Bước tới nội dung

Trương Thị Thư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiếu Ninh Hoàng hậu
孝寧皇后
Hoàng hậu Việt Nam
Vương phi Chúa Nguyễn
Hoàng hậu nhà Nguyễn
Tại vịTruy tôn
Tiền nhiệmTống Thị Được
Kế nhiệmTrương Thị Dung
Thông tin chung
Sinh1699
Thanh Hóa, Đàng Ngoài, Đại Việt
Mất19 tháng 8 năm 1720 (21 tuổi)
Phú Xuân, Đàng Trong, Đại Nam
An tángLăng Vĩnh Phong (Hương Trà, Huế)
Phu quânNinh vương Nguyễn Phúc Chú
Hậu duệVũ vương Nguyễn Phúc Khoát
Nguyễn Phúc Du
Tên húy
Trương Thị Thư
(張氏書)
Thụy hiệu
Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng hậu
(慈懿光順昭憲淑惠孝寧皇后)
Tước hiệuNhã cơ (雅姬)
Phu nhân (夫人) (truy tặng)
Thục phi (淑妃) (truy tặng)
Hoàng hậu (皇后) (truy tôn)
Thân phụTrương Phúc Phan

Trương Thị Thư (chữ Hán: 張氏書; 169919 tháng 8 năm 1720), tôn hiệu Hiếu Ninh Hoàng hậu (孝寧皇后), là một cung tần của Ninh vương Nguyễn Phúc Chú trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Ninh Hoàng hậu Trương Thị Thư sinh năm Kỷ Mão (1699), nguyên quán ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa[1]. Bà là con gái của Chưởng doanh Trương Phúc Phan, lĩnh chức Trấn thủ doanh Trấn Biên, khi mất được tặng hàm Thái bảo Phan Quốc công[2]. Chưởng doanh Phan cũng là cha của quyền thần Trương Phúc Loan, người gây ra sự sụp đổ của vương triều Nguyễn ở Đàng Trong.

Bà Thư nhập phủ chúa khi Ninh vương Nguyễn Phúc Chú còn ở nơi tiềm để, được phong làm Nhã cơ (雅姬)[2]. Bà sinh được cho chúa Ninh hai người con trai[1]:

Năm Canh Tý (1720), ngày 16 tháng 7 (âm lịch), bà Nhã cơ qua đời khi mới 22 tuổi, được truy tặng làm Tu dung Á phu nhân (修容亞夫人), thụyTừ Ý (慈懿)[1]. Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi gia tặng thụy hiệu cho mẹ mình là Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục phi (慈懿光順昭憲淑妃)[2]. Bà được phối thờ với Túc Tông Nguyễn Phúc Chú tại Thái Miếu, ở án thứ ba bên phải. Lăng của bà được gọi là lăng Vĩnh Phong (nay thuộc phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Huế)[1].

Năm Gia Long thứ 5 (1806), vua truy tôn cho bà làm Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng hậu (慈懿光順昭憲淑惠孝寧皇后)[2]. Bài sách văn tấn tôn có lời rằng:

Đạo trời đất kiền khôn hợp đức, lễ tôn miếu, đế hậu cung tôn. Kính nghĩ, Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Trương Thục Phi điện hạ: tiếng hay trong sáng, đức tốt đoan trang, sao bảo vụ sáng liền thần cực, nghi hình túc mục như ngọc cư ngọc hành, khí phù dư đúc được thánh minh, dòng dõi lâu bền như thái sơn bàn thạch. Cho nên nay trên nhờ ơn thiêng thêm sáng Phước trước. Kính dâng huy xưng, để tỏ đức tốt. Cẩn tiến sách vàng dâng tôn hiệu là: Từ Ý Quang Thuận Chiêu Hiến Thục Huệ Hiếu Ninh Hoàng Hậu, thờ chung vào gian hữu tam nhà Thái Miếu.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.160
  2. ^ a b c d e Đại Nam liệt truyện, tập 1, quyển 1 – phần Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Hậu họ Trương