Nhóm ngôn ngữ Bantu
Bantu
| |
---|---|
Bantu Hẹp | |
Sắc tộc | Người Bantu |
Phân bố địa lý | Châu Phi hạ Sahara, chủ yếu ở Nam bán cầu |
Phân loại ngôn ngữ học | Niger-Congo |
Tiền ngôn ngữ | Bantu nguyên thủy |
Ngữ ngành con |
|
ISO 639-2 / 5: | bnt |
Glottolog: | narr1281[1] |
Bản đồ cho thấy phân bố của nhóm Bantu và các hệ ngôn ngữ châu Phi khác. Khu vực nói ngôn ngữ Bantu màu cam. |
Nhóm ngôn ngữ Bantu (/ˈbæntuː/),[2] chính xác hơn là nhóm ngôn ngữ Bantu Hẹp (ngược lại với "Bantu Rộng", một nhóm phân loại lỏng lẻo bao gồm cả những ngôn ngữ Bantoid khác), là một nhánh chính của ngữ hệ Niger–Congo. Có khoảng 250 ngôn ngữ Bantu theo tiêu chuẩn về độ thông hiểu lẫn nhau,[3] dù sự tách biệt giữa ngôn ngữ và phương ngữ vẫn chưa rõ ràng, và Ethnologue cho rằng có đến tận 535 ngôn ngữ.[4] Những ngôn ngữ Bantu được nói tại khu vực Trung Phi, Đông Nam Phi, và Nam Phi.
Ngôn ngữ Bantu với tổng lượng người nói lớn nhất là tiếng Swahili; tuy nhiên, đa phần người nói xem nó là một ngôn ngữ thứ hai. Có hơn 100 triệu người nói tiếng Swahili như L2 (ngôn ngữ thứ hai), nhưng chỉ có khoảng 2 đến 15 triệu người bản ngữ.[5]
Theo Ethnologue, tiếng Shona được nói rộng rãi nhất như ngôn ngữ thứ nhất,[6] với 10,8 triệu người nói (hay 14,2 triệu nếu tính cả Manyika và Ndau), đứng thứ hai là tiếng Zulu, với 10,3 triệu. Ethnologue chia tách Kinyarwanda và Kirundi như hai ngôn ngữ tách biệt, nhưng nếu gộp chung, chúng có 12,4 triệu người nói.[7]
Ước tính số người nói rất biến thiên, do cả sự thống kê thiếu chính xác tại hầu hết các nước đang phát triển và những khó khăn trong việc xác định chính xác ranh giới của một ngôn ngữ, đặc biệt khi có sự hiện diện của dãy phương ngữ.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Các ngôn ngữ Bantu xuất phát từ một tổ tiên chung, được gọi là ngôn ngữ Bantu nguyên thủy, được cho là từng được nói tại Cameroon ở Tây Phi ngày nay.[8] Ước tính từ 2.500–3.000 năm trước (1000 TCN tới 500 TCN), người nói ngôn ngữ Bantu nguyên thủy đã bắt đầu một loạt các cuộc di cư về phía đông và phía nam, mang theo nền nông nghiệp; vài nguồn cho rằng cuộc Mở rộng Bantu đã khởi đầu từ năm 3000 TCN.[9] Cuộc mở rộng Bantu đã giúp người Bantu chiếm ưu thế tại đa phần châu Phi hạ Sahara.[8][10]
Thuật ngữ Bantu được sử dụng lần đầu bởi Wilhelm Bleek (1827–1875), có nghĩa là "con người" hay đơn giản là "người", điều này được thể hiện trong nhiều ngôn ngữ Bantu. Một đặc điểm thường gặp của ngôn ngữ Bantu là chúng dùng những từ như muntu hay mutu cho "người", tiền tố số nhiều cho những danh từ chỉ người mu- (lớp 1) trong nhiều ngôn ngữ là ba- (lớp 2), do vậy bantu nghĩa là "con người" hay "loài người".
Cấu trúc ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Đặc điểm ngữ pháp đáng chú ý nhất của những ngôn ngữ Bantu là sự hiện diện thường xuyên của các phụ tố. Mỗi danh từ thuộc về ít nhất một lớp, và mỗi ngôn ngữ có nhiều lớp khác nhau, về mặt nào đó tương tự với giống ngữ pháp trong những ngôn ngữ châu Âu. Lớp của danh từ được thể hiện bằng tiền tố, danh từ số nhiều phải đổi lớp, đồng nghĩa với đổi tiền tố.
Âm tiết trong ngôn ngữ Bantu thường có âm tiết mở dạng CV (phụ âm-nguyên âm) với nhiều ngôn ngữ chỉ có dạng âm tiết này. Tuy nhiên, tiếng Bushong có phụ âm cuối.[11] Hình thái của từ trong ngôn ngữ Bantu thường là CV, VCV, CVCV, VCVCV,.. Nói cách khác, gần như mọi từ đều kết thúc bằng nguyên âm, theo nhưng những gì đã biết, âm tiết đóng (CVC) không tồn tại trong hầu hết những ngôn ngữ Bantu đã ghi nhận.
Khi mượn từ từ trong tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ phi Bantu khác, khuynh hướng thiếu cụm phụ âm trong vài trường hợp khá đáng chú ý. Một ví dụ trong tiếng Chewa: từ "school" (trường học), mượn từ tiếng Anh, được biến đổi để phụ hợp với âm vị ngôn ngữ này, biến thành sukulu. Tức là, sk- đã được thêm âm chêm -u- vào giữa; -u cũng được thêm vào cuối từ. Một ví dụ khác là buledi (từ "bread" - bánh mì). Cách mượn từ này cũng dễ bắt gặp trong những ngôn ngữ CV khác ngoài châu Phi như tiếng Nhật. Tuy vậy, vẫn có thể dễ dàng nhận ra những cụm phụ âm ở đầu của từ trong tiếng Shona[12] và nhóm ngôn ngữ Makua.[13]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Bantu Hẹp”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ "Bantu". Random House Webster's Unabridged Dictionary.
- ^ Derek Nurse, 2006, "Bantu Languages", in the Encyclopedia of Language and Linguistics
- ^ Ethnologue report for Southern Bantoid. The figure of 535 includes the 13 Mbam languages considered Bantu in Guthrie's classification and thus counted by Nurse (2006)
- ^ Stanford 2013.
- ^ “Statistical Summaries: by Language Size”. Ethnologue. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
- ^ “Statistical Summaries”. Ethnologue. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
- ^ a b Philip J. Adler, Randall L. Pouwels, World Civilizations: To 1700 Volume 1 of World Civilizations, (Cengage Learning: 2007), p.169.
- ^ Genetic and Demographic Implications of the Bantu Expansion: Insights from Human Paternal Lineages Gemma Berniell-Lee et al.
- ^ Toyin Falola, Aribidesi Adisa Usman, Movements, borders, and identities in Africa, (University Rochester Press: 2009), p.4.
- ^ Vansina, J. Esquisse de Grammaire Bushong. Commission de Linguistique Africaine, Tervuren, Belgique, 1959.
- ^ Doke, Clement M., A Comparative Study in Shona Phonetics University of Witwatersrand, Johannesberg, 1931.
- ^ Relatório do I Seminário sobre a Padronização da Ortografia de Línguas Moçambicanas NELIMO, Universidade Eduardo Mondlane. 1989.