Wikipedia:Ủy ban hoan nghênh
Thành viên của Ủy ban hoan nghênh sẽ hoan nghênh những thành viên mới đã thực hiện những sửa đổi mang tính xây dựng và hỗ trợ họ khởi đầu theo nhiều cách khác nhau. Bạn không bị bắt buộc phải gia nhập Ủy ban này trừ khi bạn có thái độ tốt và sẵn lòng giúp người mới đến làm quen với Wikipedia. Bạn có thể giúp[sửa | sửa mã nguồn]Hoan nghênh người mới đến[sửa | sửa mã nguồn]Hoạt động chính của chúng tôi là chào mừng người mới đến đã thực hiện những sửa đổi "mang tính xây dựng". Để làm điều đó, chúng tôi sẽ đăng những thông điệp chào mừng lên trang thảo luận của họ (nếu họ chưa có trang thảo luận, hãy tạo gúp họ!). Tốt nhất hãy tự đăng một thông điệp chào mừng do chính tay bạn viết, nhưng để tiết kiệm thời gian bạn có thể sử dụng bản mẫu Hoan nghênh. Hãy luôn nhớ kiểm tra những sửa đổi của họ trước (xem bên dưới). Bản mẫu Hoan nghênh[sửa | sửa mã nguồn]Bạn có thể đi tới Bản mẫu:Hoan nghênh và xem danh sách đầy đủ các bản mẫu Hoan nghênh của dự án ở phần tài liệu bản mẫu, hoặc tìm trong Thể loại:Bản mẫu hoan nghênh. Các bản mẫu được sử dụng nhiều nhất hiện nay là {{thế:Welcome8}} và {{thế:Welcome12}}. Bạn cũng có thể tùy nghi chọn dùng bản mẫu mà bạn thích trong danh sách trên. Để sử dụng các bản mẫu này, hãy gõ một trong những đoạn sau vào trang thảo luận thành viên: ==Hoan nghênh== {{thế:Welcome8}} ~~~~ hoặc ==Hoan nghênh== {{thế:Welcome12}} ~~~~ Việc này sẽ tạo ra đề mục "Hoan nghênh" và hiển thị thông báo Hoan nghênh phía dưới. Hãy chắc rằng bạn đã đặt thông báo chào mừng ở trang thảo luận thành viên chứ không phải trang thành viên của họ. Điều này giúp đảm bảo rằng họ sẽ nhận được thông báo tự động "Bạn có tin nhắn mới" ngay lập tức. Hãy nhớ rằng mọi bản mẫu hoan nghênh phải được "thế:" chứ không được nhúng. Hoan nghênh bằng Twinkle[sửa | sửa mã nguồn]Twinkle cũng có chức năng hoan nghênh. Quy ước hoan nghênh[sửa | sửa mã nguồn]Tóm lược sửa đổi của bạn nên ghi đơn giản là "Hoan nghênh" và không nên đánh dấu là sửa đổi nhỏ.
Kiểm tra thời gian trong lịch sử đóng góp của họ. Nếu họ đã thực hiện những sửa đổi từ vài tháng trước, vậy thì không cần thiết phải hoan nghênh.
Không cần cảm ơn bot vì những đóng góp của chúng hay hoan nghênh chúng. Hãy để yên cho chúng làm việc.
Trước khi hoan nghênh thành viên, bạn nên kiểm tra những đóng góp gần đây của họ. Vài thành viên mới dùng tài khoản của họ chỉ để phá hoại hoặc phạm quy định bằng nhiều cách khác nhau. Nếu một thành viên phá hoại trang nào đó, bạn nên gửi bản mẫu cảnh báo, ví dụ như {{thế:cb-advert1}} tới trang thảo luận của họ. Đừng" cảm ơn phá hoại vì những đóng góp của họ.
Một số thành viên tạo tài khoản chỉ để quảng cáo cho họ, cho công ty của họ hoặc những thứ khác. "Đừng" cảm ơn những kẻ chuyên đi spam vì những đóng góp của họ. Bạn cần một mức độ kinh nghiệm nhất định để nhận ra những "thể loại" này.
Nhiều người mở tài khoản chỉ để dùng cho một mục đích. Phần lớn những tài khoản này là của những thành viên không có ý định quay lại biên tập Wikipedia nữa. Bạn cần một mức độ kinh nghiệm nhất định để nhận ra những "thể loại" này.
Nếu bạn phát hiện ra những đóng góp sai phạm vô ý của người mới đến, bạn có thể nhắc đến chúng trong thông điệp chào mừng mà bạn sẽ gửi. Cá nhân hóa thông điệp của bạn[sửa | sửa mã nguồn]Cách hay nhất để cho người khác thấy họ thật sự đươc hoan nghênh là cởi mở với nhu cầu của họ. Hãy quan sát những đóng góp của họ và cá nhân hóa thông điệp của bạn theo đó. Ví dụ:
Hoan nghênh thành viên ở gần bạn[sửa | sửa mã nguồn]Cách tốt nhất để thu hút thành viên mới đến Wikipedia là hoan nghênh những thành viên ở cùng khu vực với bạn. Nếu một thành viên mới thấy rằng có những thành viên khác ở cùng cộng đồng với mình, họ sẽ có xu hướng bị thu hút hơn, đặc biệt là ở tỉnh lẻ. Điều này chỉ áp dụng nếu bạn tự nêu ra mình đang ở đâu cách đặt userbox ở trang thành viên. Nhưng bạn cũng có thể cá nhân hóa thông điệp hoan nghênh của bạn bằng cách nói với thành viên khác bạn đến từ đâu ở trang thảo luận của họ. Làm sao biết được thành viên mới ở gần mình? Thật ra, trừ khi họ tự khai thông tin đó ở trang thành viên, bạn không thể nào biết được. Nhưng bạn có thể đưa bài viết về thành phố hoặc nơi bạn đang sống vào danh sách theo dõi. Nếu bạn phát hiện một thành viên mới có những sửa đổi đáng kể ở bài viết nào đó, khả năng rất cao là thành viên đó ở cùng khu vực với bạn. Hãy tưởng tượng họ sẽ ngạc nhiên thế nào khi thấy một thông điệp hoan nghênh từ một đại diện Wikipedia đến từ chính cộng đồng của họ! Cuối cùng nhưng chưa hết[sửa | sửa mã nguồn]Đừng lạm dụng và sử dụng hệ thống hoan nghênh một cách tùy ý. Đóng góp nội dung mới, sửa chữa các lỗi ngữ pháp rõ ràng hoặc lùi lại hành vi phá hoại trắng trợn quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác mà bạn có thể làm ở đây. Theo dõi[sửa | sửa mã nguồn]Nếu người dùng mới phản hồi thông báo hoan nghênh trên trang thảo luận của bạn, hãy theo dõi thêm để trợ giúp họ. Hầu hết các bản mẫu hoan nghênh đều hướng dẫn người dùng đặt một yêu cầu Giúp cải thiện tài nguyên dành cho người mới[sửa | sửa mã nguồn]Ngoài việc hoan nghênh người dùng mới, chúng tôi cũng thiết kế và giúp duy trì các trang đặc biệt để hỗ trợ người mới theo nhiều cách khác nhau. Các trang chúng tôi giúp vận hành và/hoặc duy trì là:
Thảo luận kế hoạch[sửa | sửa mã nguồn]Là một nhóm năng động, chúng tôi thảo luận và thực hiện các dự án mới theo thời gian. Chúng tôi cũng thảo luận về người dùng mới nói chung và cố gắng giữ liên lạc với trải nghiệm mà một người dùng mới điển hình có thể phải trải qua khi khám phá và tham gia Wikipedia. Đôi khi sự đối xử mà họ nhận được từ các cựu chiến binh có thể gây nhầm lẫn hoặc thậm chí gây chấn thương, vì vậy chúng tôi cố gắng tìm ra cách để ngăn chặn điều này. Để tham gia, vui lòng xem trang thảo luận. Wikipedia:Ủy ban hoan nghênh/Tìm thành viên mới. Thêm chính bạn vào danh sách thành viên của chúng tôi[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn] |