Bước tới nội dung

Tàn tích (địa chất)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàn tích ở mỏm đồi Hà Giang

Trong Địa chất học tàn tích hay eluvi là những trầm tích địa chất và đất có nguồn gốc từ phong hóa, nằm tại chỗ hoặc có sự dịch chuyển và tích lũy lại do trọng lực [1][2].

Tác động phong hóa dẫn đến làm đá gốc bở rời và rửa trôi các tầng địa chất. Các vật liệu còn lại nằm tại chỗ hoặc dịch chuyển gần được gọi là tàn tích.

Có sự khác biệt trong việc sử dụng thuật ngữ này trong địa chấtkhoa học đất. Trong khoa học đất, sự tích tụ là sự vận chuyển vật liệu đất từ ​​các lớp đất trên cao xuống các vùng thấp hơn do nước cuốn trôi, và sự tích tụ của vật liệu này ở nơi thấp hơn được gọi là phù sa (illuvial) [3]. Sự lắng kiểu phù sa xảy ra khi lượng mưa vượt quá lượng bốc hơi. Trong địa chất học, vật liệu bị cuốn đi được xem là không liên quan và chỉ các vật liệu còn nằm lại là tàn dư.[4].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trần Nghi. Tướng và môi trường trầm tích Lưu trữ 2019-01-02 tại Wayback Machine. Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017. Truy cập 30/12/2018.
  2. ^ Słownik geologiczny: Eluwium Lưu trữ 2019-06-09 tại Wayback Machine, 2018. Truy cập 11/06/2019.
  3. ^ “Glossary of Soil Science Terms”. Soil Science Society of America. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ “Glossary of Terms”. PhysicalGeography.net. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]