40
217,65
0,43
112,85
100
23.881,92
PHỤ LỤC
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Tổng
tài sản
2014
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Phụ lục 6
PHÂN BỔ TÀI SẢN THEO NGÀNH KINH TẾ CẤP 1
GIAI ĐOẠN 2007 - 2015
18,42
33,59
0,91
65,96
0,47
23,82
100
22,21
47,37
37,45
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
107
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHỤ LỤC
Phụ lục 7
THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÂN
THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 - 2014
Đơn vị: Triệu đồng/năm
2007
2014
Tăng trưởng giai đoạn
2007-2014 (%/năm)
Khai khoáng
48
125
14,74
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hoà không khí
Xây dựng
25
64
Vận tải kho bãi
36
85
12,89
Thông tin và truyền thông
54
140
14,57
Hoạt động kinh doanh bất động sản
42
106
14,17
Ngành kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp chế biến chế tạo
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
nước thải
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và
xe có động cơ khác
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
108
31
23
45
135
16,78
31
82
14,93
68
14,81
26
24
91
43
Giáo dục và đào tạo
46
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ
8,12
68
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
53
32
43
33
18
28
51
195
17,04
14,19
11,23
11,57
93
11,73
101
11,95
59
9,03
104
13,59
44
13,57
83
74,6
14,15
15,04
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Đơn vị: Triệu đồng/năm
Ngành kinh tế cấp 2
2014
120
269
12,20
Khai khoáng
836
2177
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hoà không khí
905
4268
24,80
Xây dựng
190
457
13,34
770
9,47
Công nghiệp chế biến chế tạo
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
328
150
915
409
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
cơ khác
1752
3113
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
207
317
Vận tải kho bãi
Thông tin và truyền thông
408
539
267
7,46
194
428
Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ
6,33
12,42
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
161
8,56
1578
2064
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
15,39
15,35
1389
696
15,81
1464
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh bất động sản
14,65
5,83
11,96
146
290
10,31
979
1538
6,67
482
1149
167
89
342
410
PHỤ LỤC
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
2007
Tăng trưởng
giai đoạn
2007-2014
(%/năm)
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Phụ lục 8
DOANH THU BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÂN THEO
NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 - 2013
10,76
24,39
13,2
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
109
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHỤ LỤC
Phụ lục 9
TỶ LỆ DOANH NGHIỆP KINH DOANH THUA LỖ
TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 - 2013
Ngành kinh tế cấp 2
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Khai khoáng
20,0
36,0
31,1
34,2
22,2
27,1
35,5
39,2
33,3
36,8
36,8
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí
31,0
17,2
14,2
20,5
13,8
19,5
30,3
28,7
28,3
31,5
Xây dựng
13,1
31,0
13,5
25,5
18,6
32,8
35,0
18,4
15,8
37,0
38,4
38,9
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và xe có động 26,8
cơ khác
27,9
21,9
22,9
20,8
21,6
42,6
12,4
43,6
44,6
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
26,1
28,4
30,6
38,5
42,0
42,2
42,7
25,9
43,4
43,2
14,0
16,1
33,6
51,1
59,2
59,3
39,5
32,3
20,1
53,3
23,2
25,5
60,2
51,9
43,6
31,0
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
30,3
24,2
50,8
Hoạt động dịch vụ khác
45,0
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp chế biến chế tạo
Cung cấp nước; hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải
110
Đơn vị: %
12,6
16,4
20,7
Vận tải kho bãi
21,9
