Tiếng Chơ Ro
Tiếng Chơ Ro | |
---|---|
Sử dụng tại | Việt Nam |
Khu vực | Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu |
Tổng số người nói | 7.000 người |
Dân tộc | 26.900 người Chơ Ro (điều tra dân số 2009) |
Phân loại | Nam Á
|
Hệ chữ viết | chữ Latinh |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | crw |
Glottolog | chra1242 [1] |
ELP | Chrau |
Tiếng Chơ Ro (còn gọi là Chrau, Jro, Ro, Tà Mun, Charuo, Choro, Chíoro) là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Bahnar được nói bởi 22.000 người Chơ Ro ở miền nam Việt Nam. Không giống như hầu hết các ngôn ngữ tại Đông Nam Á khác, tiếng Chơ Ro không có thanh điệu từ ngữ, mặc dù nó có ngữ điệu câu rõ rệt.[2]
Có khoảng dưới 20.000 người là người Chơ Ro bản ngữ[3]. Người nói tiếng Chơ Ro chủ yếu sống ở các tỉnh miền Nam như Đồng Nai và Bình Thuận. Hầu hết các nghiên cứu này là do David Thomas thực hiện.
Ngôn ngữ của người Chơ Ro chịu nhiều ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc, điều này tương tự như nhiều ngôn ngữ khác. Trong những năm sau khi người Chơ Ro bắt đầu buôn bán huê lợi cho những dân tộc khác trong khu vực, ảnh hưởng của tiếng Việt bắt đầu xuất hiện trong ngôn ngữ của họ. Tương tự như tiếng Trung và tiếng Việt, tiếng Chơ Ro cũng có một số thanh điệu nhất định được nhấn mạnh khi nói.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Chơ Ro thuộc nhóm ngôn ngữ Bahnar Nam cùng với tiếng Cơ Ho, tiếng Xtiêng, tiếng M'nông. Nhiều người xem tiếng Cơ Ho và tiếng Chơ Ro là xếp chung một nhóm nhỏ độc lập, tuy nhiên giữa hai ngôn ngữ lại có những khác biệt rõ rệt. Sự phân biệt các từ vựng cơ bản trong kho từ vựng các tiếng Chơ Ro, tiếng Cơ Ho, tiếng Mnông và tiếng Xtiêng là khoảng 60% từ cùng gốc.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Người Chơ Ro, có lẽ, là người bản xứ tại khu vực họ đang sinh sống, mặc dù nhiều học giả cho rằng đã có thổ dân Negrito cư trú tại đây trước khi người Môn-Khmer di cư đến.
Trước khi người Việt sinh sống ở đây, vùng này có sự phân chia giữa những người nói ngôn ngữ Chăm (thuộc ngữ tộc Malay-Đa Đảo) và người nói ngôn ngữ Môn-Khmer. Nhóm người Chăm định cư dọc theo bờ biển (từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận) và khoảng giữa cao nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk) còn người Môn-Khmer thì sống ở phía Bắc và Nam của cao nguyên. Mặc dù có một khoảng cách trong lịch sử giữa hai khu vực này, nhiều người nghi ngờ rằng có thể đã có một cuộc xâm lược của người Môn-Khmer đến nhóm người Chăm. Vì vậy, ngôn ngữ Môn-Khmer ở đây trở nên phổ biến hơn. Điều này cũng đã châm ngòi cho những câu chuyện khác nhau bởi các nhóm giả thiết khác nhau về cách người Chơ Ro xuất hiện đến khi người Campuchia gốc Chăm được hình thành.
Cũng có những cuộc chiến tranh xảy ra bắt buộc người Chrau phải di cư, tộc Jro là một trong những tộc lớn nhất của người Chrau, đó là lý do tại sao ngôn ngữ này đôi khi được gọi là Jro. Khi người Việt bắt đầu định cư trong khu vực, tiếng Chơ Ro dần bị ảnh hưởng lớn bởi tiếng Việt, và nó trở thành một ngôn ngữ có nguy cơ biến mất.
Tiếng Chơ Ro là ngôn ngữ được nói riêng với những người biết ngôn ngữ này. Trong các trường hợp khác, tiếng Việt là ngôn ngữ thường được sử dụng rộng rãi và không nhiều thế hệ trẻ sẽ biết tiếng Chơ Ro.
