Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2012/05
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HelgolandLớp thiết giáp hạm Helgoland là lớp thiết giáp hạm dreadnought thứ hai của Hải quân Đế quốc Đức. Được chế tạo từ năm 1908 đến năm 1912, lớp bao gồm bốn chiếc: Helgoland, Ostfriesland, Oldenburg và Thüringen. Thiết kế của chúng là một sự cải tiến đáng kể so với những chiếc thuộc lớp Nassau dẫn trước; chúng có dàn pháo chính với cỡ pháo lớn hơn, thay vì 28 cm (11 in) trang bị trên những chiếc trước đây, và một hệ thống động lực được cải tiến. Lớp Helgoland có thể dễ dàng phân biệt với lớp Nassau dẫn trước nhờ ba ống khói được sắp xếp gần nhau thay vì hai ống khói lớn như của lớp trước. Các con tàu vẫn giữ lại cách sắp xếp các tháp pháo chính theo hình lục giác khá bất thường của lớp Nassau. Những chiếc trong lớp đã phục vụ cùng nhau như là một đơn vị: Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 1, cùng với những chiếc trong lớp Nassau trong thành phần Đội 2. Chúng đã tham gia hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm Trận Jutland tại Bắc Hải và Trận chiến vịnh Riga trong biển Baltic. Cả bốn chiếc đều đã sống sót qua chiến tranh và đều không nằm trong bộ phận của Hạm đội Biển khơi Đức bị chiếm giữ tại Scapa Flow sau chiến tranh. [ Đọc tiếp ] |
SMS Von der TannSMS Von der Tann là chiếc tàu chiến-tuần dương đầu tiên được Hải quân Đế chế Đức chế tạo, cũng là chiếc tàu chiến chủ lực đầu tiên của Đức vận hành bằng turbine hơi nước. Vào lúc được chế tạo, Von der Tann là chiếc tàu chiến kiểu dreadnought nhanh nhất, có khả năng đạt tốc độ trên 27 kn (50 km/h). Được chế tạo bởi hãng đóng tàu Blohm & Voss tại Hamburg, với tên được đặt theo Ludwig von der Tann, Von der Tann chính là “con ngựa thồ” của Hải đội Tuần tiễu thuộc Hạm đội Biển khơi Đức. Von der Tann được thiết nhằm đối phó lại lớp tàu chiến-tuần dương Invincible của Anh. Trong khi thiết kế của Đức mang một cỡ pháo hơi nhỏ hơn, chỉ 28 cm (11 in) so với cỡ 30,5 cm (12,0 in) của loại hải pháo BL 12 inch Mk X trên các con tàu Anh, Von der Tann lại nhanh hơn và có vỏ giáp mạnh hơn đáng kể. Von der Tann đã đặt ra một tiền lệ cho các tàu chiến-tuần dương Đức, mang một vỏ giáp mạnh hơn các đối thủ Anh, cho dù phải đánh đổi với cỡ pháo nhỏ hơn. [ Đọc tiếp ] | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chiến dịch Barvenkovo-LozovayaChiến dịch Barvenkovo-Lozovaya là một hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại sườn phía Nam mặt trận Xô-Đức, chiến trường chính của chiến dịch là khu vực tam giác Barvenkovo-Volchansk-Krasnograd ở phía Đông Kharkov, trên khu vực nằm giữa hai con sông Bắc Donets và Oskol. Dựa vào ưu thế tương đối về binh lực tại khu vực mặt trận Tây Nam, Phương diện quân Tây Nam đã đệ trình kế hoạch chiến dịch từ cuối tháng 2 năm 1942 với ý đồ chiếm lại Kharkov bằng hai đòn vu hồi từ phía Bắc và phía Nam. Kế hoạch này bị Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô phản đối vì khi tính toán tại thì thấy không được bảo đảm về nhân lực và vật chất. Tuy nhiên, I. V. Stalin lại ủng hộ kế hoạch này và lệnh cho Bộ Tổng tham mưu phải tuân thủ do Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam S. K. Timoshenko cam đoan sẽ thành công. Khởi đầu ngày 12 tháng 5, sau ba ngày tấn công, bốn tập đoàn quân bộ binh và hai quân đoàn xe tăng Liên Xô đã tiến công đến cách phía Bắc và phía Nam Kharkov khoảng 40 đến 60 km. Ngày 14 tháng 5, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bắt đầu giai đoạn đệm của Chiến dịch Blau với mục đích chiếm một số bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công lớn vào mùa hè tại phía Nam mặt trận Xô-Đức. [ Đọc tiếp ] |
SMS Friedrich der GroßeSMS Friedrich der Große là chiếc thứ hai trong lớp thiết giáp hạm Kaiser của Hải quân Đế quốc Đức trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Friedrich der Große được đặt lườn vào ngày 26 tháng 1 năm 1910 tại xưởng tàu của hãng AG Vulcan ở Hamburg, được hạ thủy vào ngày 10 tháng 6 năm 1911 và được đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào ngày 15 tháng 10 năm 1912. Con tàu được trang bị mười khẩu pháo 30,5 cm được bố trí trên năm tháp pháo nòng đôi, và đạt được tốc độ tối đa 23,4 hải lý một giờ. Friedrich der Große được phân về Hải đội Chiến trận 3 của Hạm đội Biển khơi Đức trong hầu hết thời gian của Thế chiến thứ nhất, và đã phục vụ như là soái hạm của hạm đội từ khi đưa vào hoạt động cho đến năm 1917. Cùng với các tàu chị em cùng lớp Kaiser, Kaiserin, König Albert và Prinzregent Luitpold, Friedrich der Große đã tham gia hầu hết các hoạt động hạm đội chủ yếu trong Thế chiến thứ nhất, bao gồm trận Jutland từ ngày 31 tháng 5 đến 1 tháng 6 năm 1916. [ Đọc tiếp ] | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tượng Nữ thần Tự doTượng Nữ thần Tự do là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước cực lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ. Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ. Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm quốc tế. Riêng cánh tay phải cầm ngọn đuốc được trưng bày tại Công viên Quảng trường Madison của Thành phố New York từ năm 1876 đến năm 1882. [ Đọc tiếp ] |