Thiên tử
Thiên tử (chữ Hán: 天子), với ý nghĩa là "Người con của trời", là danh từ được dùng để gọi những vị Vua trong hệ thống văn minh Hoa Hạ, với ý nghĩa là người trị vì tối cao, đảm nhận ý mệnh của Thượng đế mà trị vì thiên hạ.
Các quốc gia chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên từng ghi nhận cũng dùng danh hiệu này. Danh hiệu này tương đương với Thiền vu[1][2][3], Khả hãn[4], Pharaon cùng Sultan theo hệ ngữ văn minh khác biệt.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Từ "Thiên tử" xuất hiện từ khi Hoàng Đế lên ngôi[5], sau truyền cho Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Sách Trung Dung có nói về khái niệm Thiên tử như sau:「"Đức vi Thánh nhân, tôn vi Thiên tử"; 德為聖人,尊為天子」, ý chỉ Đế vương là con của trời, dân chúng phải tôn kính và phục tùng, từ đó cụm từ này được dùng để gọi các Đế vương có quyền hành tối cao.
Sang thời nhà Chu ở Trung Quốc, cụm từ này chuyên dụng để chỉ các vị Chu vương để phân biệt với các chư hầu, và để tuyên bố sự chính danh của mình khi lật đổ nhà Thương, cho rằng thiên mệnh đã bị hủy do nhà Thương hết vận và chuyển sang triều đại nhà Chu. Đến khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, cụm từ này là cách dùng khác để gọi Hoàng đế - danh hiệu do Thủy Hoàng tạo ra để nâng cao hơn danh hiệu Vương trước đó. Từ đấy trở đi, các quốc gia ảnh hưởng Hoa Hạ, xưng Đế tôn Vương, để biểu thị quyền lực cũng tự gọi là Thiên tử.
Chiếu chỉ của Thiên tử gọi là Thánh chỉ (聖旨), mang nội hàm "Đức vi Thánh nhân". Sang thời nhà Minh và nhà Thanh, khi ban hành mệnh lệnh đều chế định một cụm 「Phụng Thiên Thừa Vận Hoàng đế; 奉天承運皇帝」[6], cũng biểu thị Hoàng đế tôn quý cũng là phải tuân theo mệnh trời mà ban phát chiếu chỉ. Cách làm này được học giả phương Tây gọi là 「Quân quyền thần thụ; Divine right of kings」.
Ảnh hưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Do ảnh hưởng quan trọng của văn minh Trung Hoa, cụm từ ["Thiên tử"] đã vượt ra phạm vị Trung Hoa mà ảnh hưởng đến các quốc gia đồng văn Đông Á.
Tại Nhật Bản, do mô phỏng theo văn minh Trung Hoa mà từ "Thiên tử" được dùng xuyên suốt thời Asuka[7]. Các vị Thiên hoàng có thiên mệnh, là con cháu của Thiên Chiếu Đại thần, có quyền tuyệt đối trong việc trị vì Nhật Bản, tuy về mặt hình thức có khác biệt nhưng cũng biểu thị hàm ý vân mệnh trời mà trị vì thiên hạ vậy. Thời nhà Tùy, Nhật Bản từng phái sứ giả đến tự xưng mình là [Nhật xuất sở Thiên tử; 日出处天子], ý là "Vị Thiên tử của xứ sở mặt trời mọc", khiến Tùy Dạng Đế Dương Quảng tức giận, sửa gọi người Nhật Bản thành ["Di nhân"; 夷人][8]. Vì vậy xuyên suốt các giai đoạn lịch sử, Nhật Bản thay vì thay đổi các Thiên tử, thì họ chỉ thay đổi chính quyền kiểm soát Thiên tử như Mạc phủ[9].
