Trung tâm Di sản thế giới
World Heritage Centre hay Trụ sở UNESCO (tiếng Pháp: Maison de l'UNESCO) là một tòa nhà được xây dựng vào ngày 3 tháng 11 năm 1958 có địa chỉ tại số 7, Place de Fontenoy, Paris, Pháp. Tòa nhà phục vụ như là trụ sở chính của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và cũng là một công trình văn hóa cho phép mọi người tham quan tự do.[1]
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Công trình được thiết kế bởi ba kiến trúc sư là: Bernard Zehrfuss (Hoa Kỳ), Marcel Breuer (Pháp) và Pier Luigi Nervi (Ý). Bản vẽ cũng được xác nhận bởi một Ủy ban quốc tế gồm 5 kiến trúc sư nổi tiếng gồm Lúcio Costa (Brazil), Walter Gropius (Hoa Kỳ), Le Corbusier (Pháp), Sven Markelius (Thụy Điển) và Ernesto Nathan Rogers (Ý), với sự cộng tác của kiến trúc sư người Mỹ gốc Phần Lan Eero Saarinen.
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Tòa nhà chính là nơi làm việc của các thành viên Ban thư ký, gồm 7 tầng hình thành một ngôi sao ba cánh. Một tòa nhà hình đàn xếp được thêm vào ở góc là nơi dành cho các phái đoàn thường trực và các tổ chức phi chính phủ.
Các tòa nhà nằm trên một mảnh đất hình thang có diện tích 30.350 mét vuông (326.700 foot vuông), cắt góc phía đông bắc hình bán nguyệt của Place de Fontenoy. Tòa nhà được bao quanh bởi các đường Saxony, Segur de Suffren và Lowendal.
Mảnh đất xây dựng trụ sở là tài sản của quốc gia Pháp. Bằng một nghị định ngày 22 tháng 12 năm 1952 nó đã được Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp đưa ra để UNESCO xem xét.[2] Và điều này được thực hiện bởi một hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm, gia hạn khi gần đáo hạn với tiền thuê trên danh nghĩa là 1.000 franc mỗi năm. Ngoài ra, trụ sở của tổ chức liên chính phủ trên lãnh thổ Pháp được điều chỉnh thỏa thuận bằng một quyền ưu đãi, miễn trừ. Cả hai thỏa thuận sau đó được ký kết tại Paris vào hai ngày 25 tháng 6 và 25 tháng 7 năm 1954.[3][4]
Quốc hội Pháp sau đó đã thông qua việc cho thuê thông qua một đạo luật ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1955[5] có hiệu lực theo phê chuẩn Hiệp định trụ sở của Tổng thống nước Cộng hòa. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 23 tháng 11 năm 1955 và được ban hành thông qua một nghị định 11 tháng 1 năm 1956.[6]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Charlotte L Joy (ngày 15 tháng 1 năm 2012). The Politics of Heritage Management in Mali: From UNESCO to Djenné. Left Coast Press. tr. 79–. ISBN 978-1-61132-094-7. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.
- ^ “Decree of ngày 22 tháng 12 năm 1952 on the allocation to the Ministry of Foreign Affairs of building lands located at the Place de Fontenoy, Paris, Official Journal of the French Republic (JORF), No. 306, p. 11, ngày 24 tháng 12 năm 1952, p. 11, 894 on [[Légifrance]]”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2016.
- ^ Salmon, Jean., Quelques remarques sur l'installation du siège de l'UNESCO à Paris, Annuaire français de droit international, Volume 4, pages 453–465, 1958.
- ^ Fischer, Georges., Organisation des Nations unies pour l'éducation, la science et la culture: Accord relatif au siège, Annuaire français de droit international, Volume 1, pages 393-406, 1955.
- ^ Loi n°55-1071 du 6 août 1955: 1 tendant à autoriser le président de la République à ratifier l'accord entre le Gouvernement de la République française et l'Organisation des Nations Unies pour l'éducation, la science et la culture relatif au siège de l'Organisation des Nations Unies pour l'éducation, la science et la culture et ses privilèges et immunités sur le territoire français, signé à Paris, le 2 juillet 1954; 2 portant approbation du contrat de bail signé le 25 juin 1954 entre le Gouvernement de la République française et l'Organisation des Nations unies pour l'éducation, la science et la culture, relatif au terrain de la place de Fontenoy, à Paris (7e), affecté au ministère des affaires étrangères par décret du 22 décembre 1952, JORF n°190 du 12 août 1955, p. 8106, on Légifrance.
- ^ Décret n°56-42 du 11 janvier 1956 portant publication de l'accord entre la République française et l'Organisation des Nations Unies pour l'éducation, la science et la culture, relatif au siège de l'Organisation des Nations Unies pour l'éducation, la science et la culture et à ses privilèges et immunités sur le territoire français, signé à Paris le 2 juillet 1954, JORF n°13 du 17 janvier 1956, p.625–628.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Le Siège de l‘Unesco à Paris, preface by Luther Evans, introduction by Françoise Choay, photographs by Lucien Hervé, Gerd Hatje, Stuttgart, 1958.