Bước tới nội dung

Yosano Akiko

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Akiko Yosano
Sinh(1878-12-07)7 tháng 12 năm 1878
Sakai, Osaka, Nhật Bản
Mất29 tháng 5 năm 1942(1942-05-29) (63 tuổi)
Tokyo, Nhật Bản
Nghề nghiệpNhà thơ, nhà văn
Thể loạiThơ, văn
Tác phẩm nổi bậtKimi Shinitamou koto nakare
Phối ngẫuTekkan Yosano

Akiko Yosano (与謝野 晶子, tên khai sinh là Shō Hō: 鳳 志よう, 7 tháng 12 năm 1878 – 29 tháng 5 năm 1942) – nữ nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình, nhà hoạt động nữ quyền và nhà cải cách xã hội hoạt động trải suốt giai đoạn cuối thời kỳ Minh Trị, thời kỳ Đại Chính và đầu thời kỳ Chiêu Hòa, Nhật Bản. Akiko Yosano là một trong những người nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong số các nhà thơ nữ hậu cổ điển của Nhật Bản.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Yosano sinh ra trong một gia đình thương gia giàu có ở Sakai, gần Osaka. Cha cô là chủ một cửa hàng bánh kẹo và là nhà cung cấp của triều đình; Tuy nhiên, ngoài việc kinh doanh, ông rất quan tâm đến nghệ thuật và khoa học. Yosano nhận được một nền giáo dục tuyệt vời. Từ thời thơ ấu cô rất thích đọc các tác phẩm văn học và được đọc nhiều trong thư viện của cha cô. Cô cũng rất thích thơ cổ điển Nhật Bản. Khi còn là một học sinh trung học, cô bắt đầu gửi đăng các bài thơ Tanka đầu tay của mình ở tạp chí thơ Myōjō (Sao Mai) và cô đã trở thành một trong những tác giả có đóng góp quan trọng nhất cho tạp chí này. Tổng biên tập của tạp chí là nhà thơ Tekkan, người đã dạy cho Yosano làm thơ tanka. Họ gặp nhau từ ngày ông đến OsakaSakai để giảng dạy và hội thảo. Cũng từ đây tình yêu đã nảy sinh giữa hai người, mặc dù khi đó Tekkan đã có vợ và hai con trai.

Tập thơ đầu tiên của Yosano Akiko: Tóc rối (Midaregami- み だ れ 髪 - trong thơ ca thời trung cổ tóc rối tượng trưng cho niềm đam mê) – Tập thơ này xuất bản năm 1901 và ngay lập tức thu hút sự chú ý của những người sành thơ. Thế rồi Yosano Akiko chia tay cha mẹ và đến sống với Tekkan, khi đó cũng đã ly dị. Yosano tiếp tục làm thơ và in nhiều tập thơ khác.

Thời kỳ 19011910 là những năm tháng mà Yosano sáng tác thành công nhất. Vinh quang đã đến với Yosano, bà tiếp tục viết phê bình, dịch các tác phẩm cổ điển ra tiếng Nhật hiện đại, trong đó có cả Truyện kể Genji (源氏物語) nổi tiếng của Nhật Bản. Là người theo đuổi chủ nghĩa Hòa bình, bà đấu tranh cho quyền của phụ nữ và trở thành một trong những người sáng lập Học viện nữ Bunka Gakuin.

Về đời sống hôn nhân, bà sinh 13 người con, 11 người trong số họ sống đến tuổi trưởng thành. Chính trị gia nổi tiếng Nhật Bản Yosano Kaoru là một trong những đứa cháu của bà.

Yosano qua đời vì một cơn đột quỵ vào năm 1942, ở tuổi 63. Bà ra đi vào thời kỳ khốc liệt của cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, báo chí đã quên cái chết của bà, và sau khi chiến tranh kết thúc, tác phẩm của bà đã bị quên lãng bởi các nhà phê bình và công chúng nói chung. Tuy nhiên, trong mấy chục năm gần đây, phong cách gợi cảm lãng mạn của thơ bà đã trở lại nổi tiếng và sự nổi tiếng này ngày một tăng.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Một bài thơ nổi tiếng với nhiều cách dịch

[sửa | sửa mã nguồn]
Akiko và chồng Tekkan
その路をずつと行くと
死の海に落ち込むと教へられ、
中途で引返した私、
卑怯な利口者であつた私、
それ以来、私の前には
岐路と
迂路とばかりが続いてゐる。
Cowardice
They told me that the road I took
would lead me to the Sea of Death;
and from halfway along I turned back.
And ever since, all the paths I have roamed
were entangled, and crooked, and forsaken.
Sono michi o zutto yuku to
Shi no umi ni ochikomu to oshierare,
Chūto de hikikaeshita watashi,
Hikyō na rikō-mono de atta watashi,
Sore irai, watashi no mae ni wa
Eda-michi to
Mawari-michi to bakari ga tsuzuite iru.
Sự hèn nhát
Họ nói rằng con đường mà tôi đã đi
chỉ có thể dẫn tôi đến đại dương của cái chết,
và đến giữa đường thì tôi quay lại
Và từ lúc đó, những con đường tôi đã đi qua
đều đã bị vỡ, và cong lại, và bị lãng quên

Một số tập thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề tiếng Nhật Tựa đề tiếng Việt Chú thích
1901 みだれ髪
Midaregami
Tóc rối Tập thơ nổi tiếng nhất của bà gồm 400 bài tanka.
1906 夢の花
Yume no hana
Giấc mơ hoa
1913 夏より秋へ
Natsu yori aki e
Từ hạ sang thu
1942 白櫻集
Hakuōshū
Anh đào trắng Thi tập viết sau cái chết của chồng bà năm 1935, và được xuất bản sau khi bà mất.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]