Ở Việt Nam, cụm từ "Thiên tử" có tính chất tương tự như ở Trung Hoa. Qua nhiều năm xây dựng văn hiến, Việt Nam vẫn nhất nhất mô phỏng chế độ Trung Hoa, coi sứ mệnh của Thiên tử là tùy vào sự đức độ và phục chúng[10]. Việc này cũng dẫn đến hệ quả Việt Nam luôn muốn sự phục tùng của các nước Đông Nam Á như Chiêm Thành, Cao Miên,... Triều đình nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê đến Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đều mô phỏng "hệ thống triều cống của Trung Hoa" để chứng minh sự tối cao của các vị vua Việt Nam tương tự Thiên tử Trung Hoa vậy[11].
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 《漢書》卷94〈匈奴傳〉:「單于,姓攣鞮氏,其國稱之曰「撐犁孤塗單于」。匈奴謂天為「撐犁」,謂子為「孤塗」,單于者,廣大之貌也,言其象天單于然也。」
- ^ 《史記》〈匈奴列傳〉索隱引《玄晏春秋》:「士安讀《漢書》,不詳此言,有胡奴在側,言之曰:『此胡所謂天子』,與古書所說附會也。」
- ^ 《史記》〈匈奴列傳〉:「漢遺單于書,牘以尺一寸,辭曰:『皇帝敬問匈奴大單于無恙』,所遺物及言語云云。中行說令單于遺漢書以尺二寸牘,及印封皆令廣大長,倨傲其辭曰:『天地所生日月所置匈奴大單于敬問漢皇帝無恙』,所以遺物言語亦云云。」
- ^ 《樂府》〈木蘭辭〉:「歸來見天子,天子坐明堂。策勳十二轉,賞賜百千彊。可汗問所欲,『木蘭不用尚書郎;願借明駝千里足,送兒還故鄉。』」在此詩中,天子與可汗為可代換名詞。
- ^ 《史記 五帝本紀》: 而諸侯咸尊軒轅爲天子,代神農氏,是爲黃帝。
- ^ Đầy đủ là Phụng Thiên Thừa Vận Hoàng đế chiếu viết (奉天承運皇帝诏曰). Cụm danh hiệu này là do Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khởi xướng. Người hiện đại thiết đặt dấu ngắt câu, hay ngắt thành 「"Phụng Thiên Thừa Vận / Hoàng đế chiếu viết"」, trong khi thực tế phải là 「"Phụng Thiên Thừa Vận Hoàng đế / chiếu viết"」.
- ^ Huffman 2010, tr. 15.
- ^ 《隋書》卷81〈東夷列傳〉:「大業三年,其王多利思比孤遣使朝貢。使者曰:『聞海西菩薩天子重興佛法,故遣朝拜,兼沙門數十人來學佛法。』其國書曰:『日出處天子致書日沒處天子無恙』云云。」聖德太子致書隋文帝時,稱日本天皇為日出處天子。
- ^ Beasley 1999, tr. 29.
- ^ Woodside 1971, tr. 9.
- ^ Woodside 1971, tr. 234–237.
- Sử ký
- Trung Dung
- Thiên tử
- Beasley, William (1999). “The Making of a Monarchy”. The Japanese Experience: A Short History of Japan. University of California Press. ISBN 978-0-520-22560-2.
- Dull, Jack (1990). “The Evolution of Government in China”. Heritage of China: Contemporary Perspectives on Chinese Civilization. University of California Press. ISBN 978-0-520-06441-6.
- Ebrey, Patricia Buckley (2010) [1996]. The Cambridge Illustrated History of China (ấn bản thứ 2). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-12433-1.
- Huffman, James (2010). Japan in World History. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-979884-1.
- Inoue, Mitsusada (1993). “The Century of Reform”. The Cambridge History of Japan. Cambridge University Press. tr. 163–220. ISBN 978-0-521-22352-2.
- Ooms, Herman (2009). Imperial Politics and Symbolics in Ancient Japan: The Tenmu Dynasty, 650–800. University of Hawaii Press. ISBN 978-0-8248-3235-3.
- Twitchett, Denis (2000). H. J. Van Derven (biên tập). Warfare in Chinese History. BRILL. ISBN 978-90-04-11774-7.
- Woodside, Alexander (1971). Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century. Harvard University Press. ISBN 978-0-674-93721-5.