Bước tới nội dung

Nguyễn Thị Dung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thị Dung
阮氏蓉
Binh nghiệp
Phục vụNhà Tây Sơn
ThuộcQuân đội Tây Sơn
Đơn vịTượng binh
Tham chiếnChiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
không rõ
Nơi sinh
Quảng Ngãi
Rửa tội
Mất
Ngày mất
tháng 6 năm 1802
Nơi mất
Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang)
Nguyên nhân mất
tự sát
An nghỉ
Giới tínhnữ
Gia quyến
Phu quân
Trương Đăng Đồ
Học vấn
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Tây Sơn
Truy phong
Thụy hiệu
Tước hiệu
Tước vị
Chức vị
Thần vị
Nơi thờ tự

Nguyễn Thị Dung (阮氏蓉, ? - 1802), là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, và là một nữ tướng của triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà Dung là người tỉnh Quảng Ngãi, cùng quê hương với Huỳnh Thị Cúc (? -1802), cũng là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư.

Không rõ bà gia nhập nghĩa quân Tây Sơn vào năm nào, chỉ biết bà là người khỏe mạnh, rất thích cưỡi ngựa múa đao, có tài huấn luyện nữ binh, và là tỳ tướng của Đô đốc Bùi Thị Xuân (? - 1802). Bà Dung là em của Nguyễn Văn Xuân người làng Lạc Phổ huyện Mộ Đức.

Bà Cúc là em Huỳnh Văn Thuận người làng Đông Quang huyện Sơn Tịnh. Hai họ là chỗ quen thân. Ông Xuân và ông Thuận có tài về văn học. Bà Dung và bà Cúc có tài về kiếm thuật. Nghe tiếng Trương Văn Hiến, bốn anh em rủ nhau vào xin thọ giáo. Trương công không thu nạp nữ đồ đệ. Ông Xuân và ông Thuận ở lại An Thái học văn. Hai cô gái được Trương công giới thiệu lên Xuân Hòa thụ nghiệp cùng Bùi Thị Xuân. Bà Dung và bà Cúc tuổi tác cùng tài nghệ tương đương với bà Nhạn bà Lan. Cả bốn đều tôn Bùi nữ tướng làm thầy và coi nhau như ruột thịt.

Không rõ bà gia nhập nghĩa quân Tây Sơn vào năm nào, chỉ biết bà là tùy tướng của Bùi Thị Xuân (? - 1802). Sau khi đã thân thiết như ruột thịt, bà được bà Xuân truyền dạy cho bài "kiếm pháp song kiếm" bí truyền.

Về sau, bà kết hôn với một người cùng quê là kết duyên cùng Trương Đăng Đồ (? - 1802) là người Mỹ Khê huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, một danh tướng của Tây Sơn, tước Tú Đức hầu[1].

Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế. Nguyễn Thị Dung chỉ huy 1 trong 4 lữ đoàn nữ binh thì do nữ tướng Bùi Thị Xuân tổ chức và điều khiển.

Năm 1792, Hoàng đế Quang Trung băng hà, Thái tử Quang Toản lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Vợ chồng bà phụng mệnh phò Tiết chế Nguyễn Quang Thuỳ trấn nhậm Bắc Thành, cai quản vùng đất trọng yếu ở phương Bắc.

Tháng 2 năm 1802, bà cùng chồng tham gia trận Trấn Ninh (còn gọi là trận Đầu Mâu). Sau khi đại quân Tây Sơn bị quân Nguyễn đánh tan, vợ chồng bà hộ giá vua Cảnh Thịnh (17831802) chạy ra phía Bắc.

Khi đến Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang), để ngăn giặc đuổi theo, Nguyễn Quang Thùy (? - 1802) cùng Đô Đốc Trương Đăng Đồ tức Tú Đức Hầu và phu nhân Nguyễn Thị Dung ở lại giữ thành chặn quân đối phương để cho nhà vua có thời gian thoát hiểm.

Thế giặc mạnh như bão táp, không sao địch được, hai ông bà Tú Đức Hầu phò Nguyễn Quang Thùy chạy về ngả Sơn Tây, để cho giặc đuổi theo mình chớ không đuổi theo Vua và cung quyến.

Song thế cùng lực tận, sau một cuộc chiến đấu, Nguyễn Quang Thùy và vợ chồng Tú Đức Hầu cũng bị bắt ở Sơn Tây, Nguyễn Quang Thùy đập đầu tuẫn tiết. Tú Đức Hầu cùng phu nhân rút gươm tự sát. Khi ấy là khoảng giữa tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802)[2].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trương Đăng Đồ là người làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi; nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là chú ruột của Trương Đăng Quế (1793-1865), một danh thần của triều Nguyễn sau này (theo Cao Tự Thanh, tr. 403).
  2. ^ Theo một số sách (như Cao Tự Thanh, tr. 403; Quách Tấn - Quách Giao, tr. 200) thì tướng Nguyễn Quang Thùy (con vua Quang Trung, anh vua Cảnh Thịnh) cùng bị bắt với vợ chồng bà, và rồi ông đập đầu tự tử. Tuy nhiên, có nguồn chép hơi khác. Xem mục: Nguyễn Quang Thùy.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quách Tấn - Quách Giao, Nhà Tây Sơn. Bảo tàng Bình Định xuất bản, 2002.
  • Cao Tự Thanh (chủ biên), Phụ nữ Việt Nam trong lịch sử (tập 1). Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2011.