Bước tới nội dung

Thôi Kì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thôi Kì
崔琦
Sinh28 tháng 2, 1939 (85 tuổi)
Hà Nam, Trung Quốc
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpĐại học Chicago (PhD)
Augustana College (BSc)
Nổi tiếng vìHiệu ứng Hall lượng tử phân số
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1998)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý thực nghiệm
Kĩ thuật điện
Nơi công tácĐại học Princeton
Bell Labs

Thôi Kì (tiếng Trung: 崔琦; bính âm: Cuī Qí, sinh 28 tháng 2 năm 1939 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) là nhà vật lý người Mỹ gốc Trung Quốc đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1998 (chung với Horst Ludwig StörmerRobert B. Laughlin) cho những đóng góp của ông trong việc phát hiện Hiệu ứng Hall lượng tử phân số.

Cuộc đời và Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thôi Kỳ sinh tại một làng quê thuộc huyện Bảo Phong, tỉnh Hà Nam, là con của một gia đình nông dân. Vào thời ông sinh ra, Trung Quốc đầy những thiên tai và chiến tranh. Khi còn niên thiếu, ông học ở trường làng.

Năm 1951, ông sang Hồng Kông, học ở Trường trung học Bồi Chính tại bán đảo Cửu Long, và tốt nghiệp năm 1957. Ông được thâu nhận vào trường Y học Đại học quốc gia Đài LoanĐài Bắc, Đài Loan. Năm 1958, ông được một học bổng toàn phần để sang học ở Augustana College tại Rock Island, Illinois, Hoa Kỳ.

Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục học Vật lý họcĐại học Chicago và đậu bằng tiến sĩ vật lý năm 1967. Ông làm nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đại học Chicago. Năm 1968, ông vào làm việc ở Bell Labs, và là người tiên phong trong nghiên cứu các điện tử 2 chiều.

Lãnh vực nghiên cứu của Thôi Kì gồm các đặc tính điện của phim mỏng cùng các vi cấu trúc của các chất bán dẫnVật lý chất rắn. Hiện nay ông là giáo sư chức Arthur LeGrand Doty môn Kĩ thuật điệnĐại học Princeton và nhà khoa học nghiên cứu ở Phân khoa Vật lý Đại học Columbia, nơi ông từng là giáo sư thỉnh giảng từ năm 2006 tới 2008.

Phát hiện fractional quantum Hall effect (Hiệu ứng Hall lượng tử phân số) – công trình mang lại Giải Nobel cho ông - xảy ra ngay trước khi ông được bổ nhiệm làm giáo sư Kĩ thuật điện ở Đại học Princeton năm 1982.

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]