Bước tới nội dung

Văn phòng Chính phủ (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Văn phòng Chính phủ
Chính phủ Việt Nam
Cổng chính của Văn phòng Chính phủ (trước thường gọi là Cổng đỏ) tại đường Hoàng Hoa Thám

Bộ trưởng đương nhiệm
Trần Văn Sơn
từ 8 tháng 4 năm 2021

Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập28 tháng 8 năm 1945 (thực tế)
26 tháng 7 năm 1960 (chính thức)
Bộ trưởng đầu tiênPhạm Hùng (Phủ Thủ tướng)
Phó chủ nhiệm
Tình trạng   Đang hoạt động   
Địa chỉSố 1 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Websitevpcp.chinhphu.vn
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Văn phòng Chính phủ là một cơ quan ngang Bộ trong Chính phủ Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ là bộ máy giúp việc của Chính phủThủ tướng Chính phủ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên cáo trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới về việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới. Cũng trong thời gian đó, một cơ quan đầu não giúp việc cho Chính phủ lâm thời và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thành lập. Do lúc bấy giờ, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa ổn định, áp lực nội hoạn ngoại xâm rất lớn, nên tổ chức cũng như nhân sự của cơ quan này được giữ bí mật. Việc thành lập cơ quan này cũng không có văn bản thành lập chính thức.

Đến tháng 9 năm 1955, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được thành lập, ông Phạm Hùng được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Mặc dù vậy, mãi đến 26 tháng 7 năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ra Lệnh số 18-LCT công bố Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó chính thức thành lập Phủ Thủ tướng và quy định chức năng như sau:

Năm 1971, bên cạnh Bộ trưởng Phủ Thủ tướng còn đặt thêm một Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng tương đương Bộ trưởng. Năm 1981 Văn phòng Phủ Thủ tướng cũng chuyển thành Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Chủ nhiệm, tương đương Bộ trưởng. Từ năm 1981, có 2 chức vụ gần giống nhau là Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng cũ) và Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Trong hầu hết thời gian, 2 chức vụ này do 1 người kiêm nhiệm. Đến năm 1987 thì sáp nhập 2 chức vụ này làm một là Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng.

Đến năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng chuyển lại thành Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng đổi sang tên gọi chức vụ mới là Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, tương đương Bộ trưởng.

Ngày 19 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 489/QĐ-TTg, chọn ngày 28 tháng 8 làm "Ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ".

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ và Thủ tướng;
  • Tham mưu cho Thủ tướng trong công việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước;
  • Giúp Thủ tướng tổ chức việc điều hoà, phối hợp hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chương trình kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng
  • Xây dựng, quản lý và thực hiện đúng Quy chế làm việc, chương trình và kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng; bảo đảm các điều kiện vật chất và kỹ thuật cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng.[1]

Lãnh đạo đương nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Nguyễn Sĩ Hiệp
  2. Mai Thị Thu Vân
  3. Cao Huy
  4. Đỗ Ngọc Huỳnh

Cơ cấu tổ chức[2]

[sửa | sửa mã nguồn]
Một phòng họp trong Văn phòng Chính phủ Việt Nam tại số 1 phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

Các đơn vị phục vụ quản lý nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I)
  • Vụ Nội chính
  • Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể
  • Vụ Tổng hợp
  • Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ
  • Vụ Pháp luật
  • Vụ Quan hệ quốc tế
  • Vụ Công nghiệp
  • Vụ Nông nghiệp
  • Vụ Kinh tế tổng hợp
  • Vụ Khoa giáo - Văn xã
  • Vụ Đổi mới doanh nghiệp
  • Vụ Thư ký - Biên tập
  • Vụ Hành chính
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Kế hoạch tài chính
  • Cục Kiểm soát thủ tục hành chính
  • Cục Quản trị
  • Cục Hành chính - Quản trị II
  • Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Các đơn vị sự nghiệp có thu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ trưởng, Chủ nhiệm qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Nghị định số 33/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008. “Bản sao đã lưu trữ”. Website Văn phòng Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2010. Truy cập 31/5/2010. Nghị định số 33/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ “Tổ chức Văn phòng Chính phủ”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]