Bước tới nội dung

Thành viên:P. ĐĂNG/Nháp 4

Hải chiến Cape Finisterre thứ hai
Một phần của Chiến tranh kế vị Áo
Several large 18th-century war ships under full sail and shrouded in gunsmoke
Thiết giáp hạm Intrépide của Pháp đánh với các tàu chiến Anh, hoạ phẩm bởi Pierre-Julien Gilbert
Thời gian14 tháng 10 năm 1747 (O.S.)
Địa điểm
300 dặm (480 km)
47°49′B 12°0′T / 47,817°B 12°T / 47.817; -12.000
Kết quả Anh thắng trận
Tham chiến
 Vương quốc Anh  Pháp
Chỉ huy và lãnh đạo
Chuẩn đô đốc Edward Hawke Phó đô đốc Henri-François des Herbiers
Lực lượng
14 tàu chiến tuyến
Thương vong và tổn thất
  • 154 lính tử trận
  • 558 lính bị thương
  • 6 tàu chiến tuyến bị bắt
  • 800 lính tử trận và bị thương
  • 4.000 thủy thủ bị bắt sống
  • 7 tàu buôn bị bắt

Hải chiến Cape Finisterre thứ hai là cuộc giao tranh giữa 2 hạm đội Hải quân Anh và Pháp diễn ra ở một khu vực ngoài khơi mũi Finisterre thuộc miền tây bắc của Tây Ban Nha vào ngày 25 tháng 10 năm 1747. Trong trận này, 14 tàu chiến Anh dưới quyền Chuẩn đô đốc Edward Hawke đánh chặn 250 tàu buôn Pháp, được 8 tàu chiến của Phó đô đốc Henri-François des Herbiers hộ tống từ Basque Roads đến Tây Ấn.

Khi đối đầu với hải quân Anh, dưới sự chỉ huy của Herbiers, các tàu chiến Pháp thành công triển khai chiến thuật ''lập thành tuyến'', nhằm dẫn dụ hải đoàn Anh di chuyển về phía hạm đội chủ lực, đồng thời tạo cơ hội cho các tàu buôn Pháp tản ra. Với ưu thế về lực lượng, hạm đội Anh tiến hành bao vây từ phía sau hạm đội Pháp và đánh hạ từng tàu chiến. Sau cuộc giao tranh, 6 tàu chiến Pháp bị bắt, với 4.000 thủy thủ bị bắt sống. Trong số 250 tàu buôn, chỉ có 7 tàu bị bắt. Trận đánh kết thúc với chiến thắng thuộc về phe Anh, cắt đứt mọi nguồn tiếp tế giữa Pháp và các thuộc địa. Một năm sau đó, Pháp cùng với Anh và các nước tham chiến ký kết Hiệp ước Aix-la-Chapelle, chấm dứt chiến tranh kế vị ngai vàng Áo. Theo hiệp ước này, Pháp được quyền tái chiếm giữ các thuộc địa đã mất, nhưng đồng thời phải trao trả mọi vùng lãnh thổ chiếm được ở Hà Lan thuộc Áo (gần BỉLuxembourg ngày nay).

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Kế vị Áo (1740–1748) tại châu Âu lục địa đã lôi kéo nhiều vương triều phụ cận tham chiến như: Pháp, Tây Ban Nha, Phổ đánh với Anh, Áo và Cộng hòa Hà Lan. Nguyên nhân cuộc chiến bắt nguồn từ việc Maria Theresia được quyền thừa kế ngôi vua nước Áo, sau cái chết của Karl VI, Hoàng đế Thánh chế La Mã. Các nước Pháp, Phổ và Bavaria coi sự kiện này là cơ hội để bành trướng lãnh thổ, thách thức quyền lực nhà Habsburg.[1] Về phía Pháp, lực lượng tập trung ráo riết vào chiến lược bảo vệ vùng biên giới – các khu vực có tiềm năng xảy ra xung đột ở phía Đông và Bắc.[2] Trong khi đó, các vùng thuộc địa hải ngoại của Pháp lại phải "tự xoay xở" với nguồn lực tiếp viện bị hạn chế, dẫn đến nguy cơ Pháp có thể đánh mất quyền kiểm soát các vùng đất này bất cứ lúc nào.[3] Kế hoạch của Pháp được thúc đẩy từ sự bất lợi về vị trí địa hải quân trước thế bá chủ của Anh trên đường biển, đã gây trở ngại cho Pháp trong việc tiếp viện nguồn tư và quân sự vào các thuộc địa.[4] Trước lo ngại này, người Pháp mang tham vọng lập chiến tích quân sự ở châu Âu; trong hoàn cảnh đó, các vùng đất chiếm được có thể giúp Pháp giành lại những thuộc địa đã mất.[5] Ngược lại, ở Anh, nước này tránh việc điều quân số lượng lớn binh lính tới châu Âu.[6] Thay vào đó, Anh tận dụng sức mạnh hải quân vượt trội hơn so với Pháp và Tây Ban Nha để mở rộng thuộc địa[7] và theo đuổi chiến lược "phong tỏa đường biển".[8]

Khởi chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Anderson 1995, tr. 3.
  2. ^ Borneman 2007, tr. 80.
  3. ^ Pritchard 2004, tr. 356.
  4. ^ Dull 2007, tr. 14.
  5. ^ Lee 1984, tr. 285.
  6. ^ Till 2006, tr. 77.
  7. ^ Black 1998, tr. 45.
  8. ^ Vego 2003, tr. 156–157.