Bước tới nội dung

Sông Miện

Sông Miện trên bản đồ Việt Nam
Sông Miện
Sông Miện
Sông Miện (Việt Nam)
Sông Miện, đoạn ở phần bắc xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ.

Sông Miệnphụ lưu cấp 1 bờ trái sông Lô ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam [1][2].

Sông Miện bắt nguồn từ hương Đổng Mã, huyện Tây Trù, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với tên "Bát Bố hà" (八布河). Sông chảy vào Việt Nam ở tây bắc tỉnh Hà Giang qua các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, đổ vào sông Lôthành phố Hà Giang [3]. Đoạn sông ở Việt Nam dài cỡ 60 km [4].

Dòng chảy

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc các suối trong một thủy vực khá rộng 23°19′4″B 104°42′42″Đ / 23,31778°B 104,71167°Đ / 23.31778; 104.71167 (Sông Miện), hợp thành dòng "Bát Bố hà". Bát Bố hà chảy theo hướng đông bắc-tây nam tới hương Pháp Đấu (huyện Tây Trù) rồi đổi theo hướng đông tới hương Bát Bố (huyện Ma Lật Pha).

Sông vào Việt Nam ở vùng Bát Đại Sơn, 23°11′35″B 104°57′32″Đ / 23,19306°B 104,95889°Đ / 23.19306; 104.95889 (Sông Miện) chảy theo hướng đông nam, làm một đoạn ranh giới tự nhiên cho hai huyện Quản BạYên Minh.

Từ đoạn ờ phía đông xã Bát Đại Sơn sông chuyển hướng nam đông nam, và đến xã Thái An thì chuyển hướng tây nam.

Tiếp đến là đoạn uốn lượn nhiều hướng ở phía bắc thành phố Hà Giang. Sông đổ vào sông Lô ở phường Quang Trung, thành phố Hà Giang.

Thủy điện

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy điện Sông Miện là hệ thống gồm 6 bậc, trong đó 6 nhà máy đã được vận hành và có điều chỉnh về vị trí và số hiệu bậc.[5]

Thủy điện Sông Miện 1 còn gọi là thủy điện Bát Đại Sơn, công suất lắp máy 6 MW, khởi công tháng 4/2009, hoàn thành tháng 10/2011, tại bản Phú Tỷ 1 xã Na Khê huyện Yên Minh và xã Bát Đại Sơn huyện Quản Bạ [6] 23°09′25″B 105°01′02″Đ / 23,156976°B 105,017348°Đ / 23.156976; 105.017348 (Sông Miện).

Thủy điện Thái An công suất lắp máy 82 MW, sản lượng điện hàng năm 400 triệu KWh, hoàn thành tháng 9/2010, trên sông Miện ở xã Thái An huyện Quản Bạ [7] 22°59′56″B 105°03′56″Đ / 22,998902°B 105,065431°Đ / 22.998902; 105.065431 (Thủy điện Thái An).

Thủy điện Thuận Hòa (Sông Miện 4) xây dựng tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, nhưng năm 2011 tạm dừng [8][9]. Công trình tái khởi động tháng 10/2014 với công suất lắp máy 38 MW với 2 tổ máy, hoàn thành tháng 6/2017 [10].22°57′39″B 105°02′00″Đ / 22,960782°B 105,033318°Đ / 22.960782; 105.033318 (Thủy điện Thuận Hòa)

Thủy điện Sông Miện 5 công suất lắp máy 16,5 MW, hoàn thành năm 2012, xây dựng tại bản Mịch A xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên [11].22°55′24″B 105°00′23″Đ / 22,923324°B 105,006382°Đ / 22.923324; 105.006382 (Thủy điện Sông Miện 5)

Thủy điện Sông Miện 5A công suất lắp máy 9 MW, sản lượng điện hàng năm 35 triệu KWh, khởi công tháng 3/2011 hoàn thành tháng 3/2015, xây dựng tại bản Thăng Lèng xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên [11].22°53′36″B 104°59′32″Đ / 22,893316°B 104,99225°Đ / 22.893316; 104.992250 (Thủy điện Sông Miện 5A)

Thủy điện Sông Miện 6 công suất lắp máy 12 MW, hoàn thành tháng 3/2017, xây dựng tại phường Quang Trung thành phố Hà Giang.22°50′55″B 105°00′49″Đ / 22,848615°B 105,013571°Đ / 22.848615; 105.013571 (Sông Miện 6)

Tháng 3/2016 thủy điện Sông Miện 4 và 5A bị soi xét về vấn đề an toàn [12] và môi trường [13]. Việc xây dựng vượt thiết kế tích nước cũng tạo ra nguy cơ đe dọa "xóa sổ TP Hà Giang" [14]. Giữa các công trình có lùm xùm tranh cãi về sử dụng nguồn nước [5][15], tuy nhiên dường như cơ quan địa phương có ý kiến khác [11].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Thông tư số 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thukyluat Online, 2016. Truy cập 10/08/2018.
  3. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48- 18D & 19C. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2013.
  4. ^ Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 12/05/2017.
  5. ^ a b Cty Thuận Hòa và Cty Sông Miện 5: Cần giải quyết dứt điểm tranh chấp nguồn nước Lưu trữ 2016-09-16 tại Wayback Machine. Tài nguyên & Cuộc sống, baotainguyenmoitruong, 14/04/2015. Truy cập 01/07/2016.
  6. ^ Nhà máy Thủy điện Sông Miện sản xuất 3800 MWh sau hai tháng vận hành. Trang tin điện tử ngành điện, 10/10/2011. Truy cập 01/07/2016.
  7. ^ Trên công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Thái An. Baohagiang, 16/11/2009. Truy cập 01/07/2016.
  8. ^ Bất cập trong việc phát triển thủy điện ở Hà Giang Nhân dân, 28/05/2015. Truy cập 01/07/2016.
  9. ^ Thủy điện nhỏ: Lợi bất cập hại. CAND, 02/09/2011. Truy cập 01/07/2016.
  10. ^ Khánh thành Nhà máy Thủy điện Thuận Hòa, Hà Giang Online, 20/06/2017. Truy cập 05/01/2018.
  11. ^ a b c Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Miện 5: Lá cờ đầu trong phát triển kinh tế Hà Giang. Tạp chí Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 5/11/2015. Truy cập 01/07/2016.
  12. ^ Thủy điện Sông Miện 5: Vận hành hồ chứa cao hơn mức cho phép. baophapluat, 6/7/2015. Truy cập 01/07/2016.
  13. ^ Nguy cơ vỡ đập thủy điện Sông Miện 5 Lưu trữ 2016-04-12 tại Wayback Machine. Cục Quản lý tài nguyên nước, 03/02/2016. Truy cập 01/07/2016.
  14. ^ Đập thủy điện thành 'bom nước', đe dọa xóa sổ TP Hà Giang. Vietnamnet, 14/07/2015. Truy cập 05/01/2018.
  15. ^ Thủy điện ở Hà Giang (Bài 2): Thủy điện tố cáo lẫn nhau, cơ quan chức năng khó xử Lưu trữ 2016-08-07 tại Wayback Machine. tamnhin, 08/04/2015. Truy cập 01/07/2016.


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]