Bước tới nội dung

ZSU-23-4 Shilka

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ZSU-23-4 "Shilka"
LoạiPháo cao xạ tự hành
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1962-nay
Sử dụng bởi Liên Xô
 Nga
 Việt Nam
 Lào
 Cuba
 Belarus
 Cộng hòa Dân chủ Đức
 Mông Cổ
 Ấn Độ
 Angola
 Ba Lan
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Iran
 Iraq
 Ai Cập
 Syria
 Libya
 Mozambique
 Ethiopia
 Hungary
TrậnChiến tranh Yom Kippur

Chiến tranh Vùng Vịnh

Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan

Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất

Chiến tranh Chechnya lần thứ hai
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1957-1962
Nhà sản xuấtXưởng cơ khí Mytishchi (MMZ)
Giai đoạn sản xuất1964-1982
Số lượng chế tạoKhoảng 6.500[1]
Thông số
Khối lượng19 tấn[2][3]
Chiều dài6,535 m[3]
Chiều rộng3,125 m[3]
Chiều cao2,576 m (3.572 m gồm cả radar)[2][4]
Kíp chiến đấu4 (chỉ huy, người lái, xạ thủ, vận hành radar)

Phương tiện bọc thépthép hàn, tháp pháo dày 9,2 mm, thân dày 15 mm[5]
Vũ khí
chính
4 khẩu pháo tự động 23 mm 2A7 (súng phòng không tự động 4 nòng AZP-23 "Amur"), 2000 viên đạn
Động cơđộng cơ diesel 4 thì 6 cylinder V-6R 19,1 lít
280 hp (209 kW) với 2.000 rpm[6]
Công suất/trọng lượng14,7 hp/tấn (11,0 kW/tấn)
Hệ thống treoindividual torsion bar with hydraulic shock absorbers of 1st, 5th left and 6th right road wheels
Khoảng sáng gầm400 mm[3]
Sức chứa nhiên liệu515 l[7]
Tầm hoạt động450 km (trên đường), 300 km (ngoài đường)[8]
Tốc độ50 km/h (road), 30 km/h (off-road)[8]

ZSU-23-4 "Shilka" (tiếng Nga: ЗСУ-23-4 «Ши́лка») là loại pháo cao xạ tự hành bọc thép hạng nhẹ có trang bị radar do Liên Xô chế tạo. ZSU là viết tắt của Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (tiếng Nga: Зенитная Самоходная Установка - ЗСУ). Shilka là đặt theo tên một dòng sôngNga. Con số 23 là chỉ cỡ nòng súng. Con số 4 chỉ số lượng nòng súng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây Liên Xô có loại ZSU-57-2 nhưng nó không hiệu quả mặc dù hai khẩu pháo 57 mm có hỏa lực mạnh nhưng nó chỉ mang theo một lượng đạn nhỏ, thiếu radar, và không thể bắn khi di chuyển

Súng máy hạng nặng phòng không ZPU 14,5 mm không đủ cao. Một phiên bản khác là ZU-23-2 có cỡ nòng 23 mm với hai nòng pháo.

Vào năm 1957, ZSU-23-4 "Shilka" được phát triển cùng với ZSU-37-2 "Yenisei". Năm 1965, chúng được đưa vào phục vụ nhằm thay thế tất cả các ZSU-57-2 trong các đơn vị phòng không đầu những năm 1970.

ZSU-23-4 "Shilka" được coi là mối đe dọa với NATO trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Và được sử dụng bởi hầu hết các nước trong khối Hiệp ước Warsaw và các nước khác ủng hộ Liên Xô. Khoảng 2.500 ZSU-23-4 trong tổng số sản xuất 6.500, đã được xuất khẩu đến 23 quốc gia.

ZSU-23-4 đã phục vụ trong Chiến tranh Yom Kippur (1973) và các cuộc xung đột Ả Rập-Israel khác, cuộc Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), và Chiến tranh vùng Vịnh I (1990). Trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, nó đã phát huy hiệu quả trong đối phó với không quân Israel. Phi công Israel cố gắng bay thấp để tránh tên lửa 2K12 Kub (NATO: SA-6 'Gainful') lại thường bị bắn hạ bởi ZSU-23-4 có tầm bắn tới 2,5 km. Khoảng 11 tới 31 máy bay Israel đã bị ZSU-23-4 bắn hạ trong cuộc chiến này.

Trong cuộc Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan, ZSU-23-4 được sử dụng rộng rãi và có hiệu lực rất lớn trong bắn phá quân Mujahideen ở vùng núi. Các pháo 23mm của ZSU-23-4 có thể để nâng nòng góc cao hơn nhiều (−4° to +85°) so với các loại vũ khí trên BMP, BTR, T-55, hoặc T-62.[9] Quân đội Nga cũng sử dụng ZSU 23-4 để chiến đấu ở Chechnya.

mặt trước ZSU-23-4.
hình vẽ ZSU-23-4.
ZSU-23-4 ở viện bảo tàng Yad la-Shiryon, Israel.
ZSU-23-4 với Marine Corps Base Camp Pendleton.
ZSU-23-4 ở viện bảo tàng chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ở Kiev.
Một bức ảnh ZSU-23-4.

Các nước sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Các nước đã và đang sử dụng Shilka

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Самоходная артиллерия - Военный паритет: мобильная МБР Тополь, основной боевой танк Т-90, истребитель МиГ-29, ракета Булава, ракеты средней дальности
  2. ^ a b “ЗСУ-23-4 "Шилка" - Army.lv”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ a b c d “В Боях На «Шилке»”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  4. ^ “СВЗРИУ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  5. ^ “ЗСУ-23-4 Шилка”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  6. ^ Зенитная Самоходная Установка ЗСУ-23-4 "Шилка"
  7. ^ “ПВЗРККУ: ЗСУ-23-4 "Шилка". Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  8. ^ a b ZSU-23-4 'Shilka'
  9. ^ Russian General Staff (translated and edited by Lester Grau and Michael Gress) (2002); The Soviet–Afghan War: How a Superpower Fought and Lost; University Press of Kansas, p. 38. ISBN 0-7006-1185-1.
  10. ^ a b c d e f g h i j k l m n o ЗЕНИТНЫЕ САМОХОДНЫЕ УСТАНОВКИ (ЗСУ)
  11. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa “ZSU-23-4”. Jane's Information Group. ngày 30 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.[liên kết hỏng]
  12. ^ a b c d e f g The World Defence Almanac 1995-1996. Military Technology. 1996
  13. ^ “MILITARIUM - Wojsko Polskie - Uzbrojenie”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2009.
  14. ^ ZSU Shilka self-propelled ADGM

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]