Bước tới nội dung

Tokugawa Ieharu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tokugawa Ieharu
徳川 家治
Mạc chúa
Mạc Chúa Edo Tokugawa Ieharu
Tướng Quân Giang Hộ thứ 10
Tại vị12 tháng 8 năm 176029 tháng 9 năm 1786
(26 năm, 48 ngày)
Thiên hoàngĐào Viên Thiên Hoàng
Hậu Anh Đinh Nữ Thiên Hoàng
Hậu Đào Viên Thiên Hoàng
Quang Cách Thiên Hoàng
Tiền nhiệmTokugawa Ieshige
Kế nhiệmTokugawa Ienari
Thông tin chung
Sinh(1737-06-20)20 tháng 6, 1737
Mất29 tháng 9, 1786(1786-09-29) (49 tuổi)
Phối ngẫuIso-no-Miya Tomoko
Hậu duệCon ruột:
Chiyohime
Manjuhime
Tokugawa Iemoto
Tokugawa Teijiro
Con nuôi:
Tokugawa Ienari
Tanehime
Gia tộcTokugawa
Thân phụTokugawa Ieshige
Thân mẫuOkō no Kata

Tokugawa Ieharu (徳川 家治 (Đức Xuyên Gia Trị)? 20 tháng 6 năm 173729 tháng 9 năm 1786) là vị Tướng Quân thứ 10 của Mạc phủ Tokugawa tại Nhật Bản. Ông cai trị đất nước từ 1760 đến 1786. Ieharu là con trai cả của Tokugawa Ieshige, vị Tướng Quân thứ 9.

Tên thời thơ ấu của ông là Takechiyo (竹 千代).

Ieharu mất năm 1786 và lấy pháp danh là Shunmyoin và được chôn cất tại Kan'ei-ji.

Các sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thiên Minh nguyên niên (天明元年) hay năm Thiên Minh thứ 1 (1781): Thời đại mới mang tên Thiên Minh được hình thành đánh dấu năm lên ngôi của Thiên hoàng Kōkaku. Thời kỳ trước đó kết thúc vào ngày 2 tháng 4 năm An Vĩnh thứ 11.
  • Năm Thiên Minh thứ 2 (1782): Nạn đói Thiên Minh bắt đầu.
  • Năm Thiên Minh thứ 2 (1782): Một phân tích về đồng bạc tại Trung Quốc và Nhật Bản đã được Kutsuki Masatsuna (1750–1802) trình cho Thiên hoàng, còn được biết đến với tên Kutsuki Oki-no kami Minamoto-no Masatsuna, Daimyo của OkiŌmi đóng tại TambaFukuchiyama.[1]
  • Năm Thiên Minh thứ 3 (1783): Núi Asama (浅間山, Asama-yama) phun trào tại Shinano, một tỉnh cũ tại Nhật Bản, nay là ranh giới giữa GunmaNagano. Việc núi lửa phun trào khiến nạn đói Thiên Minh trở nên tồi tệ hơn.
  • Năm Thiên Minh thứ 4 (1784): Nghi lễ kỷ niệm cấp quốc gia để vinh danh Kūkai (được gọi là Kōbō-Daishi, người sáng lập Phật giáp Chân Ngôn Tông) đã qua đời 950 năm trước.[1]
  • Năm Thiên Minh thứ 4 (1784): Con trai của thị tòng Tướng Quân bị ám sát trong Thành Edo. Wakadoshiyori (Nhược niên ký) tương đối trẻ tuổi tên là Tanuma Yamashiro-no-kami Okitomo, là con trai của Wakadoshiyori lâu năm Tanuma Tonomo-no-kami Okitsugu. Tanuma Yamashiro-no-kami Okitomo bị giết chết trước mặt cha khi cả hai trở về norimono sau một cuộc đàm luận bị đổ vỡ. Mối liên quan của các nhân vật cao cấp trong Mạc phủ bị tình nghi; tuy nhiên sau đó chỉ một mình kẻ ám sát bị trừng phạt. Kết quả là các cải cách tự do bên trong Mạc phủ và nới lỏng sự hà khắc của chính sách sakoku (tỏa quốc) bị chặn lại.[2]
  • Năm Thiên Minh thứ 6, vào ngày 8 tháng 9 âm lịch, tức ngày 17 tháng 9 năm 1786 dương lịch: Tokugawa Ieharu qua đời. Ông được chôn cất tại Edo.[1]
  • Năm Thiên Minh thứ 7 (1787): Kutsuki Masatsuna xuất bảnSeiyō senpu (Tây Dương tiễn phổ), với các bản khắc tiền tệ châu Âu và các thuộc địa.[3] -- see online image of 2 adjacent pages from library collection of Kyoto University of Foreign Studies and Kyoto Junior College of Foreign Languages

Niên đại trong thời kỳ Ieharu

[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm Ieharu trị vì có hơn một niên hiệu nengō.[1]

  • Hōreki (宝暦, Bảo Lịch) (1751–1764)
  • Meiwa (明和, Minh Hòa) (1764–1772)
  • An'ei (安永, An Vĩnh) (1772–1781)
  • Tenmei (天明, Thiên Minh) (1781–1789)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, p. 420
  2. ^ Screech, pp. 148-151, 163-170, 248.
  3. ^ Screech, T. (2000). Shogun's Painted Culture: Fear and Creativity in the Japanese States, 1760-1829, pp. 123, 125.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Tokugawa Ieshige
Tướng Quân Giang Hộ:
Tokugawa Ieharu

1760-1786
Kế nhiệm:
Tokugawa Ienari