Thông tin và truyền thông
46,8
28,5
Hoạt động kinh doanh bất động sản 23,6
47,7
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
27,8
10,6
Hoạt động chuyên môn, khoa học
43,6
và công nghệ
Hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ
Giáo dục và đào tạo
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Toàn bộ
59,7
42,7
29,7
66,0
19,2
20,1
56,1
24,7
22,5
27,7
26,5
45,4
41,7
23,2
31,6
47,2
28,5
23,8
51,2
35,1
42,1
54,0
34,9
42,1
38,6
55,5
36,4
22,0
38,5
42,5
50,6
34,8
50,7
50,5
38,4
53,3
27,3
55,2
55,8
51,8
48,1
26,1
50,9
53,8
52,7
55,2
16,6
52,8
50,1
35,4
24,8
31,7
60,4
64,9
54,7
55,3
52,4
53,0
21,7
44,8
58,2
42,9
29,2
63,3
57,7
64,0
53,7
45,4
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Ngành kinh tế cấp 2
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến chế tạo
Đơn vị: %
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
5,3
5,9
5,5
4,7
4,6
5,3
3,5
3,6
12,7
4,7
14,4
4,5
14,4
15,1
13,4
4,8
3,9
4,5
12,3
5,7
11,5
11,7
3,6
3,8
6,3
7,0
6,6
7,0
6,4
7,1
5,7
5,9
Xây dựng
5,7
2,6
4,3
5,8
5,0
5,8
6,7
6,1
5,5
Vận tải kho bãi
3,7
3,6
3,8
3,2
2,3
3,8
7,2
Thông tin và truyền thông
6,6
14,9
5,9
13,6
6,2
Hoạt động kinh doanh bất động sản
2,9
Hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ
6,2
Cung cấp nước; hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
Hoạt động chuyên môn, khoa học
và công nghệ
8,1
5,1
2,6
3,0
2,2
5,3
3,6
10,1
2,8
7,0
5,0
9,1
4,6
3,1
2,2
2,2
4,2
5,2
3,5
3,6
11,5
13,2
13,7
12,9
12,7
4,8
3,6
5,8
3,9
6,3
3,3
4,2
3,7
4,4
5,0
4,0
5,1
17,7
4,3
4,7
7,4
7,9
7,1
8,4
9,4
4,8
Giáo dục và đào tạo
12,1
12,8
10,4
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
11,2
6,9
8,2
4,4
4,4
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ
5,5
7,8
4,0
5,9
8,2
4,2
6,1
5,6
5,0
2,6
5,3
8,4
5,9
7,6
9,7
9,7
8,7
10,9
3,4
6,5
4,4
4,9
4,5
2,8
5,0
4,8
2,9
5,1
5,1
8,8
6,9
6,9
9,5
5,8
5,5
6,6
3,4
3,6
7,3
5,7
4,4
PHỤ LỤC
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Phụ lục 10
ROA CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 - 2014
5,4
4,3
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
111
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHỤ LỤC
Phụ lục 11
ROE CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 - 2014
Ngành kinh tế cấp 2
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến chế tạo
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
7,9
8,7
9,6
8,5
8,1
9,0
6,4
7,2
15,7
18,0
18,3
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hoà không khí
8,3
9,3
8,2
8,8
Xây dựng
7,4
5,3
5,3
Vận tải kho bãi
6,1
8,2
Thông tin và truyền thông
18,6
21,2
Hoạt động kinh doanh bất động sản
4,9
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
112
2007
9,0
Cung cấp nước; hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải
6,7
7,9
19,2
17,0
15,6
12,0
8,0
8,2
8,5
8,7
8,8
9,7
7,9
9,0
5,6
8,0
7,6
9,3
11,6
9,6
8,2
7,5
6,1
4,8
8,0
14,1
5,7
6,0
8,2
8,3
7,6
6,0
9,2
4,4
5,4
6,5
4,6
6,9
8,2
10,2
12,5
14,8
17,8
18,1
17,8
17,4
8,1
6,2
7,7
10,3
10,2
7,7
10,7
5,6
6,9
6,4
6,1
8,5
17,2
6,8
11,5
9,1
9,3
8,1
Giáo dục và đào tạo
14,1
10,7
19,5
7,5
13,6
12,8
13,6
13,1
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
16,0
10,1
11,9
13,2
13,4
15,1
7,5
7,9
7,4
6,2
8,5
11,7
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ
8,9
5,7
6,9
11,3
9,9
11,4
12,4
13,1
8,5
8,9
7,8
9,3
8,0
Hoạt động chuyên môn, khoa học
và công nghệ
5,0
4,5
6,6
13,2
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
14,6
9,5
12,2
9,1
14,5
7,8
12,1
Hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ
Đơn vị: %
10,4
9,4
8,8
9,2
8,8
7,7
7,1
9,5
8,6
7,0
7,2
9,5
9,2
9,1
10,5
6,6
6,8
6,5
9,1
7,0
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
Ngành kinh tế cấp 2
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Đơn vị: %
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
11,4
10,9
10,6
4,0
3,8
4,2
3,5
