Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Pokémon, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Pokémon. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Bài viết này nằm trong phạm vi quản lý của Dự án Anime và Manga, một hợp tác giữa nhiều thành viên để nâng cao chất lượng và mở rộng các bài viết về anime và manga trên Wikipedia tiếng Việt. Nếu muốn tham gia, bạn có thể chỉnh sửa trang này hay truy cập vào trang nhà của dự án.
"1996 – Dòng sản phẩm nhượng quyền thương mại Pokémon ra mắt lần đầu tiên với việc phát hành phiên bản trò chơi điện tử nguyên thủy Pocket Monsters Aka and Midori."
Nên sử dụng Pokémon phiên bản tiếng Nhật hay tiếng Anh???
Bình luận mới nhất: 5 năm trước16 bình luận5 người đã thảo luận
Nếu như nhiều năm trước trên Wikipedia Tiếng Việt đã có những cuộc tranh cãi mang tính quy mô về việc đổi tên Đôrêmon thành Doraemon (chi tiết: Thảo luận:Doraemon) thì nay mình mở ra một cuộc thảo luận nhằm thống nhất toàn cục Pokémon trên tiếng Việt. Ban đầu, Pokémon vốn dĩ là một trò chơi điện tử của Nhật nhưng đã thu hút được thị trường Mỹ vì vậy mà game đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh (bao gồm cả địa danh, nhân vật và tên các loài sinh vật xuất hiện trong Pokémon) phát hành cho thị trường này. Do không có trong ngôn ngữ khác ngoài Nhật và Anh nên người chơi nhiều chọn phiên bản tiếng Anh vì tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến toàn cầu. Trong đó có những người chơi tại Việt Nam và vì sử dụng phiên bản tiếng Anh của Bắc Mỹ nên không ít người thông thuộc tên tiếng Anh của nhân vật, địa danh, loài của phiên bản này. Mặc dù anime đã từng phát hành tại Việt Nam trong thập niên 2000 chủ yếu dưới dạng băng đĩa bởi Phương Nam Film nhưng số lượng không nhiều và với cái tên nhân vật Nhật còn tên Pokémon là được Việt hóa từ phiên bản ngôn ngữ của Đài Loan. Sau này internet phát triển, xuất hiện các nhóm fansub chuyển ngữ và dựa trên phiên bản tiếng Anh nên nhiều khán giả cũng dần quen thuộc với tên này (nhiều nước khi phát sóng cũng sử dụng tên địa danh, nhân vật, loài Pokémon phiên bản tiếng Anh dùng tại nước mình). Từ năm 2014 trở về sau, anime Pokémon được phát sóng trỏ lại trên truyền hình Việt với việc phát sóng phiên bản dịch thuật từ ngôn ngữ gốc tiếng Nhật (tên nhân vật, địa danh, các loài Pokémon đều là tên phiên âm romaji từ tiếng Nhật) trước tiên là HTV3, tiếp đó là VTV2 nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn mãi cho đến 2017-2018 tập đoàn POPS World mới đem về hàng trăm tập về phát stream trên website, app cũng như YouTube POPS Kids. Trong đó bao gồm các tập từng phát trên HTV3 và VTV2 nhưng đồng thời cũng mua thêm các tập tiếp nối phần dang dở của các đài phát sóng trước đó. Hiện tại một bộ phận khán giả Việt cũng dần quen với phiên bản chuyển ngữ từ tiếng Nhật. Vậy nên vấn đề đặt ra là giữa phiên bản tiếng Nhật - tiếng Anh Wikipedia sẽ sử dụng phiên bản nào vì bên nào cũng có tính phổ biến ? Hay sẽ sử dụng song song? Trong khi thành viên Wikipedia khi biên tập bài phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng phiên bản phát hành chính thức trong tiếng Việt (để đảm bảo không bị lỗi thời). Nếu chỉ có trò chơi thì đơn giản hơn nhiều nhưng còn có manga lẫn anime nên phải tuân theo các nguyên tắc của bài về Anime và Manga. Mời các thành viên cho ý kiến