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Chơ Ro hiện tại được nói trong một khu vực cách 50 dặm về phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh. Người Chơ Ro sống ở khu vực mà ranh giới phía bắc trải dài từ sông La Ngà và phía đông đến huyện Tánh Linh, tuyến đường Tánh Linh-Hàm Tân phân chia thành phía tây của người Chơ Ro và phía đông của người Raglai. Về phía nam, tiếng Chơ Ro hiện diện đến vùng ven biển từ Hàm Tân đến Vũng Tàu, Long Thành và Trảng Bom và về phía tây không quá xa sông Đồng Nai. Cũng có ghi nhận có một vài làng sống xa về phía tây ở Tây Ninh, nơi họ dược gọi là người Tà Mun. Mặc dù không có địa phương nào xem tiếng Chơ Ro là ngôn ngữ chính thức, nhưng nhiều khu vực của Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai vẫn có nhiều người nói tiếng Chơ Ro. Mặc dù tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong tất cả các lĩnh vực.
Nhiều người nói tiếng Chơ Ro có xu hướng sống ở các khu vực giữa vùng đất bằng phẳng gần đồng bằng nhưng cũng gần các khu vực miền núi. Tuy nhiên, dường như đã có sự dịch chuyển trong những năm gần đây đến khu vực quốc lộ vì sự thay đổi thời tiết gây khó khăn cho việc đi lại của người Chơ Ro cũng như sự ổn định tài chính.
Các phương ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Jro
[sửa | sửa mã nguồn]Phương ngữ Jro được nói bởi phần lớn những người biết tiếng Chơ Ro vì Jro là nhóm đông dân nhất của Chơ Ro.
Phụ âm | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
ph | th | chh | kh | p | t | ch | l,r |
c | k | q | v | d | j | g | y |
b | đ | m | n | nh | ng | w | s |
Phương ngữ này có phân chia âm "n" với "h" cũng như nói "ư" là sự trung hòa cơ bản của "ĭ" và "ŭ" trong một số môi trường nhất định. Trong khi "ĕ/ă" và "â/ŏ" thì trung hòa trong các môi trường khác. Cho phép các âm tiết mở chỉ nhận các nguyên âm dài.
Prâng
[sửa | sửa mã nguồn]Phương ngữ này được nói như khu vực Túc Trưng, tuy nhiên nhiều người coi phương ngữ này giống như trẻ con và là một sự hiểu lẫn nhau trong bối cảnh. Mặc dù đây không phải là phương ngữ phổ biến nhất, nhưng có một vài ghi chép trong phương ngữ này.
Tiếng Việt | Phương ngữ Jro | Phương ngữ Prâng |
---|---|---|
rừng | nggô | vri |
đi | saq | hăn |
tôi | ănh | ĭnh |
chơi | lêng | khlân |
nhỏ | ken | vây |
Mặc dù dường như không có nhiều mối tương quan, nhưng đó là do môi trường mà người Chơ Ro đang ở, nơi họ thấy mình đang cố gắng trộn lẫn hai ảnh hưởng của tiếng Trung cũng như tiếng Việt vì phương ngữ Prâng hiện diện về phía tây của Việt Nam nơi giáp với Lào và Campuchia.
Từ vựng
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếng Anh | Tiếng Việt | Tiếng Cho Ro |
---|---|---|
see | xem | sên |
die | chết | chưt |
house | nhà | nhi |
squeeze | bóp | bop |
green | xanh | sănh |
Cùng với những ảnh hưởng từ tất cả các hạ tầng như chợ và đường đang được xây dựng, mặc dù nhiều từ của người Cho Ro có nguồn gốc của riêng họ, khi ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Trung bắt đầu xâm lấn, những từ của họ biến thành một thứ kết hợp của tất cả các ngôn ngữ. Tuy nhiên, chỉ có người Chơ Ro dường như đã hiểu ngôn ngữ đã hình thành. Cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả mà chỉ một số ít các từ của họ đã bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt.
Hệ thống chữ viết[4]
[sửa | sửa mã nguồn]Câu văn | Dịch nghĩa đen | Dịch đúng |
---|---|---|
Anh văt nĕh hao | Tôi nâng nó lên | Tôi nâng nó lên |
Vơn một nĕh | Chúng tôi đã cho anh ấy | Chúng tôi đã đưa nó cho anh ta |
Vơn păh nĕh iưm glao măq lŭng | Chúng tôi chặt cho anh tre rất to. | Chúng tôi chặt tre lớn cho anh. |
Hệ thống chữ viết này có xu hướng trang trọng hơn vì đây không phải là văn hóa truyền thống hay cuộc trò chuyện thân mật. Có một phong cách thông tục được sử dụng trong cuộc trò chuyện thông thường được đánh dấu bằng các câu ngắn và lược văn xuất hiện thường xuyên.
Hệ thống số đếm
[sửa | sửa mã nguồn]Số | Phát âm | Số | Phát âm | Số | Phát âm | Số | Phát âm |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | muoːi / du | 11 | maːt muoːi | 21 | val ɟaːt muoːi | 40 | puoːn ɟaːt |
2 | val | 12 | maːt val | 22 | val ɟaːt val | 50 | prăm ɟaːt |
3 | pe | 13 | maːt pe | 23 | val ɟaːt pe | 60 | prau ɟaːt |
4 | puoːn | 14 | maːt puoːn | 24 | val ɟaːt puoːn | 70 | pŏh ɟaːt |
5 | prăm | 15 | maːt prăm | 25 | val ɟaːt prăm | 80 | pʰam ɟaːt |
6 | prau | 16 | maːt prau | 26 | val ɟaːt prau | 90 | suˀn ɟaːt |
7 | pŏh / paːh | 17 | maːt pŏh | 27 | val ɟaːt pŏh | 100 | du rajĕŋ |
8 | pʰam | 18 | maːt pʰam | 28 | val ɟaːt pʰam | 200 | val rajĕŋ |
9 | suˀn | 19 | maːt suˀn | 29 | val ɟaːt suˀn | 1000 | du ravu < Chamic |
10 | maːt | 20 | val ɟaːt | 30 | pe ɟaːt | 2000 | val ravu |
Hệ thống số đếm là một ví dụ về sự khác biệt trong ngôn ngữ Chơ Ro so với các ngôn ngữ khác, mặc dù có một chút ảnh hưởng của nhóm ngôn ngữ Chăm, Môn-Khmer cũng như các ngôn ngữ khác. Nó vẫn là hệ thống đánh số duy nhất và có những cái riêng của nó.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Chrau”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Thomas, Dorothy M. (1966). “Chrau intonation” (PDF). Mon–Khmer Studies. 2: 1–13. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Did you know Chrau is vulnerable?”. Endangered Languages (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Chrau”. mpi-lingweb.shh.mpg.de. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cheeseman, Nathaniel; Herington, Jennifer; Sidwell, Paul (2013). ''Bahnaric linguistic bibliography with selected annotations. Mon-Khmer Studies vol. 42 Mahidol University and SIL International.
- Một, L. (1971). Vơn Gưt Sinlơ Sŭng Vri Heq. Truy cập from https://www.sil.org/resources/archives/30760
- Parkin, R. (1991). A Guide for Austroasiatic Speakers and Their Languages. Oceanic Linguistics Special Publications, 23, 1-139. Truy cập from https://www.jstor.org/stable/pdf/20006738.pdf
- Thomas, D. (1966). Chrau Intonation. The Mon-Khmer Studies, 2, 1-13. Truy cập from https://www.sil.org/resources/publications/entry/8155
- Thomas, D. D. (1967). Chrau grammar; a Mon–Khmer language of Vietnam.
- Thomas, D. (1969). Chrau Affixes. The Mon-Khmer Studies Journal, 3, 90-107. Truy cập from https://www.sil.org/resources/publications/entry/8329
- Thomas, D. (1971). Chrau Grammar. Oceanic Linguistics Special Publications, (7), I-258. Truy cập from https://www.jstor.org/stable/20019129
- Thomas, D. (1978). The Discourse Level Chrau. The Mon-Khmer Studies Journal, 7, 233-295. Truy cập from https://www.sil.org/resources/publications/entry/8158
- Thomas, D. (1980). Notes on Chrau Ethnogeography. SIL Museum of Anthropology, 6, 215-254. Truy cập from https://www.sil.org/resources/publications/entry/7950
- Thomas, D. (1983). Reality and Assurance in Chrau Conditional Sentences. Truy cập from https://www.sil.org/resources/archives/3669
- Zwicky, A. (1985). Clitics and Particles. Language, 61(2), 283-305. Truy cập from https://www.jstor.org/stable/pdf/414146.pdf