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử
10,0
lý rác thải, nước thải
6,5
8,1
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác
1,5
1,9
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến chế tạo
5,2
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí
6,9
Xây dựng
3,4
Vận tải kho bãi
4,2
1,7
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
10,2
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
25,4
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ
4,7
Thông tin và truyền thông
Hoạt động kinh doanh bất động sản
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
5,3
8,4
6,3
8,1
3,7
5,2
4,7
5,6
8,6
10,9
11,1
12,3
10,9
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
10,0
8,1
14,6
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Hoạt động dịch vụ khác
Toàn bộ
8,2
10,8
10,0
8,2
1,6
2,4
6,5
1,7
3,2
7,6
7,6
10,2
7,2
24,4
25,4
20,4
12,1
4,7
7,8
3,0
3,7
9,4
18,3
Giáo dục và đào tạo
8,5
9,8
4,0
6,9
8,1
4,0
3,3
4,0
17,5
7,1
5,4
29,5
8,5
11,3
8,5
10,8
11,3
4,5
12,0
22,8
6,8
17,5
14,3
13,2
4,0
16,2
20,8
5,8
6,3
13,9
24,1
9,7
4,7
4,2
8,2
17,6
8,1
4,0
6,9
18,7
6,3
6,1
10,2
16,1
5,7
4,0
7,4
14,5
9,1
9,2
8,4
13,9
7,5
10,0
6,6
14,3
29,1
10,7
5,5
14,5
23,1
9,0
5,2
3,4
4,2
14,5
16,1
5,7
5,1
8,8
3,9
4,6
16,1
19,2
6,3
10,6
11,1
10,6
10,6
12,5
10,0
13,4
4,3
8,3
4,8
4,9
8,8
14,0
8,5
9,8
PHỤ LỤC
10,0
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
Phụ lục 12
ROS CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007 - 2014
8,6
8,5
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK
113
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
PHỤ LỤC
Phụ lục 13
PHÂN LOẠI CHI TIẾT CÁC DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
(Theo “Hướng dẫn về dịch vụ phát triển kinh doanh” của các tổ chức tài trợ quốc tế.)
1. Tiếp cận thị trường
- Kinh doanh tiếp thị
- Liên kết thị trường
- Hội chợ thương mại và triển lãm sản phẩm
- Phát triển các mẫu sản phẩm cho người mua
- Thông tin thị trường
- Các chuyến đi tiếp thị và các cuộc họp
- Nghiên cứu thị trường
- Phát triển không gian thị trường
- Showroom
- Bao bì
- Quảng cáo
2. Cơ sở hạ tầng
- Lưu trữ và kho bãi
- Vận chuyển và giao hàng
114
- Vườn ươm doanh nghiệp
- Viễn thông
- Chuyển phát nhanh
- Chuyển tiền
- Thông tin thông qua in, phát thanh, truyền hình
- Truy cập Internet
- Dịch vụ máy tính
- Dịch vụ thư ký
3. Vận động chính sách
- Đào tạo trong vận động chính sách
- Phân tích chính sách
- Vận động trực tiếp thay mặt cho doanh nghiệp xã hội
- Tài trợ cho hội nghị
- Nghiên cứu chính sách
4. Cung cấp đầu vào
- Cải thiện công suất để nhà cung cấp cung cấp thường xuyên chất lượng đầu vào
- Tạo điều kiện cho việc thành lập nhóm người mua với số lượng lớn để giảm chi phí
- Thông tin về nguồn cung cấp đầu vào
5. Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn
- Nghiên cứu khả thi và kế hoạch kinh doanh
- Nhượng quyền thương mại
- Đào tạo quản lý
PHỤ LỤC
- Chuyến thăm trao đổi và tour du lịch kinh doanh
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
- Chắp nối các DNNN để cung cấp đầu vào
- Tập huấn kỹ thuật
- Tư vấn/dịch vụ tư vấn
- Dịch vụ pháp lý
- Tư vấn tài chính và thuế
- Kế toán và sổ sách kế toán
6. Công nghệ và phát triển sản phẩm
- Chuyển giao công nghệ/thương mại
- Liên kết các nhà cung cấp công nghệ
- Tạo điều kiện mua sắm công nghệ
- Chương trình đảm bảo chất lượng
- Cho thuê thiết bị
- Dịch vụ thiết kế
7. Cơ chế thay thế dịch vụ tài chính
- Bao thanh toán - cấp vốn lưu động cho các đơn hàng đã được xác nhận
- Cổ phần tài chính
- Thu xếp các nhà cung cấp tín dụng
115
2. Báo cáo thường niên Hoạt động Sở hữu Trí tuệ, Cục SHTT, Bộ KH&CN, 2014;
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNDP (2005), Phát
triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam - chìa khóa cho tăng trưởng bền vững, Hà Nội,
Việt Nam.
T̀I LỊU THAM KH̉O
1. Abonyi, G (2015). “Những thực tiễn tốt trong việc quốc tế hóa doanh nghiệp nhỏ
và vừa”. Thương mại và đầu tư cho khu vực ASEAN và Đông Á, (in Oum. S., P.
Intarakumnerd, G. Abonyi and S. Kagami (eds.), Innovation, Technology Transfers,
Finance, and Internationalization of SMEs’ Trade and Investment, ERIA Research
Project Report FY2013, No.14.Jakarta: ERIA, pp.37-96.).
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. Chương trình Phát triển dự án Mekong và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
(2000), Tài liệu hội thảo quốc tế về các dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam,
Hà Nội, Việt Nam.
5. CIEM (2008), Đề tài Phát triển dịch vụ thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
6. CIEM (2008), Thông tin chuyên đề “Nâng cao chất lượng xuất nhập khẩu trong thời
kỳ hội nhập”.
7. CIEM (2014), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả điều tra doanh
nghiệp nhỏ và vừa năm 2013. Nhà xuất bản Tài chính.
8. Danh sách tổ chức đại diện SHCN (cập nhật ngày 10/6/2015), Cục SHTT, Bộ KH&CN;
9. Đinh T. Hinh (2013), Phát triển công nghiệp nhẹ ở Việt Nam: Nền tảng tạo việc làm
và sự thịnh vượng ở một nền kinh tế thu nhập trung bình. Ngân hàng Thế giới.
10. Dorothy I. Riddle và Trần Vũ Hoài, Chúng ta biết gì về thị trường Dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh?, Tài liệu hội thảo quốc tế về các dịch vụ phát triển kinh doanh tại Việt Nam,
Hà Nội, Việt Nam, 2000.
11. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2009). Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch
vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025, Hà Nội, Việt Nam.
12. Đường Quân (2012), Quản lý chiến lược quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp.
13. EUROCHAM (2016), Sách trắng 2016 - Các vấn đề thương mại đầu tư và kiến nghị.
117
T̀I LỊU THAM KH̉O
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
14. GEM (2016), Báo cáo chỉ số kinh doanh toàn cầu 2015. Global Entrepreneurship
Monitoring Report. 2016.
15. Hoàng Văn Hải (2007), Phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.
16. J.Michael Geringer & Jeanne M.MmcNett (2010), Kinh doanh quốc tế - Thách thức
của toàn cầu hóa, 12th, McGraw - Hill Irwin
17. JERI-VCCI. Báo cáo điều tra khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong
ngành công nghiệp hỗ trợ 2010.
18. Lê Quang Trực, Trần Văn Hòa, Nguyễn Việt Anh. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển
thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh - định hướng phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ
kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên - Huế.
19. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2005;
20. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2009;
21. Mai Văn Nam và Hoàng Phương Đài. Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ cho doanh
nghiệp nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2012:22b 242-253,
Trường Đại học Cần Thơ.
22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Kỷ yếu hội thảo “Việt Nam trở thành trung tâm
chế tạo của thế giới”
23. Nguyễn Đông Phong và Bùi Thanh Tráng. Dịch vụ phát triển kinh doanh ở thành phố
Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp. Tạp chí Phát triển kinh tế, 173, (2005), 9 - 12.
118
24. Nguyễn Đông Phong và Bùi Thanh Tráng. Hoạt động quảng cáo tại thành phố
Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 199, (2007),
29 - 33.
25. Nguyễn Văn Phát. Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Thừa Thiên - Huế, Báo cáo
tổng kết đề tài cấp bộ B2006-ĐHH.06-08, Huế, Việt Nam, 2008.
26. OECD (2013), Thúc đẩy DNNVV tham gia vào thị trường toàn cầu.
27. OECD (2015). Sự tham gia của các nước đang phát triển trong chuỗi giá trị toàn cầu.
28. Phạm Quốc Trung (2008), “Thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong quá trình hội
nhập”, Nhà xuất bản Tài chính, tr.127.
29. Phạm Ngọc Thắng. Dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh ở Việt Nam. Luận văn thạc
sỹ, 2007.
30. Quy chế kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Cục SHTT, Bộ KH&CN, 2009;
31. Thông báo kết quả Hội nghị Toàn quốc về quản lý sở hữu trí tuệ năm 2014, Cục
SHTT, Bộ KH&CN, 2014;
32. Trần Kim Hào. Thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2005.
34. UNCTAD/WTO (2004), Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ, Tài liệu hướng dẫn
dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, Trung tâm Thương mại quốc tế.
35. UNIDO-MPI (2011), Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam. Tìm hiểu tác động của
FDI lên phát triển công nghiệp của Việt Nam.
36. VCCI (2007). Cam kết WTO về các dịch vụ kinh doanh, Hà Nội, Việt Nam.
38. VCCI (2014), Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2013, chủ đề năm: Phát
triển doanh nghiệp và chất lượng tăng trưởng. NXB Thông tin và Truyền thông.
39. VCCI (2015), Báo cáo tổng hợp động thái doanh nghiệp Việt Nam 4 tháng đầu năm 2015.
40. VCCI, CIEM, GTZ (2003), Môi trường pháp lý cho dịch vụ phát triển kinh doanh tại
Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
T̀I LỊU THAM KH̉O
37. VCCI (2012), Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2011, chủ đề năm: Liên
kết kinh doanh. NXB Thông tin và Truyền thông.
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
33. UNCTAD. Báo cáo đầu tư thế giới 2014
41. Vũ Việt Quảng. Phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tạp chí Phát triển kinh
tế. 173, (2005), 5 - 8.
42. WEF (2013), Diễn đàn kinh tế thế giới - Tương lai ngành chế tạo - Các cơ hội dẫn dắt
tăng trưởng kinh tế.
119
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2015
CHỦ ĐỀ NĂM: DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc: TRẦN CHÍ ĐẠT
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó giám đốc: NGÔ THỊ MỸ HẠNH
Biên tập:
NGUYỄN LONG BIÊN
NGUYỄN THỌ VIỆT
TRƯƠNG MINH ĐỨC
Trình bày sách: NGUYỄN MẠNH HOÀNG
Sửa bản in:
NGUYỄN THỌ VIỆT
Thiết kế bìa:
TRẦN HỒNG MINH
TRƯƠNG MINH ĐỨC
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Website: www.nxbthongtintruyenthong.vn
Trụ sở: Số 9, Ngõ 90, Phố Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
ĐT Biên tập: 04.35772143
ĐT Phát hành: 04.35772138
E-mail:
[email protected]
Fax: 04.35579858
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 8A đường D2, P25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.35127750, 08.35127751
Fax: 08.35127751
E-mail: cnsg.nxbtttt@ mic.gov.vn
Chi nhánh TP. Đà Nẵng: Lô C1 đường Trần Hưng Đạo, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3897467
Fax: 0511.3843359
E-mail: cndn.nxbtttt@ mic.gov.vn
Chi nhánh Tây Nguyên: 28B, Y Bih Alêo, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại: 0500.3808088
Mã ISBN: 978-604-80-1743-9
In 400 bản, khổ 20,5x26,5cm tại Công ty Cổ phần In và Thương mại Ngọc Hưng
Số xác nhận đăng ký xuất bản: 865-2016/CXBIPH/1-47/TTTT
Địa chỉ: Số 32, ngõ 97, thôn Đình Thôn, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số quyết định xuất bản:132/QĐ-NXB TTTT ngày 08 tháng 4 năm 2016
In xong và nộp lưu chiểu quí II năm 2016.
Mã số: KK 17 HM 16