DoraMoon Thì em nghĩ chúng ta thống nhất lại bên Anime và Manga vẫn sẽ theo Tiếng Nhật như thường ví hầu hết bên dịch thuật YouTube POPS Kids hay bên dịch lậu như Yumel Anime hay 102 Fansub Việt Nam (cả Facebook) đều theo Tiếng Nhật nên để vậy là tốt nhất, các bài về phim anime dài như Movie 20-21 thì nếu chưa phát hành ở Việt Nam dùng tên theo bản Tiếng Anh, khuyến cáo không nên để tên theo bản dịch lậu hoặc tên Tiếng Việt dịch từ Romaij (trừ khi phải dùng các tên đó). Riêng các bài viết về game như Pokémon Sun và Moon hay phim chiếu rạp quốc tế rộng rãi kiểu người đóng Pokémon: Thám tử Pikachu, các bài viết liên quan đến game như Lối chơi Pokémon, thế giới Pokémon và danh sách nhân vật, Pokémon có liên quan đến game có thì theo bên Tiếng Anh nhưng phải ghi chú tên Tiếng Nhật bên cạnh (ví dụ: Charizard (Lizardon)) trong đó ưu tiên Tiếng Anh rồi mới Tiếng Nhật. Bài viết về các loài Pokémon như Gekkouga vẫn theo Tiếng Nhật nhưng phần nói đến game bắt buộc theo bản Tiếng Anh nhưng phải có chú thích tên Tiếng Nhật. ThiệnHậu (thảo luận) 14:32, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Mai Ngọc Xuân Anh có thể vào trang Danh sách Pokémon có đầy đủ tất cả các Pokémon từ thế hệ 1 (1997) đến thứ 8 (sấp ra vào 15 tháng 11 năm 2019) thì tên Pokémon bên nhật rất khác bên anh (trừ một số Pokémon như Pokémon huyền thoại) vì khi phân phối toàn thế giới thì để đơn giản hóa cho tên dẽ hiểu nên họ thường chỉnh lại sang tên đọc giống Tiếng Anh (ví dụ Lizardon bên nhật khi sang bên anh thì sẽ có tên là Charizard, hay Satoshi bên nhật trong anime Pokémon khi phát sóng quốc tế dùng tên Ash Ketchum). ThiệnHậu (thảo luận) 14:03, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ không cần thiết đặt ra thảo luận này, vì tiền lệ từ lâu của chủ đề Pokemon là bám sát tên nguyên bản tiếng Nhật (cũng đồng thời là tên chính thức được cấp phép tại Việt Nam). Như vậy tên này đáp ứng cả về tính phổ biến lẫn chính thức trong ngôn ngữ bản địa, rõ ràng chiếm ưu thế áp đảo theo chính sách của Wikipedia tiếng Việt. Ngoài ra, tôi phản đối mạnh việc sử dụng lẫn lộn cả các danh từ riêng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật (như một bạn đã nêu về việc dùng trong bài về lối chơi), nó không giúp ích bao nhiêu mà chỉ gây nhầm lẫn sâu sắc thêm cho độc giả Wikipedia. --minhhuy(thảo luận)15:01, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Thienhau2003 movie chắc chắn nếu chưa phát hành trong tiếng Việt thì đều phải sử dụng tên phiên âm romaji rồi (những anime nổi tiếng khác chưa có tiền lệ như Spirited Away — đã từng bị đổi về Sen to Chihiro no Kamikakushi ở thời điểm chưa tìm ra tên chính thức trong tiếng Việt mãi về sau mới có thông tin phim đã từng được chiếu ở Liên hoan phim ở Việt Nam mới được đổi về tiếng Việt như hiện tại), ngay cả Anime News Network một trang có tiếng về Anime còn phải sử dụng tựa gốc khi chưa có tên chính thức trong tiếng Anh ở thị trường Mỹ. DoraMoon (thảo luận) 15:31, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Trần Nguyễn Minh Huy Bản thân trò chơi Pokémon Sun và Moon đa số toàn chơi bản Tiếng Anh vì nó dễ đọc và phổ biến chính thức, làm gì có ai chơi bản Tiếng Nhật? Hay phim chiếu rạp quốc tế rộng rãi kiểu người đóng Pokémon: Thám tử Pikachu họ cũng xài tên theo bản Tiếng Anh khi phát sóng quốc tế và Việt Nam, bên đây giới thiệu phim theo Tiếng Nhật, anh không thấy sự ngược đời và bất thường sao, phim phát tiếng anh mà giới thiệu bên nhật? Nhiều cái