Wikipedia:Bút chiến
Trang này giải thích một quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Xin đừng sửa đổi trang này trừ khi sửa đổi của bạn đã được sự đồng thuận. Nếu bạn muốn đề nghị những sửa đổi hoặc hoài nghi về quy định nào đó, xin hãy sử dụng trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Đừng dùng các sửa đổi để tranh cãi với các biên tập viên khác, bất đồng cần được giải quyết thông qua thảo luận. |
Bút chiến xảy ra khi các biên tập viên bất đồng quan điểm về nội dung của một trang nào đó và liên tục lùi sửa các đóng góp của nhau, thay vì cố gắng giải quyết những bất đồng ấy thông qua thảo luận. Bút chiến là một hành vi không mang tính xây dựng thậm chí gây thù hận lẫn nhau, khiến mọi người khó đạt được đồng thuận hơn nếu không muốn nói là càng thêm chia rẽ. Những thành viên tham gia bút chiến có thể bị chặn hoặc cấm sửa đổi. Lưu ý rằng một biên tập viên liên tục lùi sửa về phiên bản mình thích cũng là bút chiến, dù có chính đáng hay không: không có lý do gì để nói "nhưng những sửa đổi của tôi là đúng, vậy nên đó không phải bút chiến".
Có một quy định được biết đến với tên gọi ba lần lùi sửa (3RR). Lùi sửa có nghĩa là lùi lại những thay đổi của biên tập viên khác. Quy định 3RR nói rằng một biên tập viên không được thực hiện trên ba lần lùi sửa, một phần hoặc toàn bộ, dù là thay đổi trên nội dung này hay nội dung khác của cùng một bài viết trong vòng 24 giờ. Hành động chơi trò luẩn quẩn với hệ thống bằng cách lùi sửa lần thứ tư khi vừa hết thời hạn 24 giờ nói trên cũng được coi là vi phạm 3RR. Cũng có một số ngoại lệ cho quy định này, thí dụ như lùi sửa phá hoại hoặc vi phạm quy định về tiểu sử người đang sống; xem bên dưới để biết thêm chi tiết. Quy định ba lần lùi sửa là một giới hạn hợp lý trong một số trường hợp khi bút chiến xảy ra nhanh chóng, nhưng nó không phải là định nghĩa duy nhất của "bút chiến", và bút chiến cũng có thể xảy ra mà không vi phạm 3RR.
Bút chiến là gì?
Wikipedia khuyến khích các biên tập viên hãy táo bạo. Một thay đổi có khả năng gây tranh cãi có thể sẽ được tạo ra để xem có bị phản đối hay không. Một biên tập viên khác có thể sẽ lùi sửa nó. Đây được coi là quy trình táo bạo, lùi sửa, thảo luận (BRD). Bút chiến chỉ xảy ra nếu tình huống này trở thành một loạt lùi sửa đi lùi sửa lại. Tuy nhiên, không phải hành động lùi sửa hay thay đổi gây tranh cãi nào cũng được xem là bút chiến:
- Lùi sửa phá hoại không phải là bút chiến. Lưu ý rằng thay đổi theo quy định về thái độ trung lập, thêm bớt nội dung bài viết nói chung, hay các thay đổi có thiện ý khác không được coi là phá hoại. Xem Các dạng phá hoại và Những hành động không được cho là phá hoại.
- Lùi sửa trên cơ sở các quy định và chính sách của Wikipedia không được coi là bút chiến. Ví dụ, lùi sửa theo quy định về tiểu sử người đang sống, khi có một số nội dung không nguồn được thêm vào, thì các thông tin đó cần phải được loại bỏ ngay để tránh các hậu quả có thể xảy ra.
- Lùi lại các sửa đổi của những người dùng đang bị cấm hoặc chặn không được coi là bút chiến.
- Lùi lại sửa đổi trên trang thảo luận của chính mình ít khi được coi là bút chiến. Theo truyền thống, Wikipedia cho phép người dùng thoải mái quản lý không gian tên người dùng riêng của mình nếu họ thấy cần thiết.
Khi lùi sửa, cần chú ý nêu lý do bạn lùi sửa. Lý do có thể được nêu trong tóm lược sửa đổi và/hoặc trang thảo luận. Các công cụ chống phá hoại như Twinkle, Huggle hay Lùi sửa hàng loạt không nên dùng để lùi sửa các sửa đổi thiện ý mà không có tóm lược sửa đổi thích hợp.
Quy định ba lần lùi sửa
Các biên tập viên có liên quan đến bút chiến có thể bị cấm sửa đổi để tránh cản trở đến việc phát triển bài viết hơn nữa. Dù bút chiến dưới bất cứ hình thức nào cũng đều có thể bị chế tài, và có một quy tắc luôn được áp dụng trong các hình thức bút chiến là quy định ba lần lùi sửa (tiếng Anh: three-revert rule, hay 3RR). Nếu người dùng nào vi phạm đều thường sẽ bị cấm.
Quy định ba lần lùi sửa được tóm gọn như sau: