Bước tới nội dung

Trí Thông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiền sư ni
trí thông
智通
Pháp hiệuDuy Cửu, Không Thất Đạo Nhân
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiLâm Tế tông
Chi pháiHoàng Long phái
Sư phụTử Tâm Ngộ Tân
ChùaChùa Tây Trúc
Trước tácMinh Tâm Lục
Thông tin cá nhân
Mất1124
Giới tínhnữ
Thân quyến
Phạm Công Tuân
Phối ngẫu
Su Ti
Quốc tịchnhà Tống
icon Cổng thông tin Phật giáo

Trí Thông (zh: 智通 Zhìtōng; ? ~ 1124), còn có hiệu là Không Thất Đạo nhân, là Thiền sư ni Trung Quốc đời Tống. Sư là vị nữ tu ngộ đạo nổi tiếng trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc và là đệ tử của Thiền sư Tử Tâm Ngộ Tâm.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư vốn là con gái của vị quan tên Phạm Công Tuân. Thủa nhỏ, sư rất thông minh, đến khi sư lớn cha mẹ gả sư cho hiền tôn của Thừa Tướng Tô Tụng. Sau một thời gian làm dâu, cô chán cảnh vinh hoa phú quý vô thường nên trở về nhà xin phép cha mẹ cho mình được xuất gia nhưng không được đồng ý. Vì vậy, cô chuyên tâm tu tập tại gia.

Một hôm, sư đọc quyển Pháp Giới Quan và có chổ tỏ ngộ và làm 2 bài thơ để nói lên sở đắc của mình (Thích Thanh Từ dịch):

Bài thứ nhất:

Phiên âm

Mạo hạo trần trung thể nhất như

Tung hoành giao hổ ấn Tỳ Lư

Toàn ba thị thủy, ba phi thủy

Toàn thủy thành ba, thủy tự thù.  

Dịch nghĩa

Bát ngát bụi hồng thể nhất như

Dọc ngang xen lẫn ấn Tỳ Lư

Sóng cùng là nước, sóng chẳng nước

Nước tột sóng thành, nước khác xa.

Bài thứ hai:

Phiên âm

Vật ngã nguyên vô dị

Sum la cảnh tượng đồng

Minh minh siêu chủ bạn

Liễu liễu triệt Chơn không

Nhất thể hàm đa pháp

Giao tham đế võng trung

Trùng trùng vô tận xứ

Động tĩnh tấc viên thông.

Dịch nghĩa

Vật ngã vốn không khác

Sum la cảnh tượng đồng

Làu làu siêu chủ bạn

Vằng vặc suốt Chơn Không

Một thể gồm nhiều pháp

Xen lẩn lưới đế châu

Lớp lớp không ngằn mé

Động tĩnh thảy viên thông.

Sau này, cha mẹ sư đều qua đời. Sư đến ở cùng với người anh ruột làm chức Thái úy ở Phần Ninh. Ở gần đó có thiền hội của Thiền sư Tử Tâm Ngộ Tân khá hưng thịnh, sư nghe danh liền đến yết kiến. Thiền sư Tử Tâm biết sư có sở ngộ nên hỏi: "Bồ Tát Thường Đề bán tim gan, dạy ai học Bát Nhã?". Sư đáp: "Nếu ngài vô tâm thì con cũng thôi". Ngài hỏi: "Một trận mưa mà cây cỏ thấm nhuần có khác. Trên đất không có âm dương thì vật gì sinh? ". Sư đáp: " Một hoa năm cánh", ngài lại hỏi: "Trong 12 giờ, nhằm chỗ nào an thân lập mệnh?" Sư đáp: "Hòa Thượng tiếc lấy lông mày". Thiền sư Tử Tâm đánh rồi hét lớn: "Cô đàn bà này làm rối trật tự", sư lễ bái. Thiền sư Tử Tâm chấp nhận sở ngộ của sư và ấn khả, ban cho sư hiệu là Không Thất Đạo Nhân. Từ đó danh tiếng sư vang xa, mọi người đều biết đến đạo hạnh của sư.

Hoằng pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đắc pháp, sư cạo tóc, xuất gia và có hiệu là Duy Cửu. Sư đến trụ trì và xiển dương Phật Pháp tại chùa Tây Trúc ở vùng Cô Tô. Sử sách còn ghi lại câu chuyện nói lên phong cách siêu xuất, vượt lên sự đối đãi, phân biệt thường tình của sư:

Sư xây một ngôi nhà tắm miễn phí cho mọi người ở Bảo Ninh. Trước cửa sư treo bảng viết: "Một vật cũng không, còn tắm cái gì? Mây trần nếu có, khởi lên từ đâu? Nói lấy một câu siêu thoát, mới có thể vào tắm trong nhà này. Chỉ hiểu được Cố Linh, khi kỳ lưng. Bậc khai sỹ đâu từng minh tâm. Muốn chứng ly cẩu địa toàn thân phải toát mồ hôi. Như nói: "Nước hay rửa nhơ, đâu biết nước cũng là bụi". Liền đó, nước và nhơ đều dẹp. Đến đây cũng là rửa nốt".

Niên hiệu Tuyên Hòa năm thứ 6 (1124), sư gọi chúng đệ tử lại dặn dò, viết kệ rồi an nhiên tọa Thiền thị tịch. Sư có tác phẩm là Minh Tâm Lục vẫn còn lưu hành ở đời.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Tu viện Chân Không, Thiền sư Ni, Thích Thanh Từ biên dịch 1980.