đôi khi không thể theo quy luật hiện hành được, áp dụng phải linh hoạt, không gò bó ép buộc, đôi khi ta phải theo cơ chế sự thống nhất phổ biến trên thị trường, chứ không phải áp đặt một cái gì đó phải như thế này thế kia, cái gì cũng có ngoại lệ cả. Các bài kiểu có liên quan đến game như trên em sẽ ghi chú cả tên Tiếng Nhật và Tiếng Anh do Game thì Bên Tiếng Anh phổ biến hơn ở Việt Nam, còn các hướng dẫn ghi sao em đã nói bên trên rồi, cái thảo luận này cũng quan trọng vì sắp tới em chuẩn bị ứng cử BVT 1 bài viết về game Pokemon nên mong anh suy nghĩ rõ ràng tìm hiểu thông tin chính xác khi thảo luận ở đây vì em nghĩ chắc anh không ở Việt Nam nhiều nên ít biết về thị trường game Pokemon ở Việt Nam. Thân chào anh. ThiệnHậu (thảo luận) 15:45, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Rõ ràng ngoài Pokémon Go dành cho di động là được phát hành rộng rãi thì hầu như chưa bao giờ có game Pokémon cho người dùng cho người dùng tiếng Việt nên rất khó để thụ lý những trường hợp như vậy. Vì game không được Việt hóa dành cho Việt Nam nên dễ dẫn đến câu hỏi rằng game này không hề dành cho người Việt, cái tên mà mọi người gọi là phổ biến là của thị trường ngôn ngữ tiếng Anh, mình đang xài qua trung gian của ngôn ngữ khác của nước người ta thì mình phổ biến tên của người ta là điều hiển nhiên. Thậm chí cái tên qua trung gian đó sẽ không được tính trên Wikipedia tiếng Việt cho đến khi game hoàn toàn có phiên bản tiếng Việt chính thức tương tự manga, anime hay movie DoraMoon (thảo luận) 16:01, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Ở bộ phim thám tử Pikachu bạn nhầm lẫn rồi, dù đây là phim Mỹ diễn viên nói tiếng Anh và tên các loài Pokémon được nhắc đến cũng là của phiên bản tiếng Anh của thị trường Bắc Mỹ nhưng khi chiếu rạp tại Việt Nam thì tên Pokémon cũng được Vietsub thành tên gốc tiếng Nhật (dù diễn viên gốc gào Bullbasaur thì phần sub trên màn hình vẫn cứ để là Fushigidane). Nhiều người coi cũng khá bực vụ này. DoraMoon (thảo luận) 16:08, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Không có một khảo sát nào tuyên bố rõ ràng rằng "đa số người dùng tiếng Việt" biết đến "Pokémon Sun và Moon" qua phiên bản tiếng Anh, nó có thể là một sự nhìn nhận chung và có thể đúng, nhưng nó không có ý nghĩa trong phạm vi của Wikipedia là một bách khoa toàn thư. Tiền lệ của chúng ta là chỉ sử dụng các tên gọi chính thức nguyên ngữ hoặc tiếng Việt trừ các trường hợp đặc biệt khi mà tên không chính thức có sức ảnh hưởng sâu rộng (ngang tầm "Đôrêmon" trong cuộc thảo luận nhiều năm trước). Tôi tuy rời Việt Nam đã lâu nhưng vẫn cập nhật rất sát tình hình phát triển của series Pokémon tại Việt Nam, và tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra nhận định rằng cuộc thảo luận này không cần thiết, và không thể so sánh với "Đôrêmon", bởi một lý do cơ bản là mức tác động của Pokémon khiêm tốn hơn nhiều so với "Đôrêmon" trong cộng đồng nói tiếng Việt. Hơn nữa, trường hợp của "Đôrêmon" có tranh cãi họa chăng cũng xoay quanh tên tác phẩm, không bao gồm việc sử dụng cách dịch các danh từ riêng trong bản thân tác phẩm. Tương tự với vấn đề tên phim, không chỉ riêng dự án Anime và Manga sau một cuộc thảo luận đã quyết định ưu tiên tên chính thức, mà tiền lệ từ lâu của dự án là không dùng các tên tự dịch theo báo chí hoặc không có bản quyền, một phần cũng để tránh những tranh cãi tương tự do người này người kia sẽ có cảm tình với cái tên này thay vì tên kia. Lập luận của Thienhau2003 về tên phim tôi không cho là thiếu căn cứ, nhưng sẽ kéo theo một cuộc thảo luận quy mô rất rộng lật lại vấn đề tên chính thức và tên phổ biến theo báo chí của hằng hà sa số bài về tác phẩm sáng tác trên Wikipedia, việc mà theo tôi là rất... lãng phí năng lượng của cộng đồng vốn đã thưa thớt đi ít nhiều này. Bởi tất nhiên, không thể xem Pokémon là một cái gì đó ngoại lệ được. --minhhuy(thảo luận)17:00, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Nhân tiện, từ khi Từ điển Pokedex đã có phiên bản tiếng Việt chính thức, lẫn ấn phẩm Bách khoa toàn thư Pokémon (chưa tính hàng loạt ấn phẩm Pokémon trước đó) được xuất bản có bản quyền chính thức, tôi càng có thêm cơ sở để đưa ra lập luận rằng tên gốc của các danh từ riêng trong chuỗi Pokémon nói chung (bao gồm game và cả anime, v.v...) đều được áp dụng nguyên trong văn bản tiếng Việt do nhà cấp phép bản quyền ấn định, và có mức độ phổ biến không thua gì các khái niệm tương ứng tiếng Anh, họa chăng là fandom người chơi game Pokémon bản tiếng Anh rồi quen thuộc với các khái niệm tiếng Anh, nhưng Wikipedia không có nghĩa vụ đáp ứng sự quen thuộc này xét trên rất nhiều phương diện, khi mà cả tên chính thức lẫn tên phổ biến đều nằm ở cán cân ưu thế. Việc áp dụng riêng khái niệm tiếng Anh cho các bài về game trong chuỗi bài Pokémon tại Wikipedia tiếng Việt tưởng là giúp cho người chơi game tiếng Anh cảm thấy quen thuộc, nhưng hóa ra lại khiến cho người biết về series này ở các mặt truyền thông khác cảm thấy bối rối một cách không cần thiết, lại còn thiếu nhất quán và làm tăng gánh nặng trong việc bảo trì các bài của chủ đề. --minhhuy(thảo luận)17:17, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Cám ơn các bạn đã mời tôi tham gia thảo luận tại dự án này, vì tôi chỉ là chơi Pokemon phong trào và cũng không phải thành viên dự án Trò chơi điện tử hay Anime. Nhưng phải nói việc đặt tên Pokemon thật sự rất tùy tiện ngay từ những bản đầu tiên. Theo cá nhân tôi thì thấy việc đặt tên hiện tại là "nước nào tùy nước đó" thì phải? Ví dụ, tôi vốn chỉ chơi Pokemon bản tiếng Anh, thì biết Charmander là Charmander. Nhưng sau này đọc truyện dịch phiên bản tiếng Nhật ở Việt Nam thì biết thêm tên Hitokage, sang Pháp sống thì nghe mọi người nói là Salamèche (rồi tiến hóa thành Reptincel và Dracaufeu, thực sự không liên quan?). Đó chưa kể là cái tên này trùng với tên con Salamence (373) bên tiếng Anh, và người Pháp buộc phải nghĩ ra tên Drattak, cũng không hiểu vì sao và như thế nào. Vậy nên câu hỏi "đặt tên Pokemon là tiếng Nhật hay tiếng Anh (hay tiếng Pháp, tiếng Trung)" thực sự là không đủ. Tôi nghĩ cần thảo luận dài để chọn ra hệ thống tên nào phổ biến nhất đối với người Việt Nam là được, không nhất thiết phải theo "hệ Nhật" hay "hệ Anh". DangTungDuong (thảo luận) 04:58, ngày 14 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Bản thân mình thì nghĩ nước nào thì theo nước đó là chuẩn nhất. Điển hình như ở bộ Meitantei Konan thì cái tên Detective Conan được phổ cập sử dụng nhiều nơi nhưng hệ wikipedia tiếng Anh đã chọn cái tên Case Closed vì nó tên được cấp phép phát hành trong tiếng Anh phát hành tại Bắc Mỹ. Những cái Kudo Shinichi hay Mouri Ran đều bị thay thành Jimmy Kudo hay Rachel Moore rất xa lạ so với những nơi khác. DoraMoon (thảo luận) 17:55, ngày